1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nội dung tại tòa soạn báo mạng điện tử việt nam trong bối cảnh phát triển mạng xã hội hiện nay (khảo sát báo vnexpress vn, vietnamplus vn, zing vn năm 2018)

145 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

Tác giả quyết định triển khai nghiên cứu đề tài "Quản lý nội dung tại tòa soạn báo mạng điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển mạng xã hội hiện nay khảo sát các báo VnExpress.vn, Vi

Trang 1

HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

văn thạc sĩ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trần Anh Tú

Trang 4

Để hoàn thành luận văn "Quản lý nội dung tại tòa soạn báo mạng điện

tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển mạng xã hội hiện nay", tác giả xin bày

tỏ lòng biết ơn PGS TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã nhiệt tình chỉ dạy, truyền kinh nghiệm, định hướng và chỉ bảo

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Viện Báo chí đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu; xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Viện Báo chí và các khoa, phòng, ban, trung tâm của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn này

Tác giả cũng chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban biên tập, các nhà báo tại

3 báo mạng điện tử: VietnamPlus, VnExpress, Zing News đã nhiệt tình giúp

đỡ, cung cấp tư liệu, trả lời phỏng vấn, giúp tôi hoàn thành việc khảo sát, làm

cơ sở thực tiễn cho luận văn

Luận văn "Quản lý nội dung tại tòa soạn báo mạng điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển mạng xã hội hiện nay" là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu tiên của tác giả, dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn hẹp về thời gian, điều kiện nên luận văn không tránh khỏi còn nhiều hạn chế

Tác giả mong muốn nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô, các nhà nghiên cứu, các nhà báo để luận văn này có thể hoàn chỉnh hơn và cũng là kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học đối với riêng tác giả

Hà Nội, tháng 5 năm 2019

Học viên

Trần Anh Tú

Trang 5

Trang

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NỘI DUNG,

TOÀ SOẠN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI 16

1.2 Tác động của mạng xã hội đến quản lý nội dung 32 1.3 Cơ sở chính trị, pháp lý của vấn đề quản lý nội dung 35 1.4 Yêu cầu mới đối với quản lý nội dung trong bối cảnh phát triển

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỘI DUNG TẠI TOÀ SOẠN BÁO

MẠNG ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MẠNG

2.2 Nhận xét về quy trình quản lý nội dung tại các tòa soạn báo mạng

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NỘI DUNG ĐỐI VỚI

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN

Trang 6

TKTS : Thư ký tòa soạn

TTXVN : Thông tấn xã Việt Nam TNGT : Tai nạn giao thông

Trang 7

Trang Biểu đồ 2.1: Tổng quan về 3 báo mạng điện tử: VietnamPlus,

Biểu đồ 2.3: Số truy cập từ mạng xã hội của 3 báo mạng điện tử:

Sơ đồ 1.1: Mô hình truyền thông của C Shannon & Weaver 12

Sơ đồ 2.2: Mô hình quản lý nội dung tại tòa soạn VietnamPlus 48

Sơ đồ 2.3: Mô hình tòa soạn hội tụ báo mạng điện tử

Sơ đồ 2.4: Mô hình quản lý nội dung của báo mạng điện tử

Sơ đồ 2.6: Mô hình quản lý nội dung tại tòa soạn Zing.vn 52

Trang 8

xã hội khác cũng cho thấy mức tăng trưởng vững chắc Điển hình là YouTube với báo cáo vào năm 2019 cho biết, kênh chia sẻ video đạt 1,9 tỷ người dùng hoạt động hằng tháng, đứng vị trí thứ 2 xếp sau Facebook [56]

Việt Nam là nước có dân số đông, đứng thứ 14 trên thế giới với xấp

xỉ 96,96 triệu dân, trong đó tỉ lệ đô thị hóa là 36% Tính đến tháng 1/2019, theo thống kê của We are Social và Hootsuite, Việt Nam có 64 triệu người dùng Internet chiếm 66% dân số Số người dùng Internet được xem là ở mức cao trên thế giới, tuy nhiên tỉ lệ người dùng vẫn ở mức trung bình Việt Nam có đến 62 triệu người dùng mạng xã hội (tăng 13%

so với tháng 1/2018), chiếm 64% dân số trong đó 58 triệu người sử dụng mạng xã hội thông qua thiết bị di động Trung bình 1 ngày, người Việt Nam bỏ ra 6 giờ 42 phút để duyệt Web; 2 giờ 32 phút truy cập mạng xã hội; dành 2 giờ 31 phút để NHÌN: Xem clip trên báo chí, xem các kênh video hoặc tìm kiếm các video theo sở thích; 1 giờ 11 phút để NGHE: Thường là nghe nhạc trên mạng

Người dùng Việt Nam thường lên mạng để kiểm tra email, vào mạng xã hội, sử dụng cơ chế tìm kiếm (Google, Coccoc,…), tìm thông tin sản phẩm, và nghe nhạc, video Các mạng xã hội được nhiều người quan tâm là Facebook, YouTube, FB Mesenger, Zalo, Instagram, Twitter, Skype, Viber,

Về sử dụng mạng xã hội: 58 triệu người sử dụng smartphone để vào

Trang 9

mạng xã hội, con số này ở những người sử dụng máy tính cá nhân là 38%, máy tính bảng là 13% Việt Nam có 61 triệu tài khoản facebook đang hoạt động, (nữ chiếm 48% và nam chiếm 52%) [57]

Theo báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2018 của Ban Tuyên giáo Trung ương, tính đến tháng 11 năm 2018, cả nước hiện có 844 cơ quan báo chí in với 184 báo in, 660 tạp chí và 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập [58]…

Ngoài việc cạnh trang giữa các báo mạng điện tử, báo mạng điện tử cạnh tranh với trang thông tin điện tử tổng hợp, hiện nay, xu thế đọc của người Việt Nam đang ngả dần về các mạng xã hội Ông Lê Quốc Vinh, Tổng Giám đốc Công ty CP Truyền thông LeBros cho rằng, báo chí Việt Nam (đặc biệt là báo mạng điện tử) đang đứng trước nguy cơ lớn khi phải cạnh tranh về tốc độ chia sẻ, mức độ lan tỏa thông tin trên mạng xã hội và nền tảng phi chính thống, cũng như tham gia vào "cuộc chiến" để lấy lại niềm tin của công chúng về chất lượng nội dung

Cho đến thời điểm này, nhiều báo mạng xã hội đã xây dựng các chuyên mục với chất liệu chính từ mạng xã hội như: Chơi blog (Ngôi sao); Cộng đồng (Vietnamnet) hay những bài đăng hằng ngày trên báo mạng điện tử VnExpress với tiêu đề: 10 ảnh hài hot nhất Facebook trong ngày Mạng xã hội

đã trở thành nơi mà phóng viên các báo mạng điện tử thu thập thông tin, kiểm chứng thông tin cũng như là môi trường phát hành báo điện tử

Tuy nhiên, mạng xã hội đang trở thành môi trường lây lan của tin giả (fake news) Những tin giả như vụ việc cháu bé kéo đàn violin ở Hồ Gươm, siêu xe mang biển xanh ở Cần Thơ chính là những "cái bẫy" đối với việc tác nghiệp của báo mạng điện tử

Nhận định về tình hình này, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng: "Trên mạng xã hội, nhiều khi lại không có chỗ cho sự phản biện qua lại một cách công bằng, thẳng thắn Rất nhiều vụ việc có xu hướng vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính những người đưa thông tin ban đầu lên mạng xã hội

Trang 10

Hoặc ngược lại, cũng có những người nắm bắt được xu hướng, đặc điểm đó của mạng xã hội ở Việt Nam cho nên cố tình tung ra những thông tin

mà thật- giả chưa rõ thế nào, rồi lồng vào đó những ý đồ rất rõ ràng

Trong bối cảnh đó, báo chí nhẽ ra từ vị thế giữ một vai trò độc lâp và chủ động như chức năng của nó vốn phải có thì trong rất nhiều trường hợp bây giờ lại trở nên bị động so với mạng xã hội, thậm chí, lại khuyếch đại những ảnh hưởng tiêu cực của một số vấn đề được tung ra bởi mạng xã hội" [59]

Từ thực tế đó, tác giả nhận thấy nhu cầu bức thiết trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất quy trình quản lý nội dung ở tòa soạn báo mạng điện tử trong bối cảnh mạng xã hội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và có nguy cơ ảnh hưởng không lành mạnh đến báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay Tác

giả quyết định triển khai nghiên cứu đề tài "Quản lý nội dung tại tòa soạn báo

mạng điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển mạng xã hội hiện nay (khảo sát các báo VnExpress.vn, VietnamPlus.vn, Zing.vn năm 2018)" cho luận văn

thạc sĩ của mình

Trong đó, VnExpress là tờ báo mạng điện tử có số người đọc lớn nhất Việt Nam (gần 15 tỷ lượt view trong năm 2017 với 40 độc giả - số liệu thông tin trên VnExpress nhân dịp kỷ niệm 17 năm ngày thành lập) VnExpress cũng là một trong những tờ báo làm tốt công tác "kiểm chứng thông tin" nhất

là thông tin từ mạng xã hội

VietnamPlus (báo mạng điện tử thuộc TTXVN) được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ là báo mạng điện tử đối ngoại quốc gia có tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới; hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin đối ngoại theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Báo điện tử Tri thức trực tuyến (Zing News, Zing.vn) là một trong số những báo điện tử nhiều người đọc nhất ở Việt Nam Ngoài ra, việc tích hợp các ứng dụng khác thuộc hệ sinh thái nội dung của Zing như Zing MP3, ZingTV cũng giúp người dùng có nhiều lựa chọn về mặt nội dung hơn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 11

2.1 Nghiên cứu quốc tế

Trong bài báo khoa học "Inside the changing newsroom: journalists' responses to media convergence" (https://www.emeraldinsight.com/doi/abs/ 10.1108/00012530810879097) (2008), nhóm tác giả bài viết này tiến hành một số nghiên cứu trong các tổ chức truyền thông quốc gia Anh Nghiên cứu được thiết kế để điều tra tác động của quá trình sản xuất hội tụ tới lao động nhà báo - xu hướng sản xuất tin tức đa phương tiện trong các tổ chức truyền thông trước đó vốn quen với việc sản xuất một loại hình báo chí Bài viết mô

tả những thay đổi đang diễn ra và cách các nhà báo phản ứng với chúng

Trong bài báo khoa học "Social Media as Information Source: Recency

of Updates and Credibility of Information" (2013) đăng trên tạp chí Journal of Computer-mediated Communication, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin có sẵn trên mạng xã hội và mức độ nhận diện về độ xác tin của thông tin đối với người dùng Nhóm tác giả nghiên cứu xem tính chất nào của thông tin ảnh hưởng tới mức độ nhìn nhận về độ tin cậy của nguồn tin Họ hỏi người sử dung mạng xã hội về các trang thông tin trên Twitter Số liệu cho thấy tính mới (recency) của thông tin ảnh hưởng nhiều nhất tới độ hoài nghi về xác tín của nguồn tin

Trong bài báo “The impact of newsroom changes and the rise of social media on the practice of media relations” [54], các tác giả cho rằng, Những thay đổi trên phương tiện truyền thông Mỹ đã dẫn đến tác động trực tiếp như việc giảm các tòa soạn báo chí truyền thống đến sự phát triển của phương tiện truyền thông xã hội Nghiên cứu này cho thấy, các chuyên gia quan hệ công chúng (PR) bắt đầu giảm dần quan hệ với các phương tiện truyền thông truyền thống do số lượng tòa soạn giảm, chất lượng thông tin giảm, phóng viên trẻ thiếu kinh nghiệm Tuy nhiên, các chuyên gia PR cũng đánh giá cao việc các phóng viên sử dụng truyền thông xã hội trong giao tiếp, cũng như xử

lý công việc Dù phương tiện truyền thông mới bắt đầu thu hút nhiều quảng cáo nhưng các chuyên gia PR nhìn thấy tương lai của họ và của ngành truyền

Trang 12

thông vẫn bao gồm cả phương tiện truyền thông truyền thống và phương tiện truyền thông mới

Trong bài báo “Making Change: Diffusion of Technological, Relational, and Cultural Innovation in the Newsroom” [38], các tác giả đã nghiên cứu về sự thay đổi công nghệ, mối quan hệ và đổi mới văn hóa tại tòa soạn báo

Trong ngành công nghiệp tin tức, các nhà báo phải đối mặt với một loạt những sự thay đổi bao gồm việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ truyền thông xã hội và kỹ thuật số, cải tổ mối quan hệ giữa các nhà báo và công chúng cũng như cấu trúc lại văn hóa chuyên nghiệp khi các tổ chức tin tức thử nghiệm các cách thức kinh doanh mới ( García Avilés, Bienvenido, Sanders,

& Harrison, 2004; Lewis, 2012; Ryfe, 2012; Singer, 2004b) Nghiên cứu này tìm cách cung cấp một sự hiểu biết sâu sắc hơn về biến động nhiều mặt đối với các nhà báo và cơ quan báo chí bằng cách xem xét sự phổ biến của ba thay đổi liên quan: công nghệ, quan hệ và văn hóa

Các tác giả nghiên cứu một trường hợp (case study) của một cơ quan báo chí đã tiến hành những thay đổi đáng kể trong 3 lĩnh vực kể trên Các nghiên cứu cho thấy sự thay đổi công nghệ phải đối mặt với ít trở ngại nhất, khi các nhà báo nhận ra sự cần thiết phải điều chỉnh các kỹ năng của họ nhằm đạt được khả năng mới hơn Những thay đổi đối với mối quan hệ với công chúng phải đối mặt với sự phản kháng lớn hơn, trong khi phản ứng với những thay đổi đối với văn hóa báo chí chuyên nghiệp vẫn là ấm áp nhất

Trong tài liệu “Innovation in Magazine Media 2018-2019 World Report” (FIPP, 2018), các tác giả dẫn ý kiến nhà báo Denis Wilson, Tổng biên tập trang Publishing Executive rằng, “điều mà chúng ta (các cơ quan báo chí - HV) thực sự cần là đánh giá việc sử dụng Facebook hiệu quả đến đâu trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về độc giả của chính mình Chúng ta sẽ thay đổi cách định nghĩa về thành công đối với truyền thông xã hội một khi chúng ta nhận ra rằng Facebook không phải là một kênh xuất bản… Nó là

Trang 13

công cụ phát triển độc giả” Tài liệu này đưa ra một số giải pháp đối với báo điện tử như: Xuất bản trên nền tảng thứ ba (các mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin); tăng cường chất lượng; áp dụng các công nghệ truyền thông mới: Trí tuệ nhân tạo, trợ lý riêng kích hoạt bằng giọng nói, chatbot, Internet vạn vật (IoT), tìm kiếm bằng hình ảnh và thực tế ảo

Có thể thấy, các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra những ảnh hưởng của mạng xã hội đối với truyền thông nói chung và các tòa soạn báo điện tử nói riêng Các nghiên cứu đều nhấn mạnh đến việc các tòa soạn báo điện tử phải tận dụng mạng xã hội cho hoạt động của mình đồng thời với việc áp dụng công nghệ mới cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí

2.2 Nghiên cứu trong nước

Trong cuốn sách “Mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam - Lý luận thực tiễn và kinh nghiệm” [21], tập thể tác giả có những bài viết riêng rẽ bàn về công tác quản lý báo chí bằng pháp luật trong bối cảnh phát triển truyền thông xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp của nhà báo khi tham gia mạng xã hội, xu hướng “báo chí công dân” trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin, vấn nạn tin giả (fake news), văn hóa truyền thông trên mạng xã hội ở Việt Nam, môi trường truyền thông số và những vấn đề đặt ra cho báo chí truyền thông hiện nay, sử dụng mạng xã hội để truyền thông chính sách

Sách “Báo chí và truyền thông đa phương tiện” [9] đã trình bày và lý giải một số vấn về căn bản về lý thuyết và thực tiễn của báo chí và truyền thông đa phương tiện trong đó có xu hướng phát triển của báo chí thế giới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, yêu cầu đối với một nhà báo đa phương tiện, đặc điểm của hội tụ truyền thông hay mô hình tòa soạn hội tụ, truyền thông xã hội ản hưởng như thế nào đối với sự phát triển của báo chí và truyền thông hiện đại Đặc biệt, sách có nhiều phân tích về xu thế phát triển của báo chí trong

kỷ nguyên số đề cập đến báo chí đa nền tảng, báo chí di động, báo chí dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, báo chí đồ họa, báo chí sáng tạo hay việc thu phí độc giả

Sách “Báo chí truyền thông - Những điểm nhìn từ thực tiễn” [13] có

Trang 14

một số bài bàn về vấn đề báo chí và mạng xã hội: Công tác quản lý báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam hiện nay, lãnh đạo, quản lý báo chí thời cách mạng công nghiệp 4.0, tri tuệ nhân tạo và báo chí, bản quyền nội dung trong môi trường truyền thống số, báo chí tự động và yêu cầu đổi mới quản lý dưới tác động của cuojc cách mạng công nghệ 4.0, sự gia tăng tính tương tác của báo chí, đào tạo báo chí truyền thông trong thời đại công nghệ số, hiệu quả truyền thông trong môi trường hội tụ truyền thông, mạng xã hội: Góc nhìn từ thực tiễn hoạt động báo chí Các bài trong sách đề cập đến xu hương hội nhập truyền thông toàn cầu của báo chí Việt Nam, sự phát triển của báo chí truyền thông trên mọi bình diện: Nội dung, phương thức sáng tạo, ứng dụng các công nghệ mới của kỷ nguyên số,

kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội và truyền thông xã hội

Sách “Báo chí truyền thông - Những vấn đề trọng yếu” [35], trong phần II: Truyền thông hiện đại, các tác giả có đề cập đến một số vấn đề như: Tin giả, truyền thông hội tụ, tác động của Big Data đối với lĩnh vực báo chí truyền thông, báo chí di động, mạng xã hội và truyền thông chính sách ở Hoa Kỳ và Hàn Quốc - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, quản trị truyền thông trong bối cảnh xã hội thông tin, báo chí trong môi trường truyền thông số

Sách chuyên khảo “Báo chí và mạng xã hội” [23], các tác giả có bàn về tác động qua lại giữa mạng xã hội và báo chí Trong đó, tác động của mạng xã hội đối với báo chí được chỉ ra trong một số khía cạnh: Mạng xã hội cung cấp thông tin, đề tài một cách rộng rãi, hiệu quả sát thực cho báo chí; mạng xã hội giúp thông tin báo chí được quảng bá một cách rộng rãi; mạng xã hội là kênh tương tác giữa báo chí và độc giả; mạng xã hội là kênh phản biện với thông tin báo chí, mạng xã hội tác động đến cách thức tác nghiệp của nhà báo, làm thay đổi quy trình làm báo truyền thống Các tác giả cho rằng, cần tận dụng tối đa những tiện ích của mạng xã hội cũng như tuyệt đối tránh xu hướng kỳ thị, dị ứng với thông tin trên mạng xã hội mà ngược lại phải nắm bắt, hiểu sâu sắc và có trách nhiệm điều chỉnh nó một cách hiệu quả và kịp thời

Trang 15

Trong cuốn sách "Truyền thông xã hội", 2017, TS Phạm Hải Chung và

TS Bùi Thu Hương chủ biên đã đề cập và phân tích những xu hướng mới về truyền thông xã hội Đặc biệt trong chương 2, nhóm tác giả đã phân tích mối quan hệ của nhà báo với mạng xã hội: "mạng xã hội, đối với một số nhà báo

đã trở thành một nguồn thông tin hữu ích Mạng xã hội cũng là nơi để các toà soạn chia sẻ thông tin, giới thiệu bài viết mới và, trong chừng mực nào đó đó, tương tác với khán giả." Quá trình tác nghiệp của nhà báo dựa trên sự hậu thuẫn thông tin từ Mạng xã hội…

Trong cuốn sách "Lao động nhà báo và quản trị tòa soạn báo chí", TS Trương Thị Kiên cũng đề cập đến lao động nhà báo, hoạt động nghiệp vụ của phóng viên, nội dung cơ bản trong quản trị tòa soạn báo chí, kỹ năng quản trị tòa soạn của Tổng Biên tập Đây là những kiến thức có giá trị, có tính bao quát sử dụng trong việc nghiên cứu lao động nhà báo và quản trị tòa soạn báo chí không phân biệt báo in hay báo mạng điện tử

Luận văn Thạc sĩ "Thực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong tòa soạn báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay" (2004) của học viên Trần Hồng Vân tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Luận văn tiến hành khảo sát một

số trang web báo mạng điện tử tiêu biểu là Vietnamnet, VnExpress, Tuổi trẻ online, Lao động điện tử cũng như hoạt động của tòa soạn, phòng, ban phụ trách báo mạng điện tử; đưa ra những đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp Tác giả có đưa ra một số khuyến nghị như xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện cơ chế chính sách cho báo mạng điện tử hoạt động, đổi mới cách thông tin và quản lý chặt về nội dung thông tin trên báo mạng điện tử, tăng cường đội ngũ nhân sự…

Luận văn Thạc sĩ "Tác động của mạng xã hội đối với báo mạng điện tử

ở nước ta hiện nay" (Khảo sát mạng xã hội youtube và báo vnexpress.net, tuoitre.com.vn từ tháng 05/2010 - tháng 05/2011) (2011) của học viên Nguyễn Thị Cẩm Nhung tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng của báo mạng

Trang 16

điện tử trước những tác động của mạng xã hội như: nâng cao chất lượng trong việc xác minh tính chính xác của thông tin, tăng cường khả năng tương tác với độc giả và xây dựng những quy định chặt chẽ về mạng xã hội ở nước ta

Luận văn Thạc sĩ "Mô hình tòa soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay" (2015) của học viên Nguyễn Thị Liên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận văn có khảo sát và nhận diện một số mô hình tòa soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên trong phần "Những yếu tố tác động đến xây dựng mô hình tòa soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay", tác giả chưa đề cập đến mạng xã hội dù có nói đến sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ Thông qua việc phân tích mô hình một số báo mạng điện tử, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm xây dựng mô hình tòa soạn báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay theo hướng cách mạng, hiện đại, thực hiện đúng tôn chỉ, chức năng, nhiệm vụ mục đích, chức năng nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam là một nhu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam, cần phải tiến hành nhiều nội dung giải pháp đồng bộ

Luận văn "Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử Việt Nam" (2017) của học viên Nguyễn Thị Châu tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nghiên cứu, khảo sát, tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể: Cơ quan báo chí cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm, chủ động, tích cực trong việc thu thập thông tin từ công chúng trên mạng xã hội, xác minh tính chính xác và phát triển nội dung hữu ích; Nâng cao năng lực đội ngũ phóng viên, nhà báo chuyên trách; Đa dạng hóa nội dung, cải tiến hình thức chuyển tải

Đã có nhiều nghiên cứu trong nước về tác dụng của mạng xã hội đối với báo chí, mô hình tòa soạn báo điện tử trong xu hướng chuyển đổi số Các nghiên cứu đều cho rằng, mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến báo chí truyền

Trang 17

thông Các tòa soạn báo chí đặc biệt là báo điện tử phải có sự chuyển đổi phù hợp để thích ứng với sự phát triển của mạng xã hội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu là:

- Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết căn bản về quản lý nội dung ở toà soạn báo mạng điện tử và mạng xã hội

- Phân tích thực trạng hoạt động quản lý nội dung ở toà soạn báo mạng điện tử trong bối cảnh mạng xã hội phát triển ở Việt Nam

- Đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý nội dung ở toà soạn báo mạng điện tử trong bối cảnh mạng xã hội của ba tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam (VnExpress, VietnamPlus, Zing News), từ đó nhận định và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm xây dựng quy trình quản lý nội dung hiệu quả cho các tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nhắc đến ở trên, luận văn cần hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Thiết lập hệ thống khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý nội dung ở toà soạn báo mạng điện tử trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh ở Việt Nam

- Phân tích, đánh giá về thực trạng của hoạt động quản lý nội dung của báo VnExpress, VietnamPlus và Zing News trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh ở Việt Nam

- Trên cơ sở thu thập, xử lý thông tin để đưa ra những nhận định khách quan và phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng quy trình quản lý nội dung ở toà soạn cho 3 tờ báo mạng điện tử khảo sát nói riêng và báo mạng điện tử tại Việt Nam nói chung trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ

Trang 18

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình quản trị toà soạn của VnExpress, VietnamPlus và Zing News trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý nội dung ở toà soạn của VnExpress, VietnamPlus và Zing News trong thời gian 1/2018 - 12/2018 với những vấn đề đang đặt ra

- Không gian: Đề tài tiến hành khảo sát, nghiên cứu trên mạng xã hội là Facebook (mạng xã hội có đông người sử dụng nhất thế giới cũng như Việt Nam) để làm sáng tỏ các hoạt động quản lý nội dung ở toà soạn của các tờ báo mạng điện tử được khảo sát

5 Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu

và luận giải được mối quan hệ giữa công chúng và phương tiện truyền thông Những tri thức đó có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết để phân tích tình hình, các hiện tượng và xu hướng báo chí - truyền thông hiện này Học giả người

Mĩ gốc Anh Jeremy Tunstall) từng nói rằng: "Bản thân truyền thông có rất nhiều vấn đề Hoặc "phương tiện đại chúng" hoặc "truyền thông" sẽ đưa ra rất nhiều những quy định và hiện tượng Kể cả nếu ta thu hẹp lĩnh vực lại "truyền thông

Trang 19

đại chúng", thì sẽ có nhiều nhánh gồm các loại phương tiện, quy tắc, quá trình riêng lẻ Như vậy hàng loạt những tiểu ngành sẽ xuất hiện"

Việc hiểu được nguyên tắc, nguyên lý và các luận điểm đưa ra ở mỗi lý thuyết truyền thông đại chúng có thể giúp các nhà nghiên cứu, học giả, các nhà quản lý hiểu rõ để dẫn đường cho hành động và tác nghiệp báo chí trong tính năng động của công nghệ, đặc biệt là thời kì bùng nổ mạng xã hội Năng lực giải thích của lý thuyết truyền thông đại chúng luôn bị thách thức bởi các phương tiện truyền thông mới Những lý thuyết cổ điển vẫn mang lại tri thức, hiểu biết

về thế giới xã hội Tác giả của luận văn vẫn chọn cách tiếp cận truyền thống từ

mô hình căn bản của Shannon and Weaver để luận giải những hiểu biết về báo chí trong bối cảnh mới của công nghệ và sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông mới, cũng như hành vi tiếp cận thông tin của công chúng thay đổi

Mô hình truyền thông của C Shannon & Weaver [60]

Sơ đồ 1.1: Mô hình truyền thông của C Shannon & Weaver [60]

Mô hình của Shannon and Weaver được đưa ra vào năm 1949 Năm

1948, Shannon là một nhà toán học người Mỹ, Kỹ sư điện tử và Weaver là một nhà khoa học người Mỹ, cả hai đã cùng nhau viết một bài báo trên một tạp chí kĩ thuật và gọi là Lý thuyết toán học về Truyền thông - cũng được gọi

là mô hình của Shannon-Weaver Mô hình này gồm các thành tố cơ bản sau:

Trang 20

 Nguồn phát (sender): là yếu tố mang thông tin khởi xướng quá trình truyền thông

 Thông điệp (Message): là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến nguồn nhận Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh,

cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để truyền tải thông điệp

 Kênh (channel): là các phương tiện, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến nguồn nhận

 Người nhận (Receiver): là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận

 Mã hoá (Encoding): là quá trình nguồn phát mã hoá thông điệp trước khi gửi tới người nhận

 Giải mã (Decoding): là quá trình người nhận giải mã thông điệp từ nguồn nhận

 Phản hồi (feedback) là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận về nguồn phát

 Nhiễu (Noise): là yếu tố gây ra sự sai lệch trong quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố kĩ thuật…) dẫn đến tình trạng thông điệp, thông tin bị sai lệch

Mô hình này cho thấy một cơ quan báo chí cũng chính là nguồn phát và công chúng của mình chính là người nhận Chính vì vậy mà để đạt được hiệu quả truyền thông thì tờ báo cần hiểu rõ nhóm công chúng mục tiêu, phương tiện truyền tải thông tin, cách trình bày thông tin đó, cũng như lắng nghe phản hồi và giảm các yếu tố nhiễu Đầu thế kỉ 21 là một kỷ nguyên với hàng loạt những công nghệ truyền thông tiên tiến được biến đổi thành những thể chế truyền thông mạnh mẽ mới Sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới khiến các toà soạn báo ngày cần nắm bắt và hiểu rõ nhóm công chúng mục tiêu của mình để có những thay đổi phù hợp cho sự phát triển của tờ báo

Trang 21

5.2 Phương pháp nghiên cứu công cụ

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Áp dụng trong phân tích, tổng hợp những thông tin thực tế, tài liệu thứ cấp để làm rõ hoạt động quản lý nội dung

ở các toà soạn báo mạng điện tử tại Việt Nam

Tài liệu được lựa chọn nghiên cứu phân tích tổng hợp là các công trình, tác phẩm của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan tới vấn đề nghiên cứu; các trang thông tin, thư viện điện tử uy tín trên thế giới và những nguồn tài liệu sưu tầm khác Phương pháp sử dụng tài liệu được sử dụng như một trong những phương pháp cơ bản nhằm tổng hợp, phân tích, từ đó rút ra những luận điểm cho các nôi dung xuyên suốt luận văn

Phỏng vấn sâu: tác giả luận văn phỏng vấn 16 nhân vật gồm 3 Phó Tổng biên tập, 7 nhân sự cấp lãnh đạo phòng/ban/Thư ký tòa soạn, 6 phóng viên tại

3 tờ báo mạng điện tử được khảo sát Tác giả đặt các câu hỏi liên quan về công tác quản lý nội dung của nhân vật tại toà soạn Đồng thời tác giả hỏi sâu

về 3 sự kiện để nghiên cứu, gồm: Vấn đề Thủ Thiêm; Chuyện tình 26-62, Phạm Anh Khoa bị tố gạ tình

- Sử dụng công cụ social listening để so sánh 1 số sự kiện giữa nền tảng báo mạng điện tử và mạng xã hội

6 Đóng góp mới của đề tài

Dựa theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài và tình hình nghiên cứu có

liên quan, "Quản lý nội dung tại tòa soạn báo mạng điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển mạng xã hội hiện nay (khảo sát các báo

VnExpress.vn, VietnamPlus.vn và Zing.vn năm 2018)" được coi là một đề

tài khá mới mẻ và có nhiều đóng góp mới:

Thứ nhất, đây là một trong những tài liệu nghiên cứu học thuật về hoạt

động quản lý nội dung ở toà soạn báo mạng điện tử trong bối cảnh mạng xã hội phát triển

Thứ hai, đề tài nghiên cứu này thực hiện khảo sát mang tính khách

quan về thực trạng hoạt động quản trị toà soạn của 3 cơ quan báo mạng điện

Trang 22

tử tại Việt Nam dưới sự tác động của mạng xã hội Từ đó, đưa ra những nhận xét đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình quản lý nội dung ở toà soạn cho các tờ báo mạng điện tử tại Việt Nam

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài còn là nguồn tư liệu tập trung, bổ ích cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên chuyên ngành Báo chí - truyền thông hay những ai quan tâm đến vấn đề về báo mạng điện tử tại Việt Nam

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, luận văn được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nội dung, báo mạng điện

tử và mạng xã hội

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý nội dung tại tòa soạn báo mạng

điện tử trong bối cảnh phát triển mạng xã hội

Chương 3: Một số giải pháp về hoạt động quản lý nội dung của tòa soạn

báo mạng điện tử trong bối cảnh phát triển mạng xã hội

Trang 23

1.1.1.1 Sự ra đời của mạng xã hội

Internet ra đời trên cơ sở mạng ARPANET của Bộ Quốc phòng Mỹ xây dựng trong những năm 1970

Tuy nhiên, mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET Nhiều doanh nghiệp

đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990 Ngày 12/3/1989, nhà nghiên cứu người Anh Tim Berners-Lee, làm việc tại viện nghiên cứu CERN, đề xuất một hệ thống quản lý thông tin phi tập trung Hệ thống này đã báo hiệu sự ra đời của World Wide Web Năm 1990, nhà nghiên cứu người Bỉ Robert Cailliau đã hợp tác với Berners-Lee để hiện thực hoá phát minh của mình Nó dựa trên hai yếu tố chính là ngôn ngữ HTML và giao thức trao đổi siêu văn bản HTTP Vào tháng 12/1990, máy chủ WWW đầu tiên đã đi vào hoạt động Đây được mô tả là một hệ thống nơi các trang web, hình ảnh và video được lưu trữ - hay còn được coi là trang web đầu tiên trên thế giới

Ra đời và phát triển chưa đến 50 năm, Internet đã len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt cuộc sống con người Một trong số đó là tạo ra "không gian số" (cyberspace) nơi con người

"sống" trong một thế giới vô hình theo đúng nghĩa đen Không gian mới này thúc đẩy sự ra đời của một phương thức và nền tảng giao tiếp chưa từng có trong lịch sử: Mạng xã hội (social media)

Trang 24

Năm 1978, hệ thống có thể được coi là mạng xã hội đầu tiên ra đời: BBS (Bulletin Board System) BBS (lúc đầu còn gọi là CBBS - Computerized Bulletin Board System) cho phép các máy tính kết nối với hệ thống để có thể tải phần mềm, dữ liệu, trò chơi, thậm chí gửi tin nhắn Tuy nhiên, điểm yếu của BBS là là hệ thống này kết nối qua điện thoại nên chi phí khá tốn kém nếu các thành viên không cùng địa phương phải sử dụng điện thoại đường dài liên tỉnh Vì vậy, mạng BBS cũng như các mạng xã hội giai đoạn đầu chỉ là phương thức liên lạc giữa những nhà nghiên cứu hoặc những người đam mê công nghệ, chưa thực sự phổ biến đến người dân trong một thế giới vẫn bị thống trị bởi điện thoại hữu tuyến [2]

Tuy nhiên, dịch vụ mạng xã hội đầu tiên thì phải chờ đến năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích

Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên

Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng mới như video (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày Nhiều thành viên cũ của Friendster cũng chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD Cùng trong năm 2004, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vượt bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook

Trang 26

Sự phát triển của mạng xã hội qua thời gian:

Trang 27

Số lượng người sử dụng Internet, mobile phone, truyền thông xã hội

tháng 1/2019 Nguồn: We are social

1.1.1.2 Khái niệm mạng xã hội

Theo Andrea Kaplan và Michael Haenlein, mạng xã hội là những ứng dụng Internet xây dựng trên nền tảng công nghệ và lý tưởng của web 2.0, mà tạo điều kiện cho việc tạo ra và trao đổi thông tin của người dùng [45, tr.59-68]

Theo định nghĩa trên trang www.computerhope.com: Cộng đồng ảo hay mạng xã hội là một trang web kết nối mọi người nhau để trao đổi, chia sẻ ý tưởng và sở thích hoặc kết bạn Tương tác và chia sẻ trên mạng xã hội được gọi là truyền thông xã hội Không giống như các phương tiện truyền thông truyền thống được tạo ra bởi không quá mười người, các mạng xã hội chứa nội dung được tạo bởi hàng trăm hoặc thậm chí hàng triệu người khác nhau

Từ điển Cambridge thì định nghĩa: Mạng xã hội là một trang web hoặc chương trình máy tính cho phép mọi người giao tiếp và chia sẻ thông tin trên internet thông qua máy tính hoặc điện thoại di động

Theo khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013, mạng xã hội (social network)

là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch

Trang 28

vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch

vụ tương tự khác

Từ đó có thể định nghĩa:

Mạng xã hội là một trang web hoặc ứng dụng trung gian có khả năng kết nối các cá nhân/nhóm cá nhân với nhau Mạng xã hội cung cấp nền tảng để người sử dụng tương tác với nhau: Gửi/nhận thông tin, dữ liệu, hình ảnh, trò chuyện trực tuyến… Mạng xã hội không phải nhà xuất bản tin tức (trang web tin tức) nhưng lại là nơi chứa đựng nguồn tin khổng lồ, phong phú cho báo chí nói riêng và tất cả mọi người tham gia mạng xã hội đó

1.1.1.3 Đặc điểm mạng xã hội

- Người sử dụng tạo ra nội dung (user-generated content): Nội dung

(content) trên các mạng xã hội được xây dựng và định hướng bởi chính những người sử dụng - thành viên của mạng xã hội đó Không có người sử dụng, mạng sẽ là một không gian trống chứa đầy các diễn đàn, ứng dụng và phòng trò chuyện trống Người sử dụng "hiện diện" trên mạng với các nội dung do

họ tạo ra và các cuộc hội thoại Hướng của nội dung đó được xác định bởi bất

kỳ ai tham gia vào cuộc thảo luận Đây là những gì làm cho các mạng xã hội trở nên năng động và hấp dẫn hơn đối với người sử dụng Internet

Tính tương tác cao: Một đặc điểm khác của các mạng xã hội hiện đại là

tính tương tác Các thành viên trên mạng xã hội có thể tương tác: Tag, bình luận, thích, chia sẻ, cùng sử dụng các ứng dụng như chơi bài poker cùng nhau hoặc thách đấu bạn bè tham gia một giải đấu cờ vua

Hướng đến cộng đồng: Mạng xã hội được xây dựng và phát triển từ các

khái niệm cộng đồng, do vậy mới có cụm từ "cộng đồng mạng" Tuy nhiên, trong hầu hết các mạng xã hội, người sử dụng có thể tìm thấy các cộng đồng nhỏ hơn tập hợp những người có chung điểm chung, chẳng hạn như cựu sinh viên của một trường; một nhóm bảo vệ quyền lợi động vật hay đơn giản có một điểm

Trang 29

chung nào đó kết nối mọi người Dựa vào profile (thông tin cá nhân) của người

sử dụng, mạng xã hội có thể gợi ý kết nối những người bạn cùng sở thích hoặc những người bạn cũ mà bạn đã mất liên lạc với nhiều năm trước

Tạo lập sự liên kết: Không giống như các trang web trong quá khứ, các

mạng xã hội tạo lập sự liên kết giữa các cá nhân Ví như một cá nhân đưa một nội dung lên mạng xã hội, nội dung đó sẽ lan truyền trên một mạng lưới các địa chỉ liên hệ và liên hệ phụ (những người bạn hoặc những người bạn của bạn trên mạng xã hội) Thậm chí với tính năng poblic như trên mạng xã hội Facebook, nhiều người chưa có liên kết cũng có thể tương tác với một nội dung được chia sẻ: Thích, chia sẻ, bình luận…

Truyền thông xã hội:

Tác giả đồng tình với ý kiến tại cuốn sách “Báo chí và truyền thông đa phương tiện”: Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm về truyền thông xã hội (social media) và mạng xã hội (social network) chưa được phân biệt rõ ràng và hai khái niệm này vẫn đang được sử dụng đan xen với nhau Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa 2 khái niệm này Tuy nhiên, về bản chất, hai khái niệm này đều nói đến một vấn đề, đó là dựa vào nền tảng web 2.0 để phát triển những website tạo điều kiện cho người sử dụng có thể tạp lập và truyền tải thông tin Trong hai khái niệm này thì khái niệm truyền thông xã hội mang nội hàm rộng hơn, bao hàm cả phương tiện lẫn nội dung truyền ỉa thông tin trong khi

đó, mạng xã hội chỉ là nền tảng công nghệ để truyền thông xã hội phát triển trên đó [8, tr.437]

Đặc trưng nổi bật nhất của truyền thông xã hội là khả năng tự tạo nội dung của người dùng (user-generated content - UGC) Nếu như thông tin trước đây là độc quyền của báo chí chính thống thì mạng xã hội cho phép công dân mạng tự tạo lập kênh thông tin riêng của mình Kênh thông tin đó có thể do cá nhân (blog, Facebook) hoặc do một tập thể (Wikipedia) tạo ra và điều hành Khả năng tự truyền tải thông tin cho người khác (gắn liền với định nghĩa của Murphy và mạng xã hội trong định nghĩa của Kaplan và Haelin) tạo

Trang 30

ra thành phần “truyền thông” trong truyền thông xã hội, biến mỗi UGC trên thực tế mang đầy đủ chức năng của một tổ chức truyền thông/báo chí: Có độc giả, có khả năng lan truyền và truyền tải thông điệp [2]

1.1.1.4 Mạng xã hội Facebook

Hiện nay Facebook đã trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới với 2,271

tỷ người dùng trên toàn thế giới

Một số thống kê về mạng xã hội này: Quảng cáo trên Facebook có thể tiếp cận ít nhất 2,121 tỷ người; 19% người dùng Facebook trên toàn thế giới

là nam độ tuổi 25-34 và 13% người dùng là nữ trong độ tuổi này Xếp thứ 2 là

độ tuổi từ 16-24 với 16% nam và 11% nữ

Việt Nam có 61 triệu tài khoản facebook đang hoạt động, (nữ chiếm 48% và nam chiếm 52%) Trong đó lứa tuổi sử dụng mạng xã hội Facebook nhiều nhất là từ 25-43 tuổi chiếm 19% nam giới và 16% nữ giới; lứa tuổi 18-

24 tuổi: 15% nam và 15% nữ [61]

1.1.1.5 Mạng xã hội ở Việt Nam

Theo số liệu từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 1/2018, dân số Việt Nam có 96,02 triệu người với tỉ lệ đô thị hóa là 35% Báo cáo này cũng cho biết, tổng số người dùng Internet tại Việt Nam vào tháng 1/2018 là 64 triệu người, tăng đến 13,05 triệu người và khoảng 27,5% so với cùng thời điểm năm ngoái Cũng theo thống kê của Hootsuite và We Are Social, tính đến cuối tháng 3/2018, số lượng người dùng Facebook Việt Nam đạt 58 triệu người, xếp thứ 7 trên thế giới (tháng 1/2018, con số người dùng Facebook tại Việt Nam mới là 55 triệu) Số lượng người dùng Facebook tại Việt Nam đã tăng đến 16% so với cùng thời điểm năm 2017

Trang 31

- Zalo - mạng xã hội nội địa Việt Nam được cho ra mắt vào năm 2012 Tháng 8 vừa qua, mạng xã hội này công bố cán mốc 80 triệu người dùng (theo Zalo Group) Dựa trên kết quả khảo sát của Vinaresearch, Zalo có mức độ nhận biết đứng thứ 2 (94,3%) ngang bằng với Youtube và chỉ sau Facebook Trung bình cứ 100 người thì có khoảng 87 người có tài khoản Zalo

- Instagram - mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, dễ dàng nhận thấy một đặc trưng thú vị ở mạng xã hội này khác với hầu hết các mạng xã hội còn lại, cụ thể, người dùng nữ nhiều gấp 1,6 lần so với nam (44,2% và 27,4%) trong khi hầu hết các mạng xã hội khác sự chênh lệch tỷ lệ này là không lớn [62]

Doanh thu quảng cáo của Google và Facebook tại thị trường Việt Nam cũng đang có biểu hiện lấn lướt các cơ quan báo chí qua xác minh tại một ngân hàng, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh phát hiện tổng số giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam với Google trong năm 2016 là 248.396 giao dịch với tổng số tiền thanh toán là 222,4 tỷ đồng Với Facebook tổng số giao dịch là 175.391, tổng số tiền thanh toán là 450,4 tỷ đồng Đáng lưu ý, đây chỉ là doanh số giao dịch tại một ngân hàng

Trong khi đó, các tổ chức, cá nhân thanh toán tiền cho các trang mạng xã hội Google và Facebook thông qua các thẻ tín dụng quốc tế như Visa, MasterCard, JCB, Amex và thường không khấu trừ thuế Nếu cơ quan thuế muốn truy thu lại thuế thì số lượng quá nhiều Chẳng hạn với Google có 15.088 người của 248.396 giao dịch Tương tự với Facebook là 15.637 người của 175.391 giao dịch [63]

1.1.3 Báo mạng điện tử và toà soạn báo mạng điện tử

1.1.3.1 Khái niệm báo mạng điện tử

Báo chí là công việc thu thập, viết, và phổ biến tin tức và các quan điểm

về xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Qasim Akinreti (2003) [64] mô tả báo mạng (online journalism), (một sự chia sẻ phương tiện truyền thông trong cuộc cách mạng kỹ thuật số) là sự kết hợp các kỹ năng báo chí truyền thông và khả năng xuất bản tin tức ở dạng online

Trang 32

Báo mạng điện tử đặt quyền lực nhiều hơn vào tay công chúng, cho phép công chúng thách thức vai trò của báo chí trong việc xuất bản tin tức online, ở một nền tảng mới và sự cạnh tranh thông tin ở các nền tảng khác nhau Người đọc có thể tuỳ chọn thông tin mình muốn đọc và thậm chí các nguồn thông tin

từ các nền tảng như mạng xã hội thu hút họ hơn Hành vi đọc của công chúng trong thời đại số đã thay đổi, từ việc chọn, lọc, tương tác, phản hội, thậm chí lưu trữ tin tức cũng thay đổi

Báo mạng điện tử cũng mở ra thời kỉ mới về cách trình bày và kể chuyện với công chúng Nói một cách đơn giản, các nhà báo hiện đại có thể truyền tải câu chuyện của mình đa phương tiện, dưới nhiều hình thức như văn bản, âm thanh, video và hình ảnh khác nhau, không giống như các phương tiện truyền thông khác

Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, thời đại của internet Sự xuất hiện của công nghệ mới đã thêm một số điểm khác biệt vào báo chí như một nghề, trở nên sôi động hơn, nhưng cũng khó khăn hơn Các phương tiện truyền thông truyền thống đã buộc các cơ quan báo chí và chính các nhà báo phải thích nghi, cải tiến và thậm chí trang bị nhiều kĩ năng mới Cái hay của phương tiện truyền thông mới này là nó không chịu sự ràng buộc của quốc gia

và cũng không dễ bị kiểm duyệt

Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2011), báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành trên mạng xã hội [7]

Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang, báo mạng điện tử là con đẻ của sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng và các server, các phần mềm ứng dụng

Bản chất, đặc trưng của báo mạng điện tử: Tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, với cách lưu trữ thông tin dưới dạng dữ liệu siêu văn bản, khả năng

Trang 33

siêu liên kết - các trang báo được tổ chức thành từng lớp, có cơ chế "nở" ra với số trang không hạn chế

Người làm báo và người đọc báo mạng điện tử phải có trình độ kỹ thuật nhất định

Theo khoản 1, khoản 6 Điều 3 Luật Báo chí 2015, báo mạng điện tử được định nghĩa: Là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống

xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng, trong đó sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử

1.1.3.2 Các đặc điểm của báo mạng điện tử

- Tính cập nhật

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là vai trò của mạng toàn cầu Internet, các nhà báo thuộc các báo mạng điện tử có thể dễ dàng tiếp cận sự kiện, nhanh chóng viết bài và gửi về toà soạn thậm chí tự mình xuất bản thông qua hệ thống phần mềm quản trị nội dung (CMS) Các báo mạng điện

tử có thể tường thuật trực tiếp một trận bóng đá, hay một cuộc họp báo…

Báo mạng điện tử còn cho phép thường xuyên update thông tin Ngoài tường thuật trực tiếp, một bài báo trên báo điện tử có thể được bổ sung/sửa đổi thông tin, cập nhật hình ảnh, file đa phương tiện để bài báo hoàn thiện, cung cấp nhiều thông tin cho độc giả hơn

- Chi phí thấp

Không giống như các phương tiện truyền thông truyền thống, báo điện tử

mở ra cơ hội làm báo với chi phí sản xuất và phát hành rẻ Báo điện tử tiết kiệm nhiều chi phí và khả năng tiếp cận lượng công chúng lớn hơn so với các phương tiện truyền thông truyền thống

- Tính đa phương tiện

Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợp nhiều công nghệ (multimedia) Trên một tờ báo mạng điện tử, ngoài văn bản (text), ảnh,

Trang 34

còn có video, videographics, đồ họa tĩnh, đồ họa tương tác, thậm chí càng ngày càng có nhiều tính năng như: ảnh/video 360o, báo chí dữ liệu…

- Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng

Trên báo mạng điện tử, các bài viết được lưu trực theo chuyên mục và ngày tháng một cách khoa học Nhờ vậy, mỗi bài viết có thể được tìm thấy dễ dàng nhờ việc sử dụng công cụ "Tìm kiếm" tích hợp trên mỗi báo mạng điện

tử hoặc thông qua công cụ tìm kiếm Google với những từ khóa thích hợp Độc giả báo mạng điện tử có thể lưu bài viết lại để đọc sau Độc giả cũng có thể đọc bài báo hơn một lần với những thao tác dễ dàng

- Tính tương tác cao

Truyền thông và phản hồi trên các phương tiện truyền thông mới cũng là tức thời Một e-mail được gửi đi hoặc trang web được tải lên có thể được nhận hoặc truy cập ngay lập tức sau khi người nhận mở máy tính của mình và đăng nhập Điều này cũng làm cho các phương tiện truyền thông mới có tính tương tác cao Báo mạng điện tử có thể nhận được sự phản hồi và chia sẻ nhanh chóng trên nhiều nền tảng khác nhau

- Khả năng liên kết cao

Một tính năng đặc biệt khác của báo mạng điện tử là các liên kết được cung cấp trên các trang web tin tức đến các trang web khác nơi người đọc có thể truy cập các câu chuyện tương tự Liên kết có thể đưa người đọc đến những câu chuyện hiện tại hoặc trong kho lưu trữ của cùng một cơ quan báo chí có trang web Một câu chuyện có thể cung cấp một số liên kết, do đó, theo

ý của người đọc, truy cập vào nhiều thông tin hơn các phương tiện truyền thống có thể đạt được

Trong một buổi toạ đàm mới đây tại trường đại học Texas, các diễn giả cũng thảo luận rất nhiều về xu hướng phát triển của báo chí, đặc biệt là báo mạng điện

tử Một học giả cho rằng các toà soạn nên tập trung vào xuất bản báo chí chất lượng thay vì báo chí số lượng Vị học giả này cũng nhấn mạnh thêm rằng, các toà soạn nên tập trung sản xuất 1 bài báo tốt hơn là chỉ tổng hợp tin tức [65]

Trang 35

1.1.4 Tòa soạn và mô hình tòa soạn báo mạng điện tử

Còn danh từ "tòa soạn" hiện chưa được quy định trong Luật Báo chí Tòa soạn theo từ điển tiếng Việt có 2 nghĩa:

+ Trụ sở của một cơ quan báo chí VD: Bạn đọc có thể gửi bài về toà

soạn báo theo địa chỉ

+ Ban phụ trách biên tập của một tờ báo hoặc tạp chí VD: Lời toà soạn;

tên bài do toà soạn đặt

Theo tác giả Đinh Văn Hường: Tòa soạn báo chí là cơ quan do Đảng, chính quyền, các tổ chức và đoàn thể xã hội lập ra để xuất bản báo chí theo quy định của pháp luật Đó là cơ quan ngôn luận của một tổ chức nhất định, thực hiện tôn chỉ, mục đích nhiệm vụ do tổ chức đó đặt ra bằng những phương tiện và biện pháp đặc biệt [17, tr.5]

Theo tác giả Trương Thị Kiên: Tòa soạn báo chí được hiểu theo 2 nghĩa tương ứng với 2 cấp độ: Cấp độ thứ nhất, tòa soạn báo chí chỉ không gian biên tập, tổ chức trang báo hoặc tổ chức sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình Điều đó có nghĩa, tòa soạn báo chí tương đương một phòng/ban của cơ quan báo chí Cấp độ thứ hai, tòa soạn báo chí được hiểu là nơi sản xuất, phát hành, phát sóng ấn phẩm/chương trình Hiểu theo nghĩa này, tòa soạn báo chí thực chất là cơ quan báo chí [18, tr.29-30] Tác giả Trương Thị Kiên sử dụng thuật ngữ tòa soạn báo chí giống như thuật ngữ cơ quan báo chí Thuật ngữ cơ quan báo chí được tác giả Nguyễn Quang Hòa giải thích là cơ quan thu nhận và phát ra thông tin, nên dù quy mô nào, mô hình nào cũng cần bảo đảm nguyên tắc thông tin vào đối với Tòa soạn phải nhanh nhất, tiện lợi nhất, không bị ách tắc [15, tr.122] Như vậy tác giả Nguyễn Quang Hòa cũng đồng nhất tòa soạn báo chí với cơ quan báo chí

Trên thế giới, theo Merriam-Webster thì tòa soạn (newsroom) là một địa điểm (như văn phòng) nơi thông tin được chuẩn bị để xuất bản hoặc phát sóng Theo Cambridge Dictionary, tòa soạn là một văn phòng tại một đài truyền hình hoặc đài phát thanh hoặc một tờ báo nơi tin tức được thu thập và các bài báo được chuẩn bị để phát sóng hoặc xuất bản

Trang 36

Theo từ điển Collins, tòa soạn là một văn phòng trong một tờ báo, đài phát thanh hoặc đài truyền hình nơi các bài báo, tin tức được chuẩn bị trước khi chúng được in hoặc phát sóng

Tuy nhiên trên thực tế, tòa soạn ngoài ý nghĩa là một địa điểm (office) thì còn có nghĩa là một hoạt động trong cơ quan báo chí

Như vậy có thể định nghĩa: Tòa soạn là:

+ Một địa điểm thuộc cơ quan báo chí, nơi thông tin được xử lý trước khi xuất bản hoặc phát sóng

+ Hoạt động xử lý thông tin của một cơ quan báo chí trước khi xuất bản hoặc phát sóng

Tòa soạn hội tụ:

Số hóa, sự gia tăng của internet và sự suy giảm lưu thông ngày càng tăng đã kích thích việc tìm kiếm đối tượng mới và hướng tới sự tích hợp của các nền tảng truyền thông khác nhau Một chuỗi nghiên cứu đầu tiên đã phát triển các mô hình để lập bản đồ các giai đoạn khác nhau mà một tổ chức tin tức phải vượt qua để trở nên hội tụ đầy đủ

Cụ thể, mức độ thông tin khổng lồ của Internet, các nhà báo phải học sống song hành, cạnh tranh với sự bùng nổ các nền tảng truyền thông mới với nhịp điệu và chu kỳ tin tức khác nhau Họ xây dựng phong cách viết và định dạng riêng biệt Họ phải dự đoán nhiều hơn những kỳ vọng khác nhau của công chúng

Tuy nhiên mặt khác công nghệ kỹ thuật số cho phép các toà soạn báo

mở rộng phạm vi và tích hợp đa phương tiện (nghe, nhìn) trong các câu chuyện tin tức của mình Một số doanh nghiệp truyền thông và toà soạn báo chí trên thế giới thậm chí mở rộng điều kiện kỹ thuật và nhân lực thành các toà soạn hội tụ Họ đã mua lại đài phát thanh, truyền hình, trang bị các thiết bị hiện đại nhất để thực sự hoạt động phương tiện và thậm chí đa nền tảng

Theo tác giả Klaske Tameling và Marcel Broersma (2013), toà soạn hội

tụ là toà soạn các nhà báo của các nền tảng khác nhau sẽ hợp tác chiến lược

Trang 37

và chia sẻ nội dung Về mặt lý thuyết, một tổ chức tin tức hội tụ và đa phương tiện có thể liên tục nhắm mục tiêu đến nhiều đối tượng khác nhau thông qua các nền tảng khác nhau

Từ giữa những năm 1990, nhiều học giả trong lĩnh vực báo chí đã cho rằng toà soạn trong tương lai sẽ là tích hợp (Deuze, 2004) [40, tr.139-152]

Klaske Tameling và Marcel Broersma (2013) [46, tr.75] cũng cho rằng công chúng ngày nay có thể và nên tiếp cận thông tin thông qua các nền tảng khác nhau và vào các thời điểm khác nhau trong ngày Chia sẻ nội dung, nguồn và ý tưởng giữa các nền tảng khác nhau được coi là rất hữu ích và hiệu quả cho các nhà báo Hơn nữa, các nhà báo tin rằng họ được trang bị và có kỹ năng đa phương tiện giúp họ tác nghiệp tốt hơn

Tòa soạn hội tụ là mô hình tòa soạn lấy bàn siêu biên tập (super desk) làm trung tâm để đảm bảo vận hành tòa soạn theo hướng thống nhất, tận dụng các nguồn lực, sử dụng đa phương tiện để sản xuất tin tức dưới nhiều dạng thức khác nhau (hình ảnh, chữ viết, âm thanh, video ) và truyền phát trên đa nền tảng (báo in, báo mạng điện tử, truyền hình, phát thanh, ứng dụng mobile, mạng xã hội ) nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng

Đặc thù của tòa soạn hội tụ:

- Sự hội tụ về không gian

- Sự hội tụ trong cách thức tác nghiệp của phóng viên, nhà báo

- Sự hội tụ trong nội dung thông tin [9]

1.1.5 Quản lý nội dung tại tòa soạn báo mạng điện tử

Hiện chưa có khái niệm chính thức về quản lý nội dung Tác giả Trương Thị Kiên có đề cập đến thuật ngữ quản trị tòa soạn với nghĩa quản lý báo chí ở cấp độ vi mô (so sánh với hoạt động quản lý báo ở cấp độ vĩ mô, là hoạt động của các cơ quan được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý đối với cơ quan báo chí [18, tr.155]

Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang thì có nhắc đến quy trình sản xuất thông tin báo mạng điện tử với nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có sự tham

Trang 38

gia của từng thành viên trong tòa soạn với những phần việc cụ thể Nhìn chung các công đoạn đó là: Lập đề cương nội dung thông tin; sáng tạo tác phẩm; tổ chức duyệt nội dung và xuất bản lên Internet [7]

Do vậy, cần phân tích nội hàm khái niệm này:

+ Khái niệm "quản lý"

Theo cuốn Luật Hành chính Việt Nam [28], quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tương quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt

Như vậy có thể thấy, khái niệm về quản lý:

Quản lý là hoạt động nhằm đạt được mục đích đã đề ra thông qua việc tác động, điều khiển, hướng dẫn, phối hợp các nguồn lực của tổ chức

Theo Triết học Mác-Lenin, nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật

Nội dung của báo mạng điện tử có thể hiểu là: Các bài báo, video, file

âm thanh, file đa phương tiện, quảng cáo, ghi chú… được xuất bản trên các nền tảng: báo mạng điện tử, mạng xã hội, ứng dụng đọc báo…

Quản lý nội dung tại tòa soạn báo mạng điện tử là mọi hoạt động gồm tác động, điều khiển, hướng dẫn, phối hợp các nguồn lực của báo mạng điện tử đó và của xã hội trong quá trình thu thập, xử lý và xuất bản thông tin trên các nền tảng

Từ định nghĩa này, căn cứ vào mô hình truyền thông đã dẫn ở trên, trong luận văn, tác giả sẽ xem xét công tác quản lý nội dung ở các giai đoạn: Thu thập thông tin, kiểm chứng thông tin, phát hành trên mạng xã hội và tiếp nhận phản hồi của công chúng

Trang 39

1.2 Tác động của mạng xã hội đến quản lý nội dung

Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: Báo mạng điện tử, truyền thông xã hội và mạng xã hội đang kết nối về mọi phương diện và hình thành sức mạnh xã hội, thế lực xã hội đặc biệt quan trọng, tiềm ẩn nhiều cơ hội và nguy cơ khó lường Tác giả này cũng nhận định, cần có cơ chế quản lý phù hợp để Internet và báo mạng điện tử phục vụ sự phát triển với tốc độ nhanh và bền vững - xét trên phạm vi quốc gia; truy cập, khai thác và sử dụng thế nào để phát triển nguồn lực

- vốn con người, xét từ lý thuyết sức mạnh mềm là điều rất cần thiết [5]

Có thể thấy, mạng xã hội đã thay đổi tương đối căn bản hoạt động nghiệp

vụ báo chí Với tư cách vừa là đối thủ cạnh tranh, vừa là nền tảng hoạt động báo chí, mạng xã hội đã "có mặt" ngày càng nhiều trong hoạt động báo chí hiện đại Trong các cơ quan báo chí, một nhà báo hiện đại ngoài việc nắm vững kỹ năng báo chí truyền thống cần có kỹ năng sử dụng mạng xã hội phục vụ công tác

Đối với một cơ quan báo chí, việc tương tác với mạng xã hội được thực hiện thông qua: Fanpage trên Facebook, kênh trên YouTube, tài khoản Zalo Official Account trên Zalo hay hãn hữu hơn là một tài khoản trên Twitter Các mạng xã hội khác như Google+, Instagram chưa được báo chí Việt Nam chú ý

Theo một nguồn tin từ Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

- một tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, bao gồm: phát thanh, truyền hình, trang tin điện tử, mạng xã hội, trò chơi điện tử, thì hiện chính cơ quan này cũng chưa thống kê các fanpage Facbook, kênh YouTube của các báo

Khi Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đề nghị các báo báo cáo để Cục hỗ trợ kiến nghị với Facebook xác thực (veryfied - Facebook xác thực và cấp dấu tích xanh bên cạnh tên hiển thị) fanpage thì đã có khoảng

30 fanpage thuộc các báo được "xác thực" 10 fanpage khác đang trong quá trình ‘xác thực"

Trang 40

Tương tự, đối với kênh trên YouTube, khi Cục Phát thanh, truyền hình

và thông tin điện tử gửi công văn đến các Đài truyền hình thì chỉ có một số đài địa phương đề nghị Cục phối hợp với Google (chủ quản của YouTube) cấp huy hiệu xác minh cho kênh của đài Những đài lớn như VTV, VTC đều không thông qua Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử khi thành lập kênh, xác thực kênh với Google Hiện nay có gần 30 kênh của các đài địa phương được Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử hỗ trợ và đã có dấu kiểm xác minh của Google [Trả lời phỏng vấn riêng của tác giả]

Hiện tại, các cơ quan báo chí ở Việt Nam đang hoạt động mạnh tại 2 mạng xã hội là Facebook và YouTube (Trong đó, những hoạt động trên mạng xã hội Facebook là nổi bật nhất còn YouTube chủ yếu là nơi để đưa các video clip lên mà thôi) Fanpage (chỉ tính những fanpage đã được xác thực) của báo Tuổi trẻ có hơn 2,25 triệu lượt người thích, hơn 2,26 triệu lượt người theo dõi; báo Thanh Niên: Hơn 1,48 triệu lượt người thích, hơn 1,52 triệu lượt người theo dõi…

Nhiều cơ quan báo chí cho rằng có thể sử dụng các nền tảng như Facebook để phát hành nội dung, tạo ra lượng truy cập với chi phí rẻ, từ đó tăng thu quảng cáo báo điện tử hoặc các ứng dụng tin tức của mình Nhưng những hoạt động của cơ quan báo chí trên Facebook lại phụ thuộc quá nhiều vào các thuật toán của các nền tảng này, và một khi có sự thay đổi, giống như những thay đổi mà Facebook công bố hồi tháng 6/2016 về việc ưu tiên nội dung cá nhân hơn là nội dung của các nhà xuất bản tin tức

Mặt khác, thông tin trên mạng xã hội dù phong phú, đa dạng, hấp dẫn nhưng mới chỉ dừng lại ở cấp độ thông một chiều hoặc mới phản ánh một phần của sự việc, sự việc hiện tượng được nhìn dưới lăng kính của cá nhân hoặc một nhóm người Những người đưa thông tin lên mạng xã hội, hoặc theo cách gọi hiện nay là "nhà báo công dân" đa phần không làm báo không chuyên nghiệp, phản ánh sự việc ở góc độ nhỏ, đây mới là một thông tin đơn

lẻ chứ chưa phải toàn bộ câu chuyện

Ngày đăng: 24/11/2021, 23:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w