MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát hiện khó khăn tâm lý học sinh cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao năng lực năng lực phát hiện khó khăn tâm lý học sinh cho đội ngũ GV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các trường THCS Thành phố.
Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát hiện khó khăn tâm lý học sinh cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát hiện khó khăn tâm lý học sinh cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý về việc đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát hiện khó khăn tâm lý học sinh cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Dựa trên việc tổng kết, đánh giá nội dung, hình thức hoạt động bồi dưỡng; tiến hành đánh giá ưu điểm, hạn chế của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát hiện khó khăn tâm lý học sinh cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Như vậy có thể hiểu: Bồi dưỡng là quá trình bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái đã có để mở mang chúng, làm cho chúng phát triển thêm, có giá trị làm tăng hệ thống kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả lao động cho người được bồi dưỡng. Năng lực phát hiện khó khăn tâm lý học sinh là khả năng thực hiện hoạt động trí tuệ của giáo viên nhằm tìm kiếm các đặc điểm tâm lý không phù hợp với yêu cầu, nội dung, đối tượng, hoàn cảnh công việc, không phù hợp với những tình huống nhất định, làm cản trở quá trình hoạt động của cá nhân học sinh, từ đó giúp các em giải tỏa tâm lý khó khăn, hình thành nhân cách một cách toàn diện.
- Kiến thức về các vấn đề khó khăn mà HS thường gặp (trong học tập; giao tiếp; đời sống tình cảm; định hướng nghề nghiệp, ví dụ HS A có khó khăn trong giao tiếp là sự hiểu biết chưa đầy đủ về nội dung, đối tượng của cuộc giao tiếp do chưa được rèn luyện kỹ năng giao tiếp; chưa nhận thức đúng về bản thân thường đánh giá mình quá cao dẫn đến tự tin thái quá; hoặc đánh giá mình quá thấp dẫn đến thiếu tự tin, tự ti, mặc cảm với chính khả năng của bản thân. Một số công cụ đánh giá sàng lọc khó khăn tâm lý mà GV cần có năng lực sử dụng như: Thang đo đa diện về mức độ hài lòng cuộc sống của học sinh (MSLSS); Thang đo Trầm cảm, lo âu và căng thẳng (DASS 21); Thang đo tổng quát hành vi Conners (Conners Comprehensive Behavior Rating Scales - Conner CBRS; Thang đo tăng động, giảm chú ý Vanderbilt; Thang đánh giá hành vi cảm xúc của Achenbach: Thang YRS do trẻ tự khai báo, thang CBCL do cha mẹ khai báo, thang TRF do giáo viên khai báo…Bên cạnh đó, GV có thể tự chủ động sử dụng các công cụ do bản thân mình thiết kế có điều chỉnh trong thực tế sử dụng công cụ đánh giá khó khăn tâm lý của HS.
Giúp cho CBQL và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay; kịp thời cập nhật được các quan điểm đổi mới giáo dục phổ thông, chính sách và các quy định về phát triển giáo dục THCS giai đoạn mới; cập nhật các kiến thức cơ bản về lý luận phát hiện khó khăn tâm lý học sinh cho giáo viên để phát triển năng lực nghề nghiệp; xác định được các nguyên tắc định hướng xây dựng nội dung, phương pháp, phương thức, hình thức tổ chức bồi dưỡng, các chính sách tạo điều kiện đảm bảo để việc bồi dưỡng vừa duy trì, không làm mai một đi những gì đã được tạo ra ở trường sư phạm, vừa bổ sung những khiếm khuyết để lại từ đào tạo ban đầu, vừa cập nhật cái mới, phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục theo dòng thác phát triển tri thức khoa học, công nghệ với gia tốc ngày càng lớn. Một số yêu cầu khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm:Với phương pháp bồi dưỡng này có tác dụng tạo ra môi trường học tập đa thông tin cho người học, giúp họ tự nghiên cứu, tự bộc lộ để thể hiện năng lực và kết quả học tập của cá nhân, ngoài ra học tập theo nhóm kết hợp với thảo luận toàn lớp còn giúp người học phát triển ý thức làm việc tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, phát huy tính tích cực học tập, năng lực tổ chức, quản lý phương pháp cùng tham gia có sự tác động luân phiên và tương hỗ giữa người giảng viên và học viên, giảng viên đóng vai trò là người điều hành, dẫn dắt, định hướng, nêu vấn đề; học viên là người thảo luận, thực hành, rút ra những kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân.
Trong quá trình quản lý bồi dưỡng năng lực phát hiện KKTL học sinh cho giáo viên THCS, Trưởng phòng GD&ĐT phải xác lập được một mạng lưới các mối quan hệ tổ chức và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các tổ chức bên trong cũng như mối quan hệ giữa các nhà trường, mối quan hệ giữa các nhà trường với cộng đồng xã hội để góp phần bồi dưỡng năng lực phát hiện KKTL học sinh cho giáo viên THCS đạt hiệu quả tốt nhất. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực phát hiện KKTL học sinh cho giáo viên THCS là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng về bồi dưỡng năng lực phát hiện KKTL học sinh và quản lý bồi dưỡng năng lực phát hiện KKTL học sinh cho giáo viên THCS, qua đó khuyến khích những nhân tố tích cực, đồng thời phát hiện những sai lệch và đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được các mục tiêu nâng cao năng lực phát hiện KKTL học sinh đã đề ra.
Năng lực quản lý của Hiệu trưởng góp phần rất lớn trong việc phát triển đội ngũ giáo viên, phát huy năng lực, thế mạnh của giáo viên trong giảng dạy, giáo dục và các hoạt động sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đồng thời góp phần quan trọng trong hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và ngược lại, nếu hiệu trưởng không có năng lực quản lý sẽ làm cho toàn bộ hoạt động và quá trình quản lý bồi dưỡng năng lực phát hiện KKTL học sinh cho giáo viên THCS không đảm. Tuy nhiên do nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân khác nhau mà lực lượng tham gia tổ chức hoạt động TVTL học sinh ở trường học chủ yếu là kiêm nhiệm, như giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn vừa làm công tác giảng dạy vừa tư vấn tâm lý cho học sinh qua hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua tiết sinh hoạt lớp, chào cờ,… điều đó dẫn tới hiệu quả TVTL học sinh chưa hiệu quả, gây khó khăn cho công tác quản lý của hiệu trưởng.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một bộ phận HS xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu, có lối sống đua đòi, lười học, bỏ giờ đi chơi điện tử, gây gổ đánh nhau trong trường. Các hoạt động kiểm soát chất lượng được triển khai tương đối hiệu quả, phòng GD&ĐT ban hành văn bản số 58/PGD&ĐT-CM, tổ chức khảo sát chất lượng cuối năm 100% HS lớp 6 thực hiện chương trình GDPT 2018; thông qua kiểm tra khảo sát đột xuất; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của một số đơn vị trường.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực phát hiện khó khăn tâm lý học sinh cho giáo viên ở các trường THCS được khảo sát. + Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ CBQL, GV về hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực phát hiện khó khăn tâm lý học sinh cho giáo viên trung học cơ sở được khảo sát để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.
Hoạt động định hướng nghề nghiệp các em được CBQL, GV phổ biến tuy nhiên ở vùng miền núi các em còn hạn chế nhận thức nghề nghiệp như loại nghề, xu hướng PT nghề nghiệp, lợi thế ngành nghề của địa phương trong lựa chọn nghề nghiệp; nhu cầu thị trường lao động hiện nay,…. Để tìm hiểu sâu hơn chúng tôi phỏng vấn thầy Trần Mạnh D - GV trường THCS Nam Cường chia sẻ khó khăn về định hướng nghề: “KKTL trong định hướng nghề của HS THCS là những vấn đề thuộc về tâm lý cá nhân, Ở lứa tuổi THCS những hiểu biết về ngành nghề của các em còn hạn chế, các em chưa đánh giá đúng được năng lực của bản thân, chính vì vậy việc sau khi tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT hay đi học trường nghề, chọn nghề gì cũng là những khó khăn, trăn trở đổi với một số HS.
Tìm hiểu sâu vấn đề này, chúng tôi trao đổi với thầy T.H.P - GV trường THCS Ngô Văn Sở được biết:“Theo chương trình GD phổ thông hiện hành có nhiều kiến thức khó, sợ HS không hiểu nên khi dạy trên lớp chúng tôi cố gắng dành thời gian phân tích, giảng giải để HS có thể nắm bắt được bài, nên hầu như không có đủ thời gian để tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Quan sát thêm hoạt động tư vấn của GV trường THCS Vạn Hòa khi phát hiện HS lớp 7 khó khăn trong học tập môn ngữ văn chúng tôi nhận thấy GV đã rất nhẹ nhàng, tôn trọng, lắng nghe chia sẻ khó khăn của HS, tuy nhiên sự kiên nhẫn còn thấp, vì tập thể các em HS đông, nhiều HS xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khác nhau, trình độ dân trí ở khu vực miền núi hạn chế nên GV còn khó khăn nhất định.
BD về kiến thức (về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS; về khó khăn trong hoạt động học tập; quan hệ giao tiếp; phát triển bản thân;. định hướng nghề nghiệp; kiến thức về nguyên tắc, phương pháp, hình thức tư vẫn hỗ trợ HS. BD về kỹ năng:. KN nhận diện những khó khăn. STT Nội dung. xuyên Đôi khi Không. bao giờ ĐTB. xuyên Đôi khi Không. bao giờ ĐTB. Kỹ năng sử dụng các công cụ; Kỹ năng sử dụng kết quả để tư vẫn hỗ trợ HS). Trong đó điểm cao nhất là nội dung “BD về kiến thức (về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS; về khó khăn trong hoạt động học tập; quan hệ giao tiếp; phát triển bản thân; định hướng nghề nghiệp; kiến thức về nguyên tắc, phương pháp, hình thức tư vẫn hỗ trợ HS (” (ĐTB:2.19); xếp thứ 2 “Bồi BD về thái độ (BD cho GV phẩm chất, thái độ của mình đối với hoạt động tư vấn tâm lý hỗ trợ HS để bản thân GV luôn có trách nhiệm, có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ HS vượt qua các KKTL)” (ĐTB: 2.18); xếp thứ 3 “BD về kỹ năng (kỹ năng về nhận diện những khó khăn của HS; Kỹ năng thiết kế công cụ đánh giá KKTL; Kỹ năng sử dụng các công cụ; Kỹ năng sử dụng kết quả để tư vẫn hỗ trợ HS)” (ĐTB: 2.12).
Để tìm hiểu thêm các nguyên nhân khác nhau về hạn chế của khâu xây dựng kế hoạch BD, chúng tôi phỏng vấn thêm cô N.T.T- GV trường THCS Hợp Thành được biết: “Nhà trường chưa chủ động mời các chuyên gia (báo cáo viên) mà hoàn toàn phụ thuộc vào Phòng GD&ĐT, chưa làm tốt được việc lựa chọn chuyên gia này ở đâu, mức độ sẵn sàng của họ với công tác BD tại nhà trường khi mà địa bàn các trường THCS của thành phố có điều kiện về địa lý, giao thông, kinh tế,…khác nhau, trường chưa có phương án cụ thể. Đối với CBQL nhà trường, sau khi tiếp nhận văn bản chỉ đạo cấp trên đã tiếp thu một cách nghiêm túc về hoạt động BD cho GV gồm nội dung, chương trình, thời gian BD, địa điểm BD,….Khi phỏng vấn thầy T.V.L - GV trường THCS Thống Nhất chúng tôi nắm được: “CBQL đã trực tiếp chỉ đạo sát sao nội dung, chương trình BD cho các đối tượng liên quan (GV, báo cáo viên, chuyên gia, các lực lượng hỗ trợ).
Khi phỏng vấn thầy Đ.V.Q - TTCM trường THCS Hoàng Hoa Thám cho biết: “Yếu tố chủ quan là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công tác BD nhà trường, nhất là yếu tố thuộc về NL quản lý của Trưởng phòng GD&ĐT, hiệu trưởng là yếu tố quyết định nhất đến chất lượng, tiến độ,hiệu quả BD. Đối với hoạt động BD Trưởng phỏng GD&ĐT thể hiện sự quyết liệt, đổi mới, luôn quan tâm lo lắng cho chất lượng đội ngũ GV sẽ luôn tìm các phương án để GV được tham gia hoạt động BD nói chung và BDNL phát hiện KKTL HS cho GV THCS nói riêng.
- Công tác kiểm tra BDNL phát hiện KKTL HS cho GV chưa thường xuyên theo các phương án đã xây dựng, việc kiểm tra theo tiến trình còn chưa bài bản, chuyên nghiệp; công tác giám sát BDNL phát hiện KKTL HS cho GV nhằm xây dựng bộ thông tin và minh chứng cho nhà trường chưa tiến hành đầy đủ; quá trình rút ra bài học kinh nghiệm còn chưa thực hiện đều. Vấn đề tính mục đích đặt ra đối với các trường THCS thành phố Lào Cai hiện nay là: Cần có cơ chế, chính sách phù hợp với sự phát triển của các trường THCS trong sự phát triển kinh tế, xã hội của Lào Cai; Cần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GV, tăng cường CSVC, tăng cường công tác quản lý góp phần nâng cao các điều kiện đảm bảo hoạt động BDNL phát hiện KKTL HS cho GV.
- Phòng Giáo dục và đào tạo chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường phổ biến, quán triệu sâu rộng đến toàn thể GV thông tư 31/2017/BGD&ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 về “hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý HS trong trường phô thông”; Công văn 4252/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 31/8/2022 về “tăng cường triển khai công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho HS phổ thông”, thực hiện truyền thông tin toàn trường thông qua các cuộc họp với TCM, GV trong trường. Căn cứ vào kết quả BD GV năm trước, trên cơ sở khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV, đánh giá thực trạng KKTL của HS, Lãnh đạo Phòng Giáo dục, Hiệu trưởng các nhà trường chỉ đạo lựa chọn các nội dung bồi dưỡng, lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với GV để tổ chức thực hiện BD cho hiệu qủa.
Thể hiện mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức cộng đồng, nhà tài trợ, cựu giáo chức, cựu HS trong việc quyên góp tài chính, dụng cụ, công cụ, trang thiết bị phục vụ BDNL phát hiện KKTL HS cho GV ở trường THCS;. Xây dựng cơ chế khen thưởng với cá nhân, tập thể tận dụng việc khai thác, sử dụng và bảo quản tốt CSVC, các phương tiện phục vụ cho BDNL phát hiện KKTL HS cho GV ở trường THCS.
Qua trao đổi, CBQL và GV cho biết: “Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, để nâng cao chất lượng công tác BDNL phát hiện KKTL HS cho GV thì người Hiệu trưởng phải thực hiện nghiêm túc kế hoạch về nội dung, hình thức, phương pháp BD và Báo cáo viên, phù hợp với tình hình thực tế đội ngũ GV trong trường; qua đó định hướng được cho GV đăng ký các hoạt động BD phù hợp với bản thân, nâng cao được hiệu quả BD”. HS cho GV trường THCS TP Lào Cai” (ĐTB: 2.80); “Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của BDNL tư vấn tâm lý cho HS nói chung và NL phát hiện KKTL HS cho GV ở trường THCS” (ĐTB: 2.73); “Xây dựng kế hoạch BD NL phát hiện KKTL HS cho GV THCS TP Lào Cai phù hợp với tình hình thực tiễn” (ĐTB: 2.70); “Chỉ đạo tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động BDNL phát hiện KKTL HS cho GV ở trường THCS TP Lào Cai”.
Các biện pháp trên bước đầu đã được khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi trong thực tiễn; kết quả cho thấy các biện pháp được đánh giá cao cả hai khía cạnh: tính cần thiết và tính khả thi. - Thường xuyên sát sao học sinh, phối hợp tốt với các giáo viên trong nhà trường, với phụ huynh HS để nắm được diễn biến, thay đổi trong phát triển tâm lí từ đó phát hiện KKTL HS kịp thời.