Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí

MỤC LỤC

Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế 1. Các phương thức thanh toán quốc tế

Phương thức thanh toán quốc tế là cách người bán áp dụng để thu tiền về và người mua áp dụng để trả tiền trong hoạt động ngoại thương. Trong buôn bán, người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền về hoặc trả tiền nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Các phương thức thanh toán được chia làm hai nhóm chính là các phương thức thanh toán không phụ thuộc vào chứng từ và các phương thức thanh toán phụ thuộc vào chứng từ. a) Các phương thức thanh toán không phụ thuộc vào chứng từ. Chính vì vậy, khi hoạt động xuất nhập khẩu có những dấu hiệu phát triển đáng mừng cũng có nghĩa là hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng hiệu quả hơn.

Đánh giá rủi ro trong thanh toán quốc tế tại các doanh nghiệp nhập khẩu Như ta đã biết, phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức

- Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng, nếu L/C mở bằng thư (Nếu mở L/C bằng điện, thay vì chữ ký nói trên bằng test). Trên đây là những nội dung quan trọng tất yếu phải có trong bất kỳ một thư tín dụng nào. Đây đồng thời cũng là những nội dung mà các ngân hàng cũng như hai bên mua bán thường tiến hành kiểm tra rất kỹ trước khi tiến hành thanh toán. Nhận xét: L/C là một chứng thư vì thế các dạng khác của L/C không bằng chứng thư đều vô giá trị; L/C là một cam kết trả tiền chứ không phải là một lời hứa; L/C do một người phát hành nhưng có thể cho một hoặc nhiều người hưởng lợi; căn cứ trả tiền là các chứng từ thương mại; L/C là một cam kết trả tiền có điều kiện và có thời gian. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. Bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn cả, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn loại trừ mọi rủi ro. Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán. Rủi ro trong thanh toán bằng L/C có thể xảy ra đối với các bên: đối với người bán, đối với người mua và đối với các ngân hàng. a) Đối với người xuất khẩu. Người xuất khẩu thường gặp phải những rủi ro cả do chính bản thân mình tạo ra và cả do các chủ thể khác gây nên, điển hình là các rủi ro sau đây:. - Do người xuất khẩu không lập và nộp bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với quy định trong L/C. Sai lầm này dẫn đến thời gian thanh toán bị kéo dài, thậm chí trong một số trường hợp không được thanh toán. Cũng chính vì thời gian thanh toán bị chậm nên có thể gây ra một loại rủi ro về tỷ giá. Nếu tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ giảm thì người xuất khẩu sẽ bị thâm hụt vì lúc này giá trị thực tế thu được giảm xuống kéo theo sự giảm sút khả năng tái đầu tư sản xuất trong những chu kỳ tiếp theo. - Rủi ro do người nhập khẩu lừa đảo cấu kết với những cá nhân hay tổ chức phi ngân hàng lập nên những bộ chứng từ giả để lừa đảo hòng chiếm đoạt hàng mà không phải trả tiền. Mặc dù rủi ro này không dễ dàng thực hiện được nhưng không phải là không có bởi chỉ cần ngân hàng thông báo vô tình hoặc cố ý không phát hiện ra tính chất chân thực của L/C. Đến đây người nhập khẩu dễ dàng lấy được hàng hoá ra khỏi cảng mà không lo lắng phải trả tiền vì anh ta đã có vận đơn trong tay. b) Đối với người nhập khẩu. Người nhập khẩu thường gặp phải những rủi ro sau đây:. - Người nhập khẩu phải ký quỹ gây ra tình trạng đọng vốn, tỷ lệ ký quỹ lên đến 100% trị giá hợp đồng. Với tình trạng này người nhập khẩu còn có thể gặp rủi ro do sự biến động của tỷ giá khi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ tăng thì người nhập khẩu sẽ bị thâm hụt vì lúc này giá trị thực tế thu được giảm xuống. - Hàng hoá nhận được không đúng với quy định trong L/C. Điều này xảy ra khi người xuất khẩu thiếu trung thực đã lập chứng từ không đúng với thực trạng hàng hoá. nhưng phù hợp L/C. Ở đây ta cũng không thể cho rằng đó là trách nhiệm của ngân hàng bởi ngân hàng đã thực hiện đúng nguyên tắc thanh toán quy định trong UCP 600. - Người nhập khẩu không nhận được hàng hoá bởi người xuất khẩu không gửi hàng nhưng đã lập nên một bộ chứng từ giả nhằm rút được tiền từ phía người nhập khẩu. Loại rủi ro này tuy không chiếm tỷ lệ lớn song vẫn tồn tại do ngân hàng không thể và không có trách nhiệm kiểm tra tính chất chân thực của các loại chứng từ hàng hoá và do vậy, không phát hiện ra đó là chứng từ giả. Sau khi kiểm tra thấy nội dung phù hợp L/C ngân hàng phát hành phải trả tiền cho phía nước ngoài. Trường hợp này gây ra hậu quả xấu không chỉ là với người nhập khẩu mà cả với ngân hàng phát hành L/C. - Rủi ro xảy ra đối với người nhập khẩu còn có thể do ngân hàng phát hành đứng trước tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, mức độ thiệt hại của người mua phụ thuộc vào số tiền đã ký quỹ. c) Đối với các ngân hàng thương mại Đối với ngân hàng mở L/C (Issuing Bank):. Các loại rủi ro thường xảy ra với ngân hàng mở L/C bao gồm:. - Rủi ro về tỉ giá: Khi nhập hàng, người nhập khẩu không thể lường trước được mức độ trượt giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ mạnh nên khi hàng nhập về, tỷ giá trượt mạnh, với những mặt hàng giá bán cạnh tranh không thể tăng được người nhập khẩu không muốn nhận hàng vì sợ lỗ. Trong trường hợp đó, nếu tỷ lệ ký quỹ không bù đắp được tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng mở. - Rủi ro do người nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản: Nguyên nhân có thể do ngân hàng mở không tiến hành thẩm định khi doanh nghiệp lần đầu tiên đến quan hệ mở thư tín dụng hoặc do trong quá trình sản xuất kinh doanh, người nhập khẩu bị thua lỗ liên tục mà ngân hàng mở không hay biết, hàng nhập về bán không thu được tiền, nợ đọng thuế nhập khẩu kéo dài bị hải quan cưỡng chế không cho nhận…. - Rủi ro do người xuất khẩu có hành vi lừa đảo hoặc phía xuất khẩu là một tổ chức. - Người nhập khẩu có thể từ chối thanh toán nếu ngân hàng phát hành không kiểm tra kỹ chứng từ, có sai sót hoặc không phù hợp. - Rủi ro do ngân hàng mở không hành động đúng theo UCP mà thư tín dụng đã dẫn chiếu: Theo UCP 600, ngân hàng mở được miễn trách nhiệm thanh toán nếu bộ chứng từ có lỗi. Tuy nhiên, nếu ngân hàng mở không hành động đúng theo những quy định tại Điều 16 UCP 600 thì ngân hàng mở gặp rủi ro trên chính những bộ chứng từ có lỗi đó. Đó là các trường hợp:. +) Thụng bỏo từ chối thanh toỏn nhưng khụng núi rừ sự bất hợp lệ của chứng từ hoặc những bất hợp lệ này bị ngân hàng chiết khấu phủ nhận và trở nên không có giá trị. +) Thông báo những bất hợp lệ và từ chối chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc của ngân hàng. +) Đã chuyển giao chứng từ cho người mở hoặc làm mất không trả lại chứng từ cho phía xuất trình nguyên vẹn như khi nó được nhận hoặc không giao chứng từ đó cho phía thứ ba do phía xuất trình chỉ định. Rủi ro mà Công ty thường gặp phải là bộ chứng từ xuất trình nhiều khi đến chậ hơn hàng hóa hoặc do lưu chuyển và kiểm tra chứng từ tại các ngân hàng có thể lâu hơn 1 tuần nên hàng hóa đến Cảng trước khi Công ty nhận được vận đơn để lấy hàng: Hợp đồng số VS- PVCHEMCS/11/14012022 theo phương thức L/C để nhập mặt hàng LDPE HP402WN (hạt nhựa) từ Singapore. Khi lập xong bộ chứng từ, phía sản xuất đã gửi qua thư điện tử để Công ty kiểm tra. Công ty phát hiện có sai sót trong bộ chứng từ và phía nhà sản xuất đã kịp thời sửa đổi trước khi xuất trình cho ngân hàng. Tuy nhiên do khoảng cách hai quốc gia Singapore – Việt Nam khá gần nên bộ chứng từ sau khi đã được sửa đổi vẫn đến chậm hơn hàng. Để kịp thời nhận hàng, Công ty cần phải có thư bảo lãnh ngân hàng mới có thể lấy lệnh giao hàng từ hãng tàu để nhập hàng về, tránh chi phí lưu kho bãi container. Nếu Công ty không thể lấy được thư bảo lãnh của ngân hàng thì ngoài chi phí lưu kho bãi tương đối lớn, Công ty còn có thể bị nộp phạt do việc chậm giao hàng, không đảm bảo tiến độ thi công cho nhà thầu làm việc. thể thấy kinh nghiệm tính toán được thời gian giao nhận hàng và thời gian nhận bộ chứng từ đủ để kiểm tra tính chân thật của bộ chứng từ trước khi hàng về là rất cần thiết. Rủi ro từ các chứng từ xuất trình không phù hợp với L/C: Bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được những yêu cầu sau:. - Các chứng từ phải thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều kiện của tín dụng. - Các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng không được mâu thuẫn lẫn nhau b) Rủi ro từ việc không thực hiện đúng trách nhiệm của các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ.

Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức Tổng Công ty
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức Tổng Công ty

Đánh giá những khó khăn tồn tại trong giải quyết rủi ro phát sinh trong thanh toán quốc tế tại Công ty Mẹ - Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí

Do vậy, Công ty có thể gặp nhiều bất lợi và rủi ro trong thanh toán hơn như sử dụng đồng tiền thanh toán quốc tế (USD) luôn gặp phải sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái hay thanh toán bằng ‘L/C at sight” Công ty khó có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa mà đã phải thanh toán ngay khi người xuất khẩu trình bộ chừng từ. Được Ban kinh doanh giới thiệu về các loại hạt nhựa khác nhau và các ứng dụng của chúng trong các ngành công nghiệp khác nhau như nhựa đúc, nhựa tái chế, nhựa xây dựng… Và được tiếp cận tìm hiểu về thị trường hạt nhựa toàn cầu, các quy định thương mại, các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả và cung cầu của hạt nhựa trên thị trường.

Tự đánh giá về ưu nhược điểm của bản thân 1 Ưu điểm

Ngoài ra, đối với các đối tác nước ngoài, thường xuyên sẽ phải đọc mail và viết mail để chốt thông tin chắc chắn và chính xác nhất, từ đó em cũng trau dồi thêm được kỹ năng viết mail bằng tiếng Anh. Khi được giao một công việc hay nhiệm vụ, em đều chăm chỉ làm việc sao cho đúng thời hạn được quy định, và nếu hết giờ làm việc thì em vẫn có thể ở lại làm thêm giờ nếu hàng xuất đi gấp và cần các giấy tờ.