đề kiểm tra đánh giá giữa học kì I môn lịch sử lớp 9, theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 100% trắc nghiệm, có xây dựng ma trận chia theo tỉ lệ 50% biết, 40% hiểu, 20% vận dụng. với 40 câu trắc nghiệm, ó đáp án cụ thể.
Trang 1UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN
TRƯỜNG THCS N.T MINH KHAI
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: LỊCH SỬ 9
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nhằm khái quát lại những kiến thức đã học, đánh giá sự tiếp nhận kiến thức của học sinh.
- Đánh giá quá trình dạy học của giáo viên để điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp dạy học.
1 Kiến thức:
Chủ đề 1: Liên Xô và Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Những thành tựu chủ yếu trong công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Nguyên nhân, hậu quả, biểu hiện của cuộc khủng hoảng, tan rã của Liên bang Xô viết và sự sụp đổ CNXH ở các nước Đông Âu.
Chủ đề 2: Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ 1945 đến nay.
-Biết được 1 số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới II đến những năm 90 của TK XX.
- Trình bày những nét nổi bật về kinh tế, chính trị của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới II đến 1990.
2 Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng lựa chọn, trình bày vấn đề, viết bài, vận dụng kiến
thức để phân tích, nhận xét, lập luận vấn đề.
3 Thái độ: Nhận thức đúng những vấn đề lịch sử, biết rút ra bài học cho bản thân.
4 Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề; nhận thức tái hiện, phân tích, so
sánh, nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử.
II HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 100%
III XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề 1: Liên
Xô và Đông
Âu từ sau chiến
tranh thế giới
thứ hai
(3 tiết)
- Trình bày được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH ở Liên Xô.
- Nêu các nhiệm vụ của các nước Đông Âu đã làm trong cuộc CM DCND.
- Nêu được nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng, tan rã của Liên bang Xô viết.
- Hiểu được mục đích ra đời của tổ chức SEV, Vac-sa-va.
- Hiểu được những biểu hiện của sự sụp
đổ chế độ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
- Hiểu được vì sao chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ.
- Đánh giá được những mặt tích cực
và hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Đánh giá về vai trò của Liên Xô trong công cuộc duy trì hòa bình thế giới.
- Lập niên biểu các
sự kiện quan trọng
Trang 2ở Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Số câu
Điểm
Tỉ lệ %
8 2 20%
4 1 10%
3 0,75 7,5%
Số câu: 15
3,75đ
37,5%
Chủ đề 2: các
nước Á-
Phi-Mĩ La Tinh từ
1945 đến nay
(5 tiết)
- Biết được 1 số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới II đến những năm 90 của TK XX.
- Biết được hoàn cảnh
ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN.
- Nêu được những nét nổi bật về kinh tế, chính trị của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới II đến 1990.
- Hiểu được những khó khăn của đất nước Cu-ba trong công cuộc xây dựng CNXH.
- Hiểu khái quát về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh.
- Hiểu được ý nghĩa của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với thế giới và nhân dân Trung Quốc.
Lập niên biểu quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
So sánh đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, Mỹ la tinh với phong trào giải phóng dân tộc
ở châu Á.
- Đánh giá về công cuộc xây dựng đất nước ở một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
Số câu
Điểm
Tỉ lệ %
12 3 30%
8 2 20%
5 1,25 12,5 %
Số câu: 25
6,25 đ
62,5% Tổng số câu
TS điểm
Tỉ lệ %
20 5 50%
12 3 30%
8 2 20%
Số câu: 40
10 đ
100%
Trang 3UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN
TRƯỜNG THCS N.T MINH KHAI
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2021-2022
MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài 45 phút không tính thời gian giao
đề
TRẮC NGHIỆM: Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm x 40 câu = 10 điểm
Câu 1 Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân dân Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhằm
A khôi phục kinh tế sau chiến tranh B công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
C hiện đại hóa đất nước D đối phó với âm mưu mới của Mĩ
Câu 2 Hội đồng tương trợ kinh tế còn có tên viết tắt là gì?
A WHO B WTO C NATO D SEV
Câu 3 Tổ chức Vác-sa-va (14/5/1955 – 1/7/1991) là một tổ chức liên minh
A phòng thủ về quân sự của các nước chủ nghĩa xã hội ở châu Âu
B kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
C phòng thủ về chính trị, quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
D về kinh tế của các nước tư bản ở châu Âu
Câu 4 Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã
A cân bằng lực lượng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô
B đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học -kĩ thuật Xô viết
C phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ
D Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí hạt nhân
Câu 5 Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, phương hướng chính của Liên Xô là ưu tiên phát triển ngành kinh tế nào?
A Công nghiệp nặng B Nông nghiệp C Dịch vụ D Công nghiệp nhẹ
Câu 6 Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu tiêu biểu nào về khoa học – kĩ thuật?
A Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ
B Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất
C Đưa con người lên thám hiểm Mặt Trăng
D Chế tạo thành công bom nguyên tử
Câu 7 Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu đã làm gì để xóa bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân?
A Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ B Cải cách ruộng đất
C Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản D cải thiện đời sống nhân dân
Câu 8 Khó khăn lớn nhất của Liên Xô sau khi chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc là
A đất nước bị tàn phá nặng nề
B phải giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới
C bị các nước Đế quốc bao vây kinh tế
D bị các nước tư bản cô lập về chính trị
Câu 9. Chính sách đối ngoại nổi bật của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những
năm 70 thế kỉ XX là
A chỉ đặt quan hệ ngoại giao với các nước Đông Âu
Trang 4B thực hiện chính sách đối đầu với Mĩ.
C duy trì hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
D tập trung thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước tư bản
Câu 10 Hội đồng tương trợ kinh tế bị giải thể do nguyên nhân nào?
A Do hoạt động “ khép kín” trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
B Do hoạt động không hiệu quả, không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu
C Do gặp phải sự chống phá quyết liệt của Mĩvà các nước tư bản chủ nghĩa
D Do sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Câu 11 Nguyên nhân nào sau đây không làm cho Liên bang Xô Viết tan rã ?
A Bị các nước tư bản Âu- Mĩ tấn công quân sự
B Mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học
C Đường lối quản lí đất nước có nhiều sai lầm
D Tư tưởng chủ quan, nóng vội của các nhà lãnh đạo
Câu 12 Quá trình sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu diễn ra theo hướng
A chính quyền tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác – Lê nin
B thực hiện đa nguyên về chính trị, thay đổi tên nước và ngày quốc khánh
C chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần sở hữu
D chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Câu 13 Dựa vào nội dung bảng dưới đây, hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột I và sự kiện lịch sử ở cột II.
Cột I (Thời gian) Cột II (Sự kiện lịch sử)
1 3-1985 a Goóc-ba-chốp từ chức, Liên bang Xô viết sụp đổ
2 19-8-1991 b 11 nước cộng hòa kí hiệp định về giải tán Liên bang Xô
viết, thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)
3 21-12-1991 c Sau khi đảo chính không thành công, Đảng Cộng Sản
Liên Xô bị đình chỉ hoạt động
4 25-12-1991 d Gooc-ba-chop lên nắm chính quyền lãnh đạo ĐCS Liên
Xô, tiến hành cải tổ đất nước
A.1c, 2d, 3a, 4b B.1b, 2a, 3d, 4c C.1d, 2c, 3b, 4a D 1a, 2b, 3c, 4d
Câu 14 Từ những năm 1950 đến 1970, tại sao nói Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của hòa bình và phong trào cách mạng thế giới?
A Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự với Mĩ
B Chính phủ Liên Xô có nhiều chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực
C Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới
D Liên Xô là nước dẫn đầu thế giới về chinh phục vũ trụ
Câu 15 Đánh giá nào sau đây là đúng khi nói về tác động của sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đối với thế giới?
A Phong trào cách mạng thế giới bị tổn thất hết sức nặng nề
B Phong trào cách mạng thể giới không bị ảnh hưởng gì từ sự kiện này
C Làm chấm dứt sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới
D Làm cho Mĩ trở thành bá chủ, chi phối, thống trị thế giới
Câu 16 Tổ chức ASEAN hiện nay có bao nhiêu thành viên?
Trang 5Câu 17 Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A đều lần lượt giành được độc lập
B trở thành các cường quốc công nghiệp
C trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới
D trở thành các nước đế quốc
Câu 18 Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa đế quốc chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
A Chế độ thực dân kiểu cũ B Chế độ thực dân kiểu mới
C Chế độ phân biệt chủng tộc D Chế độ chiếm hữu nô lệ
Câu 19 Nước nào là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ
La-tinh”?
Câu 20 Châu lục nào đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Châu Âu B Châu Phi C Châu Á D Khu vực Mĩ La-tinh
Câu 21 Đường lối đổi mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc từ 1978 đến nay có đặc điểm gì?
A Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm B Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm
C Lấy phát triển quân sự làm trọng tâm D Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm
Câu 22 Hình thức đấu tranh giành chính quyền sau chiến tranh thế giới hai ở các nước Đông Nam Á là
A đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân
B đấu tranh bằng con đường ngoại giao
C khởi nghĩa vũ trang
D đấu tranh bằng con đường kinh tế
Câu 23 Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba ?
A Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất Cuba (1956)
B Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa (26/7/1953)
C Nghĩa quân Cu Ba mở cuộc tấn công (1958)
D Nghĩa quân Cu Ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1/1/1959)
Câu 24 Thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN là
A Việt Nam B Bru-nây C Cam-pu-chia D Mi-an-ma
Câu 25 Cuộc cách mạng giành thắng lợi đầu tiên ở châu Phi là
A cách mạng ở Ăng-gô-la B cách mạng ở Ai Cập
C cách mạng ở Ê-ti-ô-pi-a D cách mạng ở Mô-dăm-bích
Câu 26 Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước nào ?
A In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan
B In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po
C Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a
D In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a
Câu 27 Nguyên tắc nào sau đây không phải của tổ chức ASEAN?
A Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau
B Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Trang 6C Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có kết quả.
D Tăng cường hợp tác về quân sự, chính trị nhằm duy trì an ninh khu vực
Câu 28 Điều kiện thuận lợi để nhân dân Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A được các nước Đồng minh tiến vào giải phóng
B được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô
C Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh
D được sự giúp đỡ của quân Mĩ
Câu 29 Vì sao năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”?
A Vì có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập
B Vì chế độ phân biệt chủng tộc bị sụp đổ
C Vì có phong trào cách mạng phát triển mạnh
D Vì tất cả các nước châu Phi giành được độc lập
Câu 30 Phương án nào sau đây không phải là lí do khiến các nước châu Phi gặp
nhiều khó khăn trong những năm 80 của thế kỉ XX đến nay?
A Các cuộc nội chiến đẫm máu giữa các bộ tộc
B Sự bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật
C Sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc thực dân
D Sự tồn tại của chế độ A-pac-thai
Câu 31 Vì sao nói sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ La-tinh được mệnh danh là “ Lục địa bùng cháy”?
A Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ
B Vì tất cả các nước Mĩ La-tinh giành được độc lập
C Vì khu vực này có nhiều núi lửa đang hoạt động
D Vì khởi nghĩa vũ trang là hình thức đấu tranh phổ biến
Câu 32 Vì sao nói sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Á được mệnh danh là
“ châu Á thức tỉnh”?
A Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ
B Vì chế độ thống trị của phong kiến bị sụp đổ
C Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập
D Vì nhiều nước châu Á trở thành cường quốc
Câu 33 Vì sao phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi lại nổ ra sớm nhất ở vùng Bắc Phi?
A Vì chủ nghĩa thực dân châu Âu ở đây suy yếu
B Vì chế độ cai trị của đế quốc thực dân ở Bắc Phi tàn bạo
C Vì Bắc Phi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác
D Vì giai cấp tư sản trưởng thành, nhanh chóng năm lấy ngọn cờ lãnh đạo
Câu 34 Vì sao khu vực Mĩ –La-tinh trở thành “sân sau” của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Vì đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng
B Vì bị Mĩ khống chế, lệ thuộc về kinh tế, phải nhận viện trợ từ Mĩ
C Vì các nước trong khu vực muốn liên minh quân sự với Mĩ
D Vì những nước trong khu vực bị khủng hoảng kinh tế
Câu 35.Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”?
A Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế
Trang 7B Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
C Nhiều nước châu Á giành được độc lập
D Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới
Câu 36 Dựa vào nội dung bảng dưới đây, hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột I và sự kiện ở cột II.
A 1a, 2b, 3c, 4d B 1d, 2a, 3b, 4c
C 1c, 2d, 3a, 4b D 1b, 2a, 3d, 4c
Câu 37 Phong trào đấu tranh ở khu vực Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai
có gì khác với các nước Á, Phi?
A Nổ ra muộn hơn các nước Á, Phi
B Mục tiêu đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu
C Mục tiêu đấu tranh chống lệ thuộc vào đế quốc Mĩ
D Nổ ra sớm hơn các nước Á, Phi
Câu 38 Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa
đế quốc giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX?
A hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản đã sụp đổ
B hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ một phần
C hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn
D hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ngày càng phát triển
Câu 39 Dựa vào nội dung bảng dưới đây, hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột I và sự kiện ở cột II.
Cột I (Thời gian giành được độc lập) Cột II ( quốc gia giành độc lập)
A 1b, 2c, 3a B 1b, 2a, 3c C 1c, 2b, 3a D 1a, 2c, 3b
Câu 40 Đánh giá nào sau đây đúng khi nói về công cuộc cải cách của Trung
Quốc năm 1978.
A Cuộc cải cách bị thất bại do thiếu đường lối chiến lược, thiếu sự chuẩn bị chu đáo
B Cuộc cải cách thành công,Trung Quốc phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
C Cuộc cải cách đã làm cho kinh tế Trung Quốc khủng hoảng, đất nước rối loạn
D Cuộc cải cách đã định hướng Trung Quốc trở thành nước tư bản giàu mạnh
Trang 8UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN
TRƯỜNG THCS N.T.M.KHAI
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI
NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: LỊCH SỬ 9 TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án đúng đạt 0,25 đ