ÔN TẬP HỌC KÌ Văn 9 hkI - ĐỀ 4

2 562 1
ÔN TẬP HỌC KÌ Văn 9 hkI - ĐỀ 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP HỌC KÌ Văn 9 hkI - ĐỀ 4 tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh v...

ÔN TẬP HỌC I - ĐỀ 4. Phần I: Cho đoạn thơ: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi hai người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (“Đồng chí”, Chính Hữu) a, Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào? b, Câu thứ sáu trong đoạn thơ trên có từ “tri kỉ”. Một bài thơ đã học trong: chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có câu thơ dùng từ “tri kỉ”.Đó là câu thơ nào? Thuộc bài nào? Về ý nghĩa từ “tri kỉ” trong hai câu thơ đó có điểm gì giống, khác nhau? c, Câu thơ thứ bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt.Hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó. Phần II: Em hãy tưởng tượng mình có một cuộc gặp gỡ, trò chuyện thật thú vị với nhân vật anh thanh niên sống trên đỉnh núi Yên Sơn trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên. => Gợi ý: Phần I: a. - Trong đoạn thơ có từ bị chép sai là “hai”, phải chép lại là “đôi” : “Anh với tôi đôi người xa lạ”. - Chép sai như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như sau: “Hai” là từ chỉ số lượng còn “đôi”là danh từ chỉ đơn vị. Từ “hai”chỉ sự riêng biệt, từ “đôi” chỉ sự không tách rời. Như vậy, phải chăng trong xa lạ đã có cơ sở của sự thân quen? Điều đó tạo nền móng cho chuyển biến tình cảm của họ. b, - Câu thơ trong bài “Ánh trăng: của Nguyễn Duy cũng có từ “tri kỉ”: “hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” - Từ “tri kỉ” trong hai câu thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau. Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể, nét nghĩa có khác: ở câu thơ của Chính Hữu, “tri kỉ” chỉ tình bạn giữa người với người. Còn ở câu thơ của Nguyễn Duy, “tri kỉ” lại chỉ tình bạn giữa trăng với người. c. Viết đoạn văn: *Về nội dung, chỉ cần chỉ ra được: - Từ “đồng chí” đứng thành một câu thơ đặc biệt với dấu chấm than,vừa ngân vang như một tiếng gọi tha thiết; vừa tạo thành một nốt nhấn, lắng lại, như khẳng định về một tình cảm rất đỗi thiêng liêng. - Từ “đồng chí” như một bản lề gắn kết hai đoạn của bài thơ, tổng kết phần trên và mở ra hướng cảm xúc cho phần sau: cơ sở hình thành tình đồng chí và những biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí. - Hai tiếng “đồng chí” giản dị, đẹp đẽ, là điểm hội tụ, là nơi kết tinh của bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh. *Về hình thức: không quy định cụ thể, nên có thể tự lựa chọn cấu trúc đoạn cho phù hợp, giới hạn 8 câu. Phần II: A/ Yêu cầu chung: -Người viết phải biết vận dụng kiến thức đã học về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” và kiến thức đã học về văn tự sự (kể chuyện): ngôi kể, người kể chuyện, các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để xây dựng một câu chuyện tưởng tượng dựa trên những sự việc có sẵn trong tác phẩm. -Câu chuyện phải được xây dựng một cách tự nhiên hợp lý, có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. B/ Yêu cầu cụ thể: a/ Về nội dung cần làm rõ: - Hoàn cảnh sống, làm việc của anh thanh niên: + Một mình trên đỉnh núi cao, giữa cây cỏ Sa Pa. + Công việc là đo gió, đo mưa,… góp phần vào dự báo thời tiết. + Công việc đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ nhưng đơn điệu. - Anh thanh niên là người yêu nghề và say mê công việc: + Suy nghĩ về cuộc sống và công việc của mình cũng như mọi người rất đẹp. + Lặng lẽ âm thầm hoàn thành công việc. + Cách sống, làm việc khoa học ngấm cả vào cuộc sống hàng ngày. - Anh là người sống hồn nhiên, cởi mở, chủ động gắn mình với cuộc đời, giản dị, khiêm tốn và thành thực: + Sắp xếp cuộc sống (nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, trồng hoa, nuôi gà,…). + Quan tâm đến mọi người. + Coi đọc sách là niềm vui. + Nói chuyện về công việc và thành tích của bản thân rất khiêm tốn. +Từ chối họa sĩ vẽ mình, giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn. b/ Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên: -Yêu quý anh ở những nét tính cách của người thanh niên trong xã hội mới. -Nét hồn nhiên cởi mở, chân thành với mọi người. -Sống có lý tưởng muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của đất nước. -Ham học hỏi, thích đọc sách. -Khiêm tốn, coi công việc của mình bình thường, ca ngợi những người xung quanh, coi họ là tấm gương để mình học tập. -Có ý thức trách nhiệm với công việc. c/ Về hình thức, năng: -Bài viết phải có bố cục mạch lạc, rõ ràng, đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. -Tình huống gặp gỡ cần tự nhiên, không khuôn mẫu, gò ép. -Ngôn ngữ đối thoại phải phù hợp với từng nhân vật trong truyện. -Kết hợp kể và miêu tả (thiên nhiên, người, cảnh sinh hoạt, tâm lí nhân vật …). -Hành văn lưu loát, trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt về câu, từ.

Ngày đăng: 14/12/2013, 20:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan