Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của các ngành công nghiệp mới - Mục tiêu: hiểu rõ sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc và ở "Vành đai Mặt Trời ".[r]
Trang 1Ngày soạn: 18/01/2018 Tiết 43
Bài 40: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN
THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KỲ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “VÀNH ĐAI
MẶT TRỜI”
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
- Hiểu rõ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi trong phân bố sản xuất công nghiệp Hoa Kì
- Hiểu rõ sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng công nghiệp Đông Bắc và ở "Vành đai Mặt Trời "
2 Kĩ năng
- Phân tích lược đồ
- Phân tích một số hình ảnh cụ thể về các ngành công nghiệp hiện đại
3 Thái độ
- Tự giác tích cực say mê học tập
- Phản hồi, lắng nghe tích cực, giao tiếp khi thảo luận nhóm
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên
- BGĐT
- Lược đồ công nghiệp Hoa Kỳ
- Hình ảnh về công nghiệp Hoa Kỳ
2 Học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới
III PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm
- Động não, suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ, trình bày 1 phút, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật chia nhóm
IV HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1 Ổn định lớp (1phút)
2 Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 15 phút Câu 1: Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của Ca-na-da và Mê-hi-cô? Gần đây
sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì biến đổi như thế nào? (5đ)
Câu 2: Ý nghĩa của việc thành lập hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)? (5đ)
Trang 2Đáp án và biểu điểm Câu 1:
- Các ngành công nghiệp quan trọng của Ca-na-đa và Mê-hi-cô:
+ Ca-na-đa: Khai thác khoáng sản, luyện kim, lọc dầu, chế tạo xe lửa, hóa chất, công nghiệp gỗ, bột giấy và giấy, công nghiệp thực phẩm (1,5đ)
+ Mê-hi-cô: khai thác dầu khí và quặng kim loại màu, hóa dầu, chế biến thực phẩm (1,5đ)
- Gần đây sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì biến đổi: các ngành công nghiệp gắn với
công nghệ kĩ thuật cao như sản xuất máy móc tự động, điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ được phát triển rất nhanh ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương, làm xuất hiện “Vành đai Mặt Trời” (2đ)
Câu 2:
Ý nghĩa của việc thành lập hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA):
- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới (1,5đ)
- Chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu ở Mehicô, tập trung phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao ở Hoa Kỳ, Canada (2đ)
- Mở rộng thị trường nội địa, thế giới (1,5đ)
3 Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1: Vùng công nghiệp
truyền thống Đông Bắc Hoa Kì
- Mục tiêu: Hiểu rõ cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi
trong phân bố sản xuất công nghiệp
Hoa Kì
- Hình thức tổ chức: dạy học cá nhân
- Thời gian: 12 phút
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn
đáp, đàm thoại, động não, kĩ thuật hỏi
và trả lời
Học sinh quan sát hình 37.1 ; 39.1 và
kiến thức đã học cho biết:
? Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa
Kì?
? Tên các ngành công nghiệp chính ở
đây?
? Tại sao các ngành công nghiệp
truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa
Kì có thời kì bị sa sút?
1.Vùng công nghiệp truyền thống
ở Đông Bắc Hoa Kì
1 Vị trí:
- Nằm phía ĐB, lãnh thổ của các QG trải rộng từ Hồ Lớn ven bờ ĐTD
- Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc HK: + Đô thị trên 10 triệu dân: Niu I-ooc + Đô thị 5 - 10 triệu dân: Oa-sinh-tơn, Ôt-ta-oa, Si-ca-gô
+ Đô thị 3 - 5 triệu dân: Phi-la-đen-phi-a, Môn-trê-an, Tô-rôn-tô, Đi-tơ-roi
2.Tên các ngành CN chính:
Luyện kim đen, luyện kim màu, hoá chất, đóng tàu, dệt, cơ khí, khai thác
và chế biến gỗ
3.Các ngành truyền thống vùng CN
ĐB HK có thời kỳ sa sút vì:
- CN lạc hậu
- Bị khủng hoảng KT liên tiếp
- Cạnh tranh thị trường buôn bán gay gắt với LM Châu Âu
Trang 3Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát
triển của các ngành công nghiệp
mới
- Mục tiêu: hiểu rõ sự thay đổi trong
cơ cấu sản xuất công nghiệp ở vùng
công nghiệp Đông Bắc và ở "Vành
đai Mặt Trời "
- Hình thức tổ chức: dạy học theo
nhóm
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn
đáp, đàm thoại, suy nghĩ cặp đôi
-chia sẻ, trình bày 1 phút, kĩ thuật -chia
nhóm, kĩ thuật hỏi và trả lời
GV chia lớp thành các nhóm để tìm
hiểu các nội dung sau:
- Quan sát hình 40.1 và kiến thức đã
học cho biết:
? Hướng chuyển dịch vốn và lao động
ở Hoa Kì?
? Tại sao có sự chuyển dịch vốn và
lao động trên lãnh thổ Hoa Kì?
? Vị trí của vùng công nghiệp "Vành
đai Mặt Trời" có những thuận lợi gì?
.
.
2 Sự phát triển của các ngành công nghiệp mới
1 Hướng chuyển dịch vốn và LĐ:
Từ Đông Bắc Hoa Kì xuống vành đai công nghiệp mới ở phía Nam
2 Có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì vì:
Tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh
mẽ của vành đai công nghiệp mới ở phía nam trong giai đoạn hiện nay
3.Vị trí của vùng CN “Vành đai Mặt Trời”có thuận lợi:
- Gần biên giới Mêhicô, dễ nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá sang các nước Trung và Nam Mĩ
- Phía Tây thuận lợi cho việc giao tiếp (xuất nhập khẩu) với châu Á - Thái Bình Dương
4 Hướng dẫn về nhà (2’)
- Xem lại bài thực hành và nghiên cứu trước nội dung bài 41 “Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ”
Trang 4Ngày soạn: 20/01/2018 Tiết 44
Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
- HS hiểu rõ vị trí, giới hạn Trung và Nam Mĩ
- Đặc điểm điạ hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti, khu vực Nam Mĩ
2 Kĩ năng
- Đọc và phân tích lược đồ để tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình Trung và Nam Mĩ
3 Thái độ
- Tự giác tích cực say mê học tập
- Phản hồi, lắng nghe tích cực, giao tiếp khi thảo luận nhóm
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh
II CHUẨN BỊ
1 Giáo viên
- BGĐT
- Bản đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ
2 Học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới
III PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm
- Động não, suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ, trình bày 1 phút, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật chia nhóm
IV HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1 Ổn định lớp (1phút)
2 Kiểm tra bài cũ: Không
3 Bài mới
- Giới thiệu: Với diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng, trải dài theo phương kinh tuyến
từ xích đạo đến vòng cực, Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu môi trường trên Trái Đất
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: hiểu rõ vị trí, giới hạn Trung và
Nam Mĩ, đặc điểm điạ hình eo đất Trung Mĩ và
quần đảo Ăng ti
- Hình thức tổ chức: dạy học cá nhân
1 Khái quát tự nhiên
*Vị trí và diện tích: hơn 20,5 triệu
km² được bao bọc bởi 2 đại dương lớn
Trang 5- Thời gian: 12 phút
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, đàm
thoại, động não, kĩ thuật hỏi và trả lời
? Dựa vào H 41.1 xác định vị trí, giới hạn
của Trung và NM
? Khu vực Trung và NM giáp các biển và
đại dương nào? (Thái Bình Dương, Đại Tây
Dương và biển Caribê)
? Khu vực Trung và NM gồm những
phần đất nào của châu Mĩ ?
H trả lời
G chốt
Quan sát H 41.1:
? Eo đất TM và quần đảo Ăngti nằm
trong MT nào? (Môi trường nhiệt đới)
? Có gió gì hoạt động thường xuyên?
hướng gió ? (Gió tín phong, hướng đông nam
=> nên phía đông mưa nhiều hơn phía tây).
? Đặc điểm địa hình eo đất TM và quần
đảo Angti như thế nào?
H trả lời
G chốt
+ Hệ thống Cóocđie chạy dọc BM, kết thúc ở
eo đất TM Đoạn này phần lớn là núi và cao
nguyên
+ Quần đảo Ăngti: tựa như vòng cung từ
vùng vịnh Mêhicô Bờ đại lục NM.
? Giải thích vì sao phần phía Đông eo đất
TM và các đảo thuộc vùng biển Caribê lại có
mưa nhiều hơn phía Tây?
H giải thích
? Vậy khí hậu và thực vật phân hoá theo
hướng nào?(đông - tây)
a Eo đất TM và quần đảo Ăngti
+ Eo đất TM: nơi tận cùng của dãy Cooc- đi- e
+ Quần đảo Ăngti: gồm vô số đảo quanh biển Caribê
- Phần lớn nằm trong MT nhiệt đới, có gió tín phong đông nam thường xuyên thổi
- KH - TV có sự phân hoá theo hướng Đ - T
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: hiểu rõ đặc điểm điạ hình khu vực
Nam Mĩ
- Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, đàm
thoại, suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ, trình bày 1
phút, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật hỏi và trả lời
Quan sát H41.1và lát cắt địa hình NM dọc theo
b Khu vực Nam Mĩ
- Có 3 khu vực địa hình:
+ Phía tây: Dãy núi trẻ An-đét cao hơn và đồ sộ nhất châu Mĩ nhưng chiếm diện tích nhỏ hơn Cóocđie
+ Đồng bằng ở giữa: cao phía Bắc , thấp dần phía Nam
+ Phía đông là các sơn nguyên
Trang 6vĩ tuyến 20° Nam cho biết đặc điểm điạ hình
Nam Mĩ?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, nghiên cứu
các khu vực đại hình
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ
sung
GV chuẩn xác kiến thức:
- Phía Tây: hệ thống Anđét
- Ở giữa là ĐB Amadon: lớn nhất TG
- Phía Đông: sơn nguyên
- GV cho HS so sánh địa hình Trung và Nam
Mĩ với Bắc Mĩ:
* Cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ cũng
giống như Bắc Mĩ, chỉ khác nhau ở chỗ:
+ Phía đông: Bắc Mĩ là núi già Apalat còn
Trung và Nam Mĩ là các cao nguyên.
+ Phía tây : Bắc Mĩ là núi trẻ Coocđie rộng,
thấp; còn Trung và Nam Mĩ có núi trẻ Anđet có
diện tích nhỏ nhưng cao đồ sộ.
+ Ở trung tâm: Bắc Mĩ là đồng bằng cao phía
Bắc và thấp dần về phía Nam; còn Trung và
Nam Mĩ có nhiều đồng bằng liên tục từ đồng
bằng Ô-ri-nô-cô đến Amdôn đến Pampa đều
thấp, trừ đồng bằng Pampa cao lên thành 1
cao nguyên.
? Xem lược đồ 41.1 nhận xét về sự phân bố
khoáng sản của Trung và Nam Mĩ?
(các loại khoáng sản tập trung chủ yếu ở vùng
núi và cao nguyên)
- Khí hậu và thực vật phân hoá sâu sắc theo hướng đông tây, bắc nam và thấp cao
4 Củng cố (6’)
- Quan sát lược đồ 41.1 nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ?
- So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ?
5 Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài và làm bài tập bài 41
- Nghiên cứu và chuẩn bị trước bài 42 “Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)”