MỤC LỤC
Chúng tôi thực hiện việc so sánh hệ số tương quan động của 2 danh mục tài sản bao gồm danh mục chứng khoán và vàng; danh mục chứng khoán và tiền tệ kỹ thuật số trong hai giai đoạn: trước khi xảy ra dịch Covid-19 và trong giai đoạn dịch Covid-19. Thông qua những đánh giá về mối tương quan động giữa thị trường chứng khoán với thị trường vàng và bitcoin và những phân tìch về sự tồn tại của hiệu ứng lan toả tài chình giữa 2 nhóm thị trường này trong giai đoạn đại dịch Covid-19, đề tài đánh giá về tình năng hầm trú ẩn an toàn của vàng và tiền tệ kỹ thuật số.
Đề tài nghiên cứu về hiệu ứng lây lan tài chình từ thị trường chứng khoán tại các quốc gia phát triển ở Châu Á đến thị trường vàng và thị trường tiền tệ kỹ thuật số trong bối cảnh của đại dịch Covid-19.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hiệu ứng lan toả từ thị trường chứng khoán đến thị trường vàng và thị trường tiền tệ kỹ thuật số trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 tại các quốc gia phát triển ở Châu Á bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông và Đài Loan.
Nó cũng mô tả các biến được sử dụng trong nghiên cứu để đo lường các tác động một cách thìch hợp. Bên cạnh đó, kết hợp với các yếu tố thực tế để rút ra kết luận cũng nhƣ hạn chế cho nghiên cứu.
Một số học giả đƣa ra rất nhiều thuật ngữ liên quan khi nghiên cứu về sự lây lan đến nỗi Diebold và Yılmaz (2015) nói rằng ―Những thuật ngữ như vậy có nghĩa là những điều khác nhau từ những người khác nhau‖ và Forbes và Rigobon (2001) cảm thấy khó xác định chình xác lây lan là gí. Sau nghiên cứu của Bae và cộng sự (2003) và Rodriguez (2007), vấn đề trọng tâm của một số bài báo về đa dạng hóa tài sản là liệu thị trường chứng khoán có trở nên phụ thuộc lẫn nhau hơn, hay dịch chuyển chặt chẽ hơn với nhau trong các cuộc khủng hoảng tài chình hay không.
Theo Wu và cộng sự (2019), vai trò phòng ngừa rủi ro và đa dạng hoá danh mục của vàng và Bitcoin đối với danh mục đầu tƣ có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào tình chất của từng đợt biến động thị trường. Bitcoin phản ứng nhanh hơn với các cú sốc bất ổn chình sách kinh tế và vàng duy trí sự ổn định với các hệ số trú ẩn và phòng hộ nhỏ hơn. Kết quả của họ cho thấy Bitcoin có thể là một sự thay thế giống như vàng để phòng ngừa rủi ro chống lại sự biến động của thị trường.
Stenss và cộng sự (2019) điều tra khả năng đa dạng hóa, phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn của Bitcoin trên các thị trường tài chình trên các thị trường và khu vực khác nhau và tím thấy bằng chứng về sự khác biệt giữa các thị trường phát triển và đang phát triển liên quan đến khả năng của Bitcoin nhƣ một tài sản phòng hộ. Selmi và cộng sự (2018) cũng tím thấy bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa Bitcoin / vàng và các thị trường tài chình truyền thống là phi tuyến tình và phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể của thị trường.
Năm 2001, Engle và Sheppard giới thiệu mô hính DCC-GARCH, là một phần mở rộng của mô hính CCC-GARCH, trong đó ma trận tương quan có điều kiện được thiết kế để thay đổi theo thời gian Tương quan có điều kiện động (Dynamic Conditional Correlation – DCC) của mô hính GARCH đƣợc sử dụng để tham số hóa trực tiếp mối tương quan có điều kiện và có tình linh hoạt của mô hính GARCH đơn biến (Engle, 2002). Ưu điểm của mô hính này phát hiện những thay đổi có thể có trong các mối tương quan có điều kiện theo thời gian, cho phép chúng tôi phát hiện hành vi nhà đầu tƣ để đánh giá về tình năng phòng ngừa rủi ro và tình chất trú ẩn an toàn của vàng và tiền điện tử số trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định xây dựng mô hính DCC và ƣớc tình tham số mà chỉ đưa ra các mối tương quan có điều kiện động theo cặp, như được thể hiện trong phương trính (4) để sử dụng chúng cho kiểm tra các thuộc tình phòng hộ và trú ẩn an toàn của Bitcoin và vàng so với thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, để khám phá việc Bitcoin và vàng có thể đƣợc coi là một công cụ đa dạng hóa, một hàng rào bảo vệ hoặc một nơi trú ẩn an toàn chống lại chứng khoán, chúng tôi đưa ra mối tương quan có điều kiện giữa tài sản i (chứng khoán) và tài sản j (Bitcoin / vàng) tại thời điểm t từ mô hính DCC-GARCH đa biến thành chuỗi thời gian riêng biệt. Nếu bitcoin / vàng không có mối tương quan với cổ phiếu trong khoảng thời gian Covid-19 (m1 khác không và không có ý nghĩa thống kê), nó có thể đƣợc coi là nơi trú ẩn không mấy an toàn đối với chứng khoán, ngược lại, nếu bitcoin / vàng có mối tương quan nghịch đáng kể với chứng khoán trong thời kỳ Covid (m1 là âm đáng kể), nó có thể đƣợc xác định là một nơi trú ẩn an toàn mạnh mẽ.
Kiểm định T bác bỏ giả thuyết H0 rằng không có sự khác biệt về DCC giữa chứng khoán và Bitcoin trong thời kỳ bính yên và các DCC này trong thời kỳ Covid- 19 ở Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore và Đài Loan ở mức ý nghĩa 1%. Khi xem xét mối liên hệ chéo giữa vàng và các chỉ số chứng khoán tại các quốc gia phát triển ở Châu Á (Bảng B trong bảng 4.4), các DCC giữa vàng và chứng khoán ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tăng lên, trong khi DCC giữa vàng và chứng khoán ở Hồng Kông và Singapore giảm trong thời kỳ đại dịch Covid- 19 so với thời kỳ yên bính. Tuy nhiên, trong trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, kiểm định T về giả thuyết liệu có sự gia tăng đáng kể trong mối tương quan động giữa chứng khoán và vàng trong thời kỳ đại dịch này hay không đã bị bác bỏ với mức ý nghĩa 1%.
Kết quả cho các chỉ số chứng khoán khu vực tình bằng nội tệ cho thấy mối tương quan trung bính âm giữa Bitcoin và các chỉ số KRX (-0,006), HSI (-0,007) và TSE (-0,02) ở mức ý nghĩa 1%, trong khi tương quan trung bính giữa Bitcoin và các chỉ số NIK và STI là tìch cực và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%, cho thấy rằng Bitcoin đóng vai trò nhƣ một hàng rào bảo vệ mạnh mẽ cho các chỉ số chứng khoán Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan nhƣng chƣa phải tài sản phòng hộ cho các chỉ số chứng khoán Nhật Bản và Singapore. Do đó, vàng có thể mang lại lợi ìch bổ sung cho các nhà đầu tƣ chứng khoán ở Hồng Kông và Singapore ngoài hàng rào dài hạn, cho thấy vàng giảm rủi ro trên các thị trường chứng khoán này trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Nghiên cứu của chúng tôi đã làm sáng tỏ cho câu hỏi liệu Bitcoin có thể đƣợc sử dụng nhƣ một nơi trú ẩn an toàn hiệu quả cho các thị trường chứng khoán phát triển ở châu Á trong thời kỳ suy thoái nghiêm trọng do dịch bệnh leo thang nhanh chóng này hay không và chúng tôi so sánh các thuộc tình phòng hộ và trú ẩn an toàn của nó với vàng nhƣ một hính thức đầu tƣ trú ẩn an toàn truyền thống. Kết quả về mối tương quan động cao hơn giữa Bitcoin và thị trường chứng khoán truyền thống trong thời kỳ biến động phù hợp với các nghiên cứu trước đây trong bối cảnh đại dịch Covid-19 toàn cầu (Akhtaruzzaman, Boubaker, & Sensoy, 2021) hoặc các giai đoạn khủng hoảng khác (Bouri, Molnár và cộng sự, 2017; Klein và cộng sự, 2018; Park & Song, 2001). Kết quả là, phát hiện của chúng tôi không chỉ xác nhận sự tồn tại của sự lây lan tài chình giữa chứng khoán và Bitcoin ở bốn trong số năm quốc gia phát triển châu Á trong giai đoạn Covid-19, mà còn cho thấy mức độ lây lan khác nhau giữa các quốc gia, do đó hỗ trợ phát hiện Conlon và cộng sự (2020); Goodell &.
Kết quả cho thấy Bitcoin có thể góp phần đa dạng hóa hiệu quả và / hoặc giảm thiểu rủi ro đối với chứng khoán ở Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, nhƣng vai trò phòng hộ của Bitcoin đã mờ nhạt đáng kể từ khi bùng phát COVID-19 ví Bitcoin không hoạt động nhƣ một nơi trú ẩn an toàn trong thời gian Covid cho tất cả các thị trường chứng khoán phát triển ở Châu Á. Chiến lƣợc đầu tƣ cụ thể theo quốc gia, nhƣ đƣợc đƣa ra trong kết quả của chúng tôi, sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ cá nhân, cố vấn tài chình và nhà đầu tƣ tổ chức cũng nhƣ các nhà hoạch định chình sách và cơ quan quản lý về cách tiền điện tử và vàng phát triển nhƣ một tài sản phòng hộ và trú ẩn an toàn trong Covid-19 thời kỳ hỗn loạn.