1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông cửu long

100 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 9,98 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜN G ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM rx

ĐÀO THÔNG MINH

NGHIEN CUU TAC DONG CUA CO SO HA TANG DOI VOI TANG TRUONG KINH TE VUNG

DONG BANG SONG CUU LONG |

_ | Chuyên ngành : Kinh tế học

Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01

LUAN VAN THAC SY KINH TE HOC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYÊN MINH HÀ

Năm 2015

Trang 2

TÓM TẮT

Nghiên cứu này tìm hiểu tác động của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong giai đoạn 2009 -2013 Mẫu nghiên cứu gồm 65 quan sát bao gồm 13 tỉnh, thành ĐBSCL cho giai đoạn 5 nam

Nghiên cứu thừa kế lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển kết hợp với mô hình

_ tác động ngẫu nhiên (REM), và các biến được bổ sung từ các nghiên cứu trước có liên quan để kiểm tra, đánh giá tác động của cơ so ha tầng đối với tăng trưởng

_ kinh tế vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2009 - 2013,

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp định tính và phương pháp: định lượng với kỹ thuật phân tích hồi quy với tập dữ liệu bảng (Panel Regression) để xây dựng mô hình hồi quy bội và kiểm định các giả thiết _ nghiên cứu đặt ra nhằm kiểm chứng vai trò của cơ sở hạ tầng tác động đến tăng

trưởng kinh tế ĐBSCL giai đoạn 2009-2013 Tác giá sử dụng mô hình hồi quy dữ

liệu bảng với mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để kiểm tra tác động của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cơ sở 5 ha tầng điện, viễn thông, sin bay cùng với lực lượng lao động tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế ĐBSCL

trong giai đoạn 2009-2013 Các loại cơ sở hạ tầng còn lại: đường bộ, cảng biển,

"cửa khẩu chưa tác động rõ ràng được trong nghiên cứu này Với mức RẺ hiệu

chỉnh = 38,22% cho rằng các biến trong mô hình giải thích 38,22% sự thay đổi

của tăng trương kinh tế vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2009-2013 | Tir két quả nghiên cứu đã cùng cấp một bằng chứng thực nghiệm về vai trò

_ tác động của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành ĐBSCL

giai đoạn 2009-2013 và tác giả có những gợi ý chính sách để các nhà hoạch định chính sách có những quyết định chính xác mang tính đột phá chiến lược và lâu

Trang 3

đài trong việc đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu vực ĐBSCL trong thời

gian sap toi

Trang 4

MỤC LỤC

| Trang

LOI CAM DOAN sesuesuessssecucsesessesssusescaussscsscsesecsucsessscssssessssuesucseesessssacsscassass i

LỜI CÁM ƠN "— " Tre ii

_ TOM TẤT 3.22222122122121 ccee — iii

MỤC LỤC ¿-22cccseccsecerree ¬ ` V

_ ĐANH MỤC CÁC HÌNH tnt _

| )/.0/:810/98:79(c 1 aỪ- xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT m xii Chương L MỞ ĐẦU Heo 01

LL Giới thiệu occccecccee ¬ Hàn re 01

1.2: Mục tiêu nghiên cứu HH ghe eiuiei secsttsttenssasesseee 02

—_ 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Kê 64 1xssseersred elbeseneteneeecatecoes veeseslsbeadbnssnessnteeee 03

: 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -s«5<+ = c9 ve 03 1.5 Phương pháp nghiên Rt sessonluccaccazecisvsteasecesetsuaeeetareresonseseres 04:

1.6 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu "% ` 1.7 Kết cấu luận văn - co ccccsrresreeeree ẤN 1kg ng — 05

Chương 2 TỎNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYÉ'T -22-55<5cscSszei 07

2.1 Tăng trưởng kinh mm SH te LH KH kg tre 07

2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế sseseeneesecneceseneeeeees ¬

Trang 5

2.2.1 Mơ hình KarlMarx 2 HH HH0 re .10 2.2.2 M6 hinh Rada Lececssebecasenesssceseseccecaucscsssssecesecscccssensscceseesececcezeceueececesse 10

2.2.3 Mô hình Harrod-ÏDOImAF- 5-5 5< 2 1S 32% S233 3v SE nề re csee H1

2.2.4, M6 hinh Robert SOlOW ssssscsssessssssesssesssesssessecsuessesssesssecsscsssssssciesssneeenveete 11

_ 2.2.5 M6 hinh tang trưởng kinh tế theo kinh tế học hiện đại — 12

2.2.6 Ham san xuat- Cobb-Douglass 13

2.2.7 Nhận xét về một số mô hình tăng trưởng kinh tế HH 1010111167 se 14 : 24 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ¬ 14

DBL VOM cesssccssssssssssssseeseseeseessnnneesseeseessssssnnsessesssssssssueseesessssssssssnnsectesseeesesssssseeess 14

2.3.1.1 Vốn dau tur trong NGC o sccseesssssssssssssccsscsssseeesansesssseessessssesesessessssssveesen 15

2.3.1.2 Vốn đầu tư nước HgOÀI chi 15

2.3.2 Cơ sở hạ tẰng ccv 210.011.1121 eeree e Tố

2.3.2.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng sesssasesuesssseasectereaeenensers " 16 2.3.2.2 Mối liên hệ giữa cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế 7

2.3.2.3 Năng lượng (điện) tác động đến tăng trưởng kinh tế - 18

2.3.2.4 Đường bộ tác động đến tăng trưởng kinh tế seo 20

2.3.2.5 Viễn thông tác động đến tăng trưởng kinh tế nnnnneneeee 21

2.3.2.6 Cảng hàng không tác động đến tăng trưởng kinh 23

2.3.2.7 Cảng biển tác động đến tăng trưởng kinh tẾ - + ri 24 2.3.2.8 Cửa khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tẾ e+2zxv2rxsvrvssrr 25

2.3.3 Lao động đối với tăng trưởng kinh tế HH HH 09 11 0 608 ve 26 2.4 Tổng quan các nghiÊn CỨU {TƯỚC - 5< 12s.vn HH nu rngkg 27

Trang 6

2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài " — 27 2.4.2 Các nghiên cứu trong TƯỚC SG G0 ngờ 31 2.4.3, So sánh với các nghiên cứu trước S1 HÊ Ha nỆ tá HÀ 32

2.5 Mô hình nghiên cứu dự S0 ` ¬ 33

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU _— 35

3.1 Quy trình nhiên cứu "¬ ` ốc 35

3.2 Phương pháp nghién cứu + xxx +e kexekeEzrv tre ve crererree 37

K9 D000: ,60 ii 0000787 37

3.4 Mơ tả biến ¬ Ơ.Ỏ 39

3.4.1 Biến phụ fhUỘC .-22- 22-22-5222 SES2SESE2EEEESEEEEEEE1150211111121107111 1 39 3.4.2 Biến độc lập - cvethnH2 HH ng re 39 3.5 Giả thuyết nghiên CỨU ‹ 2-2 5< SSe S431 3 E230 0 1 121111 xxx 41 3.5 Tông hợp các biến 0101128108: P11 42 _ 3.6 Dữ liệu nghiên cứu scscccsceeree secesanseeninssininnsesvetees 44 3.7 Xr Ly SO GU scesssssssccccccccscsccccssssecssssssssssssusveseeseesescssssassssssessssessen seo 44

3.8 Phân tích hồi quy - se cerezeeerevreee ¬ M 45

Chương 4 PHẦN TÍCH KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU — —_- 49

4.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2009- PB, gguo đđ ,, 49

4.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số vùng ĐBSCL K19 0 t1 ng ng vn 49

4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL - 5+: 50 |

4.1.3 Co cdu kimh t& ving DBSCL cesssssssssccsssssssssssesessessssssessessssssssssseceeesnssnees 51

Trang 7

4.1.4 Lực lượng lao động vùng ĐBSCT, - Ăn se erxre —-

4.2 Thực trạng cơ sở hạ tang vung DBSCL vccceccscssesesececsesseccsesesecsesscacstscavsecevees 55

4.2.1 Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng 55 4.2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng ĐBSCL 56

4.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tang dién ving DBSCL ¬ 58

4.2.4 Thực trạng cơ sở hạ tầng viễn thông vùng ĐBSCL cc2sccc: 60

4.2.5 Thực trạng cơ sở hạ tầng sân bay vùng ĐBSCL Ô Ï 4.2.6 Thực trạng cơ sở hạ tầng cảng biển vùng ĐBSCL .: - s 2 4.2.7, Thuc trang co sé hạ tầng cửa khâu vùng ĐBSCL scan 64

4.3 Kết qua w6e lwong m6 hinh -.ssccssssssocssvssossssssssssasissssistssssseenesee 64

43.1 Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình -.:s cs:=ss¿ 64

4.3.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình và kiểm tra hiện tượng đa cộng tUYỀN ccciseEErerrrrrrrrrrirtrrreeree H9 g 66 |

-_.4.3.3 Kết quả mô hình hồi quy - Hee Hee "m 67

4.3.4 Phần tích kết quả nghiên cứu K11 rsrree " — 69 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊ 2: 252 2zsSzecEseczseee 75

"‹.i na 75

5.2 Đóng góp của đề VẰT, HH re Hy, xasre 75

5.3 Khuyến nghị chính ốc HH9 HH 9g 183 kg, 76

5.4 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo - - 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO selussssssesescanseennereseezentuesssnecsss ceee , TÔ

1 Tài liệu nước ngoài HH — 79

Trang 8

2 Tài liệu ffOD HƯỚC - óc c1 S9 S1 1 TH CC nu ng ngu gkc 83 PHỤ LỤC PHU LUC 1: PHU LUC2: PHU LUC3: - PHỤ LỤC4: PHỤ LỤC 5: PHỤ LỤC 6: PHỤ LỤC 7: PHU LUC 8: setesescessesscsscessssessscssaseseesassessecenessaesssssaseeseasecsesesessesaeatsasesaeensonsesseseenes 86 Thong ké m6 ta veecceccsescscssesssesssecsseesseesseeeues " 86

Ma trận hệ số tương quan sees gia 86

Kt qua hi quy FEM csssccsssssssssssssessssssssenecon ¬ .87

Kết quả hồi quy REM s- 56c cctccxttEE SE EEEEEE.EEerrrerrrrre 87

Kiém dinh Hausman test " ¬ 88

Kiểm định VIE - " vssebessasscsessstssenssecessasiotasvereses 88

Kiểm định nhân tố Largrance ve HH g3 x4 88 Kết quả hồi quy Pool OLS -: - "m 89

Trang 9

Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 | Hinh 3.1 Hinh 4.1 Hinh 4.2 Hình 4.3 Hình 4.4 Hình 4.5 Hình 4.6 _ Hình4.7, - Hình 4.8, Hình 4.9 DANH MỤC CÁC HÌNH

Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế eronsepeeesczes _ 14 Mi liên hệ giữa CƠ SỞ hạ tầng và tăng trưởng kinh tế _— ¬ 18

Mơ hình nghiên cứu đề xuất se se csvrercsei ¬ 33 Quy trình nghiên cứu TH treo 27

Bản đồ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long s-ccsccseccssc 50 Tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành ĐBSCLgial đoạn 2009-2013 51

Cơ cấu kinh tế khu vực ĐBSCLgiai đoạn 2009-2013 ¿ 52

Lực lượng lao động tại khu vực ĐBSCL, giai đoạn 2009-2013 53:

Chất lượng lao động các tỉnh, thành ĐBSCL giai đoạn 2009-2013 54 Số năm đi học của lao động các tỉnh, thành ĐBSCL giai 2009-2013 55 Số km đường bộ của khu vực ĐBSCL giai đoạn 2009-2013 57 Điện năng tiêu thụ của khu vực ĐBSCL giai đoạn 2009-2013 60

Số thuê bao điện thoại đang hoạt động tại khu vực ĐBSCL giai đoạn

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Trang Bảng 3.2 Tổng hợp các biến trong mô hỉnh "¬ sees S 42 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình He H919 10t 1 1884 cư 64 Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong m6 hình 66 Bang 4.3 Bang két qua VIF của các biến trong nghiên CỨU "— 66 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy và kiểm định Hausman ¬ 67 Bảng 4.5 Bảng so sánh kết quả giữa mô hình REM và Pool OLS : 68

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định nhân tir Lagrance cccscsscsscsssesssscscsssecsssessssessestece 68

Trang 11

ĐBSCL GDP GNP _NNP CSHT TEP NX FDI -ICOR - FEM VIF | DCSVN TP.HCM DANH MUC CAC TU VIET TAT we

-; Đồng bằng sông Cửu Long

: Gross Domestic Produet(Tổng sản phẩm quốc nội) -

: Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc dân)

: Net National Product (Tổng sản phẩm quốc dân ròng) : Co sé ha tang"

: Total Factor Productivity (Yếu tố năng suất tong hop) : Consuption (Tiéu dung)

: Investment (Đầu tư)

: Government Spending (Chỉ tiêu Chính phủ) : Cán cân thương mại _

: Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

: Incremental Capital Output Ratio

: Mô hình tác động cố định

: Mô hình tác động ngẫu nhiên

: Variance Inflation Factor (Hé số phòng đại phương sai) : Đảng Cộng Sản Việt Nam

: Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 12

Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu

Cơ sở hạ ting là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực trong việc thúc đây tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Điều này đã được thể hiện qua các nghién ctru Aschauer (1989), Worldbank (1994), Calderon va Serven (2004, 2008), Estache (2005), Rao và cộng sự (2013) Theo Sahoo và cộng sự (2010) phát triển cơ SỞ hạ tầng, cả về kinh tế và xã hội, là một trong những yếu tổ quyết định chính của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển thông qua nhiều cách như: () Đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng tạo ra các cơ sở sản xuất và kích thích hoạt động kinh té; (ii) lam giảm chỉ phí giao dịch và chi phí thương mại cải thiện khả năng cạnh tranh; (ii) cung cấp cơ hội việc làm và cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội cho người nghèo Ngược lại, thiếu cơ sở hạ tầng tạo ra tắc nghẽn cho sự tăng trưởng bền vững và xóa đói giảm nghèo Vì vậy, phát triển cơ sở hạ tầng góp phần đầu tư và phát triển thông qua tăng năng suất và hiệu quả như nó liên kết giữa các nguồn lực cho các nhà máy, người lao động vol công việc và sản phẩm được mở

| sang cdc thi trydng khac |

: Vùng ĐBSCL năm ở hạ lưu sông Mê Kông bao gồm 13 tinh/thanh: Long

An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, T.P Can Tho, Hau

Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh Vùng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước và là nơi sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất Việt Nam (Nguyễn Văn Cường, 2013) Với đân số trên 17 triệu người, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn

2001-2010 đạt 11,5% Năm 2012 vả 2013 tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại lần

lượt là 11,3% và 9% Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, một trong những lý do đó là hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay còn nhiêu hạn chê, yêu kém, lạc hậu, thiêu đồng bộ, kém tính kết nỗi, hiện đang là điểm

Trang 13

nghẽn của quá trình phát triển Hạ tầng đô thị kém chất lượng và quá tải” Vì vay,

trong để án: "Xây dựng chính sách đặc thù đề thu hút đầu tư tại Đồng bằng sông

Cửu Long" đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầngvới mục tiêu nâng cao tốc độ và tăng trưởng vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác trong nước

Theo Quyết định số: 939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/7/2012 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến

năm 2020 Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,7%/năm giai đoạn 2011 -

2015 và 8,6%/năm giai đoạn 2016 - 2020 Để đạt được những kết quả đó, việc

nghiên cứu xác định đóng góp của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng là cấp thiết hiện nay

Những điều trên đây đã chứng minh tầm quan trọng của cở sở hạ tầng trong việc đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng

Hiện nay, theo sự hiểu biết của tác giả, những nghiên cửu đánh: giá về CƠ SỞ hạ tầng

tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mức báo cáo đánh giá về chất lượng và tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng như: Vũ Đình Ánh(2012), Võ Đại Lược(2013) Và chưa có một - công trình nghiên cứu khoa học thực nghiệm đánh giá tác động của cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh ĐBSCL Vì thế, đó chính là một trong những động lực thôi thúc tác giả tìm hiểu và nghiên cứu để tài này

Để đánh giá tác động của cơ sở hạ tầng đối với tắng trưởng vùng ĐBSCL, đề tài này tìm hiểu: "Nghiên cứu tác động của cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế

vùng Đồng bằng sông Cửu Long" Qua đó đề xuất các giải pháp và góp ý chính

sách phát triển cho vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu tác động của cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng _ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm đánh giá tác động của cơ sở hạ tầng đỗi với tăng trưởng kinh tế ở cấp độ các tỉnh ĐBSCL Việc nhận diện được sự đóng

“Nghị Quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

Trang 14

gop của yêu tô này sẽ giúp ích cho việc đưa ra các khuyến nghị, chính sách phát triển phù hợp, nhằm thúc đây tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL Với mục tiêu tổng quát, luận văn đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

1.3

Thực trạng đầu tư hạ tầng và tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL trong

thời gian qua _

Đánh giá tác động của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế vùng

-_ ĐBSCL

Đê xuất khuyên nghị liên quan cụ thê đên các yêu tô cơ sở hạ tâng nhằm thúc đây tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL

Câu hỏi nghiên cứu

Đê thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu cân tập trung trả lời những câu hỏi chính sau:

1.4

Thực trạng đầu tư hạ tầng tăng trưởng kinh tế ở vùng ĐBSCL giai đoạn 2009-2013 như thế nao?

Tac động của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2009-2013 như thé nao?

Những gợi ý chính sách nào đối với cơ sở hạ tầng nhằm thúc đây tăng trưởng

kinh tế vùng ĐBSCL nói chung và các tỉnh/thành trực thuộc nói riêng?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Tác động của cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế cấp độ địa phương, trường hợp các tỉnh thành vùng ĐBSCL,

* Phạm vi nghién ciru:

Vê không gian: các tỉnh, thành ở ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh: Long An, Đồng

Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc

Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh và Cà Mau

Trang 15

© Về nội dung: Trong nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố cơ sở hạ tầng kinh tế đến tăng trưởng tại ĐBSCL Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra những kết luận và khuyến nghị liên quan

1.5 Phương pháp nghiên cứu

_* Phương pháp thống kê mô tả: | | “

Số liệu thứ cấp được lấy từ kết quả đã qua xử lý và công bố chính thức có

liên quan đến tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng của vùng kinh tế khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước, do Tổng cục Thống kê, Chi cục Thống kê các tỉnh và một số bộ ngành có liên quan, đã công bố trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 Đây là số liệu quan trong để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tỉnh hình kinh tế xã hội và ước lượng tác động của các yếu tố đến tăng trưởng | kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

* Phương pháp phân tích định lượng:

Trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước, kinh nghiệm từ các mô hình tăng :trưởng đã thành công và nguồn đữ liệu thứ cấp đã thu thập được, tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu Với tập dữ liệu bảng, tác giả thực hiện mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) để ước lượng tác động của các yêu tố cơ sở hạ tầng (biến độc lập) đến sự tăng trưởng kinh tế (biến phụ thuộc) khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

* Phương pháp phân tích tổng họp:

Phương pháp này sử dụng số liệu từ thống kê mô tả và kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu, để đánh giá mức động tác động của sơ sở hạ tầng đến tang trưởng kinh tế khu vực cũng như từng địa phương cụ thể trong khu vực nghiên cứu, từ đó - đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đây việc tăng trưởng kinh tế của khu vực

nghiên cứu một cách phù hợp nhất

16 Y nghĩa đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu: "Tác động của cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng

Trang 16

ĐBSCL" trong giai đoạn 2009-2013 có một số đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn

như sau:

Nghiên cứu đưa ra những bắng chứng thực nghiệm về đóng góp của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL giai đoạn 2009 - 2013

Dựa trên khung phân tích, đề tài đưa ra một số khuyến nghị cho các yếu tố cơ sở hạ tầng nhằm thúc đây tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL trong những năm tiếp theo

1.7 Kết cấu luận văn

- Ngoài phân tóm tắt, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết câu luận văn

dự kiên có năm chương:

Chương 1: Chương mở đầu: nội dung chương này sẽ trình bày vấn đề và lý

do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu của đề tài Cuối chương trình bày ý nghĩa của đề tài và kết cấu

luận văn

Chương 2: Cơ sở lý thuyết: (ï) khái niệm về tăng trưởng kinh tế, một số mô hình tăng trưởng kinh tế, (ii) các yếu tổ tác động đến tăng trưởng kinh tế và các yếu tố thành phần cơ sở hạ tầng tác động đến tăng trưởng kinh té, (iii) các nghiên cứu trước có liên quan đên vân đề nghiên cứu

Chương 3: Trình bày dữ liệu và phương pháp nghiên cứu bao gồm: () phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu (mô hình hồi quy, phương pháp kiểm định sử dụng đữ liệu bảng và các bước thực hiện đề lựa chọn mô hình phù hợp), (11) trình bày đữ liệu nghiên cứu, (ii) giả thiết nghiên cứu

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu, dùng phương pháp thống kê mô tả dé phan tích hiện trạng, phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, dùng

kết quả phân tích hồi quy của mô hình nghiên cứu để phân tích mức động tác động

Trang 18

Chuong 2 TONG QUAN CO SO LY THUYET

_ Chương này sẽ trình bày tổng quan các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, cách do lường tăng trưởng kinh tế, một vài mô hình tăng trưởng kinh tế, các lý thuyết về cơ sở hạ tâng tác động đến tăng trưởng kinh tế, những nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá tác động của cơ sở hạ tầng đến tăng trương kinh tế

2.1 Tăng trưởng kinh tế

2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế:

Theo David Begg va cộng sự (2008), "Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ thay đổi Âu

thu nhập thực tế hoặc sản lượng thực tế" Vì thế, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product); tổng sản phẩm quốc dan GNP (Gross National Product) hay tổng sản phẩm quốc dân ròng NNP | (Net National Produet) trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Đề tài sử

dụng chỉ tiêu GDP để làm thước đo chính cho tăng trưởng kinh tế

Theo Simon Kuznets: (trích bởi Nguyễn Trọng Hoài, 2010), tăng trưởng kinh tế la su gia ting mét cach bén vững về sản lượng bình quân đầu người hay sản

_ lượng trên mỗi công nhân

-_ Tông sản phâm quôc nội (GDP) là mức sản lượng sản xuât ra trong lãnh thô một quôc gia và không cân quan tâm tới ai là người sở hữu đâu vào sản xuât.Đó chính là giá trị tổng sản lượng của tất cả cư dân sống trong nền kinh tế đó (Begg David vả cộng sự, 2008)

Theo Phan Thúc Huân (2007), tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hoặc sự gia tăng về quy mô sả lượng của một nền kinh tế trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế là tỉ lệ tăng trưởng sản lượng thực tế, là kết quả của các hoạt

động sản xuất, kinh đoanh dịch vụ của một nên kinh tế tạo ra Sự tăng trưởng kinh

Trang 19

NDI hoặc sự tăng lên theo đầu người của các chỉ tiêu này như: GNI/đầu người, NNP/đầu người, GDP/đầu người, NDI/đầu người, và cách thứ hai này thề hiện sự

tăng trưởng mức sống của một quốc gia

Theo Nguyễn Trọng Hoài (2007), tổng sản phẩm trong nước là chỉ tiêu phô

biến được dùng để phản ảnh tình hình hoạt động của nền kinh tế GDP được định

nghĩa là giá trị thị trưởng của toàn bộ hoàng hóa dịch vụ cuối tùng được tạo ra hay sản xuất trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong một thời gian nhất định (thường là một năm) GDP cỏ thể tính bằng 3 phương pháp: Tổng giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế; tổng các khoản chỉ tiêu hàng hóa dịch vụ cuối cùng: thu nhập gộp của các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế được huy đông trong quá trình -sản xuất (tính theo giá thị trường), GDP cũng bao gồm luôn thuế gián thu

Hàng hóa dịch vụ cuôi cùng là những hàng hóa và dịch vụ mà bản thân nó không được dùng đê sản xuất ra hàng hóa khác mà chỉ dùng để bán cho người tiêu

thụ cuối cùng (Nguyễn Thái Thảo Vy, 2011)

2.1.2 Phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế:

_ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu phô biển được dùng để phản ánh tình hình hoạt động của nền kinh tế GDP có thể tính theo giá năm hiện hành hoặc giá có định (giá của năm gốc) Nếu tính theo giá hiện-hành, chúng ta sẽ tính được GDP danh nghĩa và nếu tính theo giá cố định chúng ta sẽ tính được GDP thực, GDP có thể tính theo 3 phương pháp (Nguyễn Trọng Hoài, 2007):

se Phuong pháp sản xuat: GDP = YVA = 3; (AVA+IVA+SVA); với AVA, IVA, SVA lần lượt là giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Giá trị gia tăng là lượng gia tăng trong giá trị hàng hóa, đo kết quà của quá trỉnh sản xuất Giá trị gia tăng được tính bằng cách lấy giá trị sản lượng của hãng trừ đi chi phí cho hàng hóa đầu vào đã được dùng hết trong việc sản xuât ra sản lượng đó

Trang 20

hàng hóa tiêu dùng (lâu bền và không lâu bên) và dịch vụ của khu vực hộ gia đình (khong bao gồm xây dựng nhà mới); I là đầu tư gộp bao gồm đầu tư tài

_sản cô định (mua máy móc, thiết bị, xây dựng nhà ở) và đầu tư tài sản lưu

động (hàng tôn kho); G là chỉ tiệu hàng hóa dịch vụ của chính phủ; NX là giá | trị hàng hóa dịch vụ được xuất khẩu sang các nước khác trừ đi giá trị hàng

hóa và dịch vụ nhập khâu từ nước ngoài

e - Phương pháp thu nhập GDP = w+i+tr+][+Te + De; trong đó w là tiền lương và các khoản tiền thưởng cho người lao động nhận được; i là thu nhập của người cho vay; r là thu nhập của chủ đất , chủ nhà (kế cả quy đổi mà người có nhà trả cho chính họ) và chủ các tài sản cho thuê khác; ]] là thu

nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp; Te là thuế thu nhập và De là khấu hao

| Tuy nhiên dù tính theo phương pháp nào thì cũng có nhược điểm là GDP không phản ảnh đầy đủ và chính xác các hoạt động sản xuất đo một số sản phẩm không thông qua mua bán trên thị trường dịch vụ, các hoạt động không khai báo, các hoạt đồng kinh tế ngầm, hoạt động mua bán nhỏ lẻ, và chất lượng hàng hóa không phản ảnh đầy đủ trong GDP Ngoài ra do giá cả sinh hoạt giữa các quốc giá khác nhau nên việc so sánh GDP giữa các quốc gia sẽ có sự chênh lệch, không cân

đối | |

Tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế là thước đo để các quốc gia đánh giá kết quả hoạt động sau mỗi thời kì nhất định, trong trường hợp này người ta thường tính tốc độ tăng trưởng GNP hay GDP thực tế để tránh sự biến động do giá cả theo công thức:

G,= (GDP, - GDP, ¡)/ GDP,

Vx= [Xname) = Xnăm(-D] / Xnăm()

Trang 21

2.2 Một vài mô hình tăng trưởng kinh tế

"Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế về cả lý thuyết lẫn ứng dụng thực tiễn Ở mỗi một quốc gia khác nhau sẽ lựa chọn những mô hình khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia đó Dù vậy, điểm

chung của các mô hình tăng trưởng kinh tế đều hướng tới lý giải nguồn gốc của

tăng trưởng kinh tế Từ đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ dễ dàng lựa chọn mô hình sao cho phù hợp với điêu kiện của nước mình

2.2.1 Mô hình KarLMarx

Theo Marx, đất đai, lao động, vốn và tiễn bộ kỹ thuật là các yếu tổ tác động

đến quá trình sản xuất Đặc biệt là lao động sản xuất ra giá trị thặng dư và cũng theo Marx, lao động là một loại hàng hóa đặc biệt được các nhà tư bản mua trên thị trường và tiêu thụ trong quá trình sản xuất, hàng hóa sức lao động của thé tạo ra giá

-_ trị lớn hơn bản thân nó -

Marx cũng đưa ra khái niệm tông sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm được sản xuất trong thời gian nhất định gồm tư bản bất biến, tư bản khả biến và gia tri

thang du (C+V+m) va thu nhập quốc dân bằng tổng sản phẩm xã hội trừ đi các hao

phí trong sản xuất bao gồm tư bản khả biến và thang du (V+m) la hai chi tiéu dé do

_ lường kết quả hoạt động của nén kinh té (Phan Thic Huan, 2007) |

Mô hình này có mặt hạn chế là việc dự báo sai so với thực tế ngày nay các nước phát triển đã biết tận dụng tiềm năng sáng tạo của con người để ứng dụng vào phát triển những thành tựu khoa học công nghệ để tăng năng suất lao động Vì trước đây Marx cho rằng tỷ lệ lợi nhuận giảm dần là do tích lũy vốn giảm dẫn đến việc bốc lột sức lao động trong chế độ tư bản

2.2.2 Mô hình Rada

Mô hình này cho rằng, lao động và vốn chính là 2 yếu tố chính cho sự tăng trưởng kinh tế Tang trưởng kinh tế đựa vào hai khu vực chính là nông nghiệp và công nghiệp Tiêu biểu là mô ô hình Lewis của trường phái Tân cô điển, mô hình cho

Trang 22

thấy tỉ số đầu tư công nghiệp và tích lũy tư bản trong khu vực hiện đại có tính chất quyết định sự mở rộng sản xuất trong khu vực, tuy những giả định chủ yếu của

Lewis không gắn được với thực tế và thể chế của hầu hết các nước phát triển hiện

nay, nhưng có thê nói mô hình hai khu vực của Lewis có giá trị đối với kinh tế học phát triển, là công trình đầu tiên về tiến trình phát triển, sự chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang khu vực công nghiệp hiện đại và sự thay đổi cơ cầu kinh tế là một bước đột phá quan trọng

Mô hình thay đổi cơ cấu của Cheney chỉ ra rằng khi thu nhập đầu người tăng

lên sẽ dẫn đến sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp (Phan Thúc Huân, 2007)

2.2.3 Mô hình Harrod-Domar

Có thể nói mô hình Harod- Domar được thể hiện bằng hàm sản xuất đơn giản nhất và nỗi tiếng nhất, được sử dụng trong phân định và phát triển kinh tế Mô | hình này được sử dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển nhằm xác định mối _- quan hệ giữa tăng trưởng và tác yêu cầu về vốn, với giả thuyết hảm sản xuất có hệ số tương quan có định và hiệu suất không đổi theo quy mô Mô hình này chủ yếu chú trọng đến vai trò của tích lũy vốn trong quá trình tăng trưởng (Perkins và cộng `

sự, 2010)

_ Mô hình này cho rằng mọi nền kinh tế phải dành một tỉ lệ thu nhập nhất định

để bù đắp những hao mòn của trữ lượng vốn đã đầu tư, còn gọi là khấu hao trữ | lượng tăng trưởng thì tất yếu phải có đầu tư mới, hay còn gọi là đầu tư thuần Với

giả thuyết là năng suất không đổi theo quymô và giả định tỷ phần giữa vốn và lao

động cũng không đổi từ hàm sản xuất Y=f (K, L) đã được biến đổi thành: g= s/k-d,

công thức này là một điểm nhắn của lý thuyết tăng trưởng Harrod-Domar, nó phản

ảnh tốc độ tăng trưởng được xác định bởi tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (s), hệ số ICOR

(k) và tỷ lệ khấu hao (đ) (Nguyễn Trọng Hồi,2007)

2.2.4 Mơ hình Robert Solow

Trang 23

tế Solow, được phát triển bởi Robert Solow năm 1956, và đến nay được xem như là

một mô hình tăng trưởng tân cô điển chuẩn trong hệ thống lý thuyết tắng trưởng

kinh tế trong dài dạn

Mô hình này giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, có thê được giải thích bằng nguôn vốn và lao động Nhưng trong dài hạn, việc tăng vốn sản xuất chỉ làm cho nền kinh tế đạt trạng thái dừng Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn, sẽ có mức sản lượng tăng cao hơn trong ngắn hạn, để tăng trưởng

_ kinh tế trong dài hạn thì phải khoa học kỹ thuật phải tiến bộ (Đào Duy Huân, 2013)

-_ Mô hình Solow được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình tăng trưởng Solow với hàm Cobb-Daulagss mở rộng, có bổ sung thêm các biến từ nghiên cứu trước có liên quan để giải thích cho quá trình tăng trưởng kinh tế tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long

2.2.5 Mô hình tăng trưởng kinh tế theo kinh tế học hiện đại

Các nhà kinh tế học hiện đại ngày nay, với quan niệm sự cân bằng kinh tế dựa theo mô hình của Jonh Maynard Keynes cho rằng sự cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết phải đạt ở mức sản lượng tiềm năng, mà thường là ở dưới mức sản lượng tiềm năng Trong điều kiện bình thường, nền kinh tế vẫn có thất nghiệp và lạm phát ở mức cho phép tùy vào hoàn cảnh mỗi quốc gia, vì thế nhà nước cần phải xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được Sự cân băng của nên kinh tê được xác dịnh khi tông cung và tông câu gặp nhau

Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng các yếu tố đất đai, tải nguyên là những yếu tố cố định và có xu hướng giảm dần, và những yếu tố này được sử dụng dưới đạng Vốn (K) Vì vậy, có 3 yếu tổ chính tác động đến tăng trưởng kinh tế tế là Vốn (K), Lao động (L), và yếu tố năng suất tổng hợp TEP (Total Factor Productivity) Trong đó K, L là những yếu tố có thê lượng hóa được sự tác động đến tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, TFP được xem là chất lượng tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu thông qua tác yếu tố: khoa học kỹ thuật, các yếu tố thể chế,

Trang 24

đặc điểm văn hóa, tôn giáo (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006) 2.2.6 Hàm sản xuất Cobb-Douglass

Mô hình Cobb-Douglass cho rang tang trưởng kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố như: vốn, lao động, tài nguyên, và đặc biệt là khoa học kỹ thuật, điều này được thể hiện qua hàm số: Y=T K*LRỶ và sau khi biến đổi, xác lập được mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng của các biến số: g =t+ oK+ BL+ %r; trong đó g là tốc độ tăng trưởng GDP, và k, I, r là tốc độ tăng trưởng của các yếu tô đầu vào (sản xuất, lao động, tài nguyên), t la tác động của khoa học công nghệ vảo tăng trưởng kinh tế

Mô hình lograrit kép phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau, một cách tổng quát, mô hình ‹ sản xuất Cobb _Douglass lograrit được khai triển như sau: InY,= Bo + BạlnXa¡ + B:ÌnX:¡ + BlnXx¡ + U¡ với Bo=ln¡ và ÿ¡, j = l.k là độ co giãn riêng của

Y đối với X; khi X;( #j) không đổi (Trần Trọng Luật, 2014)

Những mô hình tiêu biểu phía trên là những mô hình đại diện cho các trường

phái kinh tế từ: truyền thống, cổ điền, tân cổ điển cho đến các mô hình hiện đại; mỗi

một trường phái đều có những cách tiếp cận vấn đề khác nhau nhằm giải thích cho nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế Tuy vậy, những mô hình cũng không giải thích được hết toàn bộ tất cả mọi vẫn đề mà thực tế vẫn còn tổn tại trong nền kinh

z A

te

Thông qua các mô hình kinh tế, các nhà nghiên cứu hiện đại đã được thừa kế

một khung phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, trong đó đã nhận mạnh đến tầm quan trọng của Vốn (K), lao động (L), đồng thời cũng khẳng định sự tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực là những yếu tố cực kỳ quan trọng tác động mạnh đến quá trình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, một địa phương, và đây cũng là lý luận chính để tác giả thực hiện trong nghiên cứu của mình

Nghiên cứu này kế thừa lý thuyết tăng trưởng hiện đạikế thừa tầm quan trọng

của Vốn (K), Lao động (L) trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế học hiện đại kết hợp

Trang 25

để xác định mức độ tác động của cơ sé ha tang đến tăng trưởng kinh tế tại khu vực

ĐBSCL trong giai đoạn 2009 -20 13

2.2.7 Nhận xét về một số mô hình tăng trưởng kinh tế

Mỗi mô hình kinh tế đều thể hiện được những quan điểm khác nhau về cùng một vẫn đề đó là tăng trưởng kinh tế, nhưng khác nhau là mỗi mô hình sẽ có những

cách đo lường tác động của các yếu tổ khác nhau Tuy vào mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, hoàn cảnh xã hội khác nhau sẽ có những mô hình được lựa chọn sao cho

phù hợp

2.3 Các yếu tô tác động đến tăng trưởng kinh tế

Trong nền kinh tế, có rất nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế từ

nhiều khía cạnh khác nhau Cụ thể như sau:

Hình 2.1: Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

Thị trường tiền tệ: lãi

suật, cung tiên Vv /ZT Tăng trưng Cầu: C+I+@G + — kìm tổ mm Khác: các 'Z Thị trường ngoại yêu tô còn lại hoi: ty gia Cung: Vốn, lao động, công nghệ, khác Nguồn: tác giả tổng hợp

Trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào khía cạnh Cung, bao gồm các yếu tố đầu vào của nền kinh tế như: vốn, lao động, công nghệ, khác

23.1 Vẫn

Vốn đầu tư là toàn bộ những chỉ tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất

Trang 26

và một sô chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu bồ sung tài sản cố định và tải sản lưu động Có nhiêu cách phân loại vốn đâu tư, phân theo cấp quản lý, phân theo khoản mục đâu tư, phân theo nguôn vốn, phân theo ngành kinh tế (Niên giám thống kê TPHCM, 2012 trích bởi Trần Trọng Luật, 2014)

2.3.1.1 Von dau tw trong nuoc

Nguồn vốn đầu tư trong nước tiết kiệm của Chính phủ và tiết kiệm khu vực

ngoài quốc doanh - khu vực tư nhân (Trần Trọng Luật, 2014):

* Tiết kiệm của chính phủ gồm tiết kiệm của ngân sách và tiết kiệm của

doanh nghiệp nhà nước: Scp = SNs + Spy |

* Tiết kiệm của khu vực ngoài quốc doanh gồm tiết kiệm của cá nhân, các hộ

gia đình và tiết kiệm của doanh nghiệp tư nhân 2.3.1.2 Vốn đầu tr nước ngoài

Các nước đang phát triên tiệp cận nguôn vôn đâu tư từ nước ngoài qua 2 con

đường: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp -

\ ` a ` `

* Đâu tư trực tiêp nước ngoài (FD]) là một hoạt động đâu tư nhăm đạt được

những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên một nền kinh tế khác nền kinh tế của nước đầu tư, nhà đầu tư nắm quyền kiểm soát đoanh nghiệp

(IMEF,1997 trích bởi Nguyễn Hồng Chung, 2012)

* Vôn đâu tư trực tiếp nước ngoài (FD]) là việc nhà đâu tư nước ngoài đưa _

vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bat ki tai san nao dé tiến hành các hoạt động đầu

tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Vốn đầu tư trực tiếp | nước ngoài là vốn để thưc hiện dự án, bao gồm vốn pháp đỉnh và vốn vay (Niên

giám thống kê TPHCM, 2012 trích bởi Trần Trọng Luật, 2014)

Trang 27

Vốn đầu tư của các cơ sở kinh tế thuộc các loại hình và các thành phần kinh tế trong các ngành kinh tế quốc dân,với mục đích tăng thêm tài sản cố định, tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm cả đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, mô hình quản lý mới Tăng vốn đầu tư làm tăng tông cung và tổng cầu, do đó sẽ tác động đến sản lượng của nên kinh tế và thúc đây tăng trưởng kinh tế

“Trong đó vốn được xem là yếu tổ vật chất đầu vào tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế Vốn sản xuất đứng ở gốc độ vĩ mô được đặt ra ở khía cạnh như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng Việc gia tăng thêm vốn là gia tăng năng lực sản xuất, là cơ sở tăng thêm sản lượng tác động trực tiếp đến tăng trưởng

kinh tế Vì vậy, vốn có vai trò hết sức to lớn đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát biển (Nguyễn Đăng Khoa, 2013) Do còn hạn chế về dữ liệu nên

nghiên cứu này chỉ xem xét đến mức độ thay đổi của nguôn vốn đầu tư vào cơ sở hạ

tầng

-2.3.2 Cơ sở hạ tầng

2.3.2.1 Khái niệm cơ sở hạ tằng

Theo Snieska và cộng sự (2009), cơ sở hạ tang bao gồm cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng kinh tế được xác định là cơ sở hạ tầng nhằm thúc

đây hoạt động kinh tế, như đường giao thông, sân bay, cảng biển, điện, viễn thông,

nước sạch và vệ sinh môi trường Cơ sở hạ tầng xã hội (như trường học, thư viện,

các trường đại học, trạm y tế, bệnh viện, tòa án, viện bảo tàng, nhà hát, sân chơi,

công viên, đài phun nước và tượng đài) được định nghĩa là cơ sở hạ tầng nhằm thúc đây các tiêu chuẩn y tẾ, giáo dục và văn hóa của dân số - hoạt động có cả hai tác động trực tiếp và gián tiếp đến phúc lợi

Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường glao thông, đường ham, cau, đường sắt, sân

bay; bến cảng, kênh mương, tàu điện ngầm và tàu điện, đập, thủy lợi, đường ống

nước, máy lọc nước, hệ thống cống rãnh, các nhà máy xử lý nước, bãi và các lò đốt

rác, nhà máy điện, đường dây dién-va mang lưới phân phối, đường ống dẫn dầu và

ˆ

Trang 28

khí đôt, trao đôi qua điện thoại và mạng lưới, thiệt bị sưởi âm (Prud"homme,

2004)

Vì sự phong phú của cụm từ "cơ sở hạ tầng", nên tùy theo mục tiêu nghiên cứu và dữ liệu khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về cơ sở hạ tầng sao cho phù hợp Do còn hạn chế về dữ liệu nên trong nghiên cứu này sử dụng các yếu

tố cho cơ sở hạ tầng kinh tế như sau: năng lượng, viễn thông, đường bộ, cảng biển,

sân bay, cửa khâu quốc tê

2.3.2.2 Môi liên hệ giữa cơ sở hạ tảng và tăng trưởng kinh tế

Theo Báo cáo phát triển thế giới (1994) về vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với phát triển, và được cũng cố bởi Perkins và cộng sự (2005) đã khẳng định rằng giữa cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế có một sự liên quan chặt chẽ, tác động qua lại với nhau Cũng theo tác giả, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và vốn con người thúc đây tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh như sau:

e Giảm chỉ phí giao dịch và tạo điều kiện cho các dòng thương mại trong hước

qua biên giới |

° Kich thích hoạt động của kinh tế của hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, từ

đó đòi hỏi chính phủ phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu về cơ sở hạ tằng ở

những nơi khác nhau

e Giảm chi phi đầu vào cho doanh nghiệp, hoặc làm cho doanh nghiệp hiện tại có nhiều lợi nhuận hơn

© Tạo việc làm, giảm bớt tình trạng thất nghiệp Xây dựng các nhà ở xã hội để hỗ trợ những người có thu nhập thấp

e© Tăng cường nguồn lực con người, ví dụ như tăng cường tiếp cận các trường học và các trung tâm y tê

Trang 29

Ngoài ra, WorldBank (1994) cũng cho rằng dịch vụ cơ sở hạ tầng bao gồm điện, giao thông, viễn thông, cung cấp nước và vệ sinh mơi trường, an tồn và xử lý chất thải là trọng tâm trong các hoạt động của hộ gia đình và sản xuất kinh tế, mang tính thiết yếu cho sự phát triển kinh tế Cải thiện phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường phúc lợi góp phân thúc đây tăng trưởng kinh tế thông qua việc giảm ngèo đói

và bất bình đẳng (Estache và cộng sự, (2002); World Bank (2003), (2006))

_ Theo Prud’homme (2004), dau tu phat triển cơ sở hạ tầng có hai hiệu ứng Một là, thúc đây nhu cầu trong các hoạt động kinh tế khác mà trong đó nó là dòng

chảy Hai là, phát triển cơ sở hạ tầng tự cãi thiện các dịch vụ sẵn có và cải thiện

năng suất của khu vực tư nhân và nền kinh tế nói chung Đóng góp của cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua bảng sau:

Hình 2.2 Mối liên hệ giữa cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế Loi ich hé ‘gia dinh Meé réng thi trưởng Cai thién phúc lợi Nguồn: (Prud'homme, 2004) Tăng trưởng kinh té 2.3.2.3 Năng lượng (điện) tác động đến tăng trưởng kinh tế

Theo Lê Quốc Tuấn (2012), năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất Có thể chia -_ làm hai dạng: năng lượng chuyển hóa toàn phần (năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân) và năng lượng tái tạo (đăng lượng mặt trời, năng lượng điện, năng lượng

`

Trang 30

gió, năng lượng thủy triêu, năng lượng sóng biển, năng lượng địa nhiệt và năng lượng sinh học) Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng năng lượng điện đề đại diện cho biên năng lượng

Năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng đóng một vai trò thiết yếu trong nên kinh tế thông qua cung và cầu Đối với cầu, năng lượng (điện) là một

trong những sản phẩm người tiêu dùng quyết định mua để tối đa hóa tiện ích của

mình Đối với cung, nang lượng (điện) là một yếu tố quan trọng của sản xuất ngoài vốn, lao động, nguyên vật liệu đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia, là một yếu tố quan trọng thúc đây tăng trưởng kinh tế và cả

thiện mức sống (Chontanawat và cộng sự, 2006)

Điện là một hình thức lính hoạt của năng lượng, là nguồn lực quan trọng cho | cuộc sống hiện đại.Ngoài ra, điện là một yếu tố cơ bản của cơ sở hạ tầng, là thành phần thiết yếu cho sự phát triển kinh tế Trong tất cả các nền kinh tế, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa mở rộng, tăng trưởng dân SỐ, tiêu chuẩn mức sống và thậm chí hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nhu cầu sử dụng điện | của các nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp ngày cảng cao hơn Điều này đã góp |

phần 'thúc đây tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia (Masuduzzaman, 2012; Akomolafe và cộng sự, 2014)

Tiêu thụ điện năng góp phần góp phần vào quá trình sản xuất thông qua việc bổ trợ cho các yếu tố đầu vào khác như: vốn và lao động Cùng với vốn và lao động, tiêu thụ điện năng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thúc đây tăng trưởng kinh tế (Olusanya và cộng sự, 2012) Mặt khác, phát triển kinh tế làm tăng nhu cầu về hàng hóa lâu dài, mà sự tiêu thụ đó đòi hỏi sự gia tăng niức tiêu thụ điện Vì vậy, các chính sách cần tập trung vào việc thúc đây tiêu thụ điện, đặc biệt là trong các lĩnh vực dân cư và thương mại để thúc đây tăng trưởng kinh tế, các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo cung cấp điện ở mức đủ để không la van dé can

Trang 31

Điện là một dạng chính của năng lượng, nhằm cải thiện các điều kiện kinh tế

- xã hội ở các nước Nhằm duy trì mức độ tăng trưởng kinh tế thì việc đầu tư vào lĩnh vực điện là không thể thiếu Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ

_ giữa điện năng tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế Nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi cho quan hệ nhân quả này Van dé 1a, (i) tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc tiêu thụ điện tăng, hoặc (ï) tiêu thụ điện tăng dẫn đến tăng trưởng kinh tế Để đưa ra những khuyến nghị cho nghiên cứu này, tác giả chỉ xác định mối quan hệ một chiều của tiêu thụ điện đến tăng trưởng kinh tế

2.3.2.4 Đường bộ tác động đến tăng trưởng kinh tế

Theo Luật giao thông đường bộ Việt Nam (2008), Nghị quyết số

51/2001/QH10, khoản 1 điều 3 quy định, đường bộ bao gồm: đường bộ, cầu đường

bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ Vận tải đường bộ là một trong năm lĩnh vực cơ bản của ngành giao thông vận tải

Tác động của giao thông vận tải đường bộ đối với các hoạt động kinh tế đã

| được nghiên cứu rất sâu rộng trong thời gian qua Đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông có thể làm tăng hiệu quả kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp Vận tải đường bộ là một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất, vì nó góp phần thúc đây quá trình trao đối hàng hóa giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất, Cải thiện hệ thống giao thông có thể làm tăng sản lượng của doanh nghiệp bằng cách giảm các chỉ phí yếu tố đầu vào theo thuyết tối đa hóa lợi ích theo quy mô (Banister va cong su, 2000 trich boi Patricia Melo va cộng sự, 2013)

Vai trò chủ yếu của giao thông vận tải đường bộ là làm giảm thời gian di chuyên giữa các thành phần kinh tế, hạn chế các trở ngại do khoảng cách địa lý giữa các vùng Việc phát triển mạng lưới cơ sở hạ tang đường bộ giúp các (i) doanh nghiệp: liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau chặt chẽ hơn, nhanh chóng tiếp cận và đa dạng các nguồn cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất, đồng thời giúp cho

doanh nghiệp cung ứng đầu ra cho thị trường kịp thời (ii) Đối với hộ gia đình: thỏa

mãn nhu cầu đi lại của người dân, việc tiếp cận các dịch vụ y té, giao duc duoc

Trang 32

thường xuyên hơn, tiếp cận hàng hóa và các dịch vụ tiện ích khác một các nhanh chóng, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống (The Report of Menistry of Transport New Zealand, 2014)

Một trong những đóng góp quan trọng của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

nói chung và đường bộ nói riêng đối với tăng trưởng kinh tế là: "hiệu ứng tích lũy

tăng trưởng" Nền kinh tế tích lũy xảy ra khi các tác nhân kinh tế (các đoanh nghiệp, | công nhân) được hưởng lợi từ việc gần gũi với các tác nhân kinh tế khác Khi nút thắc giao thông được cởi mở, sự tăng cường liên kết giữa các nguồn lực kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn, phát huy tối đa sự cộng hưởng từ các nguồn lực kinh tế, giúp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng tương tác với nhau một cách nhanh chóng Và khi đó, hiệu suất của nền kinh tế sẽ được cải thiện nhanh chóng (Graham, 2007)

_ Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế thông qua: (0) tổ chức lại, hợp lý hóa sản xuất, phần phối và khai thác sử dụng tài nguyên đất, (ii) tạo hiệu ứng tốt (tăng nguồn cung) trên thị trường lao động từ đó giảm chi phí tuyển và sử dụng lao động, (ii) sản lượng sản xuất

được gia tăng khi chỉ phí vận chuyển thấp, (iv) kích thích đầu tư vào nền kinh tế, (v)

phát triển và mở rộng các thị trường tiềm năng mà trước đây còn khó khăn trong : việc tiếp cận, (vi) tạo thu nhập cho lao động tại khu vực và giải quyết được việc

làm, giảm thất nghiệp (Got David, 1999)

_2.3.2.5 Viễn thông tác động đến tăng trưởng kinh tế

Theo điều 1 Luật Viễn thông Việt Nam (được bổ sung sửa đổi 2009) quy định: viễn thông bao gồm những vấn đề liên quan đến việc truyền thông tin (trao đổi hay quảng bá thông tin) giữa các đối tượng qua một khoảng cách, nghĩa là bao gồm bất kỳ hoạt động liên quan tới việc phát/nhận tin tức (âm thanh, hình ảnh, chữ viết, đữ liệu ) qua các phương tiện truyền thông (hữu tuyến như đường dây kim loại, cáp quang hoặc vô tuyến hoặc các hệ thống điện từ khác)

Trang 33

_dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại Ngày nay các

thiét bj vién thông là một thành phần cơ bản của hệ thống hạ tầng

Theo Trần Đăng Khoa (2007), viễn thông là cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, viễn thông tác động đến sản xuất kinh đoanh một cách tổng hợp và đa dạng trên nhiều phương điện khác nhau như: (¡) tạo điều kiện cung cấp mọi thông tin cơ bản

cần thiết cho sản xuất và thúc đây các hoạt động sản xuất kinh đoanh, lựa chọn

phương án tính toán tối ưu các yếu tố đầu vào và đầu ra; (ii) tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyên đôi cơ cấu sản xuất và cơ cau kinh tế xã hội, thúc đây phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện dai hoa; (iti) tạo tiền đề và mở rộng thị trường trong nước, gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, thúc đây quá trình đưa

đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, (iv) Góp phần thúc đây quá trình chuyên

đổi cơ chế kinh tế, phương thức quản lý tổ chức sản xuất Hệ thống thông tin di

động, truyền số liệu, internet phát triển sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong quản lý cả tầm vĩ mô vả vi mô

Đầu tư vào viễn thông tác động đến tăng trưởng kinh tế cũng giống như đầu tư vào các loại cơ sở hạ tầng khác Giúp doanh nghiệp giảm chỉ phí sản xuất và tăng | doanh thu bang cách gián tiếp thông qua việc gia tăng kiến thức, sự tiếp cận thông tin của người lao động và thông tin củả thị trường tiêu dùng Từ đó có thể hoạch định những chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp một cách tương đối chính xác Mặc khác, phát triển mạng lưới viễn thông cũng giúp cho người lao động dé dang tiép cận được các thông tin chính xác về thị trường lao động Việc mua bản và môi giới

dựa trên việc tiếp cận thông tin về sản phẩm và giả cả, từ đó đây nhanh, hiệu quả

các hoạt động thương mại (Alleman và cộng sự, 1994)

Đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông thúc đây tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều hình thức Thứ nhất, đầu tư vào viễn thông giúp cho ngành viễn thông tăng trưởng.với các sản phâm đi kèm như: truyền hình cáp, thiết bị viễn thông dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với các hàng hóa và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất Thứ hai, lợi ích của các tác động gián tiếp giúp cho các doanh nghiệp tiết

`

Trang 34

kiệm được chi phí giao dịch và tăng doanh thu thông qua sự tương tác liên tục giữa

các thành phần kinh tế khi hệ thống thông tin thị trường được cải thiện Thứ ba, làm

tăng khả năng tham gia thị trường của các công ty mới Vì vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông có tác động lan tỏa và đóng quan trọng trong quá trình thúc đây _ tăng trưởng kinh tế (Roller và Waverman, 2001)

Theo Lam và cộng sự (2010), nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển viễn thông và tăng năng suất của ngành viễn thông ở các nước khác nhau trên thế giới Kết quá chỉ ra rằng có mối quan hệ hai chiều giữa tổng sản phẩm

trong nước (GDP) và phát triển ngành viễn thông (được đo bởi mật độ điện thoại)

Cùng quan diễm ấy, Eggleston và cộng sự (2002), cho thấy răng viễn thông cơ bản có thể tạo ra một sự đột phá bằng cách làm cho thị trường hiệu quả hơn thông qua việc phô biến các thông tin và giảm hiện tượng thông tin bất cân xứng trong thị trường Thông qua đó, người dân có thể tiếp cận với thị trường tốt hơn nhằm cải thiện mức sống của người nghèo và thúc đây tăng trưởng kinh tế

2.3.2.6 Cảng hàng không tác động đến tăng trưởng kinh tế

Theo điều 23 chương III Luật hàng không dân dụng Việt Nam (2006), cảng

hàng không là một tô hợp công trình bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi và đến, thực hiện địch vụ vận chuyên hàng không Sân bay là một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước được xây dựng để đảm bảo cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và duy chuyền

Cảng hàng không được phân thành các loại sau đây:

a)Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyên quốc tế và vận chuyền nội địa;

Trang 35

cách hỗ trợ các doanh nghiệp tại sân bay, cung cấp dịch vụ vận chuyển cho hành khách và cư dân, đi chuyện hàng hóa hàng không (Smith, 2012) Cụ thê như sau:

e Tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh tế khi khách hàng sử dụng hàng hóa và dịch vụ tại cảng hàng không Các lợi ích gắn liền với các hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp và tô chức Chính phủ Tạo ra việc làm, thu nhập va chi tiêu cho lao động đang làm việc tại các công ty trong khu vực cảng -hàng không

e Tác động gián tiếp là kết quả của việc lưu thông và tái chỉ tiêu của tác động trực tiếp trong nền kinh tế Điều này có thể xảy ra nhiều lần và liên tục với

hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp, khi nhân viên của họ chỉ tiêu đối với

các hàng hóa và dịch vụ khác

e Chất xúc tác: Cảng hàng không là chất xúc tác quan trọng trong việc cải thiện năng suất của các doanh nghiệp và trong việc thu hút các hoạt đồng kinh tế khác chang han nhu: FDI, du lịch Đồng thời, mở rộng thị trường tiềm năng sang các nước khác, là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước phát triển

2.3.2.7 Cảng biển tác động đến tăng trưởng kinh tế

Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Nghị định 71/2006/NĐ-CP Cảng biển là một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc, bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ôn, nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công việc chuyển giao hàng hóa/hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang các tàu biên hoặc ngược lai, bao quan va gia công hàng hóa, va phuc vu tat cả các nhu cầu neo đậu trong cảng Ngoài ra nó còn là trung tâm phân phối, trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ, trung tâm cư dân của cả một vùng hấp: dẫn Châm ngòi cho việc phát triển các khu công-nghiệp ven biển, thúc đây sự phát

triển chung của khu vực

| _Theo điều 59 và 60 Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Quyết dinh 16/2008/QD-

TTg ngày 28/01/2008, của các cảng-biển Việt Nam được chia làm ba loại Loại I là `

Trang 36

cảng biên đặc biệt quan trọng phục vụ việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc liên vùng; loại II là cảng biên quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của vùng, địa phương; loại III là cảng biển phục vụ hoạt động của doanh nghiệp

Loại I: Các cảng biên được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng phục vụ các dịch _Vụ container quốc tê, các dịch vụ container liên vùng và các dịch vụ vận tải quốc tế

truyền thống có quy mô lớn

- Loại II: Các cảng biên được sử dụng chủ yếu cho vận tải ven biển và/hoặc XNK quy mô nhỏ

Loại II: Các cảng biển được sử dụng dành riêng cho công ty hoặc ngành công nghiệp có hàng hóa chính là quặng sắt, than, gỗ, dăm gỗ, hóa chất, dầu hoặc hàng hóa công nghiệp khác

- Cảng biển góp phần tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại địa phương và khu vực lân cận Doanh nghiệp địa phương có thê (i) giam chi phí thông qua việc tiếp cận được nhiều nguồn cung đầu vào giá rẻ, (1) tập trung chuyên môn hóa vào những lĩnh vực mà các nên kinh tế khu vực có lợi thế so sánh, (11) tăng doanh thu khi mở rộng thị trường tiềm năng và giải quyết đầu ra cho sản phẩm nội địa (Ferrari

và cộng sự, 2012) Sóc

Trong quá trình toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia bằng đường biển đang là xu hướng chính và được nhiều quốc gia áp dụng bởi sự tiện ích của nó như: khối lượng vận chuyển lớn, chỉ phí thấp, an toàn Đây cũng là lý do chính để thu hút các nhà đầu tư FDI quan tâm Từ đó giúp cho kinh tế tại địa phương có cảng biển tăng trưởng tốt hơn

2.3.2.8 Cửa khẩu quốc tẾ tác động đến tăng trưởng kinh tế

Trang 37

cảnh (trừ trường hợp được miễn thị thực nhập cảnh) Hàng hóa xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế bao gồm tất cả các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính ngạch, tiểu _ ngạch và hàng hóa quá cảnh, Nghị định số (112/2014/NĐ-CP)

2.3.3 Lao động đối với tăng trưởng kinh rễ

Lao động là hoạt động có ý thức của con người, đó là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động cải biến nó tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình và xã hội (Dương Ngọc Thành và cộng sự, 2013)

Theo Bộ luật Lao động (2012) lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tỉnh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo ` hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động

Theo Nguyễn Đăng Khoa (2013) lao động là một yếu tố không thể thiếu và cố một vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Lao động ở đây không chỉ

thể hiện số lượng lao động mà cả chất lượng lao động, chất lượng chính là kiến thức

và kỷ năng mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm Trong nghiên cứu này sử dụng tổng số lực lượng lao động vatrinh độ lực lượng lao động dé dai điện cho lao động

Theo Bộ luật Lao động (2012) lao động được phân thành các loại như sau: lao động đang làm việc, lao động trong độ tuổi, lao động ngoài độ tuổi, lao động

khu vực nông thôn, thành thị

Lao động đang làm việc: Là những người đang làm việc để tạo ra thu nhập, - thời gian làm việc chiếm nhiều thời gian nhất trong các công việc mà người đó tham gia Lao động đang làm việc không giới hạn trong độ tuổi lao động mà bao gom những người ngoài độ tuổi đang tham gia lao động

ao động trong độ tuổi: Là những lao động trong độ tuổi theo qui định của nhà nước có nghĩa vụ và quyên lợi đem sức lao động của mình làm việc cho xã hội

Trang 38

Theo qui định của bộ luật lao động hiện hành, độ tuổi lao động tính từ 15 đến hết 60

tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 55 tuổi đối với nữ |

Lao động ngoài độ tuổi: Là những lao động chưa đến hoặc quá tuôi lao động

qui định của nhà nước, bao gồm nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi và thanh niên

dưới 15 tuổi

Trong các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, KarlMarx, Lewis và Solow đều cùng khẳng định vai trò quan trọng của lao động trong việc phát triển kinh tế Cùng quan điểm ấy, theo Nguyễn Thị Cành và cộng sự (2019) cho rằng cùng với vốn đầu tư thì lao động cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong thời gian qua

2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài a Roller va Waverman (2001)

Nghiên cứu tác động của cơ sở hạ tầng viễn thông đối với tăng trưởng kinh tế cho các nước OECD và các nước công nghiệp Dữ liệu nghiên cứu là đữ liệu bảng gồm 35 quốc gia gồm: 21 quốc gia thuộc tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) và 14 quốc gia công nghiệp mới Thời gian nghiên cứu: 1970 - 1990 Phương pháp (mô hình) nghiên cứu:log(GDPp) = agrt ai log(Kp) + a¿ log(TLEp) + ayPEN¿t a¿rÐ

it

Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu xác định mức tác động của viễn thông đối với tăng

trưởng kinh tế là tích cực |

b Calderon và cộng sự (2008)

— Nghiên cứu tác động của phát triển cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng tại tiểu vùng Sahara Châu Phi trong giai đoạn 1960 - 2005 Ứng

dụng mô hình tăng trưởng nội sinh: IK; = 0,603In(“*) + 0,613 In(“?) +

Trang 39

lượng cơ sở hạ tầng đóng góp một phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế và làm giảm bất đình đăng

c Estache va Veredas (2005)

Nghiên cứu các vẫn đề của cơ sở hạ tầng tác động đến tăng trưởng kinh tế tại 4] quốcg 1a Châu Phi trong giai đoạn 1976 - 2001 Nghiên cứu xây dựng mô hình hdiq uy tuyén tinh don giản lần lượt các biến: giáo dục, viễn thông, điện, đường bộ, nước, điều kiện vệ sinh môi trường.Kết quả nghiên cứu:tác động của cơ sở hạ tầng bao gồm: giáo dục, viễn thông, năng lượng, đường bộ, nước sạch và điều kiện vệ sinh đối với tăng trưởng kinh tế là tích cực tại khu vực châu Phi In(GDP pc) =

5.0295 + 0.7459In(Education)R2 = 0.5161; In(GDP pc) = 6496 +

| 0.4741 n(Telecoms)R2 = 0.6149; In(GDP pc) = 7.8424 + 0.8814In(Electricity)R2 = _ 0.4747; In(GDP pc) = 11.675 + 0.573 1ln(roads)R2 = 0.5649; In(GDP pc) = 1.6734 + 1.4946ln(Water)R2 = 0.3567; In(GDP pc) = 5.6365 + 0.3801!n(Sanitation)R2 = 0.0801

d Canning và cộng sự (2004)

Nghiên cứu tác động lâu dài của việc cung cấp cơ sở hạ tầng đối với thu nhập bình quân đầu người trong một bảng dữ liệu của các quốc gia trong giai đoạn 1950-1992 Phương pháp nghiên cứu được thừa kế từ Barro (1990) và có một số _ thay đổi cho phủ hợp Mô hình nghiên cứu như sau: Ÿ;¿ = A;KƑG; B Lạ} SE Trong đó:

Y, 1a sản lượng đầu ra tại thời điểm t (thu nhập bình quân đầu người) A, 1a năng suất tông hợp tại thời điểm t

G; vén cơ sở hạ tầng bao gồm viễn thông, điện, đường bộ Để đơn giản, tác giả giả định (te) là tỷ trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại thời điểm t Như vay Gis sé được tính như sau: G,4, = tY;

'K, là vốn khác tức là không phải vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại thời điểm t Tác giả giả định tỷ lệ đồng tiền bị mất giá theo thời gian p6) K¿¡ sẽ được tính như

sau: K;,, = (1 — 1;)s¥, TC

Trang 40

Ly la tong số lực lượng lao động tại thời điểm t

Mô hình được viết lại như sau: GC ea = = At+i5”Œ — tr)r (Oe G =e

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng không gây ra hiệu ứng tác động lâu dài đến tăng trưởng, tức là phát triển cơ sở hạ tầng cũng chịu tác động bởi quy luật lợi ích giảm dần Và sẽ có một mức giới hạn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng (điểm đừng) Nếu dưới mức nảy thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ góp phần làm tăng

thu nhập bình quân đầu người (được áp dụng cho các quốc gia kém phát triển và các

quốc gia đang phát triển), và ngược lại nếu trên mức này sẽ làm giảm mức thu nhập

lâu dài (đối với một số quốc gia phát triển) `

e Lall và cộng sự (2007)

Nghiên cứu Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế khu vực, động lực tăng trưởngvà các chính sách có liên quan đối với Ấn Độ Với tập đữ liệu bảng bao gồm 24/28 tiểu bang trong thời gian 1981 - 1996, dé tai sử dụng ham sin xuất Cobb - Dauglass mở rộng kế thừa từ (Aschauer, 1989; Mannell, 1990):

Yi = ag Kf Le GES Fie Và được viết lại như sau:

| Ln(Vie — Yit-1) = do + BylnKip-1 + BolnLita + B3InGir1 + eit

Trong đó: |

dạ: hệ số góc

B1,B2,B3: các hệ số hồi quy của mô hình

Ln(Y¡ - Y¡¿¡) là log của tăng trưởng kinh tế tại địa phương thứ i,

LnK;¿: là log của tổng nguồn vốn đầu tư tư nhân tại địa phương ¡, thời điểm t-]

Ngày đăng: 12/01/2022, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w