Phạm vi phần đọc - hiểu: - Văn bản văn học Văn bản nghệ thuật: + Văn bản trong chương trình Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm + Văn bản ngoài chương trình Các văn bản cùng loại với c[r]
Trang 1A. CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :
Phần I: CÁI NHÌN TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN PHẦN ĐỌC HIỂU:
I Những vấn đề cần biết:
1 Phạm vi phần đọc - hiểu:
- Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình)
- Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống
trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biểnđảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí)
- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả
+ Nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK
- 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK)
- Dài vừa phải Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng
2 Yêu cầu căn bản:
- Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh,
các biện pháp tu từ,…
- Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ
- Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
- Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn
- Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn
II Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản:
1 Kiến thức về từ:
Trang 2- Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
- Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…
2 Kiến thức về câu:
- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
- Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp)
- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
3 Kiến thức về các biện pháp tu từ:
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,
- Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…
- Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…
- Phần đọc hiểu thường là câu 2 điểm trong bài thi
- Đề ra thường là chọn những văn bản phù hợp (Thuộc chương trình theo từng cấp học hoặc
là một đọan văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trình thời sự… ở ngoài SGK) phù hợp với trinh độ nhận thức và năng lực của học sinh
Trang 33 Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiến thức phần Tiếng Việt.
Cụ thể:
- Về ngữ pháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ
- Kết cấu đọan văn; Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài
- Hoặc tập trung vào một số khía cạnh như: Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản? Ý nghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản? Sửa lỗi văn bản…
Phần II: NỘI DUNG CẦN NẮM VỮNG :
I Những vấn đề cần biết:
1 Khái niệm và mục đích đọc hiểu văn bản:
a Khái niệm:
- Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng
trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát
ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe
- Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý
nghĩa của mối quan hệ đó Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?
Do đó, đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát,
biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt
b Mục đích:
Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được:
+ Nội dung của văn bản
+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng
+ Ý đồ, mục đích?
+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản
+ Thể lọai của văn bản? Hình tượng nghệ thuật?
2 Phong cách chức năng ngôn ngữ:
a Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống
Trang 4- Đặc trưng:
+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân
+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp
- Nhận biết:
+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ
+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương
b Phong cách ngôn ngữ khoa học:
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ,câu, đọan văn,văn bản)
Tính khái quát, trừu tượng
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả
d Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng,lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội
Trang 5- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở (Tránh sử dụng từ ngữ
mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.)
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết
e Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm:
+ Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính
+ Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác
- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường
VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân
f Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm-
Sự kiện- Diễn biến-Kết quả
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc
3 Phương thức biểu đạt:
a Tự sự:
- Khái niệm: Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
Trang 6cùng tạo thành một kết thúc Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
+ Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra
- Các thao tác dùng trong văn nghị luận:
+ Thao tác lập luận giải thích:
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề
Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm
Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó Đặt ra hệ thống câu hỏi
để trả lời
+ Thao tác lập luận phân tích:
Trang 7 Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
+ Thao tác lập luận chứng minh:
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng
Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí
+ Thao tác lập luận so sánh:
Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác
Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết
+ Thao tác lập luận bình luận:
Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề
Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏđược ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng Thể hiện rõ chủ kiến của mình
+ Thao tác lập luận bác bỏ:
Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai
Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần
Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn
Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau
Các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy
đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phảiđược lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ
Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau
Trang 8+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện:
+ Tự giấu mình: (Lời gián tiếp) Hiểu nôm na đây là vị thần biết hết
+ Tự giấu minh: (Lời nửa trực tiếp) Nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện: thông qua nhân vật trung gian làm người kể chuyện
Lưu ý: Thông thường các bạn học sinh chỉ học về trần thuật từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba người kể tự giấu mình - gián tiếp kể lại mọi chuyện Nhưng xét theo nhiều khía cạnh khác, chúng ta phân được ba mảng phương thức trần thuật từ ngôi thứ 3 Các bạn luyện thi học sinh giỏi và THPTQG cần phân biệt rõ!
5 Phép liên kết:
- Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép lặp: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép nối: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với câu trước
- Phép liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép tương phản: Sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau
- Phép tỉnh lược: Tỉnh lược là biện pháp lược bỏ một/ một số thành phần nào đó của một phát ngôn nhằm tránh lặp lại chúng trong một/ những phát ngôn khác Chính nhờ sự lược bỏ này mà các phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau Biện pháp này còn có tác dụng tránh lặp từ vựng vàlặp nghĩa
6 Các biện pháp tu từ:
- Biện pháp tu từ nhân hóa
Trang 9+ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật biến những vật vô tri, vô giác có những hoạt động, tính chất như con người.
+ Các kiểu nhân hóa
Dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để miêu tả, hô gọi những sự vật không phải là người
Dùng những từ ngữ vốn dùng cho người để dùng cho vật
Trò chuyện với vật như với người
+ Tác dụng của nhân hóa: Khi dử dụng dụng biện pháp nhân hóa làm cho sự vật, hiện tượng miêu tả trở nên sống động, gần gũi với con người thường xuyên được sử dụng làm phương tiện giúp con người dãi bày tâm sự
- Biện pháp tu từ so sánh
+ Khái niệm so sánh: So sánh là đem đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra điểm giông nhau giữ chúng Do vậy hai đối tượng đem so sánh phải có sự tương đồng vớinhau:
Ẩn dụ cách thức: Cách gọi hiện tượng A = hiện tượng B
Ẩn dụ phẩm chất: cách lấy phẩm chất của A để chỉ phẩm chất của B
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B với các loại giác quan khác nhau/
+ Tác dụng của ẩn dụ: Sử dụng ẩn dụ tạo ra sắc thái biểu cảm cao làm câu văn, câu thơ có hình tượng đặc biệt
- Biện pháp tu từ hoán dụ
+ Khái niệm hoán dụ: Hoán dụ là cách dùng sự vật này để gọi tên sự vật khác dựa vào sự gần gũi, đi đôi giữa 2 sự vật
+ Phân loại Hoán Dụ
Lấy bộ phân để chỉ toàn thể
Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị đựng
Trang 10 Lấy vật dùng để chỉ người dùng
Lấy số ít để chỉ số nhiều, chỉ sự tổng quát
+ Tác dụng hoán dụ: Sử dụng hoán dụ trong văn thơ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Biện pháp tu từ Điệp Ngữ
+ Khái niệm: Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một từ, một ngữ hoắc cả câu để nhấn mạnh nội dung được nói đến
+ Các dạng Điệp Ngữ
Điệp ngữ nối tiếp: Những từ lặp lại đứng liền nhau trong câu
Điệp ngữ cách quãng: Cách vài từ lại có vài từ
Điệp ngữ vòng: Cuối câu, trước và đầu câu sau
+ Tác dụng của Điệp Ngữ: Nhờ có Điệp Ngữ, nội dung diễn đạt trở nên có ấn tượng mạnh mẽ
và có sự tăng tiến Điệp Ngữ nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa làm nổi bật từ ngữ quan trọng, làm lời nói có sức thuyết phục cao Điệp Ngữ tạo sự cân đối nhẹ nhàng, tạo tính nhác cho câu thơ , câu văn
Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa
+ Tác dụng của chơi chữ: Tạo ra sắc thái dí dỏm và cách hiểu đặc biệt vì thế nó được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngầy, trong thơ văn trào phúng
- Biện pháp tu từ nói quá
+ Khái niệm nói quá: Nói quá là nói cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hình tượng để nhấn mạnh , tăng sức biểu cảm Nói qua còn được gọi là khoa trương, thâm xưng,phóng đại hoặc cường điệu
+ Tác dụng của nói quá: Do có tính biểu cảm cao nên nó thường ít được sử dụng trong văn bản
và đòi hỏi sự hài hòa về ắc thái
- Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:
+ Khái niệm nói giảm nói tránh: Nói giảm nói tránh là biện pháp nghệ thuật dùng cách diễn đạt giảm nhẹ mức độ quy mô, tính chất của sự vật sự việc hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi của sự vật, hiện tượng
+ Tác dụng của nói giảm nói tránh:
Khi đề cập đến sự đau buồn
Khi biểu lộ thái độ lịch thiệp, tránh thô tục
Chú ý: Cách phân biệt hoán dụ và ẩn dụ:
Đây là lỗi mà đại đa số các học sinh đều phạm phải Mình có một cách hiểu đơn giản mà khá
Trang 11hiệu quả muốn chia sẻ đến các bạn Như định nghĩa hoán dụ là đi đôi với sự gần gũi Vậy gần gũi hiểu thế nào mới đúng? Giả sử, diễn đàn học mãi tổ chức cuộc thi mang tên "Cây bút trẻ" Tại sao khi nghe tên các bạn biết ngay đây là cuộc thi của box Văn? Đơn giản vì nhà văn luôn
sử dụng cây bút Nó gần gũi, gắn với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày Do đó, cây bút được xem
là hoán dụ của nhà văn Một giả sử khác, có ai đã nghe bài thơ của Tố Hữu: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - Mặt trời chân lý chói qua tim " Vậy mặt trời ở đây là hoán dụ hay ẩn dụ? Các bạn hãy liên tưởng đi Mặt trời gần gũi với cuộc sống của chúng ta thật đấy! Nhưng đằng sau ấy
có ẩn nghĩa gì hay ko? Mặt trời chân lý ấy là ánh sáng, là ngọn đuốc soi đường, dẫn lối, là hơi
ấm sưởi ấm cho tất cả mọi người Ẩn ở đây chính là lý tưởng cách mạng Là phép liên tưởng tương đồng! Hay nói chuẩn xác đó chính là ẩn dụ! Qua hai ví dụ này, mình tin các bạn đã tự mình rút ra cách hiểu dành riêng cho bản thân ^^
7 Các thể thơ:
- Thơ năm chữ (Ngũ ngôn):
+Thơ ngũ ngôn có độ dài ngắn khác nhau nhưng được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4dòng thơ
+ Nhận biết dễ nhất là dựa vào số câu số chữ: mỗi câu có 5 chữ
- Song Thất Lục Bát:
+ Thể thơ Song Thất Lục Bát này là của riêng Việt nam ta, cho nên luật thơ không gò bó theo các kiểu thơ khác
+ Nhận biết: Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa
là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát, câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ
- Lục Bát:
+ Thể thơ Lục Bát là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất
+ Cách nhận biết đơn giản là đếm số chữ trong mỗi dòng thơ
- Đường Luật
+ Đường luật có nhiều loại: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt,
+ Nhận biết :Bố Cục Của Thơ Đường Luật
Trong thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật, mỗi một câu đều có chức năng của nó:
- Thơ bốn chữ , thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ: Nhận biết đơn giản, dựa vào số chữ trong 1 dòng thơ Mỗi loại có quy định riêng về Vần, luật ( Cụ thể cô sẽ nói ở bài viết sau nhé )
- Thơ tự do : Đúng như cái tên của nó : không bị gò bó bởi số câu số chữ, niêm , luật, vần, đối,
… Nhận biết thơ tự do rất đơn giản : đếm số chữ trong 1 dòng thơ, dòng nhiều dòng ít không gò
Trang 12bó, và không bắt buộc theo quy luật như các thể thơ khác (Lục bát cũng dòng 6 dòng 8 nhưng
nó cứ luân phiên theo quy luật)
Phần III: CÁC BÀI TẬP MINH HỌA:
Bài 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước.”
( Hồ Chí Minh)
1 Anh ( chị) hãy đặt tên cho đoạn trích
2 Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên
3 Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?
4 Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “ Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
Hướng dẫn làm bài:
1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (dựa vào câu chủ đề đầu đoạn)
2 Phép thế với các đại từ “ đó”, “ ấy” , “ nó”.
3 Viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận Nhận biết thông qua các đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị
+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Bài 2: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa” Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách
bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì
sự tồn tại.
(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục Ngày nay, hình ảnh ấy