1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Giáo án Hóa 8 tiết 40

4 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 17,54 KB

Nội dung

*Hoạt động 3: Phân loại - Mục tiêu: Xác định được cách phân loại oxit - Thời gian: 8 phút - Phương pháp dạy học: vấn đáp, đàm thoại, tính toán.. - Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, k[r]

Trang 1

Ngày soạn: 03/01/2020

Tiết 40

OXIT

I Mục tiêu

1, Kiến thức

Học sinh xác định được:

- Định nghĩa oxit

- Cách lập công thức oxit

- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại nhiều hoá trị, oxit của phi kim nhiều hoá trị

- Khái niệm oxit axit, oxit bazơ

2, Kĩ năng

- Phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một chất cụ thể

- Gọi tên một số oxit theo CTHH hoặc ngược lại

- Lập CTHH của oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể, tìm hoá trị của nguyên tố

3, Về tư duy

- Các thao tác tư duy: so sánh, khái quát hóa

- Rèn luyện khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình

4, Thái độ, tình cảm

- Giáo dục tính cẩn thận, yêu thích bộ môn.

5, Các năng lực được phát triển

- Phát triển cho HS năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề

II Chuẩn bị

+GV: Bảng phụ, BGĐT

+Hs: phiếu học tập, nghiên cứu trước nội dung bài mới

III Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

- PP: Vấn đáp, đàm thoại, tái hiện lại kiến thức, chơi trò chơi

- KT: Kĩ thuật hỏi và trả lời

IV Tiến trình bài giảng

1, Ổn định lớp (1p)

Kiểm tra sĩ số

2, Kiểm tra bài cũ (7p)

+ Nêu k/ n sự oxi hoá và phản ứng hoá hợp? Lấy ví dụ

+ Chữa bài tập 2/87

Trang 2

3, Bài mới

*Hoạt động 1: Định nghĩa oxit

- Mục tiêu: Trình bày được định nghĩa oxit.

- Thời gian: 7 phút

- Phương pháp dạy học: vấn đáp, đàm thoại

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật hỏi và trả lời

GV sử dụng các công thức hoá học sản phẩm mà

h/s viết ở góc bảng phụ, yêu cầu học sinh nhận

xét về thành phần các oxit đó

? Vậy oxit là gì

+Gv nhắc lại cho h/s

+Gv chiếu bài tập 1 sau: Trong các hợp chất sau,

hợp chất nào thuộc loại oxit:

a, K2O b, CuSO4 c, Mg(OH)2 d, H2S

e, SO3 f, Fe2O3 g, H2SO4

Các hợp chất là oxit là: a, e, f

? Các hợp chất còn lại không phải là oxit, vì sao?

* Hoạt động 2: Công thức

- Mục tiêu: Phát biểu được công thức của oxit.

- Thời gian: 5 phút

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, đàm

thoại, tái hiện kiến thức

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi

GV yêu cầu h/s nhắc lại qui tắc hoá trị đối với

hợp chất 2 ngtố, nhắc lại thành phần của oxit

? Hãy viết công thức chung của oxit

*Hoạt động 3: Phân loại

- Mục tiêu: Xác định được cách phân loại oxit

- Thời gian: 8 phút

- Phương pháp dạy học: vấn đáp, đàm thoại, tính

toán

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật

giao nhiệm vụ

? Theo em dựa vào thành phần, có thể chia

I Định nghĩa oxit

+ Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi

+Ví dụ: K2O, SO3, Fe2O3, CaO, P2O5

II Công thức

MxOy Trong đó:

M: kí hiệu của 1NTHH có hóa trị a

O: kí hiệu của oxi

=> a x = II y

III Phân loại

a, Oxit axit:

Trang 3

oxit thành mấy loại (2 loại)

? Em hãy cho biết kí hiệu của một số phi kim

thường gặp

? Em hãy lấy ví dụ 3 oxit axit

+GV chiếu nội dung sau:

CO2 - axit cacbonic: H2CO3

P2O5 - axit photphoric: H3PO4

SO3 - axit sunfuric : H2SO4

? Vậy oxit axit là gì

+Tương tự gv yêu cầu h/s nêu ví dụ các kim loại

thường gặp, sau đó lấy ví dụ oxit bazơ

+ GV chiếu nội dung sau:

K2O - bazơ tương ứng: KOH - Kalihiđroxit

CaO - bazơ tương ứng: Ca(OH)2 - Canxihiđroxit

MgO - bazơ tương ứng Mg(OH)2 - Magiehiđroxit

? Vậy oxit bazơ là gì?

………

………

*Hoạt động 4: Cách gọi tên

- Mục tiêu: Xác định được cách gọi tên các oxit.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, đàm

thoại

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi.

+GV nêu nguyên tắc đọc tên oxit

+ Lưu ý đối với kim loại và phi kim có nhiều hoá

trị

+GV yêu cầu h/s đọc tên oxit bazơ ở phần trên?

+Đọc tên các oxit axit ở phần trên?

+ GV chiếu bài tập 2:

Trong các oxit sau, oxit nào là oxit xit ? Oxit nào

là oxit bazơ: Na2O, CuO, Ag2O, CO2, N2O5,

SiO2, Fe2O3, SO2 Hãy gọi tên các oxit đó

CO2, P2O5, SO3

Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

b,Oxit bazơ:

K2O, CaO, MgO

Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

IV Cách gọi tên

Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit

+Nếu kim loại có nhiều hoá trị đọc kèm hoá trị

+Nếu phi kim có nhiều hoá trị đọc kèm tiền tố chỉ số nguyên

tử phi kim, số ngtử oxi

4, Củng cố (5p)

+ GV cho học sinh chơi trò chơi theo nhóm: Dán các tấm bìa có ghi các CTHH vào phần tên gọi (ghi trên bảng phụ)

Gồm các CTHH sau: CO2, BaO, Fe2O3,SO3,SO2, CuSO4, NaCl, H2SO4, Mg(OH)2, P2O5, CuO

+Yêu cầu các nhóm nhắc lại nội dung chính của bài

5, Hướng dẫn về nhà (2p)

+Học bài, làm bài tập: 1,2,3,4,5/91/sgk

Trang 4

+ Đọc bài: Điều chế oxi Phản ứng phân hủy.

Ngày đăng: 07/01/2022, 06:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+GV: Bảng phụ, BGĐT - Giáo án Hóa 8 tiết 40
Bảng ph ụ, BGĐT (Trang 1)
w