- Trong các tiết dạy của giáo viên khi được dự giờ thì GV luôn thực hiện đầy đủ các bước của một tiết học, tuy nhiên GV lại lược bớt, hoặc làm không rỏ ràng các hoạt động khi không dự [r]
Trang 1TRƯỜNG ĐẠO HỌC ĐỒNG NAI
Bài kiểm tra giữa học phần Môn: Phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học
Giảng viên: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên: Trần Thị Mỹ Linh Lớp: Đại học Tiểu học A – khóa 5
Năm học: 2017 - 2018
BÀI LÀM
Yêu cầu 1: : Xem xét – đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp, Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
Trang 2Sau một tháng thực tập vừa qua, em đã rút cho mình nhiều kinh nghiệm Vì được nhà trường phân cho chủ nhiệm khối lớp 1, nên hầu hết các tiết dự giờ và dạy mẫu đều do giáo viên hướng dẫn hoặc các giáo viên trong khối 1 dạy, bên cạnh đó em cũng được dự giờ các tiết dạy ở các lớp của khối 2 và 3
Em nhận thấy hầu hết các giáo viên đều đã thực hiện đầy đủ 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt:
Nguyên tắc phát triển tư duy:
- Hầu hết tất cả giáo viên đều đã áp dụng phát triển tư duy một cách tích cực
vào các tiết dạy của mình, giáo viên giao việc cụ thể cho HS thực hiện theo nhóm hoặc theo cá nhân, luôn tạo ra các câu hỏi và tình huống để HS tự phát triển tư duy, Giáo viên gợi mở cho HS bằng những câu hỏi khi HS không thể trả lời được câu hỏi chứ không trả lời thay HS
- Ví dụ: trong tiết dạy môn Học vần, giáo viên yêu cầu Hs so sánh sự giống
và khác nhau giữa hai vần ung – ưng, và phát biểu ý kiến trước lớp Nếu HS vẫn chưa trả lời hoặc không thể trả lời được thì GV sẽ hỏi các câu hỏi gợi mở để HS
tự trả lời
Nguyên tắc giao tiếp:
- Trong các tiết dạy của mình giáo viên luôn sử dụng hình thức: GV hỏi – HS
trả lời – HS khác nhận xét (nếu đúng giáo viên chốt ý, nếu sai HS có thể trả lời theo ý kiến của mình), hoặc có thể GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình về một vấn đề nào đó hoặc bức tranh nào đó
- Ví dụ: bài Tả cảnh đẹp đất nước trong bài tập làm văn lớp 3 GV chiếu hình
ảnh về cảnh đẹp đất nước, GV yêu cầu HS quan sát và tự trình bày ý kiến của mình về bức tranh Sau đó HS tự mời 1 HS khác đứng lên nhận xét và nêu ý kiến của mình nếu có GV nhận xét và chốt ý chung Hoặc trong lúc kiểm tra bài
cũ, GV yêu cầu HS giơ bảng để HS được mời sẽ lên bảng đưa bài cho cả lớp xem và mời HS khác đứng lên nhận xét bài viết của mình (nêu ý kiến nếu HS có)
- Việc nhận xét bài của bạn cũng giúp học sinh học hỏi cách dùng từ của bạn
mình và vận dụng cho chính mình Giáo viên thường khuyến khích học sinh giơ tay phát biểu và luôn gợi mở cho học sinh Tuy nhiên, bên cạnh những HS tích cực phát biểu đóng góp ý kiến thì cũng còn một số HS nhút nhát không dám nói
ý kiến của mình thường dẫn đến mất thời gian cho GV, Vì vậy GV nên lưu ý khi mời HS phát biểu và canh thời gian cho hợp lý
Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ tiếng việt vốn có của học sinh tiểu học:
- GV là người nắm bắt được trình độ của HS lớp mình rỏ nhất, nên sẽ dựa vào
đó để soạn bài giáo án cho phù hợp với trình độ của HS lớp mình Hướng dẫn và nhắc nhở HS về một số lỗi phương ngữ hoặc các lỗi khi đọc của HS khi mắc phải GV giải nghĩ các từ khó hiểu cho HS và đưa ra một số hình ảnh minh họa
Trang 3- GV luôn tạo không khí vui tươi gần gũi cho lớp học, tránh gò bó và áp đặt
kiến thức cho Hs bằng cách: luôn đổi mới các phương pháp dạy học, các trò chơi phù hợp với các dạng bài tập khác nhau
- Ví dụ: trong bài học vần, khi cho HS rút từ ứng dụng, thay vì GV đưa trực
tiếp các từ ứng dụng lên bảng thì GV sẽ kể cho HS nghe một câu chuyện Thỏ vượt chứng ngại vật để tìm các từ ứng dụng HS sẽ tích cực tham gia
Đánh giá thêm các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học theo các tiêu chí
của một tiết học tích cực
Không chỉ thực hiện tốt 3 nguyên tắc trong dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học, mà các tiết dạy đều được đánh giá là tiết dạy tích cực, vì đảm bảo các tiêu chí sau:
Cả lớp cùng tham gia: GV thường tổ chức các hoạt động để cả lớp cùng
tham gia kiểm tra bài cũ, thảo luận nhóm hoặc các trò chơi yêu cầu sự tham gia của cả lớp Qua đó GV có thể khái quát được tình hình lớp học để
có hướng điều chỉnh cho phù hợp
Học sinh tự sản sinh tri thức: GV luôn đặt HS vào tình thế tư duy liên
tục, như đưa ra các tình huống, câu hỏi để gợi mở cho HS tự giải quyết các vấn đề chứ không làm thay cho HS HS là người tự sản sinh ra tri thức, GV chỉ đóng vai trò chốt ý kiến cuối cùng cho HS
Không khí lớp học sôi nổi: GV tạo cho lớp học bầu không khí vui tươi,
gàn gũi, gây được sự chú ý cho HS Tránh áp đặt kiến thức, luôn khen HS, tránh chê trách
Yêu cầu 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực
tế với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Trong các tiết dạy của giáo viên khi được dự giờ thì GV luôn thực hiện đầy
đủ các bước của một tiết học, tuy nhiên GV lại lược bớt, hoặc làm không rỏ ràng các hoạt động khi không dự giờ Ví dụ như khi GV kiểm tra bài cũ chỉ cho HS đọc lại toàn bộ bài chứ không viết bảng con như lúc được dự giờ Hoặc khi cho
HS viết bóng, GV chỉ cho viết 1 vần đầu tiên hoặc làm hoạt động này rất mờ nhạt rồi lướt qua luôn Em thấy như vậy là không ổn, vì nếu lướt qua như thế thì những HS yếu kém sẽ khó nắm chắc được bài học hơn Tuy nhiên, để dảm bảo được thời gian của tiết dạy, một số GV sẽ lượt bớt những hoạt động này
Theo ý kiến của em, thay vì GV tổ chức cho HS hiều hoạt động thì GV nên gộp các hoạt động gần giống nhau lại hoặc lược bớt các trò chơi không cần thiết để đảm bảo đủ thời gian mà cũng đủ các bước
- Sẽ có trường hợp GV trả lời thay cho HS khi HS không thể trả lời được
hoặc trả lời chưa đúng câu hỏi mà GV đề ra, hành động này sẽ như áp đặt kiến thức cho HS hơn là giúp các em tự tìm tòi câu trả lời Lí do dẫn đến việc này có thể do hạn chế về thời gian của tiết dạy, thay vì HS này không
Trang 4trả lời được, GV sẽ mời HS khác phát biểu, như vậy rất tốn thời gian nên
GV sẽ trực tiếp đưa ra câu trả lời luôn
- Từ việc làm trên, lại dẫn đến việc GV sẽ tránh gọi những HS yếu kém
đứng lên trả lời các câu hỏi, thay vào đó là những HS khá giỏi sẽ làm việc này Em nghĩ nếu làm như vậy, những HS yếu sẽ càng nhút nhát khi được mời đứng lên trả lời câu hỏi hơn Băn khoăn của em là: làm thế nào để rèn luyện thêm cho những HS cá biệt này mà vẫn có thể đảm bảo đủ thời gian lên tiết của GV ?
- Những điều thú vị và kinh nghiệm mà em đã được học và thấy qua các buổi dự giờ:
Khi muốn cho HS giải lao giữa giờ, GV sẽ thường hỏi HS “các con đã mệt chưa ?” hay “Học nãy giờ mệt rồi, cô và các con cũng tham gia trò chơi này nhé” Như vậy chẳng khác đang tố cáo tiets dạy của mình rất mệt mỏi, thay vào đó hãy nói “Cô tháy lớp mình hôm nay học rất giỏi, rất ngoan nên cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, cùng tham gia với
cô nhé”
Trước khi vào bài mới, thay vì GV sẽ nói “cô sẽ kiểm tra bài cũ của các con” sau đó GV cho HS viết bảng con bài củ và đọc lại bài Thì hãy cho HS chơi 1 trò chơi nhằm tạo không khí cho lớp học