+ Mở rộng: Nước có thể cuốn trôi 1 số đồ vật và những dòng nước mạnh sẽ gây lũ có thể cuốn trôi nhà cửa , cây cối.. + Cho trẻ xem video cảnh lũ lụt cuốn trôi nhà cửa cây cối..[r]
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
PHÒNG GD & ĐT LAGI
GIÁO ÁN
CHUYÊN ĐỀ LẦY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”
Hoạt động ngoài trời
Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên
Nước có thể cuốn trôi 1 số đồ vật
Trò chơi: hứng nước
Dạy lớp : Mẫu giáo 5- 6 tuổi.
Giáo viên dạy: Phạm Thị Quỳnh Trân
Năm học : 2017 - 2018
Trang 2I Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết nước có thể cuốn trôi 1 số đồ vật
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý, sự nhanh nhẹn, khéo léo qua các hoạt động
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường
II Chuẩn bị:
- Âm thanh, loa máy Bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với”, “Giọt mưa và em bé”
- Một máng nước bằng bẹ chuối, 1 ca múc nước, chậu nhựa, xô nước sạch, một số vật nhỏ như bông hoa, lá cây, giấy, viên sỏi…
- Nước, chai đựng nước, bình tưới, bàn của trẻ
- Một số đồ chơi để trẻ chơi tự do: bể câu cá, khay nước, thuyền, cột bóng, bóng nhựa…
III Tiến hành:
HĐ1: Thí nghiệm cây cần nước để sống:
- Hát “Cho tôi đi làm mưa với” Mưa cho ta gì? Nước có đặc điểm, tính chất
gì?Cô khẳng định lại: Nước không màu, không mùi không vị, Nước luôn chảy từ trên cao xuống, nước hòa tan được một số chất Hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu thêm về nước nha!
- Cô có 1 cái máng, 1 cái ghế thấp, 1 cái chậu nước sạch, 1 cái ca,
- Tiến hành:
+ Cô kê máng nước 1 đầu đặt trên ghế, đầu còn lại đặt vào trong chậu Mời trẻ lên đặt các vật nhỏ (bông hoa, lá cây, giấy, viên sỏi …)vào trong lòng máng Hỏi trẻ: theo con khi đổ nước vào máng thì các đồ vật này có bị cuốn trôi không?
+ Sau khi trẻ trả lời, cô mời 1 trẻ lên dùng ca múc nước đổ từ từ vào máng Cho trẻ nhận xét hiện tượng( lá cây, bông hoa, giấy sẽ bị nước cuốn trôi, viên sỏi không bị nước cuốn trôi nếu đổ nước nhẹ.)
+Cô khẳng định cùng trẻ: Như vậy nước có thể cuốn trôi một số đồ vật + Mở rộng: Nước có thể cuốn trôi 1 số đồ vật và những dòng nước mạnh sẽ gây lũ có thể cuốn trôi nhà cửa , cây cối
+ Cho trẻ xem video cảnh lũ lụt cuốn trôi nhà cửa cây cối
Trang 3- Cô giáo dục: Để ngăn chặn dòng nước chảy mạnh và để tránh xảy ra lũ lụt theo con mình nên làm gì? Cô khẳng định lại: Không được chặt phá rừng bừa bãi
mà phải Trồng cây, gây rừng để ngăn chặn dòng chảy của nước, tránh xảy ra lũ lụt
HĐ2: Trò chơi “Hứng nước”
- Hình thức chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm xếp thành 3 hàng, từng trẻ lần lượt
chơi cho đến khi hết đoạn nhạc
- Cách chơi: Khi nghe nhạc cất lên, lấy 1 cái lá bàng gấp lại thành cái phểu, chạy trong đường dích dắc lên múc nước đổ vào chai có sẵn cái phểu, sau đó
chạy về cuối hàng bỏ lá vào rổ
- Luật chơi : Khi bạn chạy về cuối hàng thì bạn tiếp theo mới được xuất phát.
Kết thúc trò chơi, đội nào đong được nhiều nước nhất thì đội đó chiến thắng
HĐ 3: Chơi tự do.
- Vẽ nước trên sân => nắng bốc hơi nước
- Tưới cây, chơi với máng nước chảy, đong nước.
- Rửa đồ chơi
- Chơi vận động trên sân, ở khu vận động, chơi với đồ chơi có sẵn.
- Chơi ở góc thư viện thân thiện Chơi bán hàng ngoài sân
Nhận xét hoạt động