Quản trị dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển tại công ty Kepler Logistics JSC

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HểA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

    PGS.TS An Thị Thanh Nhàn và cộng sự (2018), Giáo trình Quản trị Logistics kinh doanh: “Vận chuyển hàng hóa, xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di chuyển hàng hóa trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất kinh doanh”. Dựa trên kế hoạch đã lập ra, căn cứ theo đặc điểm và khối lượng hàng hóa, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn đối tác vận chuyển là các hãng tàu tiến hành tổ chức, phân bổ nhân lực hợp lý để chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ liên quan tới hàng hóa, chuẩn bị phương tiện đưa hàng hóa tới cảng để bốc xếp lên tàu.

    Hình 1.1: Các thành phần tham gia quá trình vận chuyển hàng hóa
    Hình 1.1: Các thành phần tham gia quá trình vận chuyển hàng hóa

    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HểA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY KEPLER LOGISTICS JSC

    Thực trạng quản trị dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển của công ty Kepler Logistics JSC

    Lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của công ty Kepler Logistics JSC xuất phát từ hai nhóm mục tiêu căn bản là chi phí và dịch vụ khách hàng, chiến lược vận chuyển hàng hóa của công ty được xác lập bằng các mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu để lượng hóa cũng như đánh giá toàn bộ quá trình vận chuyển của công ty. Căn cứ vào phân tích yêu cầu dịch vụ của khách hàng, đặc trưng của phương tiện vận tải mà công ty sử dụng, khả năng cung ứng của đối thủ cạnh canh, Kepler Logistics đã lựa chọn các đối tác cung cấp dịch vụ vận tải thích hợp với mục tiêu chiến lược và mạng lưới vận chuyển của công ty. Để lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ vận tải đường biển quốc tế đáng tin cậy đồng thời tối ưu được chi phí, Kepler Logistics JSC tiến hành nghiên cứu và đánh giá chi tiết về mức độ tin cậy, khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển, mức độ an toàn, giá cước và tuyến đường vận chuyển của hãng tàu đó có phù hợp với thị trường mục tiêu mà công ty hướng tới hay không.

    Công ty Kepler Logistics JSC giám sát các phương tiện vận chuyển bằng cách yêu cầu các nhân viên khi sử dụng khai thác phương tiện vận chuyển đều phải gửi đề nghị và phải được phờ duyệt thụng qua quyết định của trưởng bộ phận, trong đú nờu rừ nội dung và phân tích vì sao lựa chọn phương tiện đó. (Nguồn: Bộ phận giao nhận – Công ty Kepler Logistics JSC) Có thể thấy, Kepler Logistics JSC đang tập trung vào ba tiêu chí chính bao gồm thời gian vận chuyển (chiếm 29%), độ tin cậy (chiếm 20%) và quản lý chi phí (chiếm 22%) để đánh giá mức độ cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của công ty. Chất lượng hàng hóa: Các yếu tố được công ty chú trọng trong việc đánh giá chất lượng hàng hóa bao gồm trạng thái vật lý của hàng hóa có bị hư hỏng, vỡ, hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như ẩm ướt, nhiệt độ, ánh sáng, và va đập trong quá trình vận chuyển, kiểm tra bao bì hàng hóa, cách đóng gói hàng hóa nhằm bảo đảm sự ổn định và bảo vệ hàng hóa khỏi tác động từ môi trường xung quanh.

    Bảng 2.4: Cơ cấu hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
    Bảng 2.4: Cơ cấu hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

    Đánh giá hoạt động quản trị dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển của công ty Kepler Logistics JSC

    Quản lý chi phí: Ở tiêu chí này, Kepler Logistics JSC tiến hành đánh giá chi phí tổng thể của dịch vụ vận chuyển bằng đường biển, bao gồm chi phí vận hành, chi phí xử lý hàng hóa, chi phí bảo hiểm và các yếu tố chi phí khác. Thứ tư, tổ chức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đáp ứng thời gian vận chuyển hàng hóa, thủ tục hải quan nhanh chóng nhân viên giao nhận phối hợp tốt với hải quan khi kiểm hóa, thiết kế mạng lưới và tuyến đường phù hợp, khai thác hết tải trọng của xe. Trong quy trình quản trị dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của công ty, dù các nhà quản trị, các nhân viên của Kepler Logistics JSC đã luôn nỗ lực để làm tốt những công việc có liên quan đến nghiệp vụ giao nhận hàng, song vẫn không thể tránh khỏi những tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình tác nghiệp.

    Hàng hóa trên phương tiện vận tải không sử dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp như giữ chặt, đai dây an toàn, bọc hàng hóa bằng vật liệu bảo vệ, không sử dụng bao bì chống sốc dẫn đến tăng nguy cơ hàng hóa bị hỏng. Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng húa, khụng cú quy trỡnh giao nhận rừ ràng và khụng cú chứng từ đầy đủ về tình trạng hàng hóa thì việc xác định trách nhiệm khi hàng hóa bị hư hỏng sẽ trở nên khó khăn. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động vận tải cũng như sự kết nối giữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin… ở trong nước và với khu vực còn chưa cao nên chưa đặt được hiệu quả tối ưu cho hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HểA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA

    Định hướng phát triển của công ty Kepler Logistics JSC

    Kepler Logistics JSC tập trung đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường nội địa thực hiện việc điều tra, tìm kiếm và thu thập thông tin để nắm được nhu cầu của khách hàng. Thị trường nội địa còn nhiều dư địa để phát triển, thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên cùng với giao thương giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Nhận thấy điều đó, Kepler Logistics JSC đặt trọng tâm vào thị trường nội địa xây dựng mạng lưới khách hàng, thiết kế tuyến đường gom hàng tối ưu, giảm thời gian, chi phí đồng thời bảo đảm an toàn cho hàng hóa.

    Nhằm nâng cao năng lực hoạt động, gia tăng hiệu quả vận chuyển hàng hóa, Kepler Logistics JSC tập trung phát triển các mối quan hệ với các hãng tàu, đối tác để có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Kết nối hiệu quả giữa Kepler Logistics JSC và các hãng tàu tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động vận chuyển hàng hóa hiệu quả, tối ưu với dòng thông tin minh bạch nhanh chóng thúc đẩy vận tải hàng hóa. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng.

    Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của công ty Kepler Logistics JSC

    Thụng tin là yếu tố cốt lừi để hoạt động quản trị vận chuyển diễn ra hiệu quả, do đó bất kỳ nỗ lực nào có thể đáp ứng tính liên tục, kịp thời của thông tin sẽ thúc đẩy và hỗ trợ cho hoạt động quản trị vận chuyển của Kepler Logistics JSC được hiệu quả hơn. Để sử dụng hiệu quả các phương tiện vận chuyển đòi hỏi Kepler Logistics JSC có kế hoạch vận chuyển thông minh để tối ưu hóa quãng đường vận chuyển, tối ưu hóa tải trọng đồng thời sử dụng công nghệ thông tin để giám sát và quản lý phương tiện. Bằng cách điều chỉnh quá trình vận chuyển, công ty Kepler Logistics JSC có thể đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được giao đúng giờ, giảm thiểu rủi ro về thiết hụt hàng hóa hoặc chậm trễ giao nhận từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

    Hệ thống định vị và giỏm sỏt này sẽ theo dừi, ghi nhận toàn bộ lộ trình của xe từ đó lập tức thông báo cho người giám sát khi xe đi sai lộ trình, sai thời gian hay dừng đỗ bất thường trên toàn tuyến hành trình. Thiết bị định vị cùng với cảm biến tích hợp đem lại cho Kepler Logistics JSC sự tiện ích trong quản lý phương tiện, thiết bị vận tải, tính toán xuất nhập hàng hóa trong kho và điều phối phương tiện hợp lý. Thu thập thông tin dữ liệu về thời gian giao hàng, hiệu suất vận hành, chi phí vận chuyển và phản hồi từ khách hàng sẽ giúp công ty Kepler Logistics JSC đánh giá được hiệu suất của quá trình vận chuyển.

    Một số kiến nghị đối với cơ quan, ban ngành 1. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

    Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước về vận tải biển và giá cần đẩy mạnh việc quản lý các hãng tàu container nước ngoài không được tăng thu các loại phụ, góp phần cắt giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp vận tải. Hiệp hội vận tải là các tổ chức hoặc liên minh của các công ty vận tải, hợp tác nhằm cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và kết nối các doanh nghiệp với nhau. Ngoài ra, các quy tắc và tiêu chuẩn chung trong các hiệp định cũng có thể tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và dễ dàng hơn, từ đó tăng cường hiệu quả và độ cạnh tranh của các doanh nghiệp.

    Song song với đó, việc củng cố và nâng cao vai trò của Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam để các Hiệp hội này có thể nâng cao vị thế, vai trò của mình và kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp vận tải Việt với nhau, phát huy sức mạnh tập thể và hỗ trợ lẫn nhau. Hiện nay, với tầm quan trọng của hoạt động logistics có rất nhiều tổ chức hiệp hội logistics đã ra đời phản ánh sự quan tâm và nhu cầu hợp tác để phát triển của các doanh nghiệp. Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics là cánh tay nối liền các thành viên, nắm bắt thông tin, cập nhật kịp thời cơ chế, chính sách và các quy định.