MỤC LỤC
Chiến lược này được xây dựng dựa trên các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm và dịch vụ kịp thời, đáp ứng nhu cầu của khách hàng với chi phí tối ưu. - Xây dựng các kế hoạch phù hợp với tình hình, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: Có mối liên hệ chặt chẽ giữa thiết kế và quản lý dòng chảy của chuỗi cung ứng (dòng chảy sản phẩm, dòng chảy thông tin và dòng chảy tài chính) và sự thành công của chuỗi cung ứng. Việc xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp xác định được các kế hoạch cần làm đối với các dòng chảy của chuỗi, từ đó đưa ra các bước sản xuất, kinh doanh phù hợp, góp phần nâng cao doanh thu, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Do vậy, cần phải xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp để có thể nắm bắt những cơ hội, giải quyết các thách thức, hoàn thiện các điểm yếu và phát triển các điểm mạnh, nhờ vậy nâng cao tính cạnh tranh của chuỗi. Do vậy, để quản lý chi phí sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp như: Tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp, tối ưu hóa sản xuất, tăng cường kiểm soát chi phí,. + Doanh nghiệp có thể sử dụng chi phí sản xuất để tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Doanh nghiệp có thể sử dụng chi phí sản xuất để phân tích các hoạt động trong chuỗi cung ứng, từ đó tìm ra những hoạt động có thể cải thiện để giảm thiểu chi phí.
Các doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu nhân lực, mức lương, phúc lợi và các khoản chi phí khác liên quan đến nhân viên để đảm bảo rằng họ có thể triển khai chiến lược một các hiệu quả. Giới hạn về hàng lưu kho và tồn đọng trong xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng là những yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao. + Giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí: Doanh nghiệp xác định được giới hạn về hàng lưu kho và tồn đọng, từ đó đưa ra mức sản xuất phù hợp với giới hạn này nhằm tránh lãng phí các nguồn lực và giảm chi phí kho, bãi.
+ Nguồn cung ứng: Các ràng buộc về mặt pháp lý và thực tế có thể ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp. + Vận chuyển: Các ràng buộc về mặt pháp lý và thực tế có thể ảnh hưởng đến phương thức vận chuyển và thời gian vận chuyển. Doanh nghiệp có thể phải lựa chọn phương thức vận chuyển và thời gian vận chuyển phù hợp với các yêu cầu của nhà cung cấp.
+ Quốc tế: AV đã xuất khẩu bơ sang các thị trường quốc tế, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,… Công ty đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đối tác nhập khẩu ở các thị trường này. + Thị trường tiêu thụ: AV đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước và xuất khẩu bơ sang các thị trường quốc tế. Thị phần của bơ trong nước được phân chia như sau: Bơ nội địa là 70% còn Bơ nhập khẩu là 30%.Bơ nội địa chiếm thị phần lớn hơn bơ nhập khẩu, do bơ nội địa có giá thành rẻ hơn và phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, thị phần của bơ Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng, do Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành bơ.
Với mong muốn trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trái bơ, Công ty TNHH AV luôn hướng tới mục tiêu đảm bảo cung cấp nguyên liệu và sản phẩm bơ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả. + Nâng cao năng lực sản xuất đi kèm với đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm: IAV không chỉ liên kết với các hộ nông dân nhằm mở rộng diện tích trồng bơ, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu mà còn chú trọng đầu tư vào các nhà máy chế biến bơ hiện đại để nâng cao chất lượng năng suất với chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, việc đưa ra các quy định như vậy giúp trái bơ có thể dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu của nhiều thị trường nhập khẩu bơ, ví dụ như thị trường Mỹ, thị trường Trung Quốc, thị trường châu Âu… từ đó, góp phần mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chiến lược về vị trí địa lý của các nhà cung cấp, nhà máy, kho bãi và trung tâm phân phối: Việc lựa chọn các nhà cung cấp, nhà máy, kho bãi có vị trí hợp lý làm giảm thời gian giao hàng, góp phần đưa các sản phẩm của công ty tới tay khách hàng một cách kịp thời. + Thường xuyên đánh giá và điều chỉnh chiến lược: Xây dựng một hệ thống đánh giá chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả, thường xuyên đánh giá và điều chỉnh chiến lược từ đó kịp thời phát hiện các vấn đề và đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp giúp doanh nghiệp thích ứng được với các thay đổi của thị trường, công nghệ và các yếu tố khác. + Tăng cường hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà vận chuyển, trung tâm phân phối,..): lựa chọn các nhà cung cấp là các hộ nông dân trồng bơ theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP ở khu vực Tây Nguyên không chỉ giúp đảm bảo chất lượng mà còn giúp kiểm soát được an toàn thực phẩm của trái bơ.
Hơn nữa, việc xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cũng cần được chú trọng, không nhất thiết phải tập trung vào một kênh bán hàng cố định mà nên linh hoạt, đưa sản phẩm ra các kênh khác nhau ví dụ: siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống…. + Tận dụng công nghệ: AV nên tận dụng các khoa học công nghệ vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản… Công nghệ hiện đại có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động trong chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả lao động, vì vậy, AV cần đầu tư vào các giải pháp công nghệ hiện đại để tối ưu hóa các hoạt động trong chuỗi cung ứng. + Tập trung vào việc tối ưu hóa các hoạt động trong chuỗi cung ứng: Tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong thời gian trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản trái bơ; lựa chọn các đơn vị vận chuyển, các đơn vị cho thuê kho bãi thích hợp nhằm giảm thời gian vận chuyển, tiết kiệm chi phí.
Nhà nước có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ, ví dụ: ưu đãi vay vốn mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp công nghệ sản xuất, miễn giảm thuế các nguyên liệu đầu vào như phân bón,…. + Đưa ra các chính sách khuyến khích tiêu thụ nội địa: Bên cạnh xuất khẩu thì thị trường tiêu thụ trong nước là thị trường tiềm năng của ngành sản xuất và kinh doanh trái bơ. Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác quốc tế còn giúp dễ dàng trong việc đàm phán với các quốc gia nhập khẩu để giảm thuế nhập khẩu trái bơ Việt Nam.
● Phát triển doanh nghiệp nhưng luôn tuân thủ pháp luật, tránh gây ảnh hưởng tới thị trường kinh doanh trái bơ nói riêng và nền kinh tế nói riêng. ● Thay thế việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu hóa học bằng các loại phân bón thân thiện với môi trường, sử dụng các loại thiên địch để loại bỏ sâu bọ, tránh gây ảnh hưởng tới môi trường. Doanh nghiệp cần chú trọng đến chất lượng trái bơ từ khâu trồng trọt, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản… đảm bảo độ tươi ngon, an toàn và giá trị dinh dưỡng của trái bơ khi tới tay của khách hàng.
+ Chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các giống bơ mới: Việc nghiên cứu và phát triển các giống bơ mới giúp doanh nghiệp tìm ra được các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.