MỤC LỤC
Chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954, sau 55 ngày đêm chiến đấu gian khổ và anh dũng (từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954), quân ta đánh thẳng vào sở chỉ huy của địch, chiếm toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bắt sống tướng Đờ Cátxtơri, chỉ huy trưởng cứ điểm Điện Biên Phủ và bộ tham mưu của chúng. Thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953- 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn đập tan kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận ngoại giao.
Thất bại này không những chỉ là thất bại thảm hại của riêng thực dân Pháp, một kẻ đã cố liều mạng để âm mưu xâm chiếm đất nước Đông Dương giàu đẹp mà trước hết là thất bại lớn lao của kế hoạch chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ,… Thắng lợi ở Điện Biên Phủ là một sự cổ vũ vô cùng to lớn cho các lực lượng đang đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, đồng thời sự phát triển ở Đông Dương trong giai đoạn gần đây đã thúc đẩy và làm tăng cường phản kháng cái chính sách khống chế tàn bạo của Mỹ ở cỏc nước tư bản khỏc,…”, “đó lộ rừ sự phỏ sản chớnh sỏch của Phố Wall hòng chinh phục các nước ở Đông Nam Á”. Và, ngày 07/5/1954, Thông tấn xã Triều Tiên bình luận: “Tất cả những người yêu chuộng chính nghĩa toàn thế giới đều vô cùng phấn khởi về thắng lợi vĩ đại trong công cuộc đấu tranh giành tự do và độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam,… Thắng lợi của QĐND Việt Nam ở Điện Biên Phủ sẽ vĩnh viễn ghi lại trên những trang sử đấu tranh vẻ vang giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Tiến sĩ Ivan Cadeau - Nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp trong cuốn sách Điện Biên Phủ: 13/3 - 07/5/1954 đã có những nhìn nhận, đánh giá rất xác đáng về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của nhân dân Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự cổ điển thế kỷ XX; chiến thắng này đã chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương và đặt dấu chấm hết cho chế độ thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Tờ báo Đất nước Lào số ra ngày 06/5/2020 cũng đã viết: Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam mà còn là chiến thắng của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, đã cùng liên minh chiến đấu, cùng chung chiến hào chống kẻ thù chung, giải phóng đất nước, buộc Chính phủ Pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.
Ngoài hệ thống di tích lịch sử Điên Biên Phủ, ở Điện Biên còn có một số hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh khác, đây chính là những nhân tố có khả năng kết hợp cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ tạo ra sự đa dạng, hấp dẫn, có sức thu hút du khách mạnh mẽ như di chỉ khảo cổ về dấu tích người Việt cổ ở hang Thẩm Khương, các di tích thành Sam Múm, thành Bản Phủ, hang Mường Tỉnh, di tích lịch sử Phú Nhung, di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Chiềng Sơ, tháp Mường Luân hay thắng cảnh động Pa Thơm, các thửa ruộng bậc thang, các khung cảnh thiên nhiên khác của vùng đất lòng chảo Điện Biên bốn bề có dãy núi cao bao bọc… Hay du khách có thể trực tiếp tìm hiểu những nét đặc trưng của vùng miền của những bản làng truyền thống người Thái, người Mường; các nghề thủ công truyền thống như đan lát, rèn đúc vẫn tồn tại, điển hình có nghề đan lát phát triển ở tộc người Khơ Mú, nghề rèn đúc phát triển ở tộc người Mông, nghề dệt thổ cẩm phát triển ở tộc người Thái…. Triển khai đầu tư Bảo tồn, tôn tạo di tích Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ giai đoạn II (bao gồm việc đầu tư tôn tạo bổ sung khu vực Hầm chỉ huy Đờ Cát; bảo tồn vị trí xe tăng, Điểm pháo 105mm;. các trại lính và hầm quân y, bệnh viện dã chiến; Khu hậu cần sân bay, hệ thống đường giao thông; hệ thống đường hào, các lô cốt đất và ổ đề kháng; hệ thống hàng rào dây thép gai; lều trại quân sự, quân y, dù hàng các loại; hệ thống các vật tư thiết bị tạo cảnh quan; các trận địa pháo và hầm pháo thủ;.. theo bản đồ quân sự của quân đội Pháp), nhằm tái hiện tương đối đầy đủ các hạng mục chính của khu trung tâm chỉ huy đầu não của quân Pháp tại Điện Biên Phủ.
Kiện toàn cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp; phát triển mạnh các đoàn thể quần chúng trong Mặt trận phản đế, tiến tới lập Mặt trận phản đế cho toàn Xứ; tổ chức lực lượng du kích, mua sắm thêm vũ khí và luyện tập quân sự; đặc biệt quan tâm đẩy mạnh công tác vận động binh lính trong hàng ngũ địch,… Một số cơ quan cần thiết trong lúc khởi nghĩa như Ban Tham mưu, Ban phá hoại, Ban Giao thông, Ban Tuyên truyền, Ban Quân báo, Ban Địch vận, Ban Tài chính. Những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật tuyên truyền, vận động quần chúng, binh lính người Việt trong quân đội Pháp qua bước tập dượt khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 được vận dụng hiệu quả trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ngày 02/9/1945 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược, nhất là những năm 1953-1954 với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Hội nghị đã chỉ ra những khuyết, nhược điểm trong công tác ngụy địch vận từ đầu kháng chiến đến nay, đề ra phương châm, kế hoạch cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác địch ngụy vận trong thời gian sắp tới, nhấn mạnh phương châm “tất cả phải lấy dân làm gốc”, quyết định mở chiến dịch ngụy địch vận trên toàn chiến trường Nam Bộ từ tháng 10/1953, xem đó là công tác trung tâm ở vùng du kích và vùng tạm chiếm4 đã góp phần rất quan trọng hạn chế sự tập trung lực lượng quân sự trong quân đội Pháp càn quét, bố ráp vào vùng căn cứ, chiến khu, nhất là ngăn chặn việc chi viện lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ với cao điểm ở Điện Biên Phủ. Trung ương Cục miền Nam xác định nhiệm vụ phải tích cực phá tề, phá các sắc lính ngụy, kể cả bảo an, lính trù bị… để chống bắt lính, chống xây dựng thêm ngụy quân… Ở những đô thị và thôn quê tạm bị chiếm nào chưa đủ điều kiện phá thì có thể lợi dụng tề và lính ngụy tham gia, ủng hộ cuộc đấu tranh chống bắt lính, chống bắt bảo an… bổ sung, xây dựng thêm quân ngụy… Dùng tất cả các hình thức đấu tranh thích hợp từ thấp đến cao, từ công khai đến bí mật, từ tiêu cực đến tích cực, tổ chức trốn tránh, kêu xin van khóc, giằng co tại chỗ bị bắt, biểu tình tới trại tập trung, đánh giải vây, đào hầm bí mật, canh gác, vào du kích, tham gia phá tề, chống càn quét, chống giặc giữ làng…1.
Trong khi đó, lực lượng cơ động chiến lược của thực dân Pháp không còn tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ nữa mà đã bị phân tán ra nhiều hướng: Luôn Phabang và Mường Sai ở Thượng Lào, Xênôn ở Trung Lào, Pleiku và miền Nam Tây Nguyên ở Liên khu 5, một bộ phận quân tinh nhuệ nhất của thực dân Pháp đang bị giam chân ở Điện Biên Phủ. Về phía ta, khi phát hiện thực dân Pháp có khả năng tăng cường lực lượng lên Điện Biên Phủ và biến nơi đây thành một tập đoàn cứ điểm, Trung ương Đảng đã nhanh chóng hạ quyết tâm tranh thủ thời cơ tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trên cơ sở căn cứ vào những khả năng mới của quân đội ta, căn cứ vào đặc điểm của chiến trường Điện Biên Phủ và những điều kiện tác chiến trên quy mô lớn của ta cũng như của địch trên chiến trường này.
Theo phương châm ấy, một kế hoạch tác chiến cụ thể đã được đề ra; mọi mặt công tác chuẩn bị đã được triển khai rất khẩn trương; các sư đoàn chủ lực của ta đã được giao nhiệm vụ; các đơn vị pháo binh đã được kéo vào trận địa; công tác bảo đảm hậu cần trên hỏa tuyến đã được đẩy mạnh; mạng thông tin liên lạc đã được tổ chức. Chúng ta đã mở thêm đường và kéo pháo vào trận địa, tạo điều kiện sử dụng pháo binh một cách cơ động hơn; tổ chức những trận địa pháo binh hết sức kiên cố; vừa xây dựng trận địa pháo binh thật vừa xây dựng trận địa pháo nghi binh nhằm đánh lạc hướng và phân tán hỏa lực, tiêu hao bom đạn của địch.
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì có nhiều hình thức phát triển của chủ nghĩa thực dân, trong đó có thể kể đến như Chủ nghĩa thực dân di dân lập thuộc địa, Chủ nghĩa thực dân trực tiếp bóc lột dân bản địa, Chủ nghĩa thực dân tài chính (chủ nghĩa thực dân mới), Chủ nghĩa thực dân công nghệ (chủ nghĩa thực dân thời hậu hiện đại) v.v. Nếu lịch sử vận động luôn có logic của nó thì Điện Biên Phủ đã trở thành nơi phản ánh cái logic tất yếu của lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, lịch sử phát triển của nhân loại tiến bộ chống lại chủ nghĩa thực dân, đánh dấu cho sự tan rã không thể tránh khỏi của hệ thống thuộc địa cũ kỹ và tàn bạo mà thực dân Pháp đã xây dựng trong hơn một thế kỷ.
Phương án này đặt kế hoạch tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng tiến công ồ ạt đồng loạt, thọc sâu đã được Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương cùng Bộ Tổng tham mưu phê duyệt với sự nhất trí của đoàn cố vấn quân sự trung ương Trung Quốc, bởi đánh sớm khi Pháp chưa tập trung đủ lực lượng và củng cố công sự thì có nhiều khả năng giành chiến thắng. Về quyết định thay đổi phương châm tác chiến, trong bức thư của Đại tướng đề ngày 19/01/1995 gửi Hội thảo về tướng Phạm Kiệt và cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức, Đại tướng có nhắc đến vai trò của tướng Phạm Kiệt: “Đặc biệt, tại mặt trận Điện Biên Phủ, cùng với nhiệm vụ phụ trách công tác bảo vệ, anh được tôi cử đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến trường ở phía Đông Bắc.
Nhân dân Sơn Tịnh kiêu hãnh và tự hào mỗi khi nhắc đến Khởi nghĩa Ba Tơ (đêm 10/3/1945 rạng 11/3/1945) vì gần như hầu hết là con em của huyện Sơn Tịnh tham gia lãnh đạo: Trương Quang Giao, Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Trần Quý Hai, Vừ Phấn, Vừ Bẩm, Vừ Thứ, Phạm Hương1… Khởi nghĩa Ba Tơ đó biến nơi đây trở thành địa phương đầu tiên giành được chính quyền cấp tỉnh trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám lịch sử của dân tộc. Cả ba danh tướng đều sinh ra bên một dòng sông, đó là dòng sông Trà, một dòng sông biểu tượng cho Quảng Ngãi: Tính từ đầu nguồn, Phạm Kiệt sinh “phía trên” (xã Tịnh Minh), Nguyễn Chánh sinh “ở giữa” (xã Tịnh Hà), còn Trần Văn Trà sinh ở xã Tịnh Long (nay thuộc thành phố Quảng Ngãi), cuối dòng sông Trà Khúc.
Với tư cách Tư lệnh kiêm Chính ủy lực lượng Công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng), Thứ trưởng Bộ Công an, đã từng chỉ huy hàng trăm trận đánh và chuyên án tiêu diệt hàng trăm gián điệp biệt kích… Trung tướng Phạm Kiệt được biết đến là người có bản lĩnh lớn, dám quyết đoán chớp thời cơ. Phạm Thị Nhung, Lờ Văn Tuyến (2013), Đại tướng Vừ Nguyờn Giáp ra đi, để lại “QUYẾT LƯỢC LỊCH SỬ” sống mãi cùng non sông!, https://xaydungdang.org.vn/ly-luan-thuc-tien/dai-tuong-vo-nguyen- giap-ra-di-de-lai-quyet-luoc-lich-su-song-mai-cung-non-song-6708.
Với dự báo tài tình của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở nắm chắc diễn biến chiến cuộc và khả năng một trận quyết chiến chiến lược để kết thúc chiến tranh; chúng ta đã sớm đề ra đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, dựa vào sức mình là chính, với phương châm kháng chiến để kiến quốc, kiến quốc để có tiềm lực kinh tế cho kháng chiến nhanh giành thắng lợi. Đảng và Bác Hồ đã trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, đặc biệt là chính sách ruộng đất: “…ở vùng tự do, phải triệt để thi hành giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian tạm cấp cho dân cày nghèo và gia đình các chiến sĩ, để cải thiện đời sống cho dân cày và nâng cao tinh thần cùng lực lượng kháng chiến của họ”1.
Thành công trong tăng cường tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân những năm qua đã tạo ra sức mạnh để ta đối phó thắng lợi với các thách thức tiềm ẩn, bao gồm cả phi vũ trang và vũ trang, nhất là âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh phải nhằm khai thác, sử dụng mọi tiềm năng kinh tế, quốc phòng, an ninh và mọi nguồn lực đất nước, đạt tới hiệu quả làm cho cả kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh đều phát triển một cách cân đối, hài hòa và vững chắc; góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược trong mọi tình huống.
Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, Báo cáo chính trị Đại hội XIII nhấn mạnh: “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”1. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ dạy cho chúng ta biết nắm vững những quy luật bất biến, đó là giữ vững độc lập chủ quyền và bản sắc văn hoá dân tộc, tự lực tự cường, luôn luôn đổi mới phù hợp với thực tiễn và quy luật khách quan, đưa đất nước vững bước đi lên, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và mọi nguy cơ có thể đến từ nhiều phía.
Vì vậy, V.I.Lênin trong tác phẩm Làm gì (1901) đã cho rằng: “1) Không một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắc được nếu không có một tổ chức ổn định và duy trì được tính liên tục gồm những người lãnh đạo; 2) Càng có đông đảo quần chúng được thu hút tự phát vào cuộc đấu tranh, tạo thành cơ sở cho phong trào và tham gia phong trào, thì càng cấp thiết phải có một tổ chức như thế và tổ chức ấy lại càng phải vững chắc”2. Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Chính phủ, Hồ Chí Minh vừa là người cùng với Trung ương Đảng bàn bạc đưa ra các quyết định về chủ trương, biện pháp, vừa là người trực tiếp chỉ đạo quỏ trỡnh tổ chức thực hiện, theo dừi uốn nắn những lệch lạc; động viên, cổ vũ, định hướng, nuôi dưỡng phát huy những giá trị đã được tạo dựng thành sức mạnh của toàn dân tộc trong suốt cuộc kháng chiến nói chung; trước và trong quá trình diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 nói riêng.
Điều đó tất yếu tác động toàn diện đến công tác chuẩn bị con người ngay từ thời bình bằng các nội dung, biện pháp tiến hành công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ, chính sách, trong đó, chú trọng “Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo phương châm “trên làm gương mẫu mực, dưới tích cực làn theo”, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương”1, góp phần làm cho Quân đội vững mạnh toàn diện; trong đó, chính trị - tinh thần là cơ sở, nền tảng cho các yếu tố khác. Nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch; phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tạo sự thống nhất cao về chính trị, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ toàn quân trong quá trình tiến lên hiện đại của Quân đội ta, phấn đấu đạt mục tiêu như Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI đã xác định: “Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu, Quân đội vững mạnh về chính trị, cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, nắm chắc chức trách, nhiệm vụ, tinh thông nghiệp vụ, đạo đức cách mạng trong sáng, giữ vững, phát huy bản chất cách mạng, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”1.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trường kỳ gian khổ của nhân dân Việt Nam; chiến thắng này đã ghi một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh thời đại; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng tháng Tám năm 1945; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong suốt cả cuộc kháng chiến, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm vững lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát động cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt; đánh địch bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn quốc tế; chủ động làm xoay chuyển căn bản về thế và lực, làm cho sức ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng thua và rơi vào tình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều kiện.
Trong mọi tình thế, Đảng ta luôn sẵn sàng, tập trung cao độ trong lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ về mọi mặt: Từ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng, củng cố giữ vững ý chí quyết tâm chiến đấu của bộ đội trong mọi hoàn cảnh của chiến dịch; Đảng ta không ngừng quan tâm, chăm lo củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, làm hạt nhân lãnh đạo ở các đơn vị để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của chiến dịch; Đảng ta thực hiện có hiệu quả việc củng cố, kiện toàn cấp ủy với củng cố kiện toàn tổ chức chỉ huy, đội ngũ cán bộ, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ huy vững chắc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu liên tục, trong mọi tình huống của chiến dịch. Đảng ta chỉ rừ, trong những năm tới, tỡnh hỡnh thế giới và trong nước cú cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải đoàn kết một lòng; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy; có quyết tâm chính trị cao; dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình; chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống; nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được; đưa đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững.
Ở vùng nông thôn đồng bằng bị địch tạm chiếm, ta lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu phối hợp với phát động chiến tranh du kích, theo hình thức “phát triển và củng cố cơ sở đảng và quần chúng, phá hội tề, trừ Việt gian, nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh của nhân dân, phát động du kích chiến tranh, để phá “chính sách dùng chiến tranh nuôi chiến tranh” của địch và biến hậu phương địch thành địa bàn hoạt động của ta”2. Hướng tiến công chiến lược của ta chọn là biên giới Cao Bằng – Lạng Sơn là tuyến phòng thủ yếu nhất của địch, hình thành một chiến dịch tiến công tiệu diệt địch hiệu quả, buộc địch phải rút bỏ trên toàn tuyến biên giới, phá tan thế chiến đấu trong vòng vây, đưa kháng chiến vào giai đoạn nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ, chuyển sang liên tục tiến công và phản công.
Cùng với hướng chính là Điện Biên Phủ, các hướng chiến trường sau lưng địch ở Bắc, Trung, Nam đẩy mạnh tác chiến, tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, mở rộng căn cứ du kích, phân tán giam giữ lực lượng của chúng, không để cho chúng tăng viện thêm cho Điện Biên Phủ. Cần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng về quân sự, quốc phòng; phát huy vai trò to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện hiệu quả đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân với phương châm dựa vào dân,.
Chiến thắng này đã cung cấp một mô hình cho các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên thế giới và trở thành nguồn cảm hứng cho những nỗ lực đấu tranh cho độc lập và tự do của các quốc gia khác. Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra giai đoạn cách mạng mới để tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc, với các chiến công vĩ đại như: trận Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972; chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975; cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, Tây Bắc,….
Trong điều kiện hiện nay, trước tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự chống phát quyết liệt của các thế lực thù địch, thì công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử; bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Do vậy, chúng ta cần phải xây dựng chiến lược bền vững và kiên nhẫn trong việc phát triển và thúc đẩy sự hội nhập quốc tế; xây dựng niềm tin, lòng tự hào về văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc, đồng thời thúc đẩy việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của quốc gia; xây dựng mối quan hệ hòa bình, hợp tác và thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, kinh tế và chính trị giữa các quốc gia.