Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội

131 6 0
Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

H C VI N NÔNG NGHI P VI T NAMỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯU HỒNG QUANG

QU N LÝ NHÀ NẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤTƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤTC V S D NG Đ TỀ SỬ DỤNG ĐẤT Ử DỤNG ĐẤT ỤNG ĐẤTẤTNÔNG NGHI P TRÊN Đ A BÀN HUY NỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMỊA BÀN HUYỆNỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘING TÍN, THÀNH PH HÀ N IỐ HÀ NỘIỘI

TS Mai Lan Phươngng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và tiếp thu, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018

Tác giả luận văn

Lưu Hồng Quang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS Mai Lan Phương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn: Phát triển nông thôn; Khoa: Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức (cơ quan nơi thực hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điềukiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018

Tác giả luận văn

Lưu Hồng Quang

Trang 4

Danh mục sơ đồ, hình ix

Trích yếu luận văn x

Thesis abstract xii

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

2.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp 5

2.1.1 Một số khái niệm, vai trò, ý nghĩa của việc quản lý nhà nước vể sử dụng đất nông nghiệp 5

2.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp của UBND cấp Huyện 10

2.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp 12

2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp 21

2.2 Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 28

2.2.1 Chính sách đất đai tại Việt Nam 28

2.2.2 Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại một số tỉnh, huyện trong cả nước 31

Trang 5

2.3 Bài học kinh nghiệm trong việc quản lý nhà nước về sử dụng đất nông

nghiệp cho huyện Thường Tín 35

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 37

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 37

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 40

3.1.3 Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Huyện đến công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp 45

3.2 Phương pháp nghiên cứu 47

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 47

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 47

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 48

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 49

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 49

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 52

4.1 thực trạng quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín 52

4.1.1 Khái quát chung về tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín 52

4.1.2 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai 55

4.1.3 Khảo sát, đo đạc, thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 57

4.1.4 Quản lý nhà nước về lập quy hoạch sử dụng đất, quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 59

4.1.5 Quản lý nhà nước về Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp 62

4.1.6 Quản lý nhà nước về thu hồi, trưng dụng, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 66

4.1.7 Quản lý nhà nước về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp 69

4.1.8 Giám sát, thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp 71

4.1.9 Đánh giá chung 74

4.2 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín 78

Trang 6

4.2.1 Năng lực, trình độ, thái độ của cán bộ quản lý nhà nước 78

4.2.2 Thủ tục hành chính 80

4.2.3 Cơ chế, chính sách 80

4.2.4 Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan nhà nước 82

4.2.5 Điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ thuật 83

4.2.6 Điều kiện kinh tế - xã hội 84

4.2.7 Nhận thức của người dân về pháp luật đất đai 84

4.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín 85

4.3.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất đai, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan 85

4.3.2 Bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản

4.3.6 Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai 91

4.3.7 Tích cực tuyên truyền, giáo dục pháp luật và chủ trương, chính sách về đất đai của huyện đến người dân 93

4.3.8 Đầu tư kinh phí phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín 94

4.3.9 Nghiên cứu, đổi mới các chính sách 94

Trang 7

TN&MT Tài nguyên và môi trường

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thường Tín 39

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Thường Tín (2014-2016) 41

Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế của huyện Thường Tín giai đoạn 2014-2016 43

Bảng 3.4 Thu thập dữ liệu thứ cấp 47

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 54

Bảng 4.2 Bảng đánh giá việc tuyên truyền pháp luật về đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín 57

Bảng 4.3 Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Thường Tín 60

Bảng 4.4 Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp từ 2011-2015 huyện Thường Tín 60

Bảng 4.5 Đánh giá việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 61

Bảng 4.6 Bảng số liệu điều tra về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín năm 2014 -2016 63

Bảng 4.7 Bảng đánh giá quản lý nhà nước về giao đất, cho thuê đất tại huyện Thường Tín 63

Bảng 4.8 Bảng đánh giá diện tích, thời gian giao đất nông nghiệp 64

Bảng 4.9 Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp huyện Thường

Bảng 4.16 Bảng đánh giá công tác giải quyết khiếu nai, tố cáo, vi phạm về đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín 74

Trang 9

Bảng 4.17 Trình độ chuyên môn cán bộ quản lý đất nông nghiệp tại huyện

Thường Tín 78 Bảng 4.18 Bảng đánh giá trình độ, thái độ của cán bộ thực hiện quản lý đất nông

nghiệp tại huyện Thường Tín79 Bảng 4.19 Bảng đánh giá các thủ tục hành chính trong quản lý đất nông nghiệp

tại huyện Thường Tín80 Bảng 4.20 Bảng đánh giá của cán bộ về ảnh hưởng cơ chế, chính sách đến việc

quản lý đất nông nghiệp huyện Thường Tín 81 Bảng 4.21 Bảng đánh giá của người dân về các chính sách liên quan đến quản lý

đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín 82 Bảng 4.22 Đánh giá của cán bộ về ảnh hưởng điều kiện kinh tế - xã hội đến việc

quản lý đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín 83 Bảng 4.23 Đánh giá của cán bộ về ảnh hưởng điều kiện kinh tế - xã hội đến việc

quản lý đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín 84 Bảng 4.24 Kết quả điều tra về nhận thức của người dân về pháp luật đất đai tại

huyện Thường Tín 85

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 2.1 Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam 21 Hình 3.1 Vị trí địa lý huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội 38 Sơ đồ 4.1 Bộ máy quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp ở huyện Thường Tín 52 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất của huyện Thường Tín năm 2017 53

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Lưu Hồng Quang

Tên luận văn: “Quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Thường Tín, thành phố Hà Nội”

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt NamMục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín trong những năm tới Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm, vai trò và đặc điểm về quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp Nội dung quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội như: Ban hành các văn bản, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai; Khảo sát, đo đạc, thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng; Quản lý nhà nước về lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp; Quản lý nhà nước về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Quản lý nhà nước về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp; Quản lý nhà nước về đăng ký và cấp GCNQSD đất nông nghiệp; Giám sát, thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp.

Địa bàn nghiên cứu là: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường Tín; ban địa chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín; 3 xã thuộc địa bàn huyện Thường Tín: xã Vạn Điểm, xã Văn Bình, xã Vân Tảo Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý thông tin, phương pháp phân tích số liệu Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: nhóm chỉ tiêu phản ánh số lương đất, cơ cấu đất nông nghiệp; nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả công tác về quản lý đất nông nghiệp.

Kết quả chính và kết luận

Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín đã chỉ ra những mặt đạt được: đã hoàn thành

Trang 12

cơ bản công tác giao đất và cấp GCNQSD đất nông nghiệp, từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất đai; công tác thanh tra kiểm tra được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm Tuy nhiên còn hạn chế: hệ thống hồ sơ quản lý cũ kỹ và không đầy đủ, việc khiếu nại tranh chấp còn nhiều phức tạp, công tác giải phóng mặt bằng đôi khi còn chậm.

Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín: Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý nhà nước; Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan nhà nước; Thủ tục hành chính; Cơ chế, chính sách; Điều kiện tự nhiên; Điều kiện khoa học kỹ thuật; Điều kiện kinh tế xã hội; Nhận thức của người dân về pháp luật đất đai.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu: Hoàn thiện bộ máy quản lý về đất đai; bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý đất đai; tăng cường hiệu quả của các công cụ quản lý đất nông nghiệp; tuyên truyền, giáo dục pháp luật và chủ trương chính sách về đất đai; đầu tư kinh phí phục vụ công tác quản lý.

Quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất nông nghiệp hiện nay có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển của kinh tế xã hội Nghiên cứu quản lý nhà nước đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín thành phố Hà Nội, kết quả nghiên cứu đề tài đã đạt được các mục tiêu đã đặt ra Từ đó kiến nghị đến các cơ quan trung ương, UBND thành phố Hà Nội, UBND thị trấn Thường Tín.

Trang 13

THESIS ABSTRACT Master candidate: Lưu Hồng Quang

Thesis title: “State management of agriculture land use in Thuong Tin district, Hanoi”.

Education organization: Vietnam National UniversityResearch objectives:

- Systemizing the theories of state management of agriculture land use;

- Appraising the current status of state management of agriculture land use at Thuong Tin district;

- Analysing factors impact state management of agriculture land use at Thuong Tin district;

- To push forward solutions to enhance the state management of agriculture land use at Thuong Tin district.

- Study site: Department of Nature resource and Environment of Thuong Tin district and 3 communes: Van Diem, Van Binh and Van Tao

- Descriptive analysis and SWOT.

Main finding and Conclusion:

The study has shown that the contents of state management on agriculture land use are: Publish document and propagandize about land use law; Studying, surveying, counting and mapping agriculture land; State management of planning for agriculture land use; State management of transferring, lending and changing the purpose of land use; State management of reclaiming, compensating when the government reclaims the land; State management of registering and issuing agriculture land use licence; Supervising, inspecting, solving the complain and penalizing in agriculture land use.

The current situation of agriculture land use in Thuong Tin district is: the registering and issuing agriculture land use licence have been completed and state management system has been improved; The supervising, inspecting, solving the complain and penalizing in agriculture land use process have been cared by the government However, there are some limits such as the managing system is out of date and not sufficient, the complain and conflict about land using are complex, clearing the ground process is slow.

Factors influence on agriculture land use in Thuong Tin district are the ability of government staffs, the state organizing, the administrative formalities, the structure and

Trang 14

policies of land use, natural condition, technology condition, social-economy condition, citizen’s awareness about land law.

Through analyzing and evaluating the current situation and influencing factors, the research proposes a number of key solutions: perfecting the management apparatus of land; supplement and improving the quality of human resources in service of land management; strengthening the effectiveness of agricultural land management tools; dissemination and education the law and policies on land; to provide funding for management work.

State management of land in general and state management of agricultural land arenow extremely important for socio-economic development Results of the research haveachieved the objectives From that the research push forward some recommendations to thecentral agencies, People's Committee of Hanoi, People's Committee of Thuong Tin town.

Trang 15

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối vối đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi đất nước Ở nước ta đất đai được xác định tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế, là địa bàn để phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, là bộ phận cơ bản của lãnh thổ quốc gia, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là thành quả cách mạng của cả dân tộc Mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như văn hóa xã hội đều gắn liền với đất Do đó, quản lý Nhà nước đối với đất đai là một vấn đề luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Không giống với nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam, đất đai mà đặc biệt là đất nông nghiệp được xem là tư liệu sản xuất quan trọng sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện thực hiện quyền sở hữu Vì vậy, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là một vấn đề đặc biệt quan trọng và nhạy cảm trong các lĩnh vực quản lý nhà nước Trong nhiều năm qua, mặc dù chính sách, pháp luật về quản lý đất nông nghiệp đã có nhiều đổi mới Song, ngành nông nghiệp vẫn chưa có được nhiều đột phá lớn như trong giai đoạn thực hiện chuyển từ hợp tác xã sang giao đất cho hộ gia đình Công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém như: Quản lý quy hoạch kém, chưa đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành Tính kết nối liên vùng, liên tỉnh Các quy định pháp luật về đất đai vẫn còn một số nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới Quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu đất đai chưa được làm rõ Quyền và nghĩa vụ của người nông dân sử dụng đất cũng chưa rõ và còn nhiều vướng mắc Bên cạnh đó, công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người nông dân còn nhiều bất cập, chưa giải quyết hài hòa lợi ích của người có đất bị thu hồi Quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp, phải giải quyết qua nhiều cấp, kéo dài Nhiều bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành Nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, phục vụ mục tiêu phát triển chung của đất nước.

Trang 16

Chính vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao khả năng quản lý của nhà nước về đất nông nghiệp hiện nay là một yêu cầu hết sức bức thiết, nhằm giải quyết những vấn đề khúc mắc của xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, tổ chức, khắc phục tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, phát huy đầy đủ được nguồn lực đất đai, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của đất nước.

Trong quá trình quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp thì UBND cấp huyện có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc quản lý Nhà nước về đất đai Bởi vì, theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì UBND cấp huyện là cơ quan trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý Nhà nước đối với đất đai, như giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều tra khảo sát đo đạc, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thanh tra, xử lý vi phạm giải quyết các khiếu nại tố cáo về tranh chấp đất đai v.v

Thường Tín là một huyện với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu ở Hà Nội Trong xu thế đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, huyện Thường Tín cũng đang thay đổi từng ngày tác động to lớn đến việc sử dụng đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn Trong thời gian qua công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại địa phương đã có những thành tựu đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Thường Tín còn tồn tại những diễn biến rất phức tạp, như: chưa có sự thống nhất trong việc xác định vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế; quy hoạch phân bổ tài nguyên phục vụ phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phầm nông, lâm, thủy sản; chính sách của của địa phương trong nông nghiệp, nông thôn còn chưa hợp lý; tổ chức sản xuất nông nghiệp còn phân tán, các hợp tác xã tổ chức kinh tế hợp tác chưa phát triển được nhiều hoạt động… Vì vậy, quản lý nhà nước về sử dụng đất nông

nghiệp là vấn đề cấp thiết hiện nay Đây cũng là đòi hỏi bức xúc của UBND huyện, các ban ngành của huyện Thường Tín, cũng như thành phố Hà Nội cần quan tâm giải quyết.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quảnlý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín,thành phố Hà Nội” là đề tài luận văn thạc sỹ.

Trang 17

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín trong những năm qua, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc quản lý về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín trong những năm tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa huyện Thường Tín

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín.

- Đề xuất các giải pháp cho huyện Thường Tín nhằm tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín thông qua các đối tượng: cán bộ phòng Tài nguyên môi trường Huyện, địa chính các xã, thị trấn, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện Thường Tín,

thành phố Hà Nội.

- Về thời gian:

- Đề tài tiến hành điều tra nghiên cứu thực trạng vấn đề quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín, Tp Hà Nội trong 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016 từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp cho những năm tới.

- Số liệu sơ cấp được thu thập qua những người lao động, các phòng ban chức năng liên quan thuộc huyện Thường Tín năm 2017.

Trang 18

1.4 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN1.4.1 Về lý luận

Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, khái niệm, vai trò của quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp và vận dụng vào công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín.

1.4.2 Về thực tiễn

Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín Từ những nội dung đó Luận văn nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thường Tín trong thời gian tới.

Trang 19

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG

2.1.1.1 Một số khái niệm về quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp

Khái niệm về quản lý nhà nước

Khái niệm về quản lý

Theo Hoàng Anh Đức (1995), Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định Quan niệm này không những phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thể sống, mà còn phù hợp với một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước.

Theo Hoàng Anh Đức (1995), Hiểu theo góc độ hành động, quản lý là điều khiển và được phân thành 3 loại Các loại hình này giống nhau là đều do con người điều khiển nhưng khác nhau về đối tượng quản lý.

- Loại hình thứ nhất: là việc con người điều khiển các vật hữu sinh không phải con người, để bắt chúng phải thực hiện ý đồ của người điều khiển Loại hình này được gọi là quản lý sinh học, quản lý thiên nhiên, quản lý môi trường

Ví dụ con người quản lý vật nuôi, cây trồng

- Loại hình thứ hai: là việc con người điều khiển các vật vô tri vô giác để bắt chúng thực hiện ý đồ của người điều khiển Loại hình này được gọi là quản lý kỹ thuật Ví dụ, con người điều khiển các loại máy móc

- Loại hình thứ ba: là việc con người điều khiển con người Loại hình này được gọi là quản lý xã hội (hay quản lý con người).

Theo Học viện Hành chính Quốc gia (2000): Quản lý xã hội được C Mác coi là chức năng quản lý đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động Hiện nay, khi nói đến quản lý, thường người ta chỉ nghĩ đến quản lý xã hội Vì vậy sau đây chúng ta chỉ nghiên cứu loại hình quản lý thứ ba này, tức là quản lý xã hội Từ đó có thể đưa ra khái niệm quản lý theo nghĩa hẹp (tức là quản lý xã hội) như sau: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội

Trang 20

và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý.

Khái niệm về quản lý nhà nước

Theo Nguyễn Hữu Hải (2010), Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, đó là quản lý toàn xã hội Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hóa, trình độ phát triển KT-XH của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử Xét về mặt chức năng, quản lý nhà nước bao gồm ba chức năng: thứ nhất, chức năng lập pháp do các cơ quan lập pháp thực hiện; thứ hai, chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều hành) do hệ thống hành chính nhà nước đảm nhiệm; thứ ba, chức năng tư pháp do các cơ quan tư pháp thực hiện.

Theo Nguyễn Hữu Hải (2010), Trong hệ thống xã hội, có nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: tổ chức chính trị, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội,… So với quản lý của các tổ chức khác thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt như sau:

- Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước được trao quyền gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.

- Thứ hai, đối tượng quản lý của nhà nước là tất cả các cá nhân tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia.

- Thứ ba, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao.

- Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật nhà nước, chính sách để quản lý xã hội.

- Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân duy trì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Trang 21

Khái niệm về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Quản lý nhà nước về đất đai

Bản chất của công tác quản lý nhà nước là sự tác động một cách có tổ chức, hệ thống nhằm mục đích điều chỉnh các hành vi của con người, tổ chức, cá nhân…bằng quyền lực của nhà nước để hướng ý chí và mục đích của họ theo mục đích chung của toàn xã hội ( Hà Đức Linh, 2015).

Nhà nước tác động lên các đối tượng thông qua công việc thiết lập các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người, giữa các tập thể với nhau, quan hệ giữa cá nhân với tập thể… các mối quan hệ tồn tại trong xã hội là rất nhiều, tất cả các mối quan hệ đó đều cần phải được điều chỉnh để lợi ích của người này không làm xâm phạm lợi ích của người khác, đảm bảo được lợi ích của đất nước ( Hà Đức Linh, 2015).

Quản lý nhà nước còn được thể hiện ở quan hệ chủ thể và khách thể và đối tượng quản lý Chủ thể của sự quản lý nhà nước là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, tỉnh, thành, phường, xã và toàn bộ các cán bộ công nhân viên chức của nhà nước làm việc trong công tác quản lý Nhà nước Khách thể quản lý là các công dân, tổ chức, các thành phần kinh tế, xã hội… Đối tượng của công tác quản lý nhà nước là các quá trình kinh tế, các hoạt động, các mối quan hệ có liên quan Riêng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai chủ thể quản lý nhà nước về đất đai (cụ thể ở đây là đất nông nghiệp) thì nhà nước đóng vai trò là chủ thể quản lý, khách thể của sự quản lý là các cá nhân, tổ chức, doanh nhân, doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp, có liên quan đến đất nông nghiệp Và đối tượng của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là những mối quan hệ phát sinh, những vướng mắc, vấn đề có liên quan đến đất nông nghiệp xảy ra trong xã hội ( Hà Đức Linh, 2015).

Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).

Trang 22

Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2013).

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2013).

Như vậy, QLNN về đất nông nghiệp tại Việt Nam chính là quản lý quỹ đất nông nghiệp và những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng Quá trình quản lý đất nông nghiệp tại Việt Nam là quá trình tác động một cách có tổ chức và định hướng bằng quyền lực nhà nước đến đất nông nghiệp và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của các chủ thể quản lý đất và các đối tượng sử dụng đất nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của xã hội (Đỗ Thị Đức Hạnh, 2013).

2.1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của việc quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp a Vai trò

Theo Nguyễn Văn Hợi (2015), Vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai trong đó bao gồm cả đất nông nghiệp cụ thể là:

- Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả: cũng giống như tất cả các loại tài nguyên khác, đất đai là loại tài nguyên hữu hạn, do vậy việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm luôn được đặt lên hàng đầu đối với quá trình sử dụng Chính bởi nhà nước là chủ thể quản lý đất đai ở Việt Nam, nhà nước cho thuê, cho mượn, và giao đất cho người nông dân sử dụng, do vậy nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo việc sử dụng của các đối tượng được giao đất, cho thuê đất là hợp lý, tiết kiệm, phù hợp với lợi ích quốc gia Đây là một vấn đề không hề đơn giản do quá trình sử dụng đất có rất nhiều đối tượng tham gia với nhiều mục

đích khác nhau Vì vậy đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách phù hợp để ngăn không cho tài nguyên này bị lãng phí.

- Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắm được quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất Việc quản lý nói chung và quản lý đất đai

Trang 23

nói riêng đòi hỏi chủ thể quản lý phải nắm được các thông tin về nguồn tài nguyên mà tổ chức đang quản lý sử dụng Đặc biệt là đất đai, tài nguyên hữu hạn nhưng luôn có sự thay đổi về cơ cấu, mục đích sử dụng Nắm được quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất, nhà nước mới có thể ban hành những chính sách phù hợp với tính hình thực tiễn.

- Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai Không chỉ ở Việt Nam, ở tất cả các nước trên thế giới đều có luật đất đai và các đối tượng tham gia sử dụng đất đai đều phải tuân theo luật pháp về đất đai của quốc gia đó Luật pháp và các quy định về sửdụng đất tạo thành một hành lang pháp lý, cơ sở để đánh giá, vận hành thị trường đất đai, điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia sử dụng đất Đây cũng chính là cơ sở để điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới đất đai của toàn xã hội.

- Phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm Sai phạm trong quá trình sử dụng đất đai của các chủ thể là luôn luôn hiện hữu Mặc dù đã có luật pháp và các văn bản pháp quy quy định Nhưng thực tiễn vận dụng cho thấy vẫn có nhiều kẽ hở hoặc nhiều nội dung chưa rõ ràng khiến nhiều hoạt động có liên quan tới đất đai xảy ra các sai phạm, làm tổn hại tới nguồn tài nguyên quý giá, gây mất công bằng và trật tự xã hội Vì vậy vai trò của quản lý nhà nước về đất đai là phát hiện những mặt tích cực để phát huy, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm nhằm đảm bảo trật tự xã hội và bảo vệ luật pháp của quốc gia.

b Ý nghĩa

Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đất đai thay đổi theo hướng chuyển dịch của cơ cấu nền kinh tế Vì vậy, trong tổng quỹ đất không đổi thì đất nông nghiệp có chiều hướng giảm dần diện tích do phải chuyển mục đích sử dụng sang các loại đất khác (đất dùng cho công nghiệp, đất dùng vào mục đích thương mại, đất ở…) Nói như vậy nhưng không thể phủ nhận hoàn toàn đất nông nghiệp trong đời sống của con người ngày nay Để tồn tại con người luôn cần đến thức ăn, rau quả, củ, sản phẩm của nền nông nghiệp - những nguồn cung cấp này chỉ có thể thỏa mãn được dựa vào sức mạnh canh tác đất nông nghiệp Dù gì đi nữa trong tổng quỹ đất của mỗi đất nước phải luôn có một quỹ đất nông nghiệp cần thiết với mục đích của sự đảm bảo một quỹ đất nông nghiệp hợp lý là bảo đảm

9

Trang 24

quỹ lương thực, an ninh lương thực của quốc gia ( Hà Đức Linh, 2015).

Đứng trước sức ép của sự phát triển kinh tế, đất nông nghiệp phải có được sự quản lý và sử dụng hợp lý để không còn việc sử dụng tràn lan nếu không có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, không những ảnh hưởng đến thế hệ này mà còn ảnh hưởng đến thế hệ sau, dẫn tới nguy cơ phá huỷ sự phát triển bền vững của thế giới ( Hà Đức Linh, 2015).

Đất nước mở cửa phát triển, trong xu thế giao lưu hợp tác với các nước khác trên thế giới, nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thể giới WTO cơ hội và thách thức đang chờ đón Vấn đề lớn của nước ta trên con đường phát triển là nguồn vốn, làm sao để thu hút được nhiêu nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài Nguồn vốn đối ứng để chúng ta đưa ra thu hút đầu tư chính là đất đai, Bản thân đất đã mang lại một nguồn vốn lớn các doanh nghiệp, công ty, tổ chức ngay trên sân nhà, tạo nhiều thuận lợi cho công cuộc hội nhập, hợp tác quốc tế của nước ( Hà Đức Linh, 2015).

2.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp của UBNDcấp Huyện

Mang tính mệnh lệnh hành chính cao

Quản lý đối với đất nông nghiệp của UBND cấp huyện, là một hoạt động quản lý hành chính Nhà nước (hoạt động quản lý theo nghĩa hẹp) Vì vậy, trong quá trình hoạt động luôn luôn mang tính mệnh lệnh hành chính, hay nói cách khác tính mệnh lệnh hành chính rất cao Tính mệnh lệnh hành chính được thể hiện trong quan hệ giữa lãnh đạo UBND cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách đất đai, với phòng Tài nguyên Môi trường trong các hoạt động điều tra khảo sát đo đạc đánh giá đất, phân hạng đất, lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hổi đất, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất Trong mối quan hệ này lãnh đạo UBND cấp huyện ra các chỉ thị mệnh lệnh, phòng Tài nguyên Môi trường và các nhân viên làm việc trong các phòng đó có ý nghĩa vụ thi hành (Nguyễn Cảnh Quý, 2007).

Tính mệnh lệnh hành chính còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa UBND cấp huyện, với UBND cấp xã trong việc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra về đất nông nghiệp hàng loạt các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất của UBND cấp huyện mang tính mệnh lệnh hành chính, như quan hệ xử phạt hành chính đối với các chủ thể

Trang 25

không thực hiện các nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất, hoặc vi phạm pháp luật đất nông nghiệp, hoặc quan hệ về thu đất, trưng dụng đất Trong mối quan hệ này UBND cấp huyện có quyền ra các Chỉ thị mệnh lệnh còn các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành (Nguyễn Cảnh Quý, 2007).

Diễn ra trên phạm vi khá hẹp với những đặc thù khác nhau

Nghiên cứu quản lý nhà nước của UBND cấp huyện cho thấy nó diễn ra từng địa bàn như huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Vì vậy phạm vi hoạt động quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của UBND cấp huyện khá hẹp, nó không tính rộng lớn như quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp của cả nước, hoặc của UBND cấp tỉnh Trong quản lý nhà nước của UBND cấp huyện thì mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì đều có những đặc thù riêng Chẳng hạn quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp ở các huyện đồng bằng tập trung chủ yếu vào quản lý đất nông nghiệp trồng lúa, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và đất nông nghiệp trồng cây lâu năm Còn quản lý nhà nước về đất đối với các huyện miền núi chủ yếu quản lý đất trồng rừng, đất rừng, đất trồng cây lâu năm, còn quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đối với các huyện ven biển lại tập trung quản lý đất nuôi trồng thuỷ sản, đất diêm nghiệp, đất trồng rừng ngập mặn Do sự đặc thù như vậy nên tính phức tạp trong quản lý đất đai của UBND cấp huyện, thì mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều có sự khác nhau (Nguyễn Cảnh Quý, 2007).

Sự gắn bó chặt chẽ giữa chủ thể quản lý với các hộ gia đình, cá nhân vàcộng đồng dân cư sử dụng đất

Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của UBND cấp huyện có sự gắn bó chặt chẽ giữa chủ thể quản lý (UBNĐ cấp huyện) với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của UBND bao gồm rất nhiều hoạt động, nhưng trong đó có những hoạt động như giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất hoặc xử phạt hành chính đối với những chủ thể này khi họ vi phạm pháp luật đất đai hoặc giải quyết các vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư với nhau Thực hiện những công việc trên đòi hỏi UBND cấp huyện phải gắn bó rất chặt chẽ với các đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư Đặc điểm này cho thấy sự khác biệt với hoạt động quản lý nhà nước về đất nông

Trang 26

nghiệp của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Bởi vì hoạt động Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ tập trung quản lý những vấn đề chung quan trọng nhất đối với đất nông nghiệp trên cả nước, còn UBND cấp tỉnh tập trung quản lý những vấn đề về đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, hoặc có những hoạt động cụ thể như giao đất thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cũng chi tiến hành đối với Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội hoặc các cơ quan hành chính Nhà nước mà ít khi thiết lập quan hê đối với các hộ gia đình, cá nhân (Nguyễn Cảnh Quý 2007).

2.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp

Theo văn bản pháp lý cao nhất về đất đai là Luật đất đai ( Quốc hội, 2013) có quy định cụ thể về các nội dung quản lý đất đai tại Điều 22:

“ 1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

8 Thống kê, kiểm kê đất đai.

9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai 10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

Trang 27

15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.”

Trên đây là những nội dung quản lý đất đai nói chung trong đó đã bao hàm tất cả các nội dung của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp Tuy nhiên, đất nông nghiệp là một nhóm đất có những đặc thù riêng do đó có một số nội dung không biểu hiện rõ vai trò quản lý nên tôi xin khái quát lại trong một số nội dung cơ bản sau:

1.Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đó, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai 2 Khảo sát, đo đạc, thống kê, kiểm kê, lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất,

6 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

7 Giám sát, thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp.

2.1.3.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đấtnông nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đó, phổ biến, giáo dục phápluật về đất đai

Theo Nguyễn Văn Hợi (2015), Đây chính là quá trình nhà nước sử dụng công cụ pháp luật trong quản lý Nhà nước dùng pháp luật để thực hiện quyền cai trị của mình, bằng cách tác động vào ý chí của con người để điều chỉnh hành vi của họ Luật pháp là công cụ cho các công cụ quản lý khác, các chính sách chế độcủa nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn.Quản lý đất nông nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp, vừa mang tính kinh tế lại vừa mang tính xã hội, trong quan hệ đất nông nghiệp thường dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp, để giải quyết các mối quan hệ đó, nhà nước phải ban hành một hệ thống văn bản đầy đủ, chặt chẽ.

Theo Nguyễn Văn Hợi (2015), Đất nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, diễn biến quan hệ về đất nông nghiệp xuất hiện những vấn đề mới và phức tạp đòi hỏi cả về lý luận cũng như thực tiễn phải tiếp tục được bổ

Trang 28

sung, hoàn thiện Vì vậy, công tác ban hành văn bản pháp quy luôn được quan tâm hàng đầu Tuy nhiên, để pháp luật đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến mọi đối tượng trong xã hội, bên cạnh đó việc thực thi pháp luật cũng cần được quan tâm, phải kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm cả trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.

Theo Nguyễn Văn Hợi (2015), Nội dung này bao gồm việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất nông nghiệp, tuyên truyền phổ biến đến mọi đối tượng quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành từ trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho đến cấp huyện Thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của cấp dưới thường được quy định trong văn bản pháp quy của cấp trên Đồng thời cũng nghiêm cấm việc các cơ quản quản lý cấp dưới ban hành trái hoặc có thêm các quy định khác so với các văn bản của cấp trên.

2.1.3.2 Khảo sát, đo đạc, thống kê, kiểm kê, lập bản đồ quy hoạch sử dụngđất, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Khảo sát, đo đạc đất nông nghiệp

Để nắm được số lượng, chất lượng đất đai mà đặc biệt là đất nông nghiệp, Nhà nước phải tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc để nắm được quỹ đất theo từng loại đất và từng loại đối tượng sử dụng đất Do bởi đất nông nghiệp có vai trò quyết định tới chất lượng và sản lượng nông sản của người nông dân Do đó, viêc đo đạc, khảo sát và phân loại đất có ý nghĩa hết sức quan trọng ( Nguyễn Văn Hợi, 2015).

Thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp

Công tác đăng ký quyền sử dụng đất ở trên sẽ góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ Theo Luật đất đai ( Quốc hội, 2013):

- Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê.

- Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê.

Trang 29

- Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện từ phạm vi cấp xã trở nên Khi đó, vừa thực hiện được thống kê, kiểm kê vừa kết hợp đăng ký quyền sử dụng đất để tiết kiệm chi phí đồng thời số liệu thống kê, kiểm kê của cấp trên sẽ được tổng hợp từ số liệu của cấp hành chính thấp hơn Việc thống kê, kiểm kê được thực hiện theo định kỳ: thống kê được tiến hành năm năm một lần còn việc kiểm kê đất đai được thực hiện hàng năm

Theo Luật đất đai ( Quôc hội, 2013), trách nhiệm thực hiện thống kê, kiểm kê được quy định:

- UBND các cấp tổ chức thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai của địa phương và báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên cấp trên trực tiếp.

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Bộ Tài nguyên và môi trường báo cáo lên Chính phủ kết quả thống kê hàng năm, kết quả thống kê 5 năm của cả nước.

- Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả kiểm kê đất năm năm đồng thời kế hoạch sử dụng đất năm năm của cả nước.

- Bộ Tài nguyên và môi trường quy định biểu mẫu và hướng dẫn phương pháp thống kê, kiểm kê đất đai.

Nhà nước thực hiện thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp cùng với tất cả các loại đất khác Thông qua công tác này có thể đánh giá được hiện trạng sử dụng đất, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, giúp xây dựng các tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ việc xác định nhu cầu sử dụng đất tạo điều kiện thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể cũng như thực hiện kế hoạch hàng năm và công bố niên giám thống kê đáp ứng nhu cầu tham khảo của cộng đồng ( Quốc hội, 2013).

Như vậy, công tác thống kê, kiểm kê có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, giúp Nhà nước biết được hiện trạng sử dụng đất để điều chỉnh và cung cấp số liệu chính xác làm căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho từng vùng, từng địa phương.

Lập bản đồ hiện trạng, bản đồ địa chính và bản đồ quy hoạch sử dụng đấtnông nghiệp.

Theo Luật đất đai (Quốc hội, 2013), Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường,

Trang 30

thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn Dựa vào loại bản đồ này cơ quan quản lý nắm được tình hình thực tế về phân bố các loại đấ để có biện pháp điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất cũng như cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 5 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai.

Theo Luật đất đai (Quốc hội, 2013), Trên cơ sở bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các thông tin thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát các cấp có thẩm quyền thiết lập bản đồ quy hoạch.

2.1.3.3 Quản lý về lập quy hoạch sử dụng đất, quản lý quy hoạch và kế hoạchsử dụng đất

Theo Nguyễn Văn Hợi (2015), Quy hoạch đất nông nghiệp là sự tính toán, phân bổ đất nông nghiệp một cách cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian trên cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế xã hội Kế hoạch hoá đất nông nghiệp là sự xác định các chỉ tiêu về sử dụng đất nông nghiệp, các biện pháp và thời hạn thực hiện theo quy hoạch đất nông nghiệp.

Trong công tác quản lý đất nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch hoá là một công cụ hết sức hữu hiệu, nhất là trong nền kinh tế thị trường Nó giúp cho việc sử dụng đất nông nghiệp và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác một cách tiết kiệm, có hiệu quả, giữ gìn cảnh quan môi trường Quy hoạch còn là công cụ để phân bổ nguồn lực (kể cả vốn, lao động và công nghệ) đồng đều ở các vùng miền trong cả nước Quy hoạch dài hạn về đất nông nghiệp được công bố sẽ giúp các nhà đầu tư, người nông dân chủ động hơn trong việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.

Thông qua công cụ quy hoạch, nhà nước sẽ góp phần điều tiết cung, cầu, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang một số loại đất khác trên thị trường, đặc biệt là trên thị trường sơ cấp của thị trường bất động sản phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước Vì vậy, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp được duyệt là căn cứ và là điều kiện bắt buộc để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo Luật đất đai ( Quốc hội, 2013), Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Trang 31

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh - Dân chủ và công khai

- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

2.1.3.4 Quản lý về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nôngnghiệp

Giao đất, cho thuê đất

Theo Luật đất đai ( Quốc hội, 2013): “Giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất” Còn “cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”.

Theo Luật đất đai ( Quốc hội, 2013), Việc giao đất, cho thuê đất dựa trên các căn cứ sau: Thứ nhất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt Thứ hai là nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất Nhà nước chiếm hữu toàn bộ quỹ đất đai, nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng Trong quá

Trang 32

trình phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau Nhà nước với vai trò chủ quản lý đất đai thực hiện phân phối đất đai cho các chủ sử dụng; theo quá trình phát triển của xã hội, Nhà nước còn thực hiện phân phối lại quỹ đất đai cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể Để thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai, Nhà nước đã thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất giữa các chủ thể khác nhau, thực hiện việc điều chỉnh giữa các loại đất, giữa các vùng kinh tế ( Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).

Theo Luật đất đai (Quốc hội, 2013), Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được giao các trường hợp sau thì người sử dụng đất nông nghiệp được sử dụng ổn định lâu dài:

- Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;

- Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng (đất được giao cho cộng đồng dân cư sử dụng để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số)

- Các loại đất nông nghiệp còn lại được giao sử dụng có thời hạn: Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn là hai mươi năm; đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong thời hạn năm mươi năm.

Chuyển mục đích sử dụng đất

Theo Luật đất đai (Quốc hội, 2013), UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 ha trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định và giao đất đối với cộng đồng dân cư.

Việc quy định những trường hợp bắt buộc phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền một mặt sẽ vẫn tạo điều kiện cho người sử dụng đất linh hoạt chuyển đổi sang mục đích khác mang lại hiệu quả cao hơn nhằm cải thiện đời sống nhân dân nhưng một mặt Nhà nước quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của một số loại đất Qua đó điều chỉnh những loại đất có ý nghĩa đặc biệt như: diện tích đất trồng lúa nước, diện tích đất rừng…đó là những loại đất ảnh hưởng đến lợi ích của cả quốc gia.

Trang 33

2.1.3.5 Quản lý về thu hồi, trưng dụng, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thuhồi đất nông nghiệp

Theo Luật đất đai (Quốc hội, 2013), Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai Nhà nước thực hiện thu hồi, trưng dụng đất nông nghiệp trong các trường hợp: Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, tình trạnh khẩn cấp, phòng chống thiên tai; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; do vi phạm pháp luật về đất đai; do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người Việc thu hồi, trung dụng đất cần phải đảm bảo đúng nguyên tắc, căn cứ vào văn bản quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

Theo Luật đất đai ( Quốc hội, 2013), Việc hỗ trợ, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

b Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

2.1.3.6 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp

Theo Luật đất đai ( Quốc hội, 2013), Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có liên quan đến lãnh thổ, an ninh, chính trị quốc gia Mặt khác, quyền sử dụng đất cũng là một tài sản lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của họ nên nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất là tất yếu Bên cạnh đó trong quá trình sử dụng đất luôn luôn có sự biến động về chủ sử dụng, diện tích, mục đích sử dụng đất…Bởi vậy, thông qua công tác đăng ký quyền sử dụng đất, Nhà nước nắm được tình hình sử dụng đất và quản lý chặt chẽ hơn quỹ đất của mình.

Trang 34

Theo Luật đất đai ( Quốc hội, 2013), Thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất cũng được phân cấp rõ ràng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCN quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Vệt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCN quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

Đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến đất đai: vị trí, hình thể, diện tích, chủ sử dụng đất, mục đích sử dụng đất… Còn GCN quyền sử dụng đất là cơ sở của mối quan hệ pháp lý với người sử dụng đất Thông qua đó, Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất đai để đảm bảo sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất Vì vậy, đăng ký quyền sử dụng đất và cấp GCN quyền sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng nhất và là một nội dung mang tính đặc thù của quản lý Nhà nước về đất đai.

2.1.3.7 Giám sát, thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáovà xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp

Theo Đỗ Thị Đức Hạnh (2008): Nội dung thanh tra đất đai bao gồm: + Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp;

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của các tổ chức, cá nhân khác.

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

+ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đất đai.

Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà nước và do người sử dụng cụ thể thực hiện Để việc phân phối và sử dụng được phù hợp với yêu cầu và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất Trong khi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vi phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập đó (Đỗ Thị Đức Hạnh).

Trang 35

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất nôngnghiệp.

Theo Luật đất đai ( Quốc hội, 2013), Xử lý vi phạm là biện pháp giải quyết của cơ quan nhà nước khi có hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất Xử lý vi phạm có thể bằng biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Những quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm đất đai nói chung trong đó bao hàm cả đất nông nghiệp sẽ góp phần làm minh bạch hệ thống pháp luật về đất đai, thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân Qua việc xử lý những vi phạm về đất đai sẽ đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả, đúng quyền hạn và nghĩa vụ của từng đối

2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về sử dụng đất nôngnghiệp

Đất nông nghiệp là một phần quỹ đất của phạm vi lãnh thổ quốc gia Vì vậy, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất và quản lý đất đai nói chung và một số nhân tố riêng Việc sử dụng đất nông nghiệp và quản lý nhà nước về đất nông nghiệp bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên, quy luật kinh tế- xã hội, yếu tố khoa học công nghệ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai

Theo Chính Phủ ( 2002 ), Nhà nước thiết lập nên bộ máy quản lý đất đai thay mình thực hiện chức năng quản lý toàn bộ các vấn đề có liên quan đến đất đai Theo quyết định của Nghị định 91/CP thông qua ngày 11/11/2002, Bộ Tài nguyên và môi trường được thành lập Bộ này thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, thủy văn, đo đạc bản đồ trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước về các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước trong các lĩnh vực trên theo quy định của pháp luật Vì vậy, công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng của yếu tố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai.

Trang 36

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA CHÍNH

TRUNG TÂM ĐIỀU TRA QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI

Sơ đồ 2.1 Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam

Nguồn: Quốc hội, (2013)

Trang 37

Bộ máy tổ chức càng chặt chẽ, hoạt động càng hiệu quả thì công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp cũng được thực hiện đầy đủ, đồng bộ.Bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai được tổ chức để thực hiện các nội dung quản lý về đất đai đã được quy định trong pháp luật Qua đó thể hiện chức năng quản lý của các cơ quan quản lý đất đai sẽ hình thành nên hệ thống thông tin đất đai nhằm phục vụ công tác quản lý chặt chẽ và hiệu quả quỹ đất của mình.

2.1.4.2 Năng lực, trình độ, thái độ của cán bộ quản lý nhà nước

Theo Luật cán bộ, công chức ( Quốc hội, 2008), Trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên Đối với cán bộ, công chức là người đứng đầu thì còn phải thực hiện các nghĩa vụ như: chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hoá công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân

Với việc ban hành Luật cán bộ, công chức, chế định công chức và đạo đức công vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện mới, góp phần xác lập các chuẩn mực đạo đức - pháp lý cho cán bộ, công chức Việt Nam trong tiến trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

Trang 38

nước Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:“Cán bộ là

những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dânchúng hiểu và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo choĐảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” (Hà Đức Linh, 2015).

Để giải quyết vấn đề quản lý nhà nước về đất nông nghiệp thì các cấp chính quyền địa phương đóng vai trò chủ lực và rất quan trọng Người cán bộ có trình độ và năng lực sẽ có những quyết định đúng đắn, ra các phương án có tầm chiến lược và phù hợp với địa phương tránh gây thất thoát, lãng phí nguồn lực vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó chính là nguồn đất nông nghiệp (Hà Đức Linh, 2015).

2.1.4.3 Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

Theo Bùi Tuấn Anh và cs (2013), cũng như bất ký một lĩnh vực nào khác, quản lý và sử dụng đất đai cũng rất cần được tiến hành theo những thủ tục hành chính nhất định Với tính đa dạng và phức tạp của các hoạt động quản lý và sử dụng đất đai, việc thiết lập những thủ tục hành chính để thực hiện các công việc của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý và sử dụng đất đai một cách khoa học sẽ là điều kiện đảm bảo cho tiến trình quản lý được thông suốt và có hiệu quả, đảm bảo cho hoạt động quản lý và sử dụng đất đai của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai hoặc cán bộ có thẩm quyền diễn ra trong một khung phổ pháp lý, một trật tự ổn định Với ý nghĩa đó, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhắm xác lập trình tự cách thức thực hiện thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong quá trình quản lý và sử dụng đất.

Tóm lại cải cách hành chính là sự cần thiết đối với mọi xã hội, mọi lĩnh vực

trong đời sống xã hội để đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội Trong

lĩnh vực đất đai, đối với cấp huyện việc cải cách hành chính cũng là một sự cần thiết để đảm bảo đất đai được quản lý và khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả từ cấp cơ sở.

2.1.4.4 Cơ chế, chính sách

Theo Bùi Tuấn Anh và cs (2013), Phát triển nông nghiệp bền vững luôn được coi là mục tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, trong đó vấn đề quản lý sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả là mục tiêu cơ bản để hướng tới phát triển một nông nghiệp bền vững Một nền nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế

Trang 39

cao, góp phần tạo cuộc sống ổn định cho nhân dân Nhận thức được điều đó, nhà nước đã triển khai hàng loạt các chính sách từ trung ương đến địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp như: Chính sách đất đai, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ cho nông dân, đề án dạy nghề cho lao động nông thôn,….

Theo Bùi Tuấn Anh và cs (2013), Có thể chỉ ra rằng, sự chỉ đạo, định hướng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với chiến lược phát triển của các địa phương trong đó có chỉ đạo, định hướng cụ thể về lĩnh vực quản lý và sử dụng đất nông nghiệp là yếu tố quyết định đến toàn bộ chiến lược cũng

như các kế hoạch trong quản lý và sử dụng nông nghiệp Việc chỉ đạo nhất quán,

kịp thời của các cơ quan cấp trên sẽ là kim chỉ nam, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ địa phương trong việc quy hoạch lại một cách chi tiết, khoa học các hoạt động quản lý cũng như sử dụng đất đai Ngược lại, nếu các chủ trương không nhất quán, đồng bộ và kịp thời sẽ gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý quỹ đất được giao của huyện.Thực tế trong những năm qua, một số chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng đất còn chưa hợp lý đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý sử dụng đất tại địa phương.

Tóm lại, cơ chế chính sách của nhà nước và chính quyền tại địa phương có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp Vì vậy, với mục tiêu quản lý sử dụng đất hiệu quả thì nhà nước cần có một cơ chế, chính sách nhất quán, hợp lý hơn nữa

2.1.4.5 Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước

Quá trình tổ chức thực hiện bao gồm: nhận định, đưa ra chính sách để các địa phương thực hiện quy hoạch Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc: Phối hợp hành động giữa các thành viên khác nhau trong từng bộ phận nói riêng và toàn thể bộ máy nói chung; động viên, khích lệ và khen thưởng kịp thời những nhân tố mới, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực cản trở công việc chung; tạo dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh, cởi mở, phấn khởi, tin tưởng lẫn nhau trong tập thể; phát hiện và đề xuất kịp thời những biện pháp khắc phục những tình huống phức tạp xuất hiện trong quá trình triển khai thực hiện; chỉnh sửa kịp thời những bất hợp lý trong huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ quá trình tổ chức thực hiện; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với yêu cầu khách quan của quá trình triển quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ( Hà Đức Linh, 2015).

Trang 40

Việc tổ chức dựa trên quan điểm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là phải quan tâm đến lợi ích của người nông dân, dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ nông trại là con đường cơ bản và lâu dài nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng đất nông nghiệp, lao động và vốn của chính họ Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp phải đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có (Hà Đức Linh, 2015).

Quản lý nhà nước gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tập trung đầu tư vào thâm canh, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đảm bảo an toàn và an ninh lương thực Do đó, các chính sách đưa ra yêu cầu có tính chính xác cao, hợp lý để không phải sửa đổi tránh lãng phí Công tác tổ chức thực hiện cần có sự tương tác thường xuyên giữa các cấp để có những điều chỉnh hợp lý trong chính sách (Đặng Hùng Võ, 2012).

2.1.4.6 Đặc điểm tự nhiên, khoa học kỹ thuật

Theo Bùi Tuấn Anh và cs (2013), đất nông nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tiên là sản xuất nông nghiệp trong khi đó hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) chịu sự tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu Sử dụng đất đai vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sử dụng diện tích bề mặt đặc biệt cần phải chú ý tính thích nghi với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa… Trong điều kiện tự nhiên khí hậu là yếu tố hàng đầu tác động đến sử dụng đất nông nghiệp

Theo Bùi Tuấn Anh và cs (2013), điều kiện tự nhiên mang tính khu vực đậm nét Vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về khí hậu, nguồn nước, nhiệt độ…sẽ quyết định khả năng, công dụng và hiệu quả của việc sử dụng đất Vì vậy, việc sử dụng đất cần tuân thủ theo quy luật tự nhiên: khai thác triệt để những lợi thế của đất đồng thời khắc phục những hạn chế, né tránh những rủi ro Sự khác biệt về địa hình, địa mạo, độ dốc…dẫn tới sự khác nhau về khí hậu và ảnh hưởng đến việc lựa chọn và bố trí các loại cây trồng, vật nuôi, phương thức sản xuất phù hợp Đặc biệt về điều kiện thổ nhưỡng là yếu tố chính cho sự phù hợp của từng loại cây trồng.

Qua đó các nhà quản lý đất đai cần đặc biệt chú ý đến yếu tố này để hoạch định một cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý cho địa phương mình Nếu không

Ngày đăng: 16/07/2021, 06:48

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan