1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) kế toán chi phí sản xuất bít tất tại công ty TNHH dệt kim phú vĩnh hưng

64 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI CẢM ƠN

    • Được sự phân công của khoa Kế toán Trường Đại Học Thương Mại và sự đồng ý của TS Nguyễn Thị Thanh Phương, em đã thực hiện đề tài: “ Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bít tất trong công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng”.

    • Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Thương Mại.

    • Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Thanh Phương đã tận tình chu đáo hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.

    • Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thế tránh khỏi được những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

    • Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2017

    • Sinh viên thực hiện

    • Phạm Văn Hải

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    • BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.

    • BHXH: Bảo hiểm xã hội.

    • BHYT: Bảo hiểm y tế.

    • CCDC: Công cụ dụng cụ.

    • CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp.

    • CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

    • CPNVPX: Chi phí nhân viên phân xưởng.

    • CPSX: Chi phí sản xuất.

    • CPSXC: Chi phí sản xuất chung.

    • GTGT: Giá trị gia tăng.

    • KPCĐ: Kinh phí công đoàn.

    • KQKD: Kết quả kinh doanh.

    • NCTT: Nhân công trực tiếp.

    • NVLC: Nguyên vật liệu chính.

    • NVLP: Nguyên vật liệu phụ.

    • NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp.

    • TK: Tài khoản.

    • TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.

    • TSCĐ: Tài sản cố định.

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

    • Chi phí sản xuất (CPSX) là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định.

    • Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường như hiện nay ngoài việc sản xuất và cung cấp cho thị trường một khối lượng sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao, chủng loại mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng doanh nghiệp cần tìm mọi cách tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ, mẫu mã phù hợp sẽ là tiền đề tích cực giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn, đem lại lợi nhuận từ đó tăng tích lũy cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.

    • Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất, mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh. Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho việc ra quyết định. Để giải quyết được vấn đề đó phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Công việc này không những mang ý nghĩa về mặt lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn cấp bách trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của cá doanh nghiệp sản xuất ở nước ta.

    • Nhận thức được điều ấy nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tìm cho mình một con đường đi hiệu quả và hợp lý. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động tới khiến doanh nghiệp không quản lý và thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất như: doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời phương pháp kế toán theo sự thay đổi chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành; trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán còn hạn chế… Công tác kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập và bộc lộ nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và xu hướng hội nhập. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Nguyễn Thị Thanh Phương em đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất bít tất tại Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng” trong khóa luận tốt nghiệp của mình.

  • 2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài.

    • Mục tiêu: Khái quát và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm. Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận về kế toán chi phí sản xuất đề tài trình bày một cách tổng hợp những kiến thức lý thuyết về đặc điểm, đối tượng, phương pháp và trình tự hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp. Trên những nguyên lý chung của lý thuyết, đề tài nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bít tất tại Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng nhằm phát hiện những ưu điểm và những hạn chế trong công tác thực hiện kế toán chi phí sản xuất của công ty. Từ đó phân tích và tìm hiểu nguyên nhân hạn chế để tìm ra các giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế bất cập và phát huy những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bít tất của công ty.

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    • Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán chi phí sản xuất bít tất của công ty.

    • Chủ yếu các khoản chi phí sau:

    • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

    • Chi phí nhân công trực tiếp.

    • Chi phí sản xuất chung.

    • Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như hạn chế về kiến thức thực tế, khóa luận với mục đích tập trung làm rõ đặc điểm, bản chất và nội dung kế toán chi phí sản xuất nhằm đề xuất phương hướng, biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất bít tất tại công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng nên em xác định phạm vi nghiên cứu của khóa luận như sau:

    • Không gian: Tại Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Số liệu sử dụng cho đề tài nghiên cứu: Năm 2016.

    • Về mặt nội dung:Chuyên đề nghiên cứu về chi phí sản xuất kinh doanh bít tất của công ty Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng

  • 4. Phương pháp cách thức thực hiện đề tài.

    • Để phản ánh chính xác kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận em đã sử dụng các phương pháp:

    • Phương pháp thu thập dữ liệu:

    • - Điều tra, thu thập và nắm bắt các thông tin về hình thức ghi chép, phương pháp hạch toán các và tổng hợp các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty. Đồng thời điều tra thu thập các tài liệu như Báo cáo tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, Bảng lương và trích lập các khoản trích theo lương, Bảng chấm công, Bảng trích khấu hao TSCĐ…

    • - Phỏng vấn và tham khảo ý kiến của cán bộ nhân viên trong công ty giúp rút ngắn được thời gian thu thập thông tin và tiếp cận gần hơn với vấn đề cần nghiên cứu.

    • - Quan sát trực tiếp: Quan sát quá trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng và quá trình ghi chép, hạch toán của phòng ban kế toán giúp có cái nhìn tổng quát và thực tế hơn công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty.

    • - Tham khảo các tài liệu khác có liên quan tới vấn đề nghiên cứu như các tài liệu về công ty, các báo cáo kế toán tổng hợp, các công trình nghiên cứu vấn đề tương tự đã được thực hiện những năm trước, các tài liệu về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm, một số website của Bộ tài chính và các văn bản pháp luật có liên quan…

    • Phương pháp xử lý dữ liệu:

    • Các thông tin, dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp và xử lý bằng các phương pháp như phân tích, lập biểu so sánh và đối chiếu.

  • 5.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.

    • Báo cáo của em gồm 3 phần như sau:

    • - Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất.

    • - Chương 2: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • - Chương 3: Các kết luận và đề xuất về vấn đề kế toán chi phí sản xuất bít tất tại Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

  • CHƯƠNG I:

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

  • 1.1. Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất.

  • 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.

    • Khái niệm:

    • Chi phí: chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kì kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

    • Chi phí sản xuất: Là những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và cung ứng dịch vụ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

    • Phân loại chi phí sản xuất.

    • CPSX của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, CPSX cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp, có thể phân loại theo những tiêu thức chủ yếu sau:

    • Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng kinh tế:

    • - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( CPNVLTT): là toàn bộ chi phí NVL được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.

    • - Chi phí nhân công trực tiếp( CPNCTT): bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất,các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất.

    • - Chi phí sản xuất chung( CPSXC): là các khoản CPSX liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất.

    • Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:

    • - Chi phí nguyên liệu và vật liệu: bao gồm giá mua, chi phí mua của NVL dùng vào hoạt động SXKD.

    • - Chi phí nhân công: là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tiền lương của người lao động.

    • - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ của doanh nghiệp.

    • - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

    • - Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình SXKD ngoài các yếu tố chi phí nói trên.

    • Phân loại CPSX theo mối quan hệ với mức độ hoạt động:

    • - Chi phí khả biến( biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp.

    • - Chi phí cố định( định phí): là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị.

    • - Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí.

    • Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp, còn có một số cách phân loại CPSX khác như:

    • - Phân loại CPSX theo phương pháp quy nạp: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp.

    • - Phân loại CPSX theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh: gồm chi phí cơ bản, chi phí chung.

    • - Phân loại CPSX để lựa chọn các phương án: gồm chi phí chênh lệch.

  • 1.1.2. Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất.

    • 1.1.2.1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất.

    • - Thu thập, kiểm tra, xử lý thông tin chính xác cho từng nghiệp vụ phát sinh liên quan tới chi phí sản xuất sản phẩm.

    • - Kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử dụng tài sản của Công ty tại phân xưởng sản xuất.

    • - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp phù hợp với công tác quản lý của Công ty.

    • - Áp dụng và tuân thủ các quy định, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành cũng như thực hiện đúng các quy định, chính sách của Công ty về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm.

    • - Tổ chức quản lý bố trí các khâu sản xuất hợp lý, chú trọng tới việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

    • - Công tác hạch toán chi phí sản xuất phải đảm bảo hạch toán đúng, đủ và chính xác chi phí sản xuất.

    • 1.1.2.2 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất.

    • - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

    • - Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm phù hợp với quy định Nhà nước ban hành và phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn.

    • - Tổ chức tập hợp, kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành.

    • - Xác định phương pháp tập hợp chi phí sản xuất khoa học, hợp lý và hạch toán các khoản mục chi phí trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

    • - Cuối kỳ lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố và tiến hành phân tích chi phí sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp.

    • - Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng khoa học, hợp lý.

  • 1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.

  • 1.2.1. Kế toán chi phí sản xuất theo quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam.

    • Việc ghi nhận chi phí hoạt động kinh doanh bị chi phối bởi chuẩn mực kế toán sau:

    • Theo VAS 01: Chuẩn mực chung, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải được xác định một cách đáng tin cậy. Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí có liên quan được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ. Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.

    • Theo chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung, nguyên tắc cơ sở dồn tích được định nghĩa như sau: “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai”. Theo nguyên tắc này chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền…”. Điểm đầu tiên cần xác định đó là ghi sổ kế toán tại thời điểm phát sinh, điểm này quy định cho thời điểm ghi nhận Tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, có nghĩa là trên sổ sách kế toán tất cả các tài khoản từ loại 1 đến loại 8 đều được xác định thời gian ghi nhận theo nguyên tắc cơ sở dồn tích.

    • Trong chuẩn mực Kế toán số 01 – Chuẩn mực chung, nguyên tắc phù hợp được thể hiện như sau: “Việc ghi nhận Doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó”.Trước hết ta cần hiểu “Việc ghi nhận Doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau”. Sự phù hợp về thời gian được hiểu là khi doanh thu, hay chi phí phát sinh cho nhiều kỳ thì cần phân bổ cho nhiều kỳ, chỉ đưa vào doanh thu, chi phí phần giá trị phát sinh tương ứng với kỳ hạch toán. Chính vì nguyên tắc này mà hệ thống tài khoản kế toán có thêm các tài khoản dùng để “treo” chi phí và doanh thu đó là tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn; Tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn và tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

    • Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Như vậy, không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí, doanh thu và thu nhập được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

    • Theo VAS 02- Hàng tồn kho, giá gốc hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng. Trị giá hàng tồn kho được xác định bởi một trong bốn phương pháp: đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước.

    • Phương pháp giá thực tế đích danh:

    • Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

    • Phương pháp giá bình quân:

    • Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

    • + Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng): theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:

    • Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)

    • + Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)

    • Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:

    • Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)

    • Phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước)

    • Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.

    • Phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước):

    • Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.

    • Ngoài ra trong giá vốn hàng bán còn bao gồm phần định phí sản xuất chung dưới công suất bình thường của máy móc thiết bị.

    • Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.

    • Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng… và chi phí quản lý hành chính tại các phân xưởng sản xuất.

    • Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất trực tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.

    • Trong các doanh nghiệp sản xuất chế biến, chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.

    • Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

    • Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

    • Chi phí sản xuất biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

    • Theo qui định kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong chuẩn mực kế toán “Tồn kho” VAS 02 và trong chế độ kế toán ban hành theo Thông tư 200/2014-BTC thì cuối kì kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Theo quy định của VAS 02: Giá gốc của hàng hoá tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc vác trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Việc hạch toán giá gốc của hàng hoá tồn kho vào tài khoản kế toán được tuân thủ theo qui định của chế độ kế toán ban hành theo Thông tư 200/2014. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán. Tất cả các khoản chênh lệch giữa dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm, cá nhân gây ra và chi phí sản xuất chung không được phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Còn trường hợp khoản dự phòng này nhỏ hơn năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh.

    • Theo VAS 03- Tài sản cố định hữu hình, VAS 04- Tài sản cố định vô hình, khấu hao tài sản cố định được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác như: Chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình xây dựng hoặc tự chế các tài sản. Các khoản chi phí phát sinh để tạo ra các loại tài sản cố định vô hình nhưng không thỏa định nghĩa TSCĐ vô hình thì phải ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước.

    • Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao TSCĐ phù hợp với từng loại tài sản của doanh nghiệp.

    • -Phương pháp khấu hao đường thẳng: là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

    • -Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

    • -Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

    • + Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.

    • + Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định.

    • + Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

    • Theo VAS 16- Chi phí đi vay, chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hóa theo quy định. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ vốn hoá đối với chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó. Tỷ lệ vốn hoá được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả trong kỳ của doanh nghiệp, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích có một tài sản dở dang. Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó.

  • 1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành.

    • 1.2.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí.

    • -Đối tượng tập hợp chi phí: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Như vậy, thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí hay xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.

    • -Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí cần căn cứ vào :

    • + Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất.

    • + Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, chế tạo sản phẩm (giản đơn hay phức tạp, liên tục hay song song…).

    • + Loại hình sản xuất sản phẩm (Đơn chiếc hay hàng loạt..)

    • + Khả năng trình độ quản lí nói chung và hạch toán nói riêng của DN.

    • + Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kế toán nội bộ DN.

    • Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

    • + Phương pháp tập hợp trực tiếp: Theo phương pháp này, chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào thi tiến hành tập hợp chi phí cho đối tượng đó. + Phương pháp phân bổ gián tiếp: Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX), không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. Trường hợp này phải lựa chọn tiêu thức hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng liên quan theo công thức :

    • Ci = (C/ Ti )x ti

    • Trong đó: – Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i.

    • – C: Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ.

    • – Ti: Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ .

    • – ti: Đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i

    • 1.2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo Thông tư 200/2014TT- BTC ngày 22/12/2014 do Bộ tài chính ban hành.

    • a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

    • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo hoặc thực hiện các loại dịch vụ của doanh nghiệp.

    • Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng, sản phẩm…

    • Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, Hoá đơn cước phí vận chuyển.

    • Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên liêu, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm…)

    • Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:

    • Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

    • -Khi xuất kho NVL sử dụng cho sản xuất kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi tăng TK 621 và ghi giảm TK 152 giá trị NVL xuất dùng cho sản xuất.

    • -Khi mua nguyên liệu, vật liệu đưa thẳng vào bộ phận SX kế toán căn cứ vào:

    • + Trường hợp cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, căn cứ hóa đơn GTGT kế toán ghi tăng TK 621 theo giá trị thực tế của nguyên vật liệu mua xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, ghi tăng TK 133 số thuế GTGT được khấu trừ đồng thời ghi giảm TK thanh toán (TK 111, TK 112, TK 331…) theo tổng giá thanh toán của nguyên vật liệu mua vào.

    • + Trường hợp cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ hóa đơn bán hàng thông thường kế toán ghi tăng TK 621 đồng thời ghi giảm TK thanh toán (TK 111, TK 112, TK 331…) theo tổng giá thanh toán của nguyên vật liệu mua vào.

    • -Cuối kỳ nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho kế toán căn cứ vào chứng từ gốc ghi tăng TK 152 đồng thời ghi giảm TK 621 giá trị NVL xuất dùng không hết.

    • -Xác định giá trị nguyên vật liệu trực tiếp lãng phí, vượt định mức, kết chuyển vào giá vốn hàng bán kế toán ghi tăng TK giá vốn hàng bán 632 đồng thời ghi giảm TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621.

    • -Kết chuyển chi phí NVLTT thực tế dùng vào sản xuất cho từng đối tượng sử dụng kế toán ghi tăng TK 154 và ghi giảm TK 621 giá trị NVLTT xuất dùng. Trường hợp DN hạch toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

    • -Cuối kỳ căn cứ biên bản kiểm kê vật tư, kế toán xác định trị giá NVL xuất dùng trong kỳ ghi Nợ TK 621 và ghi Có TK 611.

    • -Kết chuyển CP NVLTT cho các đối tượng sử dụng kế toán ghi Nợ TK 631 và ghi Có TK 621.

    • b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

    • Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (Phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ…). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí công đoàn.

    • Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, Hợp đồng giao khoán, Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, Bảng phân bổ chi phí nhân công, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…

    • Tài khoản kế toán sử dụng: kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.

    • Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:

    • -Hàng tháng, tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, căn cứ vào Bảng chấm công, Bảng tính lương và các khoản trích theo lương.

    • + Trong kỳ căn cứ bảng chấm công và các chứng từ có liên quan phản ánh tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh kế toán ghi: Kế toán hạch toán ghi tăng TK 622 đồng thời ghi tăng TK 334 tổng số tiền lương phải trả công nhân trực tiếp.

    • + Căn cứ bản phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ,… kế toán ghi: Kế toán tính trích bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của công nhân sản xuất theo tỷ lệ trích lập quy định ghi Nợ TK 622 đồng thời ghi Có TK 338 Phải trả phải nộp khác (3382, 2283, 3384, 3389)

    • -Trích trước tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân sản xuất kế toán ghi Nợ TK 622 và ghi Có TK 335- Chi phí phải trả khác.

    • -Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp lãng phí, vượt định mức vào giá vốn hàng bán kế toán ghi Nợ TK 632 và ghi Có TK 622.

    • -Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản liên quan theo đối tượng tập hợp chi phí:

    • + Nếu doanh nghiệp hạch toán HTK theo phương pháp KKTX: kế toán ghi Nợ TK154 và ghi Có TK 622.

    • + Nếu doanh nghiệp hạch toán HTK theo phương pháp KKĐK: kế toán hạch toán ghi Nợ TK 631 đồng thời ghi Có TK 622.

    • c. Kế toán chi phí sản xuất chung.

    • Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý, sản xuất trong phạm vi các phân xưởng… như chi phí nhân viên quản lý phân xưởng; chi phí NVL phân xưởng; chi phí công cụ dụng cụ sản xuất; chi phí khấu hao TSCĐ trong phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

    • Chi phí SXC được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Trường hợp phân xưởng, tổ đội sản xuất trong kỳ có nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì chi phí SXC được tiến hành phân bổ theo các tiêu thức như: theo chi phí NVLTT, chi phí NCTT hay theo định mức chi phí SXC.

    • Chứng từ kế toán: Bảng tính giá và phân bổ khấu hao TSCĐ, Hóa đơn tiền điện, Bảng phân bổ tiêu hao điện, Phiếu chi…

    • Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. TK này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng.

    • Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:

    • -Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

    • + Khi phát sinh tiền lương, các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý, tiền ăn ca của công nhân căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi: Nợ TK 627, ghi Có TK 334.

    • + Tính trích BHXH, KPCĐ, BHYT của nhân viên quản lý PX kế toán ghi Nợ TK 627 đồng thời ghi Có các TK chi tiết của 338 (3382, 3383, 3384, 3389).

    • -Xuất kho vật liệu dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh căn cứ vào chứng từ liên quan, phiếu xuất kho kế toán ghi Nợ TK 627 và ghi Có TK 152.

    • -Xuất CCDC dùng cho hoạt động ở phân xưởng, căn cứ vào phiếu xuất kho và những chứng từ liên quan: kế toán ghi Nợ TK 627, ghi Có TK 153.

    • + Nếu CCDC xuất dùng có giá trị lớn phải phân bổ dần kế toán ghi Nợ TK 142 (242) và ghi Nợ TK 153. Khi phân bổ giá trị CCDC vào CP SXC kế toán ghi Nợ TK 627 và ghi Có TK 142 (242).

    • -Trích khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, nhà cửa do phân xưởng sản xuất quản lý và sử dụng kế toán ghi Nợ TK 627 và ghi Có TK 214.

    • -Chi phí điện, nước, thuê nhà xưởng thuộc phân xưởng sản xuất và cả chi phí bằng tiền khác thì kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng ghi:

    • + Trường hợp DN tính GTGT theo phương pháp khấu trừ ghi Nợ TK 627, TK 133 và ghi Có các TK thanh toán: 331, 111, 112…

    • + Trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì ghi Nợ TK 627 đồng thời ghi có các TK thanh toán 331, 111, 112 toàn bộ giá trị thanh toán ghi trên hóa đơn.

    • -Tính trích trước chi phí vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

    • + Số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh kế toán ghi Nợ TK 627 đồng thời ghi Có TK 335. Khi kết chuyển giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành kế toán ghi Nợ TK 335 đồng thời ghi Có TK 241.

    • + Số chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch kế toán ghi Nợ TK 627, Nợ TK 642 và ghi Có TK 335. Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất kế toán ghi Nợ TK 335 và ghi Có các TK 111, 112, 152, 331, 334…

    • Cuối niên độ nếu chi phí phải trả lớn hơn chi phí thực tế phát sinh kế toán Ghi Nợ TK 335 và ghi Có TK 627

    • - Nếu phát sinh các khoản giảm CPSXC kế toán ghi giảm TK 627 và ghi tăng các TK thanh toán 111, 112, 331, 152…

    • - Cuối kỳ tính phân bổ CPSXC biến đổi và CP SXC cố định theo mức công suất bình thường ghi Nợ TK 154 (nếu DN áp dụng phương pháp KKTX), ghi Nợ TK 631 (Nếu DN áp dụng phương pháp KKĐK) đồng thời ghi Có TK 627.

    • Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định CP SXC cố định theo mức công suất bình thường để tính vào giá thành. Khoản CP SXC cố định hoạt động dưới mức công suất bình thường không tính vào giá thành sản phẩm mà ghi nhận vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi Nợ TK 632 và ghi Có TK 627.

    • 1.2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.

    • Trên cơ sở các chi phí sản xuất đã hạch toán theo từng khoản mục kế toán phải tổng hợp CPSX làm cơ sở tính giá thành sản phẩm. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất tùy thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng: Trường hợp DN hạch toán HTK theo phương pháp KKTX

    • Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK này được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm của các bộ phận sản xuất kinh doanh. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK 155, 632 và các TK có liên quan khác.

    • Trình tự hạch toán

    • -Cuối tháng căn cứ vào các sổ CP NVLTT, NCTT, SXC kế toán ghi Nợ TK 154 và ghi Có các TK 621, 622, 627.

    • -Trị giá NVL xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho kế toán ghi Nợ TK 152 và ghi Có TK 154.

    • -Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại phải bồi thường kế toán ghi Nợ TK 138, Nợ TK 334 và ghi Có TK 154.

    • -Giá thành thực tế sản phẩm nhập kho trong kỳ kế toán ghi Nợ TK155, Có TK 154.

    • -Trường hợp DN sản xuất ra sản phẩm bán thẳng kế toán ghi Nợ TK 632 đồng thời ghi Có TK 154.

    • Trường hợp DN hạch toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ

    • Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các đơn vị hạch toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

    • Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 154 để phản ánh trị giá thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

    • Trình tự hạch toán:

    • -Đầu kỳ kế toán kết chuyển CP thực tế của SXKD dở dang ghi Nợ TK 631 và ghi Có TK 154.

    • -Cuối kỳ kết chuyển CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC phát sinh trong kỳ kế toán ghi Nợ TK 631, ghi Có các TK 621, 622, 627

    • Căn cứ kết quả kiểm kê thực tế kế toán xác định CP SXKD dở dang và ghi Nợ TK 154, ghi Có TK 631.

    • 1.2.2.4. Sổ kế toán

    • Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.

    • Áp dụng hình thức này, kế toán sử dụng các Sổ kế toán tổng hợp là:

    • + Sổ nhật ký chung.

    • + Sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154.

    • Ngoài ra còn sử dụng các sổ kế toán chi tiết là: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (Sổ chi tiết TK 621, 622, 627)

    • Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

    • Kế toán sử dụng các sổ kế toán:

    • + Nhật ký chứng từ số 7, số 1, số 2, số 5;

    • + Bảng kê số 4, số 6;

    • + Sổ cái TK 621, 622, 627, 154;

    • + Các sổ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627

    • Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

    • Kế toán sử dụng các sổ kế toán:

    • + Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ;

    • + Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 (TK 631)

    • + Các sổ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627.

    • Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái

    • Kế toán sử dụng các sổ kế toán:

    • + Nhật ký- Sổ cái TK 622, 627, 621;

    • + Các sổ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627.

  • CHƯƠNG 2 :

  • THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÍT TẤT TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG.

  • 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm bít tất.

  • 2.1.1. Tổng quan về đơn vị.

    • 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng.

    • - Tên gọi: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • - Tên giao dịch: Phu Vinh Hung knitting co., Ltd

    • - Trụ sở chính: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội.

    • - Tell: 0433.650.853. Fax: 0433.651.244.

    • - Thành lập: năm 2004.

    • - Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ.

    • - Giám đốc: Bà Tạ Thị Nga.

    • - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH.

    • - Mã số thuế: 0500446466.

    • - Thị trường xuất khẩu: EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Pháp và các nước khác.

    • - Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: sản xuất hàng dệt kim xuất khẩu.

    • - Lịch sử phát triển của công ty: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng là công ty con của công ty Cổ Phần May Phú Thành, được thành lập ngày 02/01/2004 theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 0500446466 do Sở KHĐT Hà Nội cấp với số vốn điều lệ là 5 tỷ Việt Nam đồng. Lần 2 mã số Doanh nghiệp 0500446466 cấp ngày 17/12/2013.

    • 2.1.1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh: Công ty có 3 phân xưởng: phân xưởng dệt, phân xưởng may, phân xưởng hoàn thành. Phân xưởng dệt dệt vải len rồi chuyển giao cho phân xưởng may. Phân xưởng may tiến hành may hoàn thành sản phẩm. Sau đó chuyển cho phân xưởng hoàn thành kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm kê thành phẩm rồi chuyển sang khâu đóng gói. Cuối cùng, nhập kho thành phẩm.

    • Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là một quy trình liên tục được tổ chức trên dây chuyền khép kín. Từ khâu nguyên liệu đưa vào là sợi được đưa đến bộ phận dệt. Sau đó, chuyển đến bộ phận may. Sau khi may hoàn thành, sản phẩm được đưa đến bộ phận kiểm tra chất lượng, tiếp đến giai đoạn là, đóng gói và nhập kho.

    • (Quy trình sản xuất xem ở phụ lục số 01)

    • 2.1.1.3. Đặc điểm hoạt động quản lý của công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng.

    • - Bộ máy quản lý của công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng được tổ chức chặt chẽ gồm: phòng giám đốc, 2 phòng phó giám đốc và các phòng ban, phân xưởng sản xuất.

    • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban.

    • +Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty, trước pháp luật về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo, giao nhiệm vụ cho các phòng ban và là người đưa ra quyết định cuối cùng.

    • + Phó giám đốc sản xuất: Là người trực tiếp chỉ đạo khâu kĩ thuật vật tư, thiết bị đảm bảo sản xuất kinh doanh trong công ty có hiệu quả, phù hợp với công việc chung. Chịu trách nhiệm báo cáo cho giám đốc biết tình hình hoạt động sản xuất dưới các phân xưởng, theo dõi các tổ hoạt động để cùng với các tổ trưởng xếp loại tốt hay trung bình cho công nhân.

    • + Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách ngoại giao tìm kiếm đối tác làm ăn, chỉ đạo ký kết hợp đồng sản xuất, cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm.

    • + Phòng kế toán: Thực hiện công tác quản lý tài chính trong công ty, hạch toán đầy đủ và chính xác tình hình thực tế cho mọi hoạt động kinh tế phát sinh, đánh giá tình hình nhằm cung cấp thông tin cho giám đốc ra quyết định.

    • + Phòng hành chính tổng hợp: gồm 12 người( 01 trưởng phòng, 01 tổ chức hành chính, 01 nhân viên văn thư, 05 nhân viên nấu ăn, 04 nhân viên bảo vệ): Có nhiệm vụ giúp cho lãnh đạo trong việc bố trí, tuyển dụng và đào tạo lao động, giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động. Chịu trách nhiệm về khâu hành chính, quản lý và mua sắm các thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, lập kế hoạch xây dựng cơ bản sửa chữa nhà cửa, chỉ đạo công tác bảo vệ, công tác văn thư, bảo mật, phục vụ khách hàng đến làm việc, phục vụ bữa ăn ca cho công nhân toàn công ty.

    • + Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ phát lương ứng và lương cuối tháng cho công nhân viên trong toàn công ty. Theo dõi những biến động tài chính và thực hiện nộp các khoản trích theo lương vào ngân sách nhà nước.

    • + Quản đốc các phân xưởng: Có nhiệm vụ cung cấp bảng chấm công theo ngày và tính giờ làm thêm hàng tháng của công nhân các phân xưởng cho phòng kế toán vào ngày 15 hàng tháng để phòng kế toán kịp thời tính lương cho công nhân.

    • (Sơ đồ xem ở phụ lục số 02)

    • 2.1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Do các phân xưởng liền kề cùng nằm trên mặt bằng tổ chức quản lý theo tuyến dọc từ trên xuống dưới nên công việc hạch toán kế toán được tập trung tại phòng kế toán. Ở các phân xưởng chỉ có nhân viên ghi chép, thống kê, lập báo cáo nhiệm vụ thu nội bộ và chuyển chứng từ về phòng kế toán để xử lý, hạch toán.

    • Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:

    • - Kế toán trưởng: Là người tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, thông tin kinh tế trong toàn công ty. Đồng thời hướng dẫn, thể chế và cụ thể hoá kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước và Công ty. Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo hạch toán, lập kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán của Công ty.

    • - Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh và tổng hợp số liệu để lập báo cáo cuối kỳ.

    • - Kế toán bán hàng và công nợ: Là người quản lý và theo dõi số lượng, giá trị xuất nhập kho hàng hóa, thành phẩm đem đi tiêu thụ, nắm bắt được khả năng thanh toán, kê khai doanh thu và nộp thuế hàng tháng. Phản ánh kịp thời và chính xác doanh thu bán hàng và các khoản phải thu, phải trả.

    • - Kế toán tiền lương và tiền mặt: Có nhiệm vụ mở sổ chi tiết theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản phải trả cho công nhân viên.

    • - Thủ quỹ: Căn cứ vào chứng từ thu chi đã được phê duyệt thủ quỹ tiến hành phát, thu, nộp tiền và quản lý quỹ tiền mặt của công ty.

    • (Sơ đồ xem ở phụ lục số 03)

    • 2.1.1.5. Hình thức tổ chức sổ kế toán vận dụng tại công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Hình thức sổ sách kế toán công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng áp dụng là hình thức Nhật ký chung.

    • - Căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra tiến hành ghi vào sổ Nhật ký chung. Riêng các chứng từ liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết. Các trường hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh giống nhau, liên tục, lặp đi lặp lại thì được ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt.

    • - Hằng ngày căn cứ vào sổ nhật ký chung và cuối tháng căn cứ vào sổ nhật ký đặc biệt để ghi vào sổ cái các tài khoản.

    • - Cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết và bảng cân đối số phát sinh, thực hiện kiểm tra đối chiếu giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết rồi lập báo cáo tài chính.

    • (Hình thức ghi sổ xem ở phụ lục số 20)

    • 2.1.1.6. Vận dụng chế độ chính sách kế toán tại công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng.

    • - Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng đó là chế độ kế toán công ty theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

    • - Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

    • - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo trị giá gốc.

    • - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ theo nguyên giá.

    • - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

    • - Công ty tính và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

    • - Niên độ kế toán là 1 năm từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch.

    • - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong công ty là Đồng Việt Nam.

    • 2.1.1.7. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • a.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao dịch, dịch vụ:

    • - Nguyên vật liệu chính: Là những vật liệu tham gia quá trình sản xuất cấu thành sản phẩm là bít tất như: Sợi Polyester, Chun 90/100, Spadex trần..

    • - Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất như: túi nilong, thùng carton, phụ tùng thay thế các vật tư phụ khác.

    • - Nhiên liệu: Là những vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất như dầu, mỡ…

    • b. Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ cùng với các khoản trích theo quy định cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ (phần tính vào chi phí)….

    • Việc tính và trả lương cho công nhân sản xuất trực tiếp được tính như sau:

    • + Công nhân sản xuất làm việc trong các ngày nghỉ, ngày lễ, hội họp…..và để trợ cấp BHXH thì công ty trả lương theo thời gian và được tính:

    • Lương thời gian = Số ngày hưởng lương x mức lương BQ 1 ngày lương

    • Mức lương BQ/1 ngày = Lương cơ bản x Hệ số 26

    • Công ty khuyến khích người lao động tăng năng suất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động, công ty áp dụng hình thức trả lương cho công nhân theo khối lượng sản phẩm hoàn thành và có đơn giá tiền lương cụ thể.

    • Tổng tiền lương phải trả = Khối lượng SP hoàn thành x Đơn giá 1 SP Mỗi tổ SX đều có một tổ trưởng giám sát công việc, theo dõi thời gian SX, số lượng SP cho từng công nhân ở tổ. Chấm công ghi vào các ngày tương ứng từ cột 1 đến cột 31 ở bảng chấm công, gửi bảng chấm công và bảng kê số lượng SP hoàn thành cho phòng kế toán, kế toán lương sẽ lập bảng thanh toán lương cho từng tổ trong phân xưởng rồi lập bảng tổng hợp tiền lương và tính số tiền phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Sau đó kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng bộ phận.

    • Bộ phận quản lý công ty tính như sau:

    • Lương 1 người = Lương BQ của CN x Hệ số chức danh x Số ngày làm việc + Phụ cấp trách nhiệm + CP khác.

    • Theo chế độ hiện hành thì ngoài tiền lương phải trả cho người lao động DN còn phải trích vào chi phí SX bao gồm các khoản BHXH, BHYT, CPCĐ, BHTN trên tổng số tiền lương phải trả cho CBCNV.

    • Tỷ lệ BHXH, BHYT, CPCĐ, BHTN là 24% tính vào chi phí trong đó BHXH 18%, BHYT 3%, KPCĐ 2%, BHTN 1% còn 10,5% khấu trừ vào lương. Công ty tính BHXH, BHYT trên lương cơ bản của công nhân viên, KPCĐ tính trên lương thực tế của công nhân viên.

    • c. Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ như: chi vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ tại phân xưởng và những khoản trích nộp lương của nhân viên phân xưởng và các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong phạm vi phân xưởng không thuộc hai loại chi phí trên.

    • Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng phân xưởng. Thông thường chi phí sản xuất chung được phân bổ theo NVLTT.

    • Giá trị phân bổ = % tính phân bổ x NVLTT dùng cho phân xưởng % tính phân bổ = Tổng chi phí phân bổ

    • Tổng chi phí NVLTT toàn công ty.

  • 2.1.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bít tất tại công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • 2.1.2.1. Môi trường ngoài doanh nghiệp.

    • Sự phát triển khoa học công nghệ

    • Điển hình là việc sử dụng phần mềm kế toán giúp công việc kế toán của doanh

    • nghiệp được thực hiện một cách nhanh chóng, khoa học và chính xác hơn giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp và kịp thời. Công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng nói riêng sẽ không còn gánh nặng, rút ngắn được thời gian, tiện ích và đảm bảo hiệu quả cho không phải thực hiện thủ công.

    • Các chính sách của Nhà nước, hệ thống thông tư, nghị định do Bộ tài chính ban hành

    • Kế toán bán hàng của công ty chịu sự chi phối của hệ thống 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam, của Chế độ kế toán hiện hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC, luật kế toán năm 2003 và các nghị định, thông tư về kế toán.

    • Nền kinh tế phát triển kéo theo là sự thay đổi mạnh mẽ của cơ chế pháp lý nhà nước cũng như cơ chế hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy các thông tư nghị định về kế toán được thay đổi, bổ sung thường xuyên để phù hợp hơn. Cho nên các doanh nghiệp phải cập nhật kịp thời để không gây ảnh hưởng tới công tác kế toán trong doanh nghiệp.

    • Ngoài ra kế toán doanh nghiệp còn bị chi phối bởi các luật có liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật cạnh tranh… Với những chính sách pháp luật quy định rõ ràng, hướng dẫn cách hạch toán chi tiết các nghiệp vụ phát sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán của công ty. Tuy nhiên, với những quy định đôi khi còn mang tính chất hình thức, rườm rà về các thủ tục đã làm cho công tác hạch toán kế toán tại công ty đôi khi còn khó khăn.

    • Các nhân tố về môi trường kinh doanh: Tình hình kinh tế, tỷ lệ lạm phát, chính sách lãi suất và tín dụng ngân hàng

    • Tình hình kinh tế, tỷ lệ lạm phát đã gây những ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như công tác kế toán ở công ty. Điển hình là trong giai đoạn từ năm 2011-2014 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp, kinh doanh trì trệ, thua lỗ, các khoản nợ tăng lên, nợ xấu kéo dài.

    • Chính sách lãi xuất tín dụng có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động mua bán hàng của doanh nghiệp. Nguyên tắc trong kinh doanh thương mại là chiếm dụng vốn kinh doanh vì vậy các doanh nghiệp luôn muốn thanh toán chậm tiền hàng, và vay vốn với chính sách ưu đãi. Chính vì vậy khi lãi xuất cao và chính sách tín dụng ngân hàng khó khăn thì các doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp vốn kinh doanh. Khi đó việc thanh toán tiền hàng hóa của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và chậm trễ. Dẫn đến việc thu hồi vốn kinh doanh, và thu hồi công nợ bán hàng sẽ gặp khó khăn dẫn đến không đáp ứng được chỉ tiêu đề ra.

    • 2.1.2.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp.

    • Tổ chức bộ máy quản lý

    • Bộ máy quản lý của công ty được phân chia rõ ràng,mỗi phòng ban phu trách một nhóm công việc khác nhau thể hiện tính chuyên môn hóa cao. Các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.

    • Bộ máy kế toán

    • Mô hình tổ chức kế toán theo hình thức tập trung phù hợp với loại hình cũng như quy mô của công ty. Cơ cấu bộ máy kế toán được sắp xếp một cách hợp lý để công việc của các kế toán không bị chồng chéo.Kế toán trưởng chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc, kế toán trưởng sẽ báo cáo tình hình kinh doanh, tình hình tài chính cho giám đốc và phân công công việc cho các kế toán viên.

    • Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

    • Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. Bên cạnh đó công ty sử dụng thêm phần mềm kế toán Missa và các mẫu sổ theo hình thức nhật ký chung do đó công việc kế toán bán hàng được giải quyết nhanh chóng đảm bảo yêu cầu thông tin.

    • Nguồn nhân lực

    • Đội ngũ kế toán trong công ty đều còn trẻ, luôn luôn cập nhật những thay đổi trong quy định, chế độ và chính sách và đã tích lũy được nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nên công tác quản lý kế toán đặc biệt là hạch toán kế toán bán hàng tương đối chính xác, nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót do thói quen kế toán tại Công ty.

    • Như vậy, việc xác định những nhân tố ảnh hưởng tới công tác kế toán bán hàng sẽ giúp công ty nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong công tác kế toán nhằm đưa ra các biện pháp để khắc phục những yếu điểm để hoàn thiện công tác kế toán bán hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

  • 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm bít tất tại công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng.

  • 2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp.

    • Nguyên vật liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chi phí và là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm bít tất. Việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu, tập hợp chính xác và đầy đủ chi phí NVL có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tiêu hao vật chất trong sản xuất và tính chính xác giá thành sản phẩm cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, việc theo dõi, giám sát, quan sát, quản lý phải hết sức chặt chẽ có như vậy mới phấn đấu hạ giá thành sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp .

    • Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu sản xuất thực tế từng phân xưởng lập phiếu yếu cầu vật tư chuyển qua phòng kế toán duyệt số lượng theo định mức sau đó chuyển sang phòng kế toán viết phiếu xuất kho, việc theo dõi thực hiện cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị.

    • + Hiện vật: Khi xuất kho thủ kho và kế toán ghi số liệu từng lần xuất, tính số lượng tồn kho từng thời điểm làm căn cứ đối chiếu lên kế hoạch cung ứng vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục.

    • + Giá trị: Khi xuất kho nguyên vật liệu cho bộ phận sử dụng kế toán tính giá vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước.

    • Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu kế toán sử dụng tài khoản 152– nguyên vật liệu – vật liệu để theo dõi chi tiết.

    •  Ta tính giá xuất kho sợi Polyester như sau:

    • Lượng sợi Polyester tồn đầu tháng 05 là: 5240kg , giá nhập kho 29.100đ/kg.

    • Ngày 02/05 nhập mua : 12.868,2kg giá 29.100đ/kg

    • Ngày 05/05 xuất kho: 3495kg.

    • Ngày 08/05 xuất kho: 1200kg.

    • Ngày 15/05 xuất kho 2200 kg.

    • Ngày 22/05 xuất kho 953kg

    • Trị giá NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất x Đơn giá mỗi lần nhập

    • Giá trị sợi Polyester xuất ngày 05/05 là: 3495 x 29.100 = 101.704.500đ.

    • Giá trị sợi Polyester xuất ngày 08/05 là: 1200 x 29.100 = 34.920.000đ.

    • Giá trị sợi Polyester xuất ngày 15/05 là: 2200 x 29.100 = 64.020.000đ

    • Giá trị sợi Polyester xuất ngày 22/05 là: 953 x 29.100 = 27.732.300đ

    • Kế toán tính giá xuất rồi ghi phiếu xuất kho vào sổ chi tiết vật liệu sợi Polyester.

    • Đối với các nguyên liệu khác như: chun 90/100, sợi Spandex trần đều tiến hành và tính toán như vậy.

    • Căn cứ vào sổ chi tiết NVL kế toán lập bảng phân bổ chi tiết NVL và CCDC.

    •  Chứng từ sử dụng: Công ty TNHH Dệt Kim áp dụng chế độ kế toán theo TT 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014, của Bộ trưởng Bộ tài chính. Chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Hóa đơn giá trị gia tăng.

    • Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng theo mẫu thống nhất theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn khác như: Phiếu xuất vật tư theo hạn mức, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.

    • Vận dụng tài khoản kế toán

    • Tài khoản sử dụng: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất được theo dõi trên TK 621 chi tiết cho từng phân xưởng:

    • TK 6211: Chi phí NVL TT phân xưởng dệt.

    • TK 6212: Chi phí NVL TT phân xưởng may.

    • Ngoài ra công ty còn sử dụng các TK 152, TK 133, TK 111, TK 112, TK331…riêng với TK 152 cũng được theo dõi và chi tiết chi tiết cho từng nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…

    • TK 152 được mở chi tiết như sau: TK 1521: Sợi Polyester; TK 1522: Chun 90/100; TK 1523: Sợi Spandex trần; TK 1524: Nhiên liệu; TK 1525: Vật tư chưa dùng khác; TK 1527: Thu hồi;

    • Quy trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

    • Hàng tháng phân xưởng căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của phân xưởng mình và đối chiếu với kế hoạch sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất vật tư và định mức tiêu hao NVL, dự kiến tình hình thực tế thu mua NVL phòng kế hoạch vật tư sẽ lập ra “Phiếu xuất kho vật tư”. Phiếu xuất kho này sẽ được trình lên thủ trưởng đơn vị ký duyệt sau đó giao cho phân xưởng. Sau khi phân xưởng sản xuất nhận phiếu xuất kho gửi cho thủ kho, thủ kho có nhiệm vụ kiểm tra tính chuẩn xác và tiến hành xuất vật tư theo “Phiếu xuất kho”. Phiếu xuất kho gồm 3 liên: Liên 1, thủ kho giữ để làm cơ sở ghi thẻ kho và nộp cho kế toán vật tư; Liên 2 bộ phận phân xưởng giữ; Liên 3 lưu tại phòng kế hoạch vật tư.

    • Định kỳ 10 ngày một lần, các phiếu xuất – nhập kho được chuyển về cho kế toán vật tư làm căn cứ ghi sổ và đó là các chứng từ gốc. Tại phòng kế toán, kế toán vật tư tiến hành hoàn thiện chứng từ bằng cách kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. Kế toán thực hiện phân loại từng NVL theo từng mục đích sử dụng và xác định giá trị của NVL đó. Căn cứ vào phiếu xuất và phiếu nhập, hàng ngày thủ kho lên thẻ kho cho mỗi NVL để theo dõi tình hình thay đổi, sự tăng giảm của NVL, số lượng NVL còn thừa còn thiếu để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy công tác sản xuất sản phẩm. Phiếu xuất kho là căn cứ để lập Bảng kê chi tiết nhập xuất NVL, Nhật ký chung lên Sổ chi tiết TK 621 và Sổ cái TK 621 vì vậy kế toán phải kiểm tra độ chính xác của phiếu xuất kho như: Số phiếu xuất kho, ngày tháng lập phiếu xuất, đơn vị tính, số lượng, đơn giá vật tư và chữ ký của người có liên quan. Để đảm bảo theo dõi kịp thời lượng NVL dùng cho thực tế, tồn đọng hàng tháng kế toán đối chiếu sổ sách với kho phân xưởng và cuối năm tiến hành kiểm kê, lập biên bản kiểm kê từng kho xác định lượng tồn, chênh lệch giữa thực tế và sổ sách để tìm nguyên nhân xử lý và lập báo cáo tồn kho vật tư trình cấp trên.

    • Ví dụ: Tháng 05 năm 2017 tổng CP NVLTT của toàn công ty phát sinh là 270.410.000đ Kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan hạch toán bút toán:

    • Nợ TK 6211: 120.210.000

    • Nợ TK 6212: 53.594.000

    • Nợ TK 6213: 32.233.000

    • Nợ TK 6214: 64.373.000

    • Có TK 152: 270.410.000

    • Và cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 và ghi

    • Nợ TK 154: 270.410.000

    • Có TK 621: 270.410.000

    • Sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung vì vậy để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng các sổ sau: Nhật ký chung (phụ lục số 08), Sổ cái TK 621 (phụ lục số 10), Bảng phân bổ NVL- CCDC (phụ lục số 07), Bảng kê nhập xuất tồn vật tư TK 152 (phụ lục số 06), Sổ chi tiết TK 621- chi phí nguyên vật liệu (phụ lục số 09), Phiếu xuất kho (phụ lục số 04), Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ- sợi Polyester (phụ lục số 05).

  • 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

    • Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó việc tính toán và hạch toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ lương của công ty, tiến tới quản lý tốt chi phí và giá thành đồng thời sẽ khuyến khích người lao động làm việc đạt năng suất cao chất lượng và hiệu quả.

    • Chứng từ sử dụng: Để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng các chứng từ sau: Bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương(phụ lục số 11), Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Phụ lục số 12), Bảng tổng hợp nhập kho thành phẩm và một số chứng từ khác.

    •  Vận dụng tài khoản

    • Tài khoản sử dụng: Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trên TK 622, trả lương và các khoản trích theo lương công ty sử dụng TK 334 “Phải trả công nhân viên”, TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”. Đối với TK 622 được chi tiết tới từng đối tượng:

    • TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp PX dệt.

    • TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp PX may.

    • Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

    • Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công, phòng lao động kiểm tra và duyệt khối lượng công việc hoàn thành sau đó chuyển về phòng kế toán để tính lương cho công nhân sản xuất tại các phân xưởng. Công việc tính lương được thực hiện căn cứ vào Bảng chấm công cho từng phân xưởng sản xuất và thực hiện trên máy tính bằng cách áp dụng các công thức tính toán trong Excel. Sau khi tính lương kế toán sẽ lập Bảng thanh toán lương cho từng phân xưởng và sau đó tổng hợp các Bảng thanh toán lương từ các phân xưởng để vào Bảng thanh toán lương của toàn Công ty. Ví dụ: Tháng 10 năm 2016, căn cứ vào Bảng tính lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

    • – Chi phí tiền lương cho nhân viên trực tiếp sản xuất:

    • Nợ TK 6221: 127.770.400

    • Nợ TK 6222: 78.375.000

    • Có TK 334: 206.145.400

    • Tập hợp các khoản trích theo lương:

    • Nợ TK 6221: 30.664.896

    • Nợ TK 6222: 18.810.000

    • Có TK 338: 49.474.896

    • Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính giá thành:

    • Nợ TK 154: 255.620.296

    • Có TK 622: 255.620.296

    • Sổ kế toán: Kế toán sử dụng những sổ sau để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp: Sổ nhật ký chung (phụ lục số 13), Sổ chi tiết TK 622 (Phụ lục số 14), Sổ cái TK 622 (Phụ lục số 15).

  • 2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.

    • Do đặc thù sản xuất của sản phẩm nên chi phí sản xuất chung nằm rả rác ở nhiều tổ khác nhau. Do vậy các chi phí sản xất chung liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi sản xuất không hạch toán riêng được cho từng tổ mà tập hợp chung trên sổ cái và các sổ tổng hợp số phát sinh để tìm ra chi phí sản xuất chung. Tại công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng chi phí sản xuất chung bao gồm các tài khoản:

    • Chi phí nhân viên phân xưởng.

    • Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ.

    • Chi phí khấu hao TSCĐ.

    • Chi phí dịch vụ mua ngoài cho quản lý phân xưởng, quản lý sản xuất chung gồm: nước, điện thoại…

    • Chi phí khác bằng tiền trong phạm vi phân xưởng như công tác phí…

    • Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm chi phí về các khoản tiền lương và chi phí trích theo lương của nhân viên phân xưởng.

    • Chứng từ kế toán: Khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều các yếu tố chi phí. Chính vì vậy, có rất nhiều chứng từ liên quan và cần thiết cho việc hạch toán khoản mục này. Chứng từ sử dụng bao gồm: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; Phiếu xuất kho vật tư, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Hóa đơn các chi phí dịch vụ mua ngoài, Phiếu chi tiền mặt…

    • Vận dụng tài khoản kế toán

    • Tài khoản sử dụng: Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán theo dõi trên TK 627.

    • Chi phí nhân viên phân xưởng trong tháng 05/2017 của công ty được tập hợp và hạch toán như sau:

    • Nợ TK 627: 24.800.000

    • Có TK 334: 20.000.000

    • Có TK 338: 4.800.000

    • Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty bao gồm nhiều loại khác nhau như: giẻ lau, bóng đèn, đồ bảo hộ lao động,…. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như nhập,xuất NVL – CCDC dùng chung cho phân xưởng hàng ngày được phản ánh trên nhật ký chung. Cuối tháng kế toán phản ánh các nghiệp vụ này trên TK 627 để theo dõi nội dung kinh tế của các nghiệp vụ này. Trong tháng 05/2017 tập hợp được và phản ánh như sau:

    • Nợ TK 627: 17.520.000

    • Có TK 153: 17.520.000

    • Chi phí khấu hao TSCĐ: Toàn bộ khấu hao TSCĐ của công ty được lập trên TK 214, cách phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tuợng sử dụng căn cứ vào từng loại TSCĐ để tính khấu hao cho tháng.

    • Những TSCĐ dùng cho phân xưởng tập hợp trên TK 627 gồm nhà xưởng, phân xưởng máy móc thiết bị trong nhà xưởng.

    • Nợ TK 627: 106.039.359

    • Có TK 214: 106.039.359

    • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau như: Chi phí tiếp khách, chi phí thanh toán tiền điện thoại, điện nước…mỗi nghiệp vụ chi phí mua ngoài phát sinh được phản ánh trên nhật ký chung.Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm. Khi phát sinh các nghiệp vụ chi phí dịch vụ mua ngoài kế toán viết phiếu chi gửi xuống cho thủ quỹ. Căn cứ vào phiếu chi, thủ quỹ xuất tiền cho các dịch vụ tương ứng, kế toán tiến hành tập hợp phiếu chi để lập bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài.

    • Sổ kế toán: Kế toán sử dụng những sổ sau để phản ánh chi phí sản xuất chung: Sổ nhật ký chung (phụ lục 17), Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Phụ lục 16), Sổ cái TK 627 (phụ lục 18).

    • 2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.

    • Cuối tháng, căn cứ vào Sổ cái TK 621, Sổ cái TK 622, Sổ cái TK 627 kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất kết chuyển sang TK 154. Các bút toán kết chuyển được lên Sổ nhật ký chung và làm căn cứ để vào Sổ chi tiết TK 154 cho từng phân xưởng, Sổ cái TK 154.

    • Tập hợp chi phí sản xuất cho toàn phân xưởng là cơ sở cho việc tính giá thành. Kế toán sử dụng tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.

    • Tập hợp được các khoản mục chi phí NVLTT, NCTT, CPSXC. Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ NVLTT – CCDC, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ chi phí SXC để lập bảng kê.

    • Căn cứ vào bảng kê tập hợp chi phí SX theo phân xưởng, kế toán ghi bút toán kết chuyển vào TK 154.

    • Kết chuyển chi phí NVLTT:

    • Nợ TK 154 :508.377.500

    • Có TK 621: 508.377.500

    • Kết chuyển chi phí NCTT:

    • Nợ TK 154 : 191.584.216

    • Có TK 622: 191.584.216

    • Kết chuyển chi phí SXC:

    • Nợ TK 154 : 140.798.241

    • Có TK 627: 140.798.241

    • Để phản ánh và theo dõi công tác tổng hợp chi phí sản xuất công ty sử dụng các sổ: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm bít tất (phụ lục số 19)

  • CHƯƠNG 3 :

  • NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÍT TẤT TẠI CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG.

  • 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu.

    • Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng là một đơn vị hạch toán độc lập, mô hình hoạt động và tổ chức tương đối phức tạp nhưng Công ty đã bố trí hợp lý, giải quyết tốt những nhiệm vụ và mục tiêu do công ty đề ra. Công ty không ngừng củng cố và hoàn thiện dần mô hình và hạch toán kế toán cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Trong đó, việc hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất được Công ty đặc biệt chú trọng. Trong những năm qua công ty đã quan tâm rất nhiều tới vấn đề hạch toán chi phí sản xuất nhằm giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Qua thời gian nghiên cứu, tiếp cận thực tế quá trình sản xuất và công tác kế toán tại Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng, em xin có một số nhận xét về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty như sau:

  • 3.1.1. Kết quả đạt được của kế toán chi phí sản xuất của công ty.

    • Về tổ chức bộ máy kế toán:

    • Công ty chủ động xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý khoa học, hợp lý và hiệu quả. Các phòng ban chức năng của công ty được bố trí hợp lý đảm bảo phối hợp chặt chẽ với nhau làm việc có hiệu quả phục vụ ban lãnh đạo công ty trong việc giám sát quá trình sản xuất và quản lý kinh tế. Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng, cấp dưới chịu sự chỉ đạo duy nhất của một cấp quản lý trực tiếp, các phòng ban được chia ra theo chức năng quản trị nên có sự chuyên môn hóa cao, các cán bộ đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các phòng ban có trách nhiệm quản lý bộ phận của mình đồng thời tham mưu cho giám đốc trong việc ra quyết định. Cơ cấu này làm thông tin trong công ty không bị chồng chéo, tạo sự thống nhất cao.

    • Về tổ chức công tác kế toán:

    • Với yêu cầu của nền kinh tế thị trường ngày càng cao đòi hỏi kế toán phải thu thập, xử lý, cung cấp thông tin kinh tế tài chính một cách nhanh chóng, kịp thời với độ chính xác cao. Cùng với sự phát triển của ngành kỹ thuật tin học, việc thực hiện kế toán trên máy vi tính đã giúp công ty giảm được khối lượng công việc ghi chép số liệu của nhân viên kế toán, đẩy nhanh qua trình tính toán, xử lý thông tin và lập các báo cáo. Đồng thời lưu trữ, bảo quản số liệu, tài liệu kế toán sẽ được bảo mật và an toàn nâng cao được năng suất, chất lượng công tác kế toán giảm được chi phí hạch toán.

    • Về hình thức kế toán áp dụng:

    • Công ty đã áp dụng hình thức “ Nhật ký chung” để ghi chép nội dung kinh tế phát sinh. Hình thức này đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại Công ty. Ngoài ra việc tổ chức luân chuyển chứng từ ở phòng kế toán một cách hợp lý cũng góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác hạch toán chi phí sản xuất nhanh chóng, giúp kiểm tra, đối chiếu số liệu được tiến hành chính xác phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

    • Về chứng từ kế toán ban đầu:

    • Chứng từ ban đầu được tổ chức hợp lý, hợp pháp. Những thông tin về các nghiệp vụ kế toán được phản ánh đầy đủ trung thực và hợp lý trên các chứng từ. Chứng từ ban đầu đóng lại theo từng phần hành kế toán được bảo quản và lưu giữ một cách khoa học đảm bảo dễ tìm, dễ thấy, dễ kiểm tra.

    • Về hệ thống tài khoản:

    • Ngoài việc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200/2014/TT- BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính, Công ty còn xây dựng một hệ thống tài khoản chi tiết tới từng đối tượng hạch toán. Đối với, các tài khoản chi phí sản xuất Công ty đã mở chi tiết đến từng khu vực, từng đối tượng, từng phân xưởng sản xuất…giúp theo dõi, quản lý chính xác, kịp thời đúng đắn từng khoản chi phí phát sinh liên quan tới từng đối tượng cụ thể. Việc theo dõi chi tiết không những cung cấp thông tin đầy đủ, nhanh chóng cho công tác quản lý mà còn giúp phát hiện những yếu kém, sơ hở trong kế toán chi phí sản xuất để có những biện pháp xử lý kịp thời.

    • Về hệ thống sổ sách:

    • Hệ thống sổ sách của công ty đầy đủ thống nhất, tuân thủ về kết cấu biểu mẫu và cách thức ghi sổ do Bộ tài chính quy định. Hệ thống sổ sách kế toán của công ty bao gồm: Sổ kế toán tổng hợp, sổ và thẻ kế toán chi tiết. Sổ kế toán được mở và khóa theo đúng thời gian quy định của Bộ tài chính. Tất cả sổ sách và chứng từ đều được bảo quản trong điều kiện tốt.

    • Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho, tổng hợp chi phí sản xuất:

    • Công ty đã và đang áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, với độ chính xác cao và cung cấp thông tin một cách thường xuyên kịp thời về tình hình nhập xuất tồn kho từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thành phẩm nhập kho…

  • 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân.

    • 3.1.2.1. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

    • Công ty là một doanh nghiệp sản xuất với số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động tại công ty, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh hàng tháng tương đối lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Mặt khác, do công nhân nghỉ phép không đều nhau nên chi phí tiền lương phải trả cho công nhân viên nghỉ phép không đều nhau giữa các kỳ trong năm nhưng công ty lại không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này làm ảnh hưởng lớn chi phí sản xuất của kỳ tính lương nghỉ phép, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm. Nếu như trong năm số ngày nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp càng lớn thì ảnh hưởng của chi phí này tới giá thành của kỳ tính lương càng nhiều. Vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

      • 3.1.2.2. Về kế toán chi phí sản xuất chung.

    • - Chi phí về tiền điện của công ty hiện nay là tương đối lớn do một số bất cập sau: Công ty sử dụng một công tơ điện cho toàn xưởng sản xuất và các khu vực liên quan đến xưởng và công ty đã tính toàn bộ chi phí tiền điện của tất cả các khu vực đó vào chi phí sản xuất chung, điều này đẩy giá thành tăng cao và mặt khác đã không xây dựng được ý thức tiết kiệm điện trong cán bộ công nhân viên công ty. Việc tâp hợp chi phí như vậy đã phản ánh sai lệch bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh vì xưởng sản xuất còn có phòng bán hàng và nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại xưởng sản xuất.

    • TSCĐ của công ty được tính khấu hao theo tháng mà không tính theo số ngày sử dụng thực tế. Do giá trị tài sản cố định của công ty là lớn nên việc tính khấu hao như vậy có thể ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

    • Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, trong khi TSCĐ của công ty rất đa dạng và có giá trị lớn dẫn đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh giữa các kỳ hạch toán.

  • 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng.

  • 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

    • Chi phí nhân công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất của công ty, vì vậy, nếu trong tháng số công nhân nghỉ phép nhiều sẽ làm cho lương nghỉ phép tăng cao trong khi số lượng sản phẩm làm ra thấp, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, làm giá thành sản phẩm của công ty trong tháng đột ngột tăng. Do đó, để tránh tình trạng này công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp. Để đảm bảo số phải trích không quá lớn Công ty có thể trích tiền lương nghỉ phép theo tỷ lệ sau:

    • Tỷ lệ trích trước

    • =

    • Số tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch năm

    • Tổng số tiền lương chính kế hoạch năm của công nhân sản xuất

    • Mức trích trước hàng tháng theo kế hoạch

    • =

    • Tiền lương chính thực tế phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng

    • x

    • Tỷ lệ trích trước

    • Tài khoản sử dụng để phản ánh trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất là TK 335 – Chi phí phải trả.

    • Hàng tháng, số tiền lương phải trích trước của công nhân sản xuất được ghi sổ theo định khoản:

    • Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

    • Có TK 335 – Chi phí phải trả

    • Số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân nghỉ phép trong tháng ghi:

    • Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

    • Có TK 3341 – Phải trả người lao động

    • Cuối tháng, số tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh lớn hơn số tiền trích trước thì kế toán phải tiến hành trích thêm:

    • Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

    • Có TK 335 – Chi phí phải trả

    • Nếu số tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh trong tháng nhỏ hơn số tiền trích trước thì kế toán tiến hành ghi giảm chi phí:

    • Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

    • Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

    • Ví dụ:

    • Theo như kế hoạch tiền lương năm 2016 của công nhân là:

    • + Tiền lương cơ bản phải trả công nhân sản xuất là: 12.605.482.000 đồng.

    • + Tiền lương nghỉ phép của công nhân theo kế hoạch: 529.430.000 đồng.

    • Tiền lương nghỉ phép của công nhân phải trích trong tháng 1 năm 2015 là: 1.285.280.256 x 0,042 = 53.981.771

    • Kế toán định khoản như sau:

    • Nợ TK 622: 53.981.771

    • Có TK 335: 53.981.771

    • Khi tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh ở tháng 1 là 56.478.000. Căn cứ vào bảng thanh toán lương của công nhân, kế toán định khoản như sau:

    • Nợ TK 335: 56.478.000

    • Có TK 334: 56.478.000

    • Do tiền lương nghỉ phép thực tế lớn hơn số trích trước tiền lương nghỉ phép nên cuối tháng kế toán phải trích thêm:

    • Nợ TK 622: 2.496.229

    • Có TK 335: 2.496.229

  • 3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung.

    • Đối với vấn đề chi phí tiền điện phát sinh

    • Để tính đúng chi phí tiền điện cho chi phí sản xuất, công ty có thể sử dụng một trong hai cách sau:

    • Cách thứ nhất: Công ty nên sử dụng tiêu thức thích hợp để phân bổ chi phí tiền điện cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

    • Cách thứ hai: Lắp riêng công tơ điện cho phân xưởng sản xuất, chi phí bỏ ra không đáng kể nhưng hiệu quả lại rất lớn, nó không chỉ đảm bảo tính chính xác mà còn khuyến khích tiết kiệm điện. Theo cách này, đến cuối tháng kế toán chỉ cần căn cứ vào số KW điện tiêu hao và đơn giá 1 KW điện là có thể xác định chính xác chi phí động lực trong giá thành sản xuất.

    • Đối với việc trích khấu hao TSCĐ

    • Chi phí khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí chiếm vị trí khá quan trọng. Chính vì vậy, để chi phí sản xuất được tập hợp đúng, hợp lý nhằm phản ánh giá thành sản phẩm một cách chính xác thì khoản chi phí khấu hao cũng cần được tính toán, phân bổ một cách chặt chẽ. Việc tính toán khấu hao được thực hiện trên máy nên khối lượng tính toán không gây trở ngại cho kế toán viên, do đó có thể tính chính xác đến từng ngày thực tế sử dụng của tài sản cố định. Khi đó:

    • Đối với việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

    • Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ để nhằm ổn định chi phí giữa các kỳ, không gây biến động giá thành. Do nguyên giá TSCĐ rất lớn, nếu xảy ra sự cố hỏng máy móc thiết bị bất ngờ sẽ có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi nguyên giá TSCĐ lớn nên chi phí tiến hành sửa chữa rất cao. Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, chủng loại TSCĐ cũng như thời gian sử dụng máy móc thiết bị để lập kế hoạch sửa chữa lớn cho các loại máy móc thiết bị.

    • Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi :

    • Nợ TK 627 ( TK641, 642 ) – Chi phí liên quan

    • Có TK 335 – Chi phí phải trả

    • Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn, căn cứ vào chứng từ hóa đơn hợp lý, hợp lệ kế toán ghi :

    • Nợ TK 2413 – Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

    • Có TK 111, 112, 331,…

    • Khi công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi :

    • Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

    • Có TK 2413 – Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

    • Cuối kỳ, nếu chi phí sửa chữa lớn phát sinh lớn hơn số đã trích, tiến hành trích bổ sung:

    • Nợ TK 627 (TK 641,642 ) – Chi phí liên quan

    • Có TK 335 – Chi phí phải trả

    • Nếu chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong kỳ nhỏ hơn số đã trích thì ghi giảm chi phí :

    • Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

    • Có TK 627 (TK 641, 642) – Chi phí liên quan

  • KẾT LUẬN

    • Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, không những sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt mà còn phải tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Đây chính là tiền đề tích cực giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn và đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận, từ đó tăng nhanh tích luỹ cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho công nhân viên. Thông qua kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ cung cấp những thông tin chính xác và cần thiết giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá được tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình, sử dụng vật tư, lao động,máy móc thiết bị, tiền vốn…. tiết kiệm hay lãng phí, có hiệu quả hay không. Từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm quản lý tốt chi phí và hạ giá thành sản phẩm, đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.

    • Qua quá trình tiếp xúc với thực tế tại công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng, với sự giúp đỡ của các chị phòng kế toán và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn – TS Nguyễn Thị Thanh Phương đã giúp em hoàn thành được khoá luận với đề tài : “Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm bít tất tại Công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng”. Khoá luận đã đưa ra được những vấn đề sau:

    • - Khoá luận đã hệ thống hóa vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất như: khái niệm, phương pháp kế toán chi phí sản xuất.

    • - Qua thực tập tại công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng, khoá luận đã trình bày thực trạng kế toán chi phí sản phẩm tại công ty.Từ đó đã đưa ra những ưu điểm và hạn chế trong kế toán chi phí và giá thành tại công ty. Ưu điểm: về tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán. Hạn chế và nguyên nhân: về chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

    • - Trên cơ sở hạn chế và nguyên nhân, khoá luận đã đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện kế toán chi phí tại công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng. Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

    • Do thời gian thực tập ngắn, trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong khoá luận này sẽ không tránh khỏi những sai sót, em mong được sự thông cảm cũng như sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các chị kế toán trong phòng Tài chính – Kế toán của công ty.

    • Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Thanh Phương, các thầy cô giáo trong khoa Kế Toán trường Đại Học Thương Mại, các cán bộ, nhân viên trong phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng đã giúp đỡ em hoành thành khoá luận tốt nghiệp của mình.

    • Em xin chân thành cảm ơn!

    • Hà Nội, 01 tháng 08 năm 2017

  • PHỤ LỤC

    • Phụ lục số 01:

    • Sơ đồ 2.. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty.

    • Phụ lục số 02:

    • Sơ đồ 2.2: Tổ chức quản lý của công ty:

    • Phụ lục số 03

    • Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Phụ lục số 04

    • Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù-Hoài Đức-Hà Nội

    • Mẫu số 02-VT

    • (Ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

    • PHIẾU XUẤT KHO

    • Ngày 05 tháng 05 năm 2017 Nợ TK: 621

    • Số: 345 Có TK: 152

    • Họ và tên người giao hàng: Bùi Thị Lan.

    • Địa chỉ (bộ phận): Phân xưởng dệt.

    • Lý do xuất kho: sản xuất bít tất nam.

    • Xuất tại kho: K1

    • (Đơn vị tính: Đồng)

    • STT

    • Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

    • Mã số

    • Đơn vị tính

    • Số lượng

    • Đơn giá

    • Thành tiền

    • Yêu cầu

    • Thực xuất

    • A

    • B

    • C

    • D

    • 1

    • 2

    • 3

    • 4

    • 01

    • Sợi polyelster 100%

    • Kg

    • 3.495

    • 3.495

    • 29.100

    • 101.704.500

    • 02

    • Chun 90/100

    • Kg

    • 488

    • 488

    • 86.000

    • 41.968.000

    • 03

    • Sợi Spandex trần

    • Kg

    • 1.702

    • 1.702

    • 154.000

    • 262.108.000

    • Tổng

    • 405.780.500

    • Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn trăm linh năm triệu bảy trăm tám mươi ngàn năm trăm đồng .

    • Số chứng từ kèm theo: 01.

    • Ngày 05 tháng 05 năm 2017

    • Người lập phiếu Người nhận hang Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 05

    • Biểu số 2.2: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội

    • SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ

    • Tháng 05 năm 2017

    • Tên quy cách nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ: Polyester 100%

    • Đơn vị tính: đồng

    • NT ghi sổ

    • Chứng từ

    • Diễn giải

    • TK đ/ư

    • Đơn gía

    • Nhập

    • Xuất

    • Tồn

    • SH

    • NT

    • SL

    • Thành tiền

    • SL

    • Thành tiền

    • SL

    • Thành tiền

    • Tồn đầu tháng

    • 29.100

    • 1.000

    • 29.100.000

    • 31/05

    • PN142

    • 02/05

    • Nhập mua

    • 331

    • 29.100

    • 12.868,2

    • 374.464.620

    • 31/05

    • PX345

    • 05/05

    • Xuất sản xuất BTN

    • 621

    • 29.100

    • 3.495

    • 101.704.500

    • 31/05

    • PX352

    • 08/05

    • Xuất sản xuất BTTE

    • 621

    • 29.100

    • 1.200

    • 34.920.000

    • 31/05

    • PX372

    • 15/05

    • Xuất sản xuất BTN

    • 621

    • 29.100

    • 2.200

    • 64.020.000

    • 31/05

    • PX405

    • 22/05

    • Xuất sản xuất BTTE

    • 621

    • 29.100

    • 953

    • 27.732.300

    • Cộng tháng

    • 12.868,2

    • 374.464.620

    • 7.848

    • 228.376.800

    • 6.020,2

    • 175.187.820

    • Người lập biểu

    • Kế toán trưởng

    • Giám đốc

    • (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 06

    • Biểu số 2.3: Bảng kê xuất nhập tồn vật tư.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội

    • BẢNG KÊ XUẤT – NHẬP – TỒN VẬT TƯ

    • Tháng 05 năm 2017

    • Đơn vị tính: đồng

    • STT

    • Tên vật tư

    • ĐVT

    • Tồn đầu kỳ

    • Nhập trong kỳ

    • Xuất trong kỳ

    • Tồn cuối kỳ

    • SL

    • Thành tiền

    • SL

    • Thành tiền

    • SL

    • Thành tiền

    • SL

    • Thành tiền

    • 1

    • Sợi pholyester 100%

    • kg

    • 1.000

    • 29.100.000

    • 12.868,2

    • 374.464.620

    • 7.848

    • 228.376.800

    • 6.020,2

    • 175.187.820

    • 2

    • Sợi chun 90/100

    • kg

    • 324

    • 27.864.000

    • 500

    • 43.000.000

    • 660,3

    • 56.785.800

    • 163,7

    • 14.078.200

    • 3

    • Sợi Spandex trần

    • kg

    • 2.455

    • 378.070.000

    • 413,2

    • 63.632.800

    • 2.641,5

    • 406.791.000

    • 226,7

    • 34.911.800

    • 3

    • Túi nylon

    • Cái

    • 35.200

    • 5.526.400

    • 210.000

    • 33.810.000

    • 220.000

    • 35.279.200

    • 25.200

    • 4.057.200

    • 4

    • Thùng carton

    • cái

    • 135

    • 1.890.000

    • 310

    • 4.340.000

    • 445

    • 6.230.000

    • -

    • -

    • Cộng

    • 442.450.400

    • 519.247.420

    • 733.462.800

    • 228.235.020

    • Người lập biểu

    • Kế toán trưởng

    • Giám đốc

    • (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 07

    • Biểu số 2.4: Bảng phân bổ NVL, CCDC.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù-Hoài Đức-Hà Nội

    • BẢNG PHÂN BỔ NVL, CCDC

    • Tháng 05 năm 2017

    • TT

    • TK ghi có

    • TK ghi nợ

    • TK152

    • TK153

    • Tổng cộng

    • 1

    • TK 621

    • 691.953.600

    • 691.953.600

    • PX dệt

    • 691.953.600

    • 691.953.600

    • Bít tất nam

    • 508.377.500

    • 508.377.500

    • Bít tất trẻ em

    • 183.576.100

    • 183.576.100

    • 2

    • TK 627

    • 17.520.000

    • 17.520.000

    • Bít tất nam

    • 9.540.000

    • 9.540.000

    • Bít tất trẻ em

    • 7.980.000

    • 7.980.000

    • 3

    • TK641

    • 20.159.200

    • 20.159.200

    • 4

    • TK642

    • 21.350.00

    • 21.350.000

    • Cộng

    • 691.953.600

    • 59.029.200

    • 750.982.600

    • Người lập Kế toán trưởng

    • (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 08

    • Biểu số 2.5: Sổ nhật ký chung TK621.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội.

    • SỔ NHẬT KÝ CHUNG(TRÍCH)

    • Tháng 05 năm 2017

    • Đơn vị tính:đồng

    • NT ghi số

    • Chứng từ

    • Diễn giải

    • Đã ghi sổ cái

    • STT dòng

    • TK đối ứng

    • Phát sinh

    • SH

    • NT

    • Nợ

    • Số trang trước chuyển sang

    • 31/05

    • PXK345

    • 05/05

    • Xuất NVL cho sx BTN

    • x

    • 621

    • 405.780.500

    • 152

    • 405.780.500

    • 31/05

    • PXK352

    • 08/05

    • Xuất NVL cho sx BTTE

    • x

    • 621

    • 137.363.800

    • 152

    • 137.363.800

    • 31/05

    • PXK372

    • 15/05

    • Xuất NVL cho sx BTN

    • x

    • 621

    • 102.597.000

    • 152

    • 102.597.000

    • 31/05

    • PXK405

    • 22/05

    • Xuất NVL cho sx BTTE

    • x

    • 621

    • 46.212.300

    • 152

    • 46.212.300

    • Cộng phát sinh

    • 691.953.600

    • 691.953.600

    • Người lập biểu

    • Kế toán trưởng

    • Giám đốc

    • (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 09

    • Biểu số 2.6: Sổ chi tiết TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội

    • SỔ CHI TIẾT TK621- CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP(TRÍCH)

    • Tháng 05 năm 2017

    • Đơn vị tính: đồng

    • Tại phân xưởng dệt: sản phẩm: bít tất nam.

    • NT ghi sổ

    • Chứng từ

    • Diễn giải

    • TK đối ứng

    • Phát sinh

    • SH

    • NT

    • Nợ

    • Nợ

    • Số dư đầu kỳ

    • Số phát sinh

    • 31/05

    • PXK345

    • 05/05

    • Xuất NVL cho sx BTN

    • 152

    • 405.780.500

    • 31/05

    • PXK372

    • 15/05

    • Xuất NVL cho sx BTN

    • 152

    • 102.597.000

    • 31/05

    • CT102

    • Kết chuyển CPNVLTT

    • 154

    • 508.377.500

    • Cộng phát sinh

    • 508.377.500

    • 508.377.500

    • Số dư cuối kỳ

    • Người lập biểu

    • Kế toán trưởng

    • Giám đốc

    • (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 10

    • Biểu số 2.7: Sổ cái TK621.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội

    • SỔ CÁI(TRÍCH)

    • Tháng 05 năm 2017

    • Tên tài khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

    • Số hiệu: TK621

    • Đơn vị tính: đồng

    • NT ghi sổ

    • Chứng từ

    • Diễn giải

    • NKC

    • TK đối ứng

    • Phát sinh

    • SH

    • NT

    • Trang sổ

    • STT dòng

    • Nợ

    • Số dư đầu kỳ

    • Số phát sinh trong kỳ

    • 31/05

    • PXK345

    • 05/05

    • Xuất NVL cho sx BTN

    • 152

    • 405.780.500

    • 31/05

    • PXK352

    • 08/05

    • Xuất NVL cho sx BTTE

    • 152

    • 137.363.800

    • 31/05

    • PXK372

    • 15/05

    • Xuất NVL cho sx BTN

    • 152

    • 102.597.000

    • 31/05

    • PXK405

    • 22/05

    • Xuất NVL cho sx BTTE

    • 152

    • 46.212.300

    • 31/05

    • CT103

    • 31/05

    • Kết chuyển CPNVLTT

    • 154

    • 691.953.600

    • Cộng phát sinh

    • 691.953.600

    • 691.953.600

    • Tồn cuối kỳ

    • Người lập biểu

    • Kế toán trưởng

    • Giám đốc

    • (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 11

    • Biểu số 2.8: Bảng thanh toán tiền lương.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Mẫu số: 02-LĐTL

    • Bộ phận: Sản xuất (Ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC

    • ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

    • BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG

    • Tháng 05 năm 2017

    • Phân xưởng dệt

    • (Đơn vị tính: Đồng)

    • STT

    • Họ và tên

    • Số sp BTN520

    • Số SP BTTE460

    • Lương sản phẩm

    • Các khoản phải khấu trừ

    • Thực lĩnh

    • Ký nhận

    • BHXH (8%)

    • BHYT (1,5%)

    • BHTN

    • (1%)

    • Cộng

    • 1

    • Nguyễn Thị Hoài

    • 5.500

    • 4.000

    • 4.700.000

    • 376.000

    • 70.500

    • 47.000

    • 493.500

    • 4.206.500

    • 2

    • Lê Văn Lưu

    • 6.000

    • 4.000

    • 5.000.000

    • 400.000

    • 75.000

    • 50.000

    • 525.000

    • 4.475.000

    • 3

    • Phạm Thị Vân Anh

    • 4.550

    • 3.600

    • 3.990.000

    • 319.200

    • 59.850

    • 39.900

    • 418.950

    • 3.571.050

    • 4

    • Hoàng Thị Dương

    • 6.200

    • 4.000

    • 5.120.000

    • 409.600

    • 76.800

    • 51.200

    • 537.600

    • 4.582.400

    • 5

    • Đỗ Thị Hương

    • 5.200

    • 3.200

    • 4.240.000

    • 339.200

    • 63.600

    • 42.400

    • 445.200

    • 3.794.800

    • 6

    • Vũ Thu Trang

    • 6.295

    • 4.780

    • 5.450.000

    • 436.000

    • 81.750

    • 54.500

    • 572.250

    • 4.877.750

    • ...

    • 30

    • Bùi Thị Oanh

    • .6.355

    • 4.820

    • 4.500.000

    • 360.000

    • 67.500

    • 45.000

    • 472.500

    • 4.027.500

    • Cộng

    • 162.714

    • 86.120

    • 127.770.400

    • 10.221.632

    • 1.916.556

    • 1.277.740

    • 13.415.892

    • 114.354.508

    • Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm mười bốn triệu ba trăm năm mươi tư ngàn năm trăm linh tám đồng..

    • Người lập biểu

    • Kế toán trưởng

    • Giám đốc

    • (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 12

    • Biểu số 2.9: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ:La Phù – Hoài Đức – Hà Nội

    • BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.

    • Tháng 05 năm 2017

    • Ghi Có TK

    • Ghi Nợ TK

    • TK334- Phải trả NLĐ

    • TK338- Phải trả phải nộp khác

    • Tổng cộng

    • Lương

    • Các khoản khác

    • Cộng Có TK 334

    • KPCĐ

    • (2%)

    • BHXH

    • (18%)

    • BHYT

    • (3%)

    • BHTN

    • (1%)

    • Cộng Có TK338

    • TK622: CPNCTT

    • 206.145.400

    • 206.145.400

    • 4.122.908

    • 37.106.172

    • 6.184.362

    • 2.061.454

    • 49.474.896

    • 255.620.296

    • PX dệt

    • 127.770.400

    • 127.770.400

    • 2.555.408

    • 22.998.672

    • 3.833.112

    • 1.277.704

    • 30.664.896

    • 158.435.296

    • BTN

    • 97.628.400

    • 97.628.400

    • 1.952.568

    • 17.573.112

    • 2.928.852

    • 976.284

    • 23.430.816

    • 121.059.216

    • BTTE

    • 30.142.000

    • 30.142.000

    • 602.840

    • 5.425.560

    • 904.260

    • 301.420

    • 7.234.080

    • 37.376.080

    • PX may

    • 78.375.000

    • 78.375.000

    • 1.571.500

    • 14.143.500

    • 2.357.250

    • 785.750

    • 18.858.000

    • 97.433.000

    • BTN

    • 56.875.000

    • 56.875.000

    • 1.137.500

    • 10.237.500

    • 1.706.250

    • 568.750

    • 13.650.000

    • 70.525.000

    • BTTE

    • 21.500.000

    • 21.500.000

    • 430.000

    • 3.870.000

    • 645.000

    • 215.000

    • 5.160.000

    • 26.660.000

    • TK627: CPSXC

    • 19.000.000

    • 1.000.000

    • 20.000.000

    • 400.000

    • 3.600.000

    • 600.000

    • 200.000

    • 4.800.000

    • 24.800.000

    • PX dệt

    • 10.000.000

    • 500.000

    • 10.500.000

    • 210.000

    • 1.890.000

    • 315.000

    • 105.000

    • 2.520.000

    • 13.020.000

    • PX may

    • 9.000.000

    • 500.000

    • 9.500.000

    • 190.000

    • 1.710.000

    • 285.000

    • 95.000

    • 2.280.000

    • 11.780.000

    • TK641

    • 25.000.000

    • 1.500.000

    • 26.500.000

    • 530.000

    • 4.770.000

    • 795.000

    • 265.000

    • 6.360.000

    • 32.860.000

    • TK642

    • 37.500.000

    • 2.500.000

    • 40.000.000

    • 800.000

    • 7.200.000

    • 1.200.000

    • 400.000

    • 9.600.000

    • 49.600.000

    • TK334

    • 23.411.632

    • 4.389.681

    • 2.926.454

    • 30.727.767

    • 30.727.767

    • Tổng cộng

    • 287.645.400

    • 5.000.000

    • 292.645.400

    • 5.852.908

    • 76.087.804

    • 13.169.043

    • 5.852.908

    • 100.962.663

    • 393.608.063

    • Người lập biểu

    • Kế toán trưởng

    • Giám đốc

    • (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 13

    • Biểu số 2.10: Sổ nhật ký chung TK622.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội

    • SỔ NHẬT KÝ CHUNG(TRÍCH)

    • Tháng 05 năm 2017

    • NT ghi sổ

    • Chứng từ

    • Diễn giải

    • Đã ghi sổ cái

    • STT dòng

    • TK đối ứng

    • Phát sinh

    • SH

    • NT

    • Nợ

    • Số trang trước chuyển sang

    • 31/05

    • BPBTL

    • 31/05

    • Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất

    • x

    • 622

    • 206.145.400

    • 334

    • 206.145.400

    • 31/05

    • BPBTL

    • 31/05

    • Các khoản trích theo lương của CNTTSX

    • x

    • 622

    • 49.474.896

    • 338

    • 49.474.896

    • Cộng phát sinh

    • 255.620.296

    • 255.620.296

    • Người lập biểu

    • Kế toán trưởng

    • Giám đốc

    • (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 14

    • Biểu số 2.11: Sổ chi tiết TK622.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội

    • SỔ CHI TIẾT TK622- CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP(TRÍCH)

    • Tháng 05 năm 2017

    • Tại phân xưởng dệt: bít tất nam.

    • NT ghi sổ

    • Chứng từ

    • Diễn giải

    • TK đối ứng

    • Phát sinh

    • SH

    • NT

    • Nợ

    • Nợ

    • Phát sinh trong tháng

    • 31/05

    • BPBTL

    • 31/05

    • Tiền lương CNSX BTN

    • 334

    • 97.628.400

    • 31/05

    • BPBTL

    • 31/05

    • Các khoản trích theo lương

    • 338

    • 23.430.816

    • 31/05

    • CT104

    • 31/05

    • Kết chuyển CPNCTT

    • 121.059.216

    • Cộng phát sinh

    • 121.059.216

    • 121.059.216

    • Số dư cuối tháng

    • Người lập biểu

    • Kế toán trưởng

    • Giám đốc

    • (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 15

    • Biểu số 2.12: Sổ cái TK622.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội

    • SỔ CÁI(TRÍCH)

    • Tháng 05 năm 2017

    • Tên tài khoản: chi phí nhân công trực tiếp

    • Số hiệu: TK622

    • NT ghi sổ

    • Chứng từ

    • Diễn giải

    • NKC

    • TK đối ứng

    • Phát sinh

    • SH

    • NT

    • Trang

    • STT dòng

    • Nợ

    • Dư đầu kỳ

    • Phát sinh trong kỳ

    • 31/05

    • BPBTL

    • 31/05

    • Tiền lương phải trả cho CNSX

    • 334

    • 206.145.400

    • 31/05

    • BPBTL

    • 31/05

    • Các khoản trích theo lương

    • 338

    • 49.474.896

    • 31/05

    • CT105

    • 31/05

    • Kết chuyển CPNCTT

    • 255.620.296

    • Cộng phát sinh

    • 255.620.296

    • 255.620.296

    • Dư cuối kỳ

    • Người lập biểu

    • Kế toán trưởng

    • Giám đốc

    • (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 16

    • Biểu số 2.13: Bảng tính khấu hao TSCĐ.

    • CÔNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG.

    • BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

    • Chỉ tiêu

    • Tỷ lệ KH, tgian sd

    • Nơi sd

    • Toàn Dn

    • TK627

    • TK642

    • Nguyên giá

    • Khấu hao

    • Số khấu hao đã trích tháng trước

    • ……..

    • ……..

    • …….

    • ……….

    • Số khấu hao tăng trong tháng

    • 14.131.686.150

    • 116.589.246

    • Máy khứu tất

    • 07 năm

    • 2.540.402.500

    • 30.242.886

    • 30.242.886

    • Máy dệt tất

    • 10 năm

    • 4.151.987.600

    • 34.599.896

    • 34.599.896

    • Nhà cửa, vật kiến trúc

    • 15 năm

    • 6.189.251.050

    • 34.384.728

    • 32.515.709

    • 1.869.019

    • Phương tiện vận tải

    • 06 năm

    • 1.250.045.000

    • 17.361.736

    • 8.680.868

    • 8.680.868

    • Số khấu hao giảm trong tháng

    • Cộng

    • 14.131.686.150

    • 116.589.246

    • 106.039.359

    • 10.549.887

    • Người lập biểu

    • Kế toán trưởng

    • Giám đốc

    • (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 17

    • Biểu số 2.14: Sổ nhật ký chung TK627.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội

    • SỔ NHẬT KÝ CHUNG(TRÍCH)

    • Tháng 05 năm 2017

    • NT ghi sổ

    • Chứng từ

    • Diễn giải

    • Đã ghi sổ cái

    • STT dòng

    • TK đối ứng

    • Phát sinh

    • SH

    • NT

    • Nợ

    • Số trang trước chuyển sang

    • 31/05

    • BPBTL

    • 31/05

    • Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng

    • x

    • 627

    • 20.000.000

    • 334

    • 20.000.000

    • 31/05

    • BPBTL

    • 31/05

    • Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng

    • x

    • 627

    • 4.800.000

    • 338

    • 4.800.000

    • 31/05

    • BPBKH

    • 31/05

    • Khấu hao TSCĐ trong tháng

    • x

    • 627

    • 106.039.359

    • 214

    • 106.039.359

    • 31/05

    • PX373

    • 15/05

    • Xuất CCDC cho phân xưởng sản xuất

    • x

    • 627

    • 17.520.000

    • 153

    • 17.520.000

    • 31/05

    • PC107

    • 16/05

    • Chi phí bằng tiền cho phân xưởng sản xuất

    • x

    • 627

    • 39.500.000

    • 111

    • 39.500.000

    • Cộng phát sinh

    • 187.859.359

    • 187.859.359

    • Phụ lục số 18

    • Biểu số 2.15: Sổ cái TK 627.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù-Hoài Đức-Hà Nội

    • Mẫu số SO3b-DN

    • (Ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

    • SỔ CÁI

    • Số hiệu: 627

    • Tháng 05 năm 2017

    • Đơn vị tính: đồng

    • NT ghi sổ

    • Chứng từ

    • Diễn giải

    • TK đ/ư

    • Số tiền

    • SH

    • NT

    • Nợ

    • Số dư đầu kỳ

    • Phát sinh trong tháng

    • 31/05

    • BPBTL

    • 31/05

    • Tiền lương phải trả NVQL

    • 334

    • 20.000.000

    • 31/05

    • BPBTL

    • 31/05

    • Các khoản trích theo lương

    • 338

    • 4.800.000

    • 31/05

    • BPBKH

    • 31/05

    • Khấu hao TSCĐ

    • 214

    • 106.039.359

    • 31/05

    • PX373

    • 31/05

    • Xuất CCDC

    • 153

    • 17.520.000

    • 31/05

    • PC107

    • 31/05

    • Chi phí bằng tiền khác

    • 111

    • 39.500.000

    • 31/05

    • CT106

    • 31/05

    • Kết chuyển CPSXC

    • 154

    • 187.859.359

    • Cộng phát sinh

    • 187.859.359

    • 187.859.359

    • Dư cuối tháng

    • Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

    • (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

    • Phụ lục số 19

    • Biểu số 2.16: Bảng tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp.

    • Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng.

    • Địa chỉ: La Phù-Hoài Đức-Hà Nội.

    • BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÍT TẤT

    • Khoản mục chi phí

    • Bít tất nam

    • Bít tất trẻ em

    • Cộng

    • Chi phí NVLTT

    • 508.377.500

    • 183.576.100

    • 691.953.600

    • Chi phí NCTT

    • 191.584.216

    • 64.036.080

    • 255.620.296

    • Chi phí SXC

    • 140.798.241

    • 47.061.118

    • 187.859.359

    • Tổng cộng

    • 840.759.957

    • 294.673.298

    • 1.135.433.255

Nội dung

Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Được phân cơng khoa Kế tốn Trường Đại Học Thương Mại đồng ý TS Nguyễn Thị Thanh Phương, em thực đề tài: “ Kế tốn chi phí sản xuất sản phẩm bít tất cơng ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng” Để hồn thành khóa luận em xin chân thành cảm ơn thầy giáo tận tình hướng dẫn, giảng dạy suốt trình học tập, nghiên cứu rèn luyện trường Đại học Thương Mại Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Thanh Phương tận tình chu đáo hướng dẫn em hồn thành khóa luận Mặc dù có nhiều cố gắng để thực đề tài cách hoàn chỉnh Song buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận thực tế sản xuất hạn chế kiến thức kinh nghiệm nên không tránh khỏi thiếu sót định mà thân chưa thấy Em mong nhận góp ý q Thầy Cơ giáo để khóa luận hồn chỉnh Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2017 Sinh viên thực Phạm Văn Hải SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết, ý nghĩa đề tài nghiên cứu Mục tiêu cụ thể đặt cần giải đề tài Đối tượng phạm vi nghiên cứu Phương pháp cách thức thực đề tài 5.Kết cấu khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TỐN CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Cơ sở lý luận chung kế tốn chi phí doanh nghiệp sản xuất .4 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.2 Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán chi phí doanh nghiệp sản xuất 1.2 Nội dung kế tốn chi phí sản xuất doanh nghiệp sản xuất .6 1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất theo quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam 1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán hành 12 CHƯƠNG :THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÍT TẤT TẠI CƠNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG 19 2.1 Tổng quan công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng ảnh hưởng nhân tố mơi trường đến kế tốn tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm bít tất .19 2.1.1 Tổng quan đơn vị 19 2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố mơi trường đến kế tốn chi phí sản xuất sản phẩm bít tất công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng 24 2.2 Thực trạng cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm bít tất công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng 26 2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp .26 2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 29 2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung .31 SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG :NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CƠNG TÁC KẾ TỐN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÍT TẤT TẠI CƠNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG 34 3.1 Các kết luận phát qua nghiên cứu 34 3.1.1 Kết đạt của kế toán chi phí sản xuất của công ty 34 3.1.2 Hạn chế nguyên nhân 36 3.2 Một số giải pháp nhằm hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất Cơng ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng .37 3.2.1 Kiến nghị hồn thiện kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp 37 3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung .38 KẾT LUẬN 41 PHỤ LỤC SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CCDC: Công cụ dụng cụ CPNCTT: Chi phí nhân cơng trực tiếp CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNVPX: Chi phí nhân viên phân xưởng CPSX: Chi phí sản xuất CPSXC: Chi phí sản xuất chung GTGT: Giá trị gia tăng KPCĐ: Kinh phí cơng đồn KQKD: Kết kinh doanh NCTT: Nhân công trực tiếp NVLC: Nguyên vật liệu NVLP: Nguyên vật liệu phụ NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp TK: Tài khoản TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ: Tài sản cố định SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết, ý nghĩa đề tài nghiên cứu Chi phí sản xuất (CPSX) tồn hao phí lao động sống, lao động vật hố chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ để tiến hành hoạt động sản xuất thời kì định Đứng trước cạnh tranh gay gắt kinh tế thị trường việc sản xuất cung cấp cho thị trường khối lượng sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao, chủng loại mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng doanh nghiệp cần tìm cách tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm Sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ, mẫu mã phù hợp tiền đề tích cực giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn, đem lại lợi nhuận từ tăng tích lũy cho doanh nghiệp nâng cao đời sống cho cán cơng nhân viên Nhiệm vụ kế tốn khơng phải hạch tốn đầy đủ chi phí sản xuất, mà phải làm để kiểm sốt chặt chẽ việc thực tiết kiệm chi phí sản xuất phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu chế độ hạch tốn kinh doanh Đồng thời cung cấp thơng tin hữu ích, kịp thời cho việc định Để giải vấn đề phải hồn thiện cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất Cơng việc mang ý nghĩa mặt lý luận mà mang ý nghĩa thực tiễn to lớn cấp bách trình đổi chế quản lý kinh tế cá doanh nghiệp sản xuất nước ta Nhận thức điều doanh nghiệp tìm cho đường hiệu hợp lý Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tác động tới khiến doanh nghiệp không quản lý thực tốt cơng tác hạch tốn chi phí sản xuất như: doanh nghiệp khơng điều chỉnh kịp thời phương pháp kế toán theo thay đổi chế độ, chuẩn mực kế tốn hành; trình độ chun mơn nhân viên kế tốn cịn hạn chế… Cơng tác kế tốn chi phí sản xuất doanh nghiệp nhiều bất cập bộc lộ nhiều hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý xu hướng hội nhập Xuất phát từ thực tiễn đó, thời gian thực tập Cơng ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng với giúp đỡ anh chị phịng kế tốn với SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp hướng dẫn nhiệt tình TS Nguyễn Thị Thanh Phương em định nghiên cứu đề tài: “Kế tốn chi phí sản xuất bít tất Cơng ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng” khóa luận tốt nghiệp Mục tiêu cụ thể đặt cần giải đề tài Mục tiêu: Khái quát hệ thống hóa vấn đề kế tốn chi phí sản xuất sản phẩm Trên sở hệ thống hóa lý luận kế tốn chi phí sản xuất đề tài trình bày cách tổng hợp kiến thức lý thuyết đặc điểm, đối tượng, phương pháp trình tự hạch tốn chi phí sản xuất sản phẩm doanh nghiệp Trên nguyên lý chung lý thuyết, đề tài nghiên cứu thực trạng kế tốn chi phí sản xuất sản phẩm bít tất Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng nhằm phát ưu điểm hạn chế công tác thực kế tốn chi phí sản xuất cơng ty Từ phân tích tìm hiểu ngun nhân hạn chế để tìm giải pháp, kiến nghị khắc phục hạn chế bất cập phát huy ưu điểm cơng tác kế tốn chi phí sản xuất sản phẩm bít tất cơng ty Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Cơng tác kế tốn chi phí sản xuất bít tất cơng ty Chủ yếu khoản chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân cơng trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế thời gian thực tập hạn chế kiến thức thực tế, khóa luận với mục đích tập trung làm rõ đặc điểm, chất nội dung kế tốn chi phí sản xuất nhằm đề xuất phương hướng, biện pháp hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất bít tất cơng ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng nên em xác định phạm vi nghiên cứu khóa luận sau: Khơng gian: Tại Cơng ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Số liệu sử dụng cho đề tài nghiên cứu: Năm 2016 Về mặt nội dung:Chuyên đề nghiên cứu chi phí sản xuất kinh doanh bít tất cơng ty Cơng ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Phương pháp cách thức thực đề tài Để phản ánh xác kết nghiên cứu q trình thực đề tài khóa luận em sử dụng phương pháp: SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp  Phương pháp thu thập liệu: - Điều tra, thu thập nắm bắt thơng tin hình thức ghi chép, phương pháp hạch tốn tổng hợp khoản mục chi phí sản xuất công ty Đồng thời điều tra thu thập tài liệu Báo cáo tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, Bảng lương trích lập khoản trích theo lương, Bảng chấm cơng, Bảng trích khấu hao TSCĐ… - Phỏng vấn tham khảo ý kiến cán nhân viên công ty giúp rút ngắn thời gian thu thập thông tin tiếp cận gần với vấn đề cần nghiên cứu - Quan sát trực tiếp: Quan sát trình sản xuất sản phẩm phân xưởng trình ghi chép, hạch tốn phịng ban kế tốn giúp có nhìn tổng qt thực tế cơng tác kế tốn chi phí sản xuất sản phẩm cơng ty - Tham khảo tài liệu khác có liên quan tới vấn đề nghiên cứu tài liệu cơng ty, báo cáo kế tốn tổng hợp, cơng trình nghiên cứu vấn đề tương tự thực năm trước, tài liệu kế tốn chi phí sản xuất sản phẩm, số website Bộ tài văn pháp luật có liên quan…  Phương pháp xử lý liệu: Các thông tin, liệu sau thu thập tổng hợp xử lý phương pháp phân tích, lập biểu so sánh đối chiếu 5.Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Báo cáo của em gồm phần sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận kế tốn chi phí doanh nghiệp sản xuất - Chương 2: Thực trạng kế tốn chi phí sản xuất Cơng ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng - Chương 3: Các kết luận đề xuất vấn đề kế toán chi phí sản xuất bít tất Cơng ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Cơ sở lý luận chung kế tốn chi phí doanh nghiệp sản xuất 1.1.1 Một số khái niệm  Khái niệm: Chi phí: chi phí tổng giá trị khoản làm giảm lợi ích kinh tế kì kế tốn hình thức khoản tiền chi ra, khoản khấu trừ tài sản phát sinh khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông chủ sở hữu Chi phí sản xuất: Là chi phí phát sinh q trình sản xuất chế tạo sản phẩm cung ứng dịch vụ bao gồm chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung  Phân loại chi phí sản xuất CPSX doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác Để thuận tiện cho cơng tác quản lý, hạch tốn, kiểm tra chi phí phục vụ cho việc định kinh doanh, CPSX cần phải phân loại theo tiêu thức phù hợp, phân loại theo tiêu thức chủ yếu sau:  Phân loại CPSX theo mục đích công dụng kinh tế: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( CPNVLTT): toàn chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho q trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ - Chi phí nhân công trực tiếp( CPNCTT): bao gồm tiền lương khoản phải trả trực tiếp cho cơng nhân sản xuất,các khoản trích theo lương cơng nhân sản xuất - Chi phí sản xuất chung( CPSXC): khoản CPSX liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất phạm vi phân xưởng, đội sản xuất  Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: - Chi phí nguyên liệu vật liệu: bao gồm giá mua, chi phí mua NVL dùng vào hoạt động SXKD SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp - Chi phí nhân cơng: khoản chi phí tiền lương phải trả cho người lao động, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tiền lương người lao động - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: bao gồm khấu hao tất TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD kỳ doanh nghiệp - Chi phí dịch vụ mua ngoài: số tiền phải trả cho dịch vụ mua phục vụ cho hoạt động SXKD doanh nghiệp - Chi phí khác tiền: khoản chi phí tiền phát sinh q trình SXKD ngồi yếu tố chi phí nói  Phân loại CPSX theo mối quan hệ với mức độ hoạt động: - Chi phí khả biến( biến phí): chi phí thay đổi tổng số có thay đổi mức độ hoạt động doanh nghiệp - Chi phí cố định( định phí): chi phí mà tổng số khơng thay đổi có thay đổi mức độ hoạt động đơn vị - Chi phí hỗn hợp: loại chi phí mà thân gồm yếu tố định phí biến phí Ngồi để phục vụ cho cơng tác quản trị doanh nghiệp, cịn có số cách phân loại CPSX khác như: - Phân loại CPSX theo phương pháp quy nạp: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp - Phân loại CPSX theo mối quan hệ với quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm trình kinh doanh: gồm chi phí bản, chi phí chung - Phân loại CPSX để lựa chọn phương án: gồm chi phí chênh lệch 1.1.2 Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán chi phí doanh nghiệp sản xuất 1.1.2.1 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất - Thu thập, kiểm tra, xử lý thơng tin xác cho nghiệp vụ phát sinh liên quan tới chi phí sản xuất sản phẩm - Kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh việc sử dụng tài sản Công ty phân xưởng sản xuất - Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phương pháp tập hợp phù hợp với công tác quản lý Công ty SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp - Áp dụng tuân thủ quy định, chuẩn mực chế độ kế toán hành thực quy định, sách Cơng ty kế tốn chi phí sản xuất sản phẩm - Tổ chức quản lý bố trí khâu sản xuất hợp lý, trọng tới việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất - Cơng tác hạch tốn chi phí sản xuất phải đảm bảo hạch tốn đúng, đủ xác chi phí sản xuất 1.1.2.2 Nhiệm vụ kế tốn chi phí sản xuất - Xác định đối tượng kế tốn tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp - Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm phù hợp với quy định Nhà nước ban hành phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn - Tổ chức tập hợp, kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất theo đối tượng kế toán tập hợp CPSX xác định, theo yếu tố chi phí khoản mục giá thành - Xác định phương pháp tập hợp chi phí sản xuất khoa học, hợp lý hạch toán khoản mục chi phí kỳ cách đầy đủ xác - Cuối kỳ lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố tiến hành phân tích chi phí sản xuất sản phẩm doanh nghiệp - Tổ chức kiểm kê đánh giá khối lượng khoa học, hợp lý 1.2 Nội dung kế tốn chi phí sản xuất doanh nghiệp sản xuất 1.2.1 Kế tốn chi phí sản xuất theo quy định chuẩn mực kế toán Việt Nam Việc ghi nhận chi phí hoạt động kinh doanh bị chi phối chuẩn mực kế toán sau: Theo VAS 01: Chuẩn mực chung, chi phí sản xuất kinh doanh chi phí khác ghi nhận Báo cáo kết hoạt động kinh doanh khoản chi phí làm giảm bớt lợi ích kinh tế tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản tăng nợ phải trả chi phí phải xác định cách đáng tin cậy Các chi phí ghi nhận Báo cáo kết kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp doanh thu chi phí Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu thu nhập khác xác định cách gián tiếp chi phí có liên quan ghi nhận báo cáo kết hoạt động kinh doanh SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 05 Biểu số 2.2: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ Tháng 05 năm 2017 Tên quy cách nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ: Polyester 100% Đơn vị tính: đồng NT ghi sổ 31/05 31/05 31/05 31/05 31/05 Chứng từ SH NT PN142 PX345 PX352 PX372 PX405 02/05 05/05 08/05 15/05 22/05 Diễn giải Tồn đầu tháng Nhập mua Xuất sản xuất BTN Xuất sản xuất BTTE Xuất sản xuất BTN Xuất sản xuất BTTE Cộng tháng Người lập biểu (Đã ký) SVTH: Phạm Văn Hải TK Đơn đ/ư gía 29.100 29.100 12.868,2 29.100 29.100 29.100 29.100 12.868,2 331 621 621 621 621 Nhập SL Thành tiền Xuất SL Thành tiền Tồn SL Thành tiền 1.000 29.100.000 6.020,2 175.187.820 374.464.620 374.464.620 Kế toán trưởng (Đã ký) 3.495 1.200 2.200 953 7.848 101.704.500 34.920.000 64.020.000 27.732.300 228.376.800 Giám đốc (Đã ký) Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 06 Biểu số 2.3: Bảng kê xuất nhập tồn vật tư Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội BẢNG KÊ XUẤT – NHẬP – TỒN VẬT TƯ Tháng 05 năm 2017 Đơn vị tính: đồng STT 3 Tên vật tư Sợi pholyester 100% Sợi chun 90/100 Sợi Spandex trần Túi nylon Thùng carton Cộng Người lập biểu (Đã ký) SVTH: Phạm Văn Hải ĐV T Tồn đầu kỳ SL Thành tiền Nhập kỳ SL Thành tiền Xuất kỳ SL Thành tiền Tồn cuối kỳ SL Thành tiền kg 1.000 29.100.000 12.868,2 374.464.620 7.848 228.376.800 6.020,2 175.187.820 kg kg Cái 324 2.455 35.200 135 27.864.000 378.070.000 5.526.400 1.890.000 442.450.400 500 413,2 210.000 310 43.000.000 63.632.800 33.810.000 4.340.000 519.247.420 660,3 2.641,5 220.000 445 56.785.800 406.791.000 35.279.200 6.230.000 733.462.800 163,7 226,7 25.200 - 14.078.200 34.911.800 4.057.200 228.235.020 Kế toán trưởng (Đã ký) Giám đốc (Đã ký) Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 07 Biểu số 2.4: Bảng phân bổ NVL, CCDC Đơn vị:Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ: La Phù-Hoài Đức-Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ NVL, CCDC Tháng 05 năm 2017 TT TK ghi có TK ghi nợ TK152 TK153 Tổng cộng TK 621 691.953.600 691.953.600 PX dệt 691.953.600 691.953.600 Bít tất nam 508.377.500 508.377.500 Bít tất trẻ em 183.576.100 183.576.100 TK 627 17.520.000 17.520.000 Bít tất nam 9.540.000 9.540.000 Bít tất trẻ em 7.980.000 7.980.000 TK641 20.159.200 20.159.200 TK642 21.350.00 21.350.000 59.029.200 750.982.600 Cộng 691.953.600 Người lập Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Phụ lục số 08 SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Biểu số 2.5: Sổ nhật ký chung TK621 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội SỔ NHẬT KÝ CHUNG(TRÍCH) Tháng 05 năm 2017 Đơn vị tính:đồng NT ghi số 31/05 31/05 31/05 31/05 Chứng từ SH NT PXK345 PXK352 PXK372 PXK405 05/05 08/05 15/05 22/05 Diễn giải Số trang trước chuyển sang Xuất NVL cho sx BTN Xuất NVL cho sx BTTE Xuất NVL cho sx BTN Xuất NVL cho sx BTTE Đã ghi sổ STT dòng x x x x Cộng phát sinh Người lập biểu (Đã ký) TK đối ứng 621 152 621 152 621 152 621 152 Phát sinh Nợ Có 405.780.500 405.780.500 137.363.800 137.363.800 102.597.000 102.597.000 46.212.300 691.953.600 Kế toán trưởng (Đã ký) 46.212.300 691.953.600 Giám đốc (Đã ký) Phụ lục số 09 Biểu số 2.6: Sổ chi tiết TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Đơn vị: Cơng ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội SỔ CHI TIẾT TK621- CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP(TRÍCH) Tháng 05 năm 2017 Đơn vị tính: đồng Tại phân xưởng dệt: sản phẩm: bít tất nam NT ghi sổ 31/05 31/05 31/05 Chứng từ SH NT PXK345 PXK372 CT102 05/05 15/05 Người lập biểu (Đã ký) SVTH: Phạm Văn Hải Diễn giải Số dư đầu kỳ Số phát sinh Xuất NVL cho sx BTN Xuất NVL cho sx BTN Kết chuyển CPNVLTT Cộng phát sinh Số dư cuối kỳ TK đối Phát sinh ứng Nợ 152 152 154 405.780.500 102.597.000 508.377.500 Kế tốn trưởng (Đã ký) Dư Có Nợ Có 508.377.500 508.377.500 Giám đốc (Đã ký) Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 10 Biểu số 2.7: Sổ TK621 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ: La Phù – Hồi Đức – Hà Nội SỔ CÁI(TRÍCH) Tháng 05 năm 2017 Tên tài khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: TK621 Đơn vị tính: đồng Chứng từ NT ghi sổ 31/05 31/05 31/05 31/05 31/05 SH PXK345 PXK352 PXK372 PXK405 CT103 Người lập biểu (Đã ký) SVTH: Phạm Văn Hải NT 05/05 08/05 15/05 22/05 31/05 NKC Diễn giải Trang sổ Số dư đầu kỳ Số phát sinh kỳ Xuất NVL cho sx BTN Xuất NVL cho sx BTTE Xuất NVL cho sx BTN Xuất NVL cho sx BTTE Kết chuyển CPNVLTT Cộng phát sinh Tồn cuối kỳ Kế toán trưởng (Đã ký) Phát sinh STT dòng TK đối ứng 152 152 152 152 154 Nợ Có 405.780.500 137.363.800 102.597.000 46.212.300 691.953.600 691.953.600 691.953.600 Giám đốc (Đã ký) Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 11 Biểu số 2.8: Bảng tốn tiền lương Đơn vị: Cơng ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Mẫu số: 02-LĐTL Bộ phận: Sản xuất (Ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 Bộ trưởng BTC) BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 05 năm 2017 Phân xưởng dệt (Đơn vị tính: Đồng) STT 30 Họ tên Số sp Số SP BTN520 BTTE460 Lương sản phẩm Các khoản phải khấu trừ BHYT BHTN BHXH (8%) (1,5%) (1%) 376.000 70.500 47.000 400.000 75.000 50.000 319.200 59.850 39.900 409.600 76.800 51.200 339.200 63.600 42.400 436.000 81.750 54.500 Thực lĩnh Cộng Nguyễn Thị Hoài 5.500 4.000 4.700.000 493.500 4.206.500 Lê Văn Lưu 6.000 4.000 5.000.000 525.000 4.475.000 Phạm Thị Vân Anh 4.550 3.600 3.990.000 418.950 3.571.050 Hoàng Thị Dương 6.200 4.000 5.120.000 537.600 4.582.400 Đỗ Thị Hương 5.200 3.200 4.240.000 445.200 3.794.800 Vũ Thu Trang 6.295 4.780 5.450.000 572.250 4.877.750 Bùi Thị Oanh 6.355 4.820 4.500.000 360.000 67.500 45.000 472.500 4.027.500 Cộng 162.714 86.120 127.770.400 10.221.632 1.916.556 1.277.740 13.415.892 114.354.508 Tổng số tiền (viết chữ): Một trăm mười bốn triệu ba trăm năm mươi tư ngàn năm trăm linh tám đồng Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Đã ký) SVTH: Phạm Văn Hải (Đã ký) (Đã ký) Lớp: K11CK15 Ký nh Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 12 Biểu số 2.9: Bảng phân bổ tiền lương khoản trích theo lương Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ:La Phù – Hoài Đức – Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tháng 05 năm 2017 Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK622: CPNCTT PX dệt BTN BTTE PX may BTN BTTE TK627: CPSXC PX dệt PX may TK641 TK642 TK334 Tổng cộng TK334- Phải trả NLĐ Các Cộng Có Lương khoản TK 334 khác 206.145.400 206.145.400 127.770.400 127.770.400 97.628.400 97.628.400 30.142.000 30.142.000 78.375.000 78.375.000 56.875.000 56.875.000 21.500.000 21.500.000 19.000.000 1.000.000 20.000.000 10.000.000 500.000 10.500.000 9.000.000 500.000 9.500.000 25.000.000 1.500.000 26.500.000 37.500.000 2.500.000 40.000.000 KPCĐ (2%) BHXH (18%) BHYT (3%) BHTN (1%) Cộng Có TK338 Tổng cộng 4.122.908 2.555.408 1.952.568 602.840 1.571.500 1.137.500 430.000 400.000 210.000 190.000 530.000 800.000 37.106.172 22.998.672 17.573.112 5.425.560 14.143.500 10.237.500 3.870.000 3.600.000 1.890.000 1.710.000 4.770.000 7.200.000 23.411.632 2.061.454 1.277.704 976.284 301.420 785.750 568.750 215.000 200.000 105.000 95.000 265.000 400.000 2.926.454 5.852.908 76.087.804 49.474.896 30.664.896 23.430.816 7.234.080 18.858.000 13.650.000 5.160.000 4.800.000 2.520.000 2.280.000 6.360.000 9.600.000 30.727.767 100.962.66 255.620.296 158.435.296 121.059.216 37.376.080 97.433.000 70.525.000 26.660.000 24.800.000 13.020.000 11.780.000 32.860.000 49.600.000 30.727.767 287.645.400 6.184.362 3.833.112 2.928.852 904.260 2.357.250 1.706.250 645.000 600.000 315.000 285.000 795.000 1.200.000 4.389.681 13.169.04 Người lập biểu (Đã ký) SVTH: Phạm Văn Hải 5.000.000 292.645.400 TK338- Phải trả phải nộp khác Kế toán trưởng (Đã ký) 5.852.908 393.608.063 Giám đốc (Đã ký) Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 13 Biểu số 2.10: Sổ nhật ký chung TK622 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội SỔ NHẬT KÝ CHUNG(TRÍCH) Tháng 05 năm 2017 NT ghi sổ 31/05 Chứng từ SH Đã Diễn giải NT ghi sổ BPBTL 31/05 Số trang trước chuyển sang Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất x Phát sinh STT TK đối dòng ứng Nợ 622 206.145.400 334 31/05 BPBTL 31/05 Các khoản trích theo CNTTSX lương x 622 206.145.400 49.474.896 338 Cộng phát sinh Người lập biểu (Đã ký) SVTH: Phạm Văn Hải 255.620.296 Kế tốn trưởng (Đã ký) Có 49.474.896 255.620.296 Giám đốc (Đã ký) Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 14 Biểu số 2.11: Sổ chi tiết TK622 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội SỔ CHI TIẾT TK622- CHI PHÍ NHÂN CƠNG TRỰC TIẾP(TRÍCH) Tháng 05 năm 2017 Tại phân xưởng dệt: bít tất nam NT ghi sổ Chứng từ SH NT TK đối Diễn giải Phát sinh ứng Nợ Dư Có Nợ Phát sinh tháng 31/05 BPBTL 31/05 Tiền lương CNSX BTN 334 97.628.400 31/05 BPBTL 31/05 Các khoản trích theo lương 338 23.430.816 31/05 CT104 31/05 Kết chuyển CPNCTT Cộng phát sinh 121.059.216 121.059.216 121.059.216 Số dư cuối tháng Người lập biểu (Đã ký) SVTH: Phạm Văn Hải Kế toán trưởng (Đã ký) Giám đốc (Đã ký) Lớp: K11CK15 Có Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 15 Biểu số 2.12: Sổ TK622 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ: La Phù – Hoài Đức – Hà Nội SỔ CÁI(TRÍCH) Tháng 05 năm 2017 Tên tài khoản: chi phí nhân cơng trực tiếp Số hiệu: TK622 NT ghi sổ 31/05 31/05 31/05 Chứng từ SH BPBTL BPBTL CT105 NT 31/05 31/05 31/05 Người lập biểu (Đã ký) SVTH: Phạm Văn Hải Diễn giải NKC STT Trang dòng Dư đầu kỳ Phát sinh kỳ Tiền lương phải trả cho CNSX Các khoản trích theo lương Kết chuyển CPNCTT Cộng phát sinh Dư cuối kỳ Kế toán trưởng (Đã ký) Phát sinh TK đối ứng Nợ Có 334 338 206.145.400 49.474.896 255.620.296 255.620.296 255.620.296 Giám đốc (Đã ký) Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 16 Biểu số 2.13: Bảng tính khấu hao TSCĐ CƠNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Chỉ tiêu Tỷ lệ KH, tgian sd Số khấu hao trích tháng trước Số khấu hao tăng tháng Nơi sd Toàn Dn Nguyên giá …… Khấu hao …… 14.131.686.150 116.589.246 TK627 TK642 …… ……… Máy khứu tất 07 năm 2.540.402.500 30.242.886 30.242.886 Máy dệt tất Nhà cửa, vật kiến trúc Phương tiện vận tải Số khấu hao giảm tháng Cộng 10 năm 15 năm 06 năm 4.151.987.600 6.189.251.050 1.250.045.000 34.599.896 34.384.728 17.361.736 34.599.896 32.515.709 8.680.868 1.869.019 8.680.868 14.131.686.150 116.589.246 106.039.359 10.549.887 Người lập biểu (Đã ký) SVTH: Phạm Văn Hải Kế toán trưởng (Đã ký) Giám đốc (Đã ký) Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 17 Biểu số 2.14: Sổ nhật ký chung TK627 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ: La Phù – Hồi Đức – Hà Nội SỔ NHẬT KÝ CHUNG(TRÍCH) Tháng 05 năm 2017 NT ghi sổ 31/05 31/05 31/05 Chứng từ SH NT BPBTL BPBTL BPBKH 31/05 31/05 31/05 Diễn giải Số trang trước chuyển sang Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng Các khoản trích theo lương nhân viên quản lý phân xưởng Khấu hao TSCĐ tháng Đã ghi STT TK đối sổ dòng ứng Nợ 627 334 20.000.000 x 627 4.800.000 x 338 627 x Phát sinh 20.000.000 4.800.000 106.039.359 106.039.35 214 31/05 31/05 PX373 PC107 15/05 16/05 Xuất CCDC cho phân xưởng sản xuất Chi phí tiền cho phân xưởng sản xuất Cộng phát sinh SVTH: Phạm Văn Hải x x 627 153 627 111 Có 17.520.000 17.520.000 39.500.000 187.859.359 39.500.000 187.859.35 Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 18 Biểu số 2.15: Sổ TK 627 Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ: La Phù-Hoài Đức-Hà Nội Mẫu số SO3b-DN (Ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Số hiệu: 627 Tháng 05 năm 2017 Đơn vị tính: đồng NT ghi sổ Chứng từ SH NT Diễn giải TK đ/ư Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ Phát sinh tháng 31/05 BPBTL 31/05 Tiền lương phải trả NVQL 334 20.000.000 31/05 BPBTL 31/05 Các khoản trích theo lương 338 4.800.000 31/05 BPBKH 31/05 Khấu hao TSCĐ 214 106.039.359 31/05 PX373 31/05 Xuất CCDC 153 17.520.000 31/05 PC107 31/05 Chi phí tiền khác 111 39.500.000 31/05 CT106 31/05 Kết chuyển CPSXC 154 Cộng phát sinh 187.859.359 187.859.359 187.859.359 Dư cuối tháng Người lập biểu (Đã ký) SVTH: Phạm Văn Hải Kế toán trưởng (Đã ký) Giám đốc (Đã ký) Lớp: K11CK15 Trường Đại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục số 19 Biểu số 2.16: Bảng tổng hợp chi phí tồn doanh nghiệp Đơn vị:Cơng ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng Địa chỉ: La Phù-Hoài Đức-Hà Nội BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÍT TẤT Khoản mục chi phí Bít tất nam Bít tất trẻ em Cộng Chi phí NVLTT 508.377.500 183.576.100 691.953.600 Chi phí NCTT 191.584.216 64.036.080 255.620.296 Chi phí SXC 140.798.241 47.061.118 187.859.359 Tổng cộng 840.759.957 294.673.298 1.135.433.255 SVTH: Phạm Văn Hải Lớp: K11CK15 ... tốn chi phí sản xuất sản phẩm bít tất công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng 24 2.2 Thực trạng công tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm bít tất công ty TNHH Dệt kim Phú Vĩnh Hưng. .. TÁC KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÍT TẤT TẠI CƠNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG 2.1 Tổng quan công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng ảnh hưởng nhân tố mơi trường đến kế tốn tập hợp chi phí sản xuất. .. CƠNG TÁC KẾ TỐN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÍT TẤT TẠI CƠNG TY TNHH DỆT KIM PHÚ VĨNH HƯNG 3.1 Các kết luận phát qua nghiên cứu Công ty TNHH Dệt Kim Phú Vĩnh Hưng đơn vị hạch toán độc lập,

Ngày đăng: 14/06/2021, 22:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w