Hoàn cảnh ra đời, các thành tựu văn học, nghệ thuật của phong trào văn hoá phục hưng ở tây âu thế kỷ XIV XVI đồng thời, phân tích những điểm tiến bộ và hạn chế về mặt tư tưởng của phong trào văn hoá phục hưng

17 40 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hoàn cảnh ra đời, các thành tựu văn học, nghệ thuật của phong trào văn hoá phục hưng ở tây âu thế kỷ XIV   XVI  đồng thời, phân tích những điểm tiến bộ và hạn chế về mặt tư tưởng của phong trào văn hoá phục hưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÀI TIỂU LUẬN

Tên đề tài: Hoàn cảnh ra đời, các thành tựu văn học, nghệthuật của Phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu thế kỷ

XIV - XVI Đồng thời, phân tích những điểm tiến bộ và hạnchế về mặt tư tưởng của Phong trào văn hoá Phục hưng ở

Tây ÂuHọc phần: Lịch sử văn minh thế giới

Phòng thi: 865003_2002Họ và Tên: Lâm Tâm NhưMSSV: 3119530079

Khoa: Giáo dụcLớp: DTL1192

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021

Trang 2

II NỘI DUNG 1

1 Hoàn cảnh ra đời của Phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu thế kỷ XI - XVI 1

1.1 Tiền đề kỹ thuật: in, máy móc, tàu,… 1

1.2 Tiền đề xã hội: cách mạng xã hội, cải cách tôn giáo, hình thành các dân tộc thốngnhất 2

1.3 Tiền đề tư tưởng: Chủ nghĩa nhân văn tư sản 2

1.4 Xuất hiện ở Italia – cái nôi của văn minh Hy - La cổ đại 2

2 Các thành tựu văn học của Phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu thế kỷ XIV -XVI 23 Các thành tựu nghệ thuật của Phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu thế kỷ XIV -XVI 3

4.Những điểm tiến bộ và hạn chế về mặt tư tưởng của Phong trào văn hoá Phục hưng ởTây Âu 4

4.1 Nội dung tư tưởng của Phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu 4

Trang 3

PGS TS Nguyễn Đức Hòa (2010), Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới, NXB Trẻ,

đây là giáo trình chính thức đầu tiên của sinh viên Đại học Sài Gòn Sách đã trình bày tổngquát các nền văn minh trên thế giới với hệ thống lý thuyết mới về văn minh, văn hóa

PGS TS Nguyễn Đức Hòa (2018), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Đại học quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh Đây là giáo trình chính thức của sinh viên Đại học Sài Gòn Giáotrình đã trình bày tổng quát các nền văn minh trên thế giới với hệ thống lý thuyết mới và tàiliệu cập nhật, có bổ sung, sửa chữa khi tái bản.

Vũ Dương Ninh (1991), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội Đây là

giáo trình ĐHTH HN Giáo trình đã trình bày tổng quát các nền văn minh chủ yếu thế giới.

Trang 4

W Durant, Lịch sử các nền văn minh trên thế giới (The History of Civilization) do

Nguyễn Hiến Lê dịch (2000), 4 tập, NXB Văn hóa Thông tin là bộ sách về các nền văn minhtrên thế giới với nhiều thông tin khoa học mới.

3.Phương pháp nghiên cứu, thực hiện Bài tập Tiểu luận

Bài Tiểu luận sử dụng hai phương pháp chủ yếu:

Phương pháp lịch sử: để chia nội dung đề tài làm các phần, được trình bày qua các sự

kiện cụ thể, các con số và qua trình tự thời gian lịch sử của phong trào Phục hưng ở Tây Âuthế kỷ XIV-XVI.

Phương pháp logic: khái quát đặc điểm, tính chất để tổng hợp vấn đề về các thành

tựu của phong trào Phục hưng ở Tây Âu.

4 Nội dung của Tiểu luận

Nội dung 1: Hoàn cảnh ra đời của Phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu thế kỷ

Trang 5

Nội dung 4: Những điểm tiến bộ và hạn chế về mặt tư tưởng của Phong trào văn hoá

Phục hưng ở Tây Âu.

PHẦN NỘI DUNG

1 Hoàn cảnh ra đời của Phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu thế kỷ XI - XVI

1.1 Tiền đề kỹ thuật: in, máy móc, tàu

- Phong trào Phục hưng diễn ra trong hoàn cảnh ở Tây Âu có nhiều biến đổi lớn lao Đó làthời kỳ Tây Âu có các phát minh quan trọng như kỹ thuật in ấn năm 1440 của Johannes

1

Trang 6

Gensfleisch Gutenberg (1400 - 1468), kỹ thuật khai mỏ, luyện kim, sử dụng guồng nước chạymáy, v.v…cùng những tiến bộ khoa học làm đảo lộn những quan niệm phản động của giáo hộiThiên chúa Đây cũng là thời kỳ phát kiến địa lý đem lại sự giàu có cho chủ nghĩa tư bản

ở Tây Âu, giúp giai cấp tư sản phát triển, khoa học, kỹ thuật và mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

1.2 Tiền đề xã hội: cách mạng xã hội, cải cách tôn giáo, hình thành các dân tộc thốngnhất

Điều kiện cơ bản dẫn đến sự ra đời của phong trào Phục hung là sự xuất hiện quan hệ sảnxuất tư bản chủ nghĩa.

Thế kỷ XIV - XVI cũng là thời kỳ diễn ra những cải cách tôn giáo ở khắp Tây Âu, thựcchất là cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra dưới nhãn hiệu tôn giáo của giai cấp tư sản chốngphong kiến, giáo hội Đồng thời ở Tây Âu cũng diễn ra cuộc đấu tranh sôi nổi của giai cấpnông dân chống lại sự áp bức bóc lột của lãnh chúa phong kiến và tăng lữ, làm hậu thuẫncho cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản.

Từ thế kỷ XIV trở đi, xuất hiện chủ nghĩa dân tộc do thị trường dân tộc và các quốc giadân tộc đang hình thành ở Tây Âu (ở Anh, Pháp và Tây Ban Nha) Chủ nghĩa dân tộc trởthành chỗ dựa cho giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra dưới hình thức tưtưởng, văn hóa và tôn giáo (4, tr.180).

Trang 7

1.3 Tiền đề tư tưởng: Chủ nghĩa nhân văn tư sản

- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản càng tạo nên những biện động to lớn về tư tưởng, văn hóa.

Chủ nghĩa nhân văn tự sản (Humanisme) một trào lưu tư tưởng mới ra đời, đối lập với hệ tư

tưởng lỗi thời của phong kiến và Giáo hội Thiên chúa Nếu Giáo hội chỉ coi trọng thế giớibên kia, xem nhẹ cuộc sống hiện tại, bóp chết lý trí, kìm hãm và trói buộc tư tưởng, tình cảmcon người bằng lối sống khổ hạnh, thì chủ nghĩa nhân văn tư sản lại đề cao sự tự do cho conngười và hưởng thụ cuộc sống trần thế Phong trào Phục hưng diễn ra trên nhiều lĩnh vực,nhiều thành tựu lớn lao, trong đó ý thức hệ tư sản chiếm địa vị chi phối.

1.4 Phong trào Phục hưng xuất hiện ở Italia – cái nôi của văn minh Hy - La cổ đại

- Phong trào Phục hưng diễn ra đầu tiên ở Italia, không chỉ vì đây là cái nôi của văn minh Hy- La cổ đại, mà ở đây còn có các công quốc thành thị do giai cấp tư sản nắm quyền như

Florencia, Venice, Milano,… Ở các công quốc thành thị tự do này, quan hệ tư bản chủ nghĩa

chiếm địa vị thống trị, giai cấp tư sản rất giàu có (chẳng hạn như dòng họ Medicis) đã tài trợmạnh mẽ cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật Do tác động của cuộc chiến tranh Pháp - Ý,thành tựu Phục hưng ảnh hưởng mạnh sang Pháp, tiếp đó lan sang các nước khác ở Tây Âuvà Trung Âu như Hà Lan, Anh, Đức, Thuỵ Sĩ, Tiệp Khắc (3, tr.225)

2 Các thành tựu văn học của Phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu thế kỷ XIV-XVI

Văn học Phục hưng bắt đầu với các tác phẩm bất hủ của Ba tác gia lối lạc người Italia là

Dante, Petracca, Boccaccio:

Trang 8

Người mở đầu cho văn học Phục hưng ở Italia là Alighieri Dante (1265 - 1321), tác giả của

Hài kịch thần thánh nổi tiếng (la Divina Comedia) Ông còn sáng tác nhiều tác phẩm viết bằng

2

Trang 9

tiếng Latinh và tiếng Italia với nội dung phê phán giáo hội, thể hiện lòng yêu quê hương tha

thiết Tuy tác phẩm Hài kịch thần thánh mượn chủ đề tôn giáo, nhưng Dante đã để cho

những nhân vật lịch sử quen thuộc (như Caesar, Platon, Giáo hoàng Boniface VIII, nhà thơVergil) nói thay cho tác giả thể hiện sự phán xét về thiện-ác và tỏ thái độ phê phán sâu cay

giáo hội Thiên chúa Giá trị tư tưởng chủ yếu của Hài kịch thần thánh là ở nội dung chống

giáo hội đầy tội lỗi và phản động.

Petracca (1304 - 1374) đã để lại nhiều tuyệt tác văn học chịu ảnh hưởng theo phong cách

thi sĩ cổ điển đặc biệt là ảnh hưởng của Vergil của La Mã cổ đại Ông viết trường ca Châu

Phi, ca ngợi những người La Mã đi chinh phục Carthage Ông đặt ra loại thơ trữ tình 14 câu

gồm một phần 8 câu, một phần 6 câu và mỗi phần có vần điệu riêng Những bài thơ tình củaông gửi nàng Lora trở thành mẫu mực cho thơ trữ tình Italia.

Boccaccio (1313 - 1375) nổi tiếng với tác phẩm Murời ngày (Decameron), trong đó ông

chế giễu thói mộ đạo giả dối, sự dâm đãng của các tu sĩ, sự xấu xa của nhà thờ và cổ vũ mộtcuộc sống vui vẻ, hưởng lạc cho mọi người Sự đả kích của tác giả đối với nhà thờ Thiênchúa giáo La Mã tuy nhẹ nhàng nhưng rất sâu cay.

Erasmus (1466 - 1536) được người đời coi là đệ nhất học giả của nền văn học Phục hưng,

bởi tác phẩm của ông chứa đựng tính tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn tự sản Ông chỉ tríchlối giáo dục giả dối của nhà thờ tạo ra Ông đả kích những lập luận của triết học kinh viện,

chế giễu bọn giáo sĩ, quan lại và vua chúa Tán dương sự điên rồ là tác phẩm xuất sắc nhất

của Erasmus, mạnh mẽ đả kích nhà thờ, tăng lữ, kể cả Giáo hoàng dựa vào sự dốt nát của

Trang 10

con người mà lũng đoạn xã hội,… Tác | phẩm này rất nổi tiếng ở Tây Âu, được tái bản tới 7

lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng ở châu Âu (1, tr.189).

Một học giả vĩ đại của văn học Phục hưng là nhà văn Pháp Francois Rabelais (14911

-1553) Cuộc đời đáng chán của người khổng lồ Gargantua và người con Pantagruel của

ông là một tác phẩm hài hước bất hủ Qua tác phẩm này ông kịch liệt phê phán xã hội phongkiến, chế giễu bọn tăng lữ dốt nát, độc ác Rabelais ca ngợi những đức tính tốt của con ngườivà tin rằng con người sẽ sung sướng nếu được tự do hoạt động Ông đề ra phương pháp họctập gắn với thực tiễn, chủ trương con người phải được tự do hoạt động và hưởng thụ.

Miguel de Cervantes (1547 - 1616) là tác giả của kiệt tác Nhà quý tộc Don Quixote xứ

Mancha, đả kích thời đại kị sĩ và chế độ phong kiến quá lỗi thời qua hình tượng lập dị của kị

sĩ Don Quixote Tác phẩm còn ca ngợi tình yêu thiết tha của ông với quê hương Tây Ban

Nha tươi đẹp (2, tr.200-201).

Vào giai đoạn cuối của văn học Phục hung, xuất hiện nhà soạn kịch vĩ đại William

Shakespeare (156 – 1616) Ông đã viết rất nhiều vở bi hài kịch nổi tiếng như Hamlet,

Romeo and Juliet, Ôtenlô v.v Những tác phẩm của ông mang đủ tính chất bi, hài kịch,

phản ánh muôn mặt đời sống xã hội đầy biến động của nước Anh vào thế kỷ XV - XVII.

3 Các thành tựu nghệ thuật Phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu thế kỷ XIV - XVI

Trang 11

Nghệ thuật Phục hưng thể hiện qua những thành tựu đỉnh cao trên các lĩnh vực hội họa,điêu khắc và kiến trúc Hội họa và điêu khắc thời Phục hưng đã tách khỏi sự lệ thuộc vàokiến trúc, trở thành các ngành nghệ thuật độc lập.

Kiến trúc Phục hưng là sự phục hồi nghệ thuật cổ điển, từ Gothic chuyển sang Romandùng nhiều đường ngang và kiến trúc cân đối Bên cạnh những giáo đường, các dinh thự vàcác lâu đài thời Phục hưng được xây cất và trang trí rất lộng lẫy, phản ánh sự giàu có củachính quyền chuyên chế và của thị dân.

Nghệ thuật hội hoạ và điêu khắc thời Phục hưng chỉ mượn chủ đề tôn giáo và những nộidung là phản ánh cuộc sống thực tiễn đang diễn ra Ngoài các đề tài lấy trong Cơ đốc giáo,các nghệ sĩ còn chú ý đến đề tài con người và các sinh hoạt đời thường Những tên tuổi lớn

phải kể đến Giotto (1266 - 1337), Botticelli (1444 - 1510), Leona da Vinci (1452 - 1519),

Mikenlangelo Buonarroti (1475 - 1564), Raphaelo Sanzio (1483 - 1520) ở Italia.

Họa sĩ thiên tài Leona da Vinci với những tuyệt tác như La Giocong, Bữa tiệc cuối cùng,

Đức mẹ đồng trinh trong hang đá, v.v mô tả hoạt động nội tâm và tính cách nhân vật.

Mikenlangelo là họa sĩ và là nhà điêu khắc vĩ đại, để lại những tác phẩm rất nổi tiếng như

các bức tranh Cuộc phán xét cuối cùng, Sáng tạo thế giới… cùng các bức tượng như Đavit,

Môidơ, Pieta.

Họa sĩ trẻ tuổi tài năng Raphaelo có những tác phẩm hội họa bất hủ như Trường học

Athens, Thánh mẫu, Cô làm vườn xinh đẹp, v.v Tranh chân dung của ông toát lên nét đẹp

Trang 12

tươi tắn của thiếu nữ, vẻ hồn hậu dịu dàng thánh thiện của người mẹ, dáng vẻ thiên thầnngây thơ của trẻ em (2, tr.200).

Dù còn mượn đề tài tôn giáo, nhưng các tác phẩm Phục hưng đã chú ý nhiều đến biểuhiện cá tính, nội tâm nhân vật Nghệ sĩ Phục hưng đã đưa hơi thở cuộc sống, phản ánh cácvấn đề xã hội trong các tác phẩm hội họa và điêu khắc Tuy còn chịu nhiều ảnh hưởng củacác bậc thầy nghệ thuật Hy - La cổ điển, nhưng các nghệ sĩ Phục hưng có cách diễn tả mới,biểu đạt tư tưởng qua các tác phẩm.

4 Những điểm tiến bộ và hạn chế về mặt tư tưởng của Phong trào văn hoá Phục hưng ở

Tây Âu

4.1 Nội dung tư tưởng của Phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu

Đầu tiên, tính cách mạng: phong trào Phục hưng đả kích sự dốt nát, xấu xa, phản động của

giáo hội Thiên Chúa và quý tộc phong kiến Các nghệ sĩ, các nhà khoa học và các nhà tưtưởng Phục hưng đấu tranh nhắm thẳng vào giáo hội Thiên Chúa là thế lực phong kiến lớnnhất và phản động nhất, cản trở bước tiến xã hội.

Thứ hai, tính nhân văn cao cả: phong trào Phục hưng chống lại quan niệm khắt khe, lỗi

thời của giáo hội trói buộc con người, kìm hãm tình cảm, lạc thú của cuộc sống trần thế.

Phong trào đề cao trí tuệ, tài năng, giá trị con người (đặc biệt là vẻ đẹp phụ nữ), đấu tranhđòi tự do, hạnh phúc cá nhân.

Trang 13

Thứ ba, tính khoa học sâu sắc: phong trào Phục hưng chống lại quan điểm phản khoa học,

chủ nghĩa duy tâm của phong kiến và giáo hội, đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội, khoa học.

4

Trang 14

Thứ tư, tinh thần dân tộc: phong trào Phục hưng đã đề cao tinh thần dân tộc, lòng yêu tổ

quốc và quý trọng tiếng nói của dân tộc mình Tinh thần dân tộc của phong trào Phục hưngđược biểu hiện qua lòng yêu nước, tin tưởng ở khả năng dân tộc, văn học nghệ thuật bằngtiếng nói và chữ viết của dân tộc mình.

Thứ năm, là tấm gương phản chiếu sức sống mạnh liệt của xã hội Tây Âu (2, tr.203).

4.2 Những điểm tiến bộ về mặt tư tưởng của Phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu

4.2.1 Những điểm tiến bộ

Nội dung tư tưởng của phong trào Phục hung đã thể hiện thái độ phản kháng của giai cấptư sản chống lại giáo hội Thiên chúa và chế độ phong độ phong kiến lỗi thời, là vật cản vớinhững tiến bộ xã hội.

Chống lại quan niệm sống khắc khổ, lạc thú của nhà thờ, giải phóng con người khỏixiềng xích Cơ đốc giáo, hướng vào những nhu cầu thực tiễn của con người.

Về khoa học, con người của thời đại Phục hưng không còn phụ thuộc vào thượng đế màcó khả năng hoạt động và sáng tạo to lớn, tư duy theo hướng thực tiễn, mở đường cho khoahọc công nghệ phát triển,

Tinh thần dân tộc được đề cao, cổ xuý cho lòng yêu nước.

Trang 15

Giai cấp tư sản dẫn đầu trong cuộc đấu tranh chống lại giáo hội.

4.4.2 Những điểm hạn chế của Phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu

Phục hưng là một phong trào mang tính tư tưởng của giai cấp tư sản, nên không tránhkhỏi những hạn chế nhất định Trước hết, giai cấp tư sản chống phong kiến và giáo hội chưatriệt để, vì giai cấp tư sản còn có những ràng buộc đối với các thế lực phong kiến và giáo hội(vẫn còn rất mạnh).

Trong khi đề cao giá trị con người, giai cấp tư sản lại ủng hộ sự bóc lột làm giàu, thể hiệnmâu thuẫn trong tư tưởng của giai cấp tư sản và cũng chính là hạn chế chủ yếu của phongtrào Phục hưng.

KẾT LUẬN

Phong trào văn hóa Phục hưng giáng đòn quyết định vào thần học và triết học kinh viện Phong trào là tấm gương phản chiếu sức sống mãnh liệt của xã hội Tây Áu lúc bấy giờ vàđã thu được nhiều thành tựu về mọi mặt.

Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn và hệ tư tưởng mới của giai cấp tư sản, nội dung

tư tưởng của phong trào Phục hưng mang nhiều điểm tiến bộ như cách mạng, nhân văn,

khoa học và dân tộc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 16

1 PGS TS Nguyễn Đức Hòa (2010), Giáo án Lịch sử văn minh thế giới, NXB Trẻ

2 PGS TS Nguyễn Đức Hòa (2018), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Đại học quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh.

3 W Durant, Lịch sử các nền văn minh trên thế giới (The History of Civilization), Nguyễn

Hiến Lê dịch (2000), 4 tập, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

5

Trang 17

4 Vũ Dương Ninh (1991), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Ngày đăng: 25/12/2021, 16:02