1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Thốt nốt doc

4 622 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 321,12 KB

Nội dung

THỐT NỐT Borassus flabellifer L., 1753 Tên đồng nghĩa: Borassus flabelliformis L., 1774 Tên khác: Thnaôt (Khơ me), cọ tan (Lào) Họ: Cau dừa - Palmae Tên thương mại: Toddy palm; wine palm; palmyra palm (E); Palmier à sucre; rônier; rondier (F) Hình thái Thân cột hoá gỗ cứng, hình trụ, đơn độc, mọc thẳng đứng, cao 20-30m, đường kính 60cm hay hơn thường có nhiều vòng do vết cuống lá để lại. Gốc hơi phình to. Lá mọc cách, xếp xoắn ốc, tập trung phía ngọn, thường 20-30 lá xoè rộng, cuống dài, có gai, phiến lá chất da, gần hình mắt chim đến hình quạt, đường kính 1-1,5m, xẻ chân vịt thành 60-80 thuỳ hình, thuôn dài, rộng 3cm, mép dính trên 1/2 chiều dài có gai nhỏ; cuống lá non có gốc phình rộng thành bẹ ôm lấy thân; gốc cuống lá già là hình tam giác rộng; hoá gỗ cứng, dài 60- 120cm, mép có gai thô. Thốt nốt - Borassus flabellifer L. 1. Dáng cây; 2. Quả; 3. Quả cắt ngang Cây đơn tính khác gốc, cụm hoa mọc trong tán lá, có cuống ngắn hơn chiều dài của lá. Hoa đực cái có hình dạng khác nhau: Cụm hoa đực lớn, dài đến 2m, gồm khoảng 8 nhánh hoa; mỗi nhánh mang 3 chùm hoa hình bông, nạc, dài 30-45cm, nhiều lá bắc xếp xoắn ốc lợp lên nhau; mỗi bông chứa khoảng 30 hoa, Hoa mẫu 3, với 6 nhị. Cụm hoa cái không phân nhánh, có các lá bắc dạng mo bao phủ, trục cụm hoá lớn, nạc, to hơn trục cụm hoa đực, mang nhiều lá bắc hình đấu; những lá bắc phía dưới thường không có hoa; những lá bắc sau mang hoa cái. Hoa cái to hơn hoa đực, mẫu 3; bầu 3 ô. Quả hạch hình cầu hay gần hình cầu, đường kính 15-20cm, nặng khoảng 1,5- 2,5(-3) kg/quả; khi non vỏ quả màu xanh, khi già màu tím sẫm hay đen; gốc có tồn tại, thường chứa 3 hạt hoá gỗ rất cứng; nội nhũ màu trắng, dạng cùi dừa, có vị ngọt. Phân bố Việt Nam: Thốt nốt phân bốcác tỉnh miền tây Đông Nam Bộ, giáp biên giới Cămpuchia từ Tây Ninh xuống đến Kiên Giang. Những tỉnh trồng nhiều thốt nốt là An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An Tây Ninh. Thế giới: Đây là loài cây thuộc vùng cổ nhiệt đới, mọc tự nhiên được trồng nhiều ở Ấn Độ. Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Cămpuchia, Lào. Cây còn phân bố ở New Guinea Bắc Australia. Đặc biệt được trồng nhiều nhất ở Ấn Độ, Myanmar và Cămpuchia. Có ý kiến cho rằng thốt nốt có nguồn gốc từ loài thốt nốt ethiopi – Borassus aethiopium Mart, phân bố tự nhiên ở châu Phi. Đặc điểm sinh học Thốt nốtcây nhiệt đới điển hình, mọc chủ yếu ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, có mùa khô tương đối dài. Cây ưa sáng, chịu được khô hạn, có thể mọc sâu vào trong nội địa,nó chịu được khô hạn hơn cây dừa có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất cát pha, giàu chất hữu cơ. Cây ưa địa hình bằng phẳng hay dốc nhẹ. Vùng đồng bằng ven biển, dọc sông suối là nơi thích hợp nhất để trồng phát triển loài cây này.Tuy vậy cũng có thể trồng thốt nốt ở độ cao tới 800m trên mặt biển.Tính chịu khô của thốt nốt rất cao, nó co thể mọc ở nơi có lượng mưa rất thấp (500-900mm/năm). Nhưng ở những vùng lượng mưa rất cao: 4.000-5.000mm/năm cũng có thể trồng thốt nốt. Tính chịu ngập của cây cũng khá cao. Cây thốt nốt là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật nhỏ như: dơi, chim, chuột, sóc, khỉ Nhiều nơi đã dùng cây thốt nốt để nuôi dơi lấy phân. Phân bố của thốt nốt ở Việt Nam Thốt nốt sinh trưởng, phát triển thích hợp nhất ở điều kiện nhiệt độ trung bình năm 23 0 C, nhưng cây cũng chịu được nhiệt độ rất cao (45 0 C) hoặc rất thấp (0 0 C). Trước đây có nhiều ý kiến cho rằng khí hậu miền Bắc Việt Nam không thích hợp với việc trồng cây thốt nốt, nhưng căn cứ vào đặc điểm sinh học của thốt nốt, miền bắc Việt Nam vẫn có thể trồng loài LSNG này. Cần thí nghiệm để đưa cây thốt nốt ra trồng ở nhiều vùng sinh thái của Việt Nam, đặc biệt là ở vùng ven biển Nam Trung Bộ. Thốt nốt ra hoa hàng năm, thụ phấn nhờ côn trùng hay gió. Hạt rất dễ nảy mầm khi được tiếp súc với đất ẩm Tuổi ra hoa của thốt nốt phụ thuộc vào độ cao phân bố. Ở độ cao ngang mặt biển cây ra hoa sớm hơn các cây trồng ở độ cao lớn hơn. Công dụng Thốt nốt là một loài cây LSNG đa tác dụng. Ở Ấn Độ đã thống kê đến 800 loại công dụng của thốt nốt. Hầu như bộ phận nào của cây cũng sử dụng được. Trước hết là lá dùng lợp nhà, thưng vách. Lá cuống lá cũng dùng để đan lát, làm lạt, đan buộc nón, hàng mỹ nghệ như lá cọ, lá buông, dừa nước. Thời xa xưa lá thốt nốt được dùng làm giấy để viết.Thân cây thốt nốt già được dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu cống, làm máng nước; ngọn thân chứa tinh bột có thể dùng để ăn khi đói. Gỗ thân, lá cọng lá được người dân địa phương dùng làm củi. Ở nhiều nước, dịch chảy ra từ cuống cụm hoa được chế biến thành rượu, đường, dấm Cùi nước trong quả non được ăn như quả cùi dừa, rất mát bổ. Cùi quả già giã nát được một thứ bột dẻo, trắng như bột nếp, dùng làm bánh tôm, bánh ú hoặc nấu chè. Ở một số vùng, thốt nốt được trồng làm cây chắn gió. Trong y học cổ truyền, cuống cụm hoa, cây non rễ thốt nốt được dùng làm thuốc. Cuống cụm hoa khi còn non dùng làm thuốc giải nhiệt, lợi tiểu khi bị sốt rét cao lách bị to. Nước vắt cuống cụm hoa sau khi nướng lên dùng để tẩy giun. Cây thốt nốt non hoặc rễ sắc lên, uống nước chữa vàng da, kiết lỵ, tiểu tiện khó khăn. Nước sắc rễ thốt nốt còn dùng chữa đau dạ dày, trị viêm gan (kinh nghiệm ở Vân Nam, Trung Quốc). Nước sắc vỏ, cho thêm ít muối làm nước xúc miệng tốt chặt chân răng. Nhựa cây thốt nốt chứa acid succinic; quả thốt nốt có polysaccharid. Thịt quả chứa các chất đắng flabeliferin I II. Vị đắng có thể loại bỏ do tác dụng của naringinase. Dịch cuống cụm hoa chứa 17-20% chất khô, trong 1 lít dịch với pH 6,7-6,9(7,5), thường chứa protein amino acid (360mg N), 13-18% sucrose, 110mg P, 1900mg K, 60mg Ca, 30mg Mg, 3,9IU Vitamin B 132mg Vitamin C. Trong 1lít dịch cũng chứa 4,5g chất tro. Một quả tươi có thể nặng đến 2.790g. Trong đó các thuỳ bao hoa nặng 175g (6,3%), vỏ quả ngoài 120g (4,3%), khối sợi vỏ quả giữa 66g (2,4%), phần cùi ăn được 1.425g (51,0%) 3 hạt 1.004g (36%). Hạt gồm vỏ 394g, nội nhũ 609g phôi nặng 1g. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Kỹ thuật trồng thốt nốt khá đơn giản, gần giống như dừa. Thốt nốt chỉ trồng được bằng hạt. Chọn các hạt khoẻ, phẩm chất tốt, vùi sâu 10cm, cự ly trồng 3-6m. Do hạt nảy mầm rất khó di chuyển (mầm dễ bị gãy) nên người ta không ươm cây non mà trồng trực tiếp bằng hạt. Thường trồng thốt nốt thành đám để sau này dễ thu hái lá hay khai thác dịch cụm hoa. Thường sau khi trồng 40-60 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm; chồi mầm (hypocotyl) xuất hiện đầu tiên; chồi được bẹ bao bọc. Chồi đâm sâu xuống đất đến 90-120cm. Đỉnh chồi hình thành một ống dài 15cm, rộng khoảng 2,5cm. Từ ống xuất hiện các rễ, tách ra từ bẹ, mọc ngược lên phía trên. Khoảng 9-12 tháng, ngọn của 1-2 chồi lá chui ra khỏi mặt đất, sau đó thành lá thật. Sau 4-6 năm cây mới hình thành thân. Mỗi năm thân tăng trưởng chiều cao khoảng 30cm. Trong điều kiện lập địa thích hợp, mỗi cây sinh ra 14 lá/năm hoặc 1 lá/26 ngày. Tán cây trưởng thành có khoảng 60 lá, tuổi thọ của lá khoảng 4 năm, 4 tháng. Điều kiện lập địa không thích hợp chỉ sinh 8 lá trong năm hoặc 1 lá/45 ngày. Khi đó cây chỉ có khoảng 30 lá tuổi thọ của lá cũng chỉ kéo dài 3 năm 9 tháng. Tuổi thọ của cây đến 150 năm; nhưng thời gian sử dụng chỉ khoảng 80 năm. Sau khi trồng khoảng 12-20 năm cây ra hoa. Hoa thường xuất hiện vào mùa khô. Chăm sóc: Sau khi trồng; thường không phải bón phân hoặc chăm sóc nhiều cho cây. Nhưng nếu được bón phân chăm sóc, năng suất lá dịch cuống cụm hoa sẽ cao. Khi cây có chiều cao quá lớn, khó trèo nên chặt bỏ. Cũng nên tỉa bớt cây đực trong khóm tăng hố lượng cây cái. Khai thác, chế biến bảo quản Thường bắt đầu khai thác dịch thốt nốtcây 25-30 tuổi kéo dài khoảng 80 năm. Khi cụm hoa xuất hiện, người khai thác phải trèo lên cây, cắt bớt lá xung quanh cụm hoa để dễ thao tác. Sau đó cắt phần đầu của cuống cụm hoa hứng dịch bằng một lá thốt nốt buộc túm treo vào cuống cụm hoa. Túm lá này có thể đựng trong một cái rổ cũng làm bằng lá thốt nốt hoặc bằng thân tre. Mỗi buổi sáng người thu dịch lại phải trèo lên cây, trút hết dịch mới chảy ra vào 1 bình chứa. Để tránh bị sớm lên men, cuống cụm hoa phải được rửa sạch. Có thể dùng Ca(OH) 2 bỏ vào chất dịch để chống lên men. Có thể dùng một số mảnh vỏ của các loài cây chứa tanin như sến mủ (Shorea roxburghii), cóc chuột (Lannea coromandelica), đào lộn hột (Anacardium occidentale) hay dấu dầu (Schleichera oleosa) để thay thế cho chất Ca(OH) 2 . Mỗi lần cắt, dùng dao thật sắc cắt một lát càng mỏng càng tốt ở đầu cuống cụm hoa. Vào buồi chiều tối có thể cắt 1 lần nữa. Lượng dịch chảy ra vào buổi tối thường gấp đôi lượng dịch chảy ra ban ngày. Trong một ngày, một người có thể khai thác nhựa ở 30-40 cây thốt nốt. Người khai thác càng thành thạo, số lượng, chất lượng dịch thu được càng nhiều tốt. Mỗi cây có thể khai thác tới 3-6 tháng trong năm. Cụm hoa đực cái đều lấy dịch được, nhưng năng suất ở cây cái cao hơn cây đực. Lượng dịch bình quân có thể thu được 100-160 l/cây/năm, tương đương với 16-17kg đường. Như vậy trồng thốt nốt với mật độ 275 cây/ha có thể thu được 19 tấn đường/ ha/năm. Nếu trồng để lấy quả, mỗi cây có thể thu 200-350 quả/cây/năm, tương đương 130 tấn quả/ha/năm. Sau khi thu chất dịch về có thể đun thành đường thốt nốt màu nâu. Sản phẩm sau khi nấu thường đổ vào khuôn làm bằng nửa cái sọ dừa, nên đường thốt nốt thường có dạng bánh hình bán cầu. Giá trị kinh tế, khoa học bảo tồn Thốt nốtcây trồng, tạo nên phong cảnh đặc biệt ở các tỉnh giáp biên giới Cămpuchia thuộc vùng Đông Tây Nam Bộ. Đây là loài LSNG đa tác dụng rất gắn với người dân địa phương. Trước đây nó được trồng chủ yếu để lấy vật liệu lợp nhà, làm vách sản xuất đường. Hiện nay việc lợp nhà thưng vách đã được thay thế bằng nguyên vật liệu khác; đường thốt nốt cũng ít được ưa chuộng như trước đây; vì quá trình khai thác, chế biến rất phức tạp. Tuy vậy vẫn nên duy trì phát triển loài cây này với mục đích làm cây phong cảnh, cây ăn quả, cây lấy lá làm hàng mỹ nghệ duy trì nghề sản xuất đường thốt nốt truyền thống để phục vụ khách du lịch đến thăm các tỉnh biên giới phía Tây Nam. Tài liệu tham khảo 1Nhiều tác giả (2004). Cây thuốc động vật làm thuốc Việt Nam. Tập II. Tr.909- 910. Nxb Khoa học Kỹ thuật – Hà Nội; 2. Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam, tập II: 401. Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh; 3. Flach M. and Rumawas F. (Editors) (1996). Plants Resources of South - East Asia. Plants yielding non-seed carbohydrates. No 9: 59-6; 2. Bachkhuys Publishers, Leiden (1996). . trồng cây thốt nốt, nhưng căn cứ vào đặc điểm sinh học của thốt nốt, miền bắc Việt Nam vẫn có thể trồng loài LSNG này. Cần thí nghiệm để đưa cây thốt nốt. chim, chuột, sóc, khỉ Nhiều nơi đã dùng cây thốt nốt để nuôi dơi lấy phân. Phân bố của thốt nốt ở Việt Nam Thốt nốt sinh trưởng, phát triển thích hợp

Ngày đăng: 21/01/2014, 06:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN