Thực trạng và giải pháp tăng cường giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ Việt Nam

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài

Đánh giá thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho người dân, nhất là giới trẻ, góp phần thúc đẩy ngành hoạch định tài chính cá nhân của Việt Nam phát triển. Mức độ hiểu biết và thực hành quản lý tài chính cá nhân của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay như thế nào?. Thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân ở Việt Nam hiện nay như thế nào?.

Có những giải pháp nào để tăng cường giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ một cách hiệu quả?3. Đề tài hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về quản lý tài chính cá nhân, giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ. Đề tài tổng hợp và đánh giá thực trạng giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ Việt Nam thời gian qua và đề xuất các giải pháp để tăng cường giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ Việt Nam thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu định lượng nhằm tổng hợp, phân tích số liệu sơ cấp để đánh giá thực tiễn. Kết hợp kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Kết cấu đề tài

Các căn cứ pháp lý về giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ tại Việt Nam

Căn cứ vào quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 về “Việc phê duyệt chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thủ ớng tư Chính phủ, một trong những mục tiêu cốt yếu được đưa ra là: nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Trong đó, lồng ghép nội dung giáo dục tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông quốc gia là một giải pháp thiết yếu được Thủ tướng Chính phủ đề cao. Tóm lại, mục tiêu chung của nghị quyết hướng tới việc mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý.

Như vậy, trong những năm trở lại đây, Nhà nước đã và đang đề cao về vai trò của nhận thức tài chính trên từng cá nhân và doanh nghiệp, điều này góp phần quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo đó, thông báo số 261/TB-VPCP ngày 23/08/2022 trong “Kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ nhất” đã ghi nhận một số kết quả trong công tác triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Thông báo chỉ ra rằng công tác truyền thông về vai trò, ý nghĩa của tài chính toàn diện và giáo dục tài chính đã được xây dựng tích cực với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, hiệu quả qua đó góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết tài chính cho người dân; cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính tiếp tục được hoàn thiện.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong việc triển khai chiến lược khi nhiệm vụ truyền thông cần bảo đảm người dân được tuyên truyền, phổ biến kiến thức đầy đủ liên quan về tài chính toàn diện với cách thức phù hợp, hiệu quả ảm bảo , đ dễ hiểu, dễ nhớ ễ làm, dễ ểm tra, giám sát đặc biệt là cải thiện được hiểu biết, kỹ năng , d ki sử dụng dịch vụ tài chính, làm cho người dân thấy được sự ện ích, lợi ích của các dịch vụti , công nghệ mới. Đặc biệt, có cách tuyên truyền, sử dụng sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho những người yếu thế. Để đạt được chỉ tiêu hiệu quả, các bộ, cơ quan, ban ngành cần đưa ra các giải pháp cụ ể, mang tính toàn diện cao; trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đẩy nhanh tiến độ th lồng ghép giáo dục tài chính vào giáo dục phổ thông quốc gia để góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức, tạo ra phong trào thiết thực, hiệu quả đối với sinh viên, học sinh, hài hòa lợi ích của cá nhân với lợi ích quốc gia.

Như vậy, trong những năm trở lại đây, Nhà nước đã và đang đề cao về vai trò của nhận thức tài chính cá nhân đối với giới trẻ nói riêng và người dân nói chung, đây là biện pháp quan tâm thiết thực góp phần quan trọng nhằm nâng cao dân trí và ổn định đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đánh giá chung về giáo dục quản lý tài chính cá nhân cho giới trẻ tại VN.