1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở thuộc huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang​

148 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 231,44 KB

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL người dân tộc thiểu số trường THCS...26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...28 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NGHIỆ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM KIÊN CƯỜNG

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

ÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM KIÊN CƯỜNG

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” được thực hiện từ tháng 7/2014 đến tháng 8/2015 Luận

văn được sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Các thông tinnày đã được chỉ rõ nguồn gốc Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiêncứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàntoàn trung thực và chưa được sử dụng trong công trình nghiên cứu nào Các tàiliệu tham khảo được trích dẫn rõ ràng

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Kiên Cường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

Các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học quản lý giáo dục,những người thầy đã trang bị cho tôi tri thức và kinh nghiệm quý báu tronglĩnh vực khoa học giáo dục

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa sau đại học, Khoa Tâm lýgiáo dục - Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các bạn bè đồng nghiệp đã độngviên, nhiệt tình giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bảnluận văn này

Cảm ơn UBND huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, Phòng Giáo dục vàĐào tạo huyện, Phòng Nội vụ huyện, các trường THCS trên địa bàn huyện YênSơn, tỉnh Tuyên Quang

Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - TS Phùng Thị Hằng

đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Kiên Cường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG THCS 7

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Trên thế giới 7

1.1.2 Ở Việt Nam 9

1.2 Một số khái niệm cơ bản 12

1.2.1 Quản lý nhà trường 12

1.2.3 Cán bộ quản lý nhà trường 14

1.2.3 Bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý 15

1.3 Một số vấn đề cơ bản về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường THCS 19

Trang 6

1.3.1 Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý

người dân tộc thiểu số ở các trường THCS 19

1.3.2 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng NVQL cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở trường THCS 22

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL người dân tộc thiểu số trường THCS 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG 29

2.1 Khái quát về các trường THCS của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 29

2.1.1 Về vị trí địa lý 29

2.1.2 Về quy mô trường, lớp, đội ngũ cán CBQL nhà trường 30

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 35

2.2.1 Mục đích khảo sát 35

2.2.2 Đối tượng, địa bàn khảo sát 35

2.2.3 Nội dung khảo sát 35

2.2.4 Phương pháp khảo sát 35

2.2.5 Xử lý các số liệu khảo sát 36

2.3 Kết quả khảo sát thực trạng 36

2.3.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở huyện huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 36

2.3.2 Thực trạng về hoạt động bồi dưỡng NVQL cho đội ngũ CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 42

2.3.3 Thực trạng về tổ chức bồi dưỡng NVQL cho đội ngũ CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 7

2.4.4 Đánh giá thực trạng về NVQL và tổ chức bồi dưỡng NVQL

cho đội ngũ CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS của

huyện Yên Sơn 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59

Chương 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG 60

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 60

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 60

3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện 60

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử - cụ thể 60

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển 61

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 61

3.2 Những căn cứ có tính chất định hướng cho việc tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 61

3.1.1 Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta 61

3.2.2 Định hướng phát triển KT - XH huyện Yên Sơn đến năm 2020 62

3.3 Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 63

3.3.1 Biện pháp 1 63

3.3.2 Biện pháp 2 65

3.3.3 Biện pháp 3 69

3.3.4 Biện pháp 4 77

3.3.5 Biện pháp 5 79

3.3.6 Biện pháp 6 83

3.3.7 Biện pháp 7 85

Trang 8

3.4 Quan hệ giữa các biện pháp 88

3.5 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93

1 Kết luận 93

2 Khuyến nghị 94

2.1 Đối với UBND tỉnh Tuyên Quang và UBND các cấp 94

2.2 Với Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang 95

2.3 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Sơn 95

2.4 Đối với các trường THCS 96

2.5 Đối với đội ngũ CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê quy mô trường lớp từ năm 2010 đến năm 2015 30Bảng 2.2: Thống kê quy mô học sinh các bậc học từ năm 2010 đến năm

2015 30Bảng 2.3: Thống kê lớp, số lượng học sinh THCS năm học 2014-2015 31Bảng 2.4: Cơ sở vật chất trường THCS từ năm 2010 đến năm 2015 32Bảng 2.5: Thống kê thực trạng trình độ cán bộ quản lý các trường THCS

trên địa bàn huyện Yên Sơn 32Bảng 2.6: Thống kê đội ngũ nhà giáo, CBQL các trường THCS 33Bảng 2.7: Thống kê chất lượng giáo dục giáo dục đạo đức HS trường

THCS từ năm 2010 đến năm 2015 33Bảng 2.8: Thống kê chất lượng giáo dục văn hoá HS các trường THCS từ

năm 2010 đến năm 2015 34Bảng 2.9: Thống kê độ tuổi, thâm niên công tác quản lý của cán bộ quản

lý người dân tộc thiểu số ở các trường THCS 36Bảng 2.10: Thống kê trình độ của cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở

các trường THCS 37Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về phẩm chất, đạo đức của cán bộ quản lý

người dân tộc thiểu số ở các trường THCS 37Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về năng lực của cán bộ quản lý người dân tộc

thiểu số ở các trường THCS 39Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về thực hiện nhiệm vụ quản lý của cán bộ

quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường THCS 40Bảng 2.14: Kết quả khảo sát mức độ gặp khó khăn đối với các nội dung

quản lý của CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS 41Bảng 2.15 Kết quả nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng

NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS 42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 11

Bảng 2.16 Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung BD cho CBQL người

dân tộc thiểu số ở các trường THCS 43

Bảng 2.17 Mức độ phù hợp của phương pháp bồi dưỡng 45

Bảng 2.18 Đánh giá của các khách thể điều tra về hiệu quả BD 46

Bảng 2.19: Nhu cầu của CBQL về hình thức tổ chức bồi dưỡng 47

Bảng 2.20: Nhu cầu về thời điểm tổ chức bồi dưỡng của CBQL trường THCS .47

Bảng 2.21: Nhu cầu về địa điểm tổ chức bồi dưỡng NVQL 48

Bảng 2.22: Nhu cầu về kinh phí tổ chức bồi dưỡng NVQL 48

Bảng 2.23: Nhu cầu về chế độ sau khi bồi dưỡng NVQL 49 Bảng 2.24: Kết quả khảo sát về các biện pháp tổ chức BD NVQL cho đội

ngũ CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS của

huyện Yên Sơn 50 Bảng 2.25 Thực trạng việc lựa chọn đội ngũ tham gia công tác BD

NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số 52 Bảng 2.26 Thực trạng việc phối hợp các tổ chức tham gia bồi dưỡng

NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS 53 Bảng 2.27: Thực trạng về việc kiểm tra, đánh giá quá trình bồi dưỡng

NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS 53 Bảng 2.28 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức BD NVQL cho đội

ngũ CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện

Yên Sơn 57 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp tổ chức

BD NVQL cho đội ngũ CBQL người dân tộc thiểu số ở các

trường THCS 89 Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp BD

NVQL cho đội ngũ CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường

THCS90

Trang 12

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dântộc, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến cơ sở,coi đây là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược Đặc biệt trong giaiđoạn cách mạng hiện nay, công tác cán bộ lại càng có ý nghĩa vô cùng quan

trọng Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo, căn cứ vào thựctiễn tình hình giáo dục - đào tạo của đất nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới

cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” Đây là tư duy mang tầm chiến lược, thể hiện quan điểm toàn diện,

khách quan, khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam Bởi hơn lúc nào hết, pháttriển đội ngũ giáo viên vững mạnh, toàn diện, vừa hồng vừa chuyên là yêu cầucấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện tại Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên

được Đại hội chỉ rõ là phải "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng", là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới Giáo dục

- Đào tạo

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/

TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 13

Cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở trường trung học cơ sở là lựclượng rất quan trọng trong các nhà trường trung học cơ sở; có những yêu cầucao về phẩm chất và năng lực quản lý, điều hành để quản lý, lãnh đạo nhàtrường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số trong các trường Trunghọc cơ sở thường biến động do yêu cầu công tác luân chuyển cán bộ, bổ nhiệmlại theo nhiệm kỳ, do miễn nhiệm hoặc đến tuổi nghỉ hưu… Hiện nay công táccán bộ, đặc biệt là công tác quy hoạch nguồn, bồi dưỡng và xây dựng quyhoạch cán bộ quản lý còn nhiều lúng túng, chưa có kế hoạch lâu dài

Muốn có đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trườngtrung học cơ sở đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng cần phải làm tốt côngtác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, có như vậy mới từngbước nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho cán bộ, đáp ứng yêu cầu đòi hỏicủa sự nghiệp giáo dục hiện nay

1.2 Cơ sở thực tiễn

Huyện Yên Sơn hiện có 31 trường trung học cơ sở, 664 giáo viên và

9009 học sinh Có 28,46% giáo viên là người dân tộc thiểu số, 24,16% cán bộquản lý là người dân tộc thiểu số

Hầu hết cán bộ quản lý của các trường Trung học cơ sở đều đượctrưởng thành qua thực tiễn giảng dạy và công tác ở các trường Nhìn chung độingũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, cơ bản hoàn thành nhiệm vụđược giao Một số cán bộ quản lý của các trường được bồi dưỡng kiến thứcquản lý sau khi đã được đề bạt giữ cương vị lãnh đạo

Trước yêu cầu phát triển giáo dục và những thay đổi nhanh của môi trườngkinh tế xã hội, công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý người dântộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh TuyênQuang còn bộc lộ nhiều yếu kém bất cập Đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộcthiểu số ở các Trường trung học cơ sở còn ít, chất lượng quản lý

Trang 14

chưa đáp ứng yêu cầu; chưa được bồi dưỡng về kiến thức quản lý nên hiệu quảcông tác quản lý, điều hành chưa cao Điều này bắt nguồn từ các khâu tạo nguồn,quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ sửdụng, đối với cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ

sở chưa được nghiên cứu và phát triển một cách có cơ sở và có tầm nhìn dài hạn

Việc quản lý, phát triển nguồn nhân lực để đào tạo, bồi dưỡng trở thànhmột đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động có chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầuphát triển là một nhu cầu tất yếu trong quản lý Các nghiên cứu và đề tài đã cótuy phần nào tạo tiền đề để xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ quản lý giáodục, và có những đề tài cụ thể là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lýtrường học cho địa phương

Với đặc thù là một huyện miền núi có gần 50% dân số là người dân tộcthiểu số, số lượng giáo viên là người dân tộc thiểu số chiếm gần 30% tổng sốgiáo viên, do đó yêu cầu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáoviên là hết sức cần thiết Đặc biệt việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho độingũ cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở trường THCS còn cấp thiết hơn

Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ

cán bộ quản lí trường trung học cơ sở theo tiếp cận là người dân tộc thiểu số ở

huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là rất cần thiết

Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lí người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” để nghiên cứu với mong muốn góp phần giải quyết những tồn tại trong vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho

cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở trên địabàn huyện trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số biệnpháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý người dân tộcthiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 15

Quang, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phát triển đội ngũ cán bộquản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở nói chung, cáctrường trung học cơ sở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác tổ chức bồi dưỡng NVQL cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp tổ chức bồi dưỡng NVQL cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

4 Giả thuyết khoa học

Công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý ngườidân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Sơn, tỉnh TuyênQuang còn có những hạn chế nhất định: việc bồi dưỡng nghiệp vụ chưathường xuyên, hiệu quả bồi dưỡng chưa cao; năng lực quản lý của một số cán

bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong thời kỳ đổi mới Nếu đềxuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụquản lý cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sởhuyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang phù hợp với tình hình thực tiễn thì sẽ gópphần nâng cao hiệu quả của công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ngườidân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở nói chung, các trường trung học

cơ sở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang nói riêng

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng về công tác tổ chức bồi dưỡng

nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trườngtrung học cơ sở huyện huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Trang 16

5.3 Đề xuất một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho

cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyệnhuyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp của Phòng

Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong việc tổ chức bồidưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý (Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng)người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

6.2 Đề tài tiến hành khảo sát trên 120 khách thể, trong đó có 44 cán bộ

quản lý của 31 trường THCS, 16 CBQL và chuyên viên phòng giáo dục và đàotạo; 60 giáo viên THCS thuộc 31 đơn vị trường THCS trên địa bàn huyện YênSơn tỉnh Tuyên Quang

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phươngpháp nghiên cứu sau:

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi sử dụng các phươngpháp nghiên cứu lý luận như: phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận, các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; chiến lược pháttriển giáo dục - đào tạo từ năm 2011 đến năm 2020 của Chính phủ, Luật Giáodục; các văn bản về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyệnđến năm 2015 và đến năm 2020

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý,công tác quản lý của một số cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở cáctrường trung học cơ sở thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản

lý, giáo viên trường THCS để thu thập thông tin về nhu cầu bồi dưỡng, những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 17

thuận lợi, khó khăn của công tác bồi dưỡng NVQL cán bộ quản lý người dân tộcthiểu số ở các trường trung học cơ sở thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

7.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng các mẫu phiếunhằm thu thập ý kiến của các khách thể nghiên cứu về công tác bồi dưỡngNVQL cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số; các yếu tố ảnh hưởng đếnthực trạng đội ngũ cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trunghọc cơ sở của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

7.2.4 Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các nhà quản lý và cácnhà khoa học về công tác tổ chức, nhân sự, nhằm xây dựng cơ sở lý luận, lựachọn các phương pháp nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi và các bộ công cụ nghiêncứu cho đề tài

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Phương pháp này được dùng để xử lý các kết quả nghiên cứu thực tiễn

về mặt định lượng (tính tỉ lệ phần trăm, sắp xếp thứ tự, )

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho

cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường THCS

Chương 2: Thực trạng về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán

bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện YênSơn, tỉnh Tuyên Quang

Chương 3: Biện pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ

quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Yên Sơn,tỉnh Tuyên Quang

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ

CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

“Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình

“lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ vào thế “phát triển”.

Các tư tưởng quản lý sơ khai xuất phát từ các tư tưởng triết học cổ HyLạp và cổ Trung Hoa Sự đóng góp của các nhà triết học cổ Hy Lạp tuy còn ít

ỏi nhưng đáng ghi nhận: Đó là các tư tưởng của Xôcrát (469-399 Tr CN),Platôn (427-347 Tr.CN) và Arixtôt (384 - 322 Tr.CN) Thời Trung Hoa cổ đại

đã công nhận các chức năng quản lý đó là: Kế hoạch hóa, tổ chức, tác động,kiểm tra Các nhà hiền triết của Trung Hoa trước công nguyên đã có nhữngđóng góp lớn về tư tưởng quản lý quan trọng, tư tưởng quản lý vĩ mô, quản lý

xã hội Các nhà lý tưởng và chính trị lớn đó là Khổng Tử (551- 478 Tr.CN);

Mạnh Tử (372-289 Tr.CN), đã nêu lên tư tưởng quản lý“Đức trị, Lễ trị” lấy

chữ tín làm đầu Những tư tưởng quản lý trên vẫn có ảnh hưởng khá sâu sắcđến các nước phương Đông ngày nay [25]

Quản lý là một hoạt động mang tính lịch sử xã hội, nhờ có hoạt độngquản lý mà xã hội loài người không ngừng vận động và phát triển Theo Mác -Ănghen trong quá trình nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã rút ra kếtluận, một trong những yếu tố quyết định đối với sự phát triển của nền sản xuất

tư bản là nhờ có vai trò của hoạt động quản lý [9]

Xã hội ngày càng phát triển, lực lượng sản xuất cũng ngày càng biến đổi vàphát triển theo đà phát triển của xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hình thành vàphát triển của chủ nghĩa tư bản đã đòi hỏi bộ môn quản lý ra đời Người mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 19

thế giới phương Tây suy tôn là “Cha đẻ của khoa học quản lý” chính là

F.W.Taylor (1856 - 1915) Tư tưởng quản lý cốt lõi của ông là đối với mỗi loại

công việc, dù nhỏ nhặt nhất cũng đều có một “khoa học” để thực hiện nó.

Henry Fayol (1841 - 1925) người Pháp, cũng là một trong những người đặtnền móng cho việc hình thành và phát triển quản lý, ông là người đầu tiên đề ranăm chức năng quản lý: Dự đoán lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp

và kiểm tra [23]

Trong quá trình phát triển giáo dục & đào tạo, hầu hết các nhà khoa họctrên thế giới đều khẳng định chất lượng giáo dục được quyết định bởi ngườihọc, người thầy giáo có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáodục và người quản lý có vai trò là vô cùng quan trọng Một trong những tràolưu tiến bộ trong giáo dục phương Tây và sau đó lan truyền khắp thế giới đó là

trào lưu dạy học hướng vào người học, được thể hiện ở một số nội dung cơ bản đó là quản lý, phát huy hoạt động học tập của người học Nhiều học giả

nổi tiếng đã có những công trình nghiên cứu xuất sắc và áp dụng thành công vềvấn đề này như J Deway (Mỹ), S Frend (Áo), B Otto (Đức), R De Charms(Pháp), J Piaget và Bruner, P Frele và I D Illich (Mỹ latinh) [23]

Trong nghiên cứu của Trường Đại học cho lãnh đạo và dịch vụ cho trẻ em

của Anh đăng trên “School Learningship To day” chỉ rõ những ưu tiên trong việc

quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng trường học ở Anh là cần tăng cường kỹ năng xâydựng tổ chức học tập, lãnh đạo việc dạy học và quản lý thay đổi Mỗi quốc gia đều

có hình thức khác nhau trong việc quản lý bồi dưỡng cho hiệu trưởng nhưng hầuhết đều tập trung vào tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý như: Ở Thuỵ Sĩchương trình bồi dưỡng hiệu trưởng được xây dựng, chú trọng vào kỹ năng:Lãnh đạo, giáo dục, phát triển trường học, tổ chức quản lý

Cộng hoà liên bang Đức chú trọng vào các kỹ năng: Sư phạm; kiểm soát;lãnh đạo; tổ chức tư vấn Các tác giả Davis S Dảling D, Hammond L, LaPointeM., Mayerson D., (2005) đã nghiên cứu về công tác lãnh đạo trường học, chương

Trang 20

trình bồi dưỡng hiệu trưởng, phương pháp bồi dưỡng các vấn đề chính sách

và tài chính Trong đó về chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng, nghiên cứu nàychỉ rõ: Việc xây dựng chương trình bồi dưỡng phải gắn với chuẩn hiệu trưởng

Trường Đại học Nam Floria xây dựng chương trình bồi dưỡng cho hiệutrưởng, nhà quản lý trường học nhắm mục đích phát triển năng lực nghềnghiệp cho các nhà quản lý đảm bảo lãnh đạo nhà trường hiệu quả Đây là mộtchương trình tích hợp gồm 11 vùng kiến thức kỹ năng theo bốn lĩnh vực lớn:Lãnh đạo chiến lược; Lãnh đạo tổ chức; Lãnh đạo giáo dục; Lãnh đạo chính trị

và cộng đồng Thuỵ Sĩ tổ chức bồi dưỡng nhà lãnh đạo trường học theo cácyêu cầu năng lực: Năng lực lãnh đạo, năng lực xã hội, năng lực cá nhân, nănglực giáo dục, năng lực phát triển trưởng học, năng lực tổ chức - quản lý

Kinh nghiệm phát triển giáo dục - đào tạo của các nước trên thế giới chothấy cán bộ quản lý (CBQL) cơ sở giáo dục (CSGD) có vai trò quan trọng nhất đốivới sự tồn tại, phát triển của CSGD Vì vậy hầu hết các quốc gia trên thế giới đềuquan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp của CBQL CSGD

Đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng hoạt động nghề nghiệp của CBQL CSGDnhằm đảm bảo cho sự thành công và phát triển của các cơ sở giáo dục

Có thể khẳng định rằng ở bất kỳ quốc gia nào đều quan tâm đến công tácđào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường học Tuynhiên, chưa có nghiên cứu hoặc chuyên đề riêng biệt nào đề cập đến vấn đề bồidưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ người dân tộc thiểu số của quốc gia đó

1.1.2 Ở Việt Nam

Đảng và Nhà nước đã quan tâm và tạo ra nhận thức đúng đắn về vai trò củagiáo dục đối với sự phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước Nghịquyết Trung ương II khóa VIII của Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam xác

định “cùng với khoa học và công nghệ giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giáo dục và đào

tạo trở thành một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định tới tốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 21

độ và quy mô của sự phát triển Đảng và Nhà nước đã coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu” toàn xã hội đều có ý thức chăm lo cho giáo dục, vì giáo dục đã

tạo nên nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Nâng cao chất lượng giáo dục có rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quantrọng không thể thiếu được nó quyết định tới chất lượng giáo dục và sự phát triểngiáo dục đó chính là quá trình quản lý chất lượng dạy học, nó được nhiều nhànghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý trong việc nâng caochất lượng dạy học Nghị quyết phát triển giáo dục của Đảng ta trong văn kiện

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã ghi rõ “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức cơ chế quản lý để tạo ra sự chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, ưu tiên hàng đầu cho chất lượng dạy và học” [15].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Bộ GD&ĐT đã xây dựngchiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020, các giải pháp phát triển giáo dục

được đưa ra có giải pháp “Đổi mới quản lý giáo dục”, trong đó xác định “Xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQL giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người” [16].

Như vậy, quản lý hoạt động dạy học được xem là khâu đột phá để nângcao chất lượng học tập của người học, là vấn đề bức xúc đã được quan tâmnghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường

Trong lĩnh vực quản lý giáo dục ở Việt Nam những năm qua đã có nhiềucông trình nghiên cứu về lý luận cũng như đề ra được các giải pháp quản lý cóhiệu quả trong việc phát triển giáo dục và đào tạo ví dụ như: PGS.TS Nguyễn

Ngọc Quang trong cuốn “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục” đã

đề cập đến những khái niệm cơ bản của quản lý, QLGD, các đối tượng của khoahọc QLGD; PGS.TS Đặng Bá Lãm - PGS.TS Phạm Thành Nghị trong cuốn

Trang 22

“Chính sách và Kế hoạch phát triển trong quản lý giáo dục” đã phân tích khá sâu sắc về lý thuyết và mô hình chính sách, các phương pháp lập kế hoạch giáo dục; GS.TSKH Vũ Ngọc Hải - PGS.TS Trần Khánh Đức với “Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI” đã trình bày những quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục và hệ thống giáo dục [35], [31], [32].

Trong các nghiên cứu đề xuất các biện pháp QLGD nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD tại các trường THCS, góp phần nâng cao hiệu quả QLGD ở địa phương trong giai đoạn đổi mới Đã có một số đề tài nghiên cứu như:

• Luận văn Thạc sĩ: Thực trạng, phương hướng và những giải pháp cơbản nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS tỉnh Bắc Ninh, của NguyễnCông Duật - năm 2000

• Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn của Hiệutrưởng các trường THCS các huyện ngoại thành Hải Phòng, của Nguyễn Văn Tiến

- năm 2000

• Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũCBQL trường Mầm non ở trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội - Luận vănThạc sĩ của Hồ Nguyệt Ánh - Trường CBQLGD TW1, năm 2000

• Một số giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý quá trình dạy học của Hiệu trưởng trường THCS tỉnh Quảng Ninh, của Hà Văn Cung - năm 2000

• Một số biện pháp tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng nghiệp vụcho cán bộ quản lý trường mầm non ở Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ của Đỗ ThuýHảo - ĐHSP Hà Nội 2002

• Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT của tỉnh Quảng Ninh, đề tài luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Loan, năm 2009

• Biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệutrưởng trường Mầm non tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hải - năm2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 23

• Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trườngTHCS của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh - Luậnvăn thạc sỹ của Hoàn Thu Hiền năm 2010.

• Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Trung học cơ sởvùng khó khăn của tỉnh Quảng Ninh Luận văn Thạc sỹ của Lê Thị Hạnh năm2012

• Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trườngmầm non huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh - Luận văn Thạc sĩ Đỗ Thị Thắng - ĐHSPThái Nguyên năm 2013

• Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ

sở thành phố Tuyên Quang - Phan Thị Mỹ Bình năm 2013

• Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các Trường Trung học phổ thônghuyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sỹ của Trần Ánh Nguyệt năm2013

Các đề tài trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu thực trạng số lượng, cơcấu và xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS, THPT trên địa bàn của một địaphương cụ thể, chưa đề cập đến việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chocán bộ quản lý người dân tộc thiểu số các trường THCS một cách đồng bộ về

cơ cấu, đảm bảo về phẩm chất và năng lực đáp ứng được những đổi mới vềgiáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay

Hiện nay một bộ phận cán bộ quản lý người dân tộc trên địa bàn huyệnYên Sơn rất cần thiết được tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ về công tác quản lý, đặc biệt là CBQL người dân tộc đang công táctại các trường THCS Vì vậy, việc nghiên cứu tổ chức bồi dưỡng NVQL choCBQL người dân tộc thiểu số ở trường THCS huyện Yên Sơn rất cần thiết

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý nhà trường

Nhà trường là bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân Nhàtrường là một hoạt động xã hội một thiết chế chuyên biệt của xã hội, nơi truyền

Trang 24

bá những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người, nền văn hóa nhân loại chomột nhóm dân cư nhất định của xã hội đó.

Nhà trường là nơi tổ chức thực hiện và quản lý quá trình giáo dục Quátrình này được thực hiện bởi hai chủ thể, người được giáo dục (người học) vàngười giáo dục (người dạy) Trong quá trình giáo dục hoạt động của ngườihọc và hoạt động của người dạy luôn gắn bó tương tác hỗ trợ nhau tựa vàonhau để thực hiện mục tiêu giáo dục theo yêu cầu xã hội

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường là thực hiện đườnglối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạođối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và từng học sinh [20]

Theo tác giả Trần Kiểm -Bùi Minh Hiền: Giáo trình quản lý và lãnh đạonhà trường NXB giáo dục Hà Nội Năm 2006: Quản lý là những tác động củachủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh,điều phối nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếutrong tổ chức) một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệuquả cao nhất [29]

Như vậy quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đíchcủa hiệu trưởng đến con người (giáo viên, cán bộ, nhân viên, học sinh) đến cácnguồn lực (CSVC, tài chính, thông tin…) nhằm đẩy mạnh các hoạt động của nhàtrường theo nguyên lý giáo dục, tiến tới mục tiêu giáo dục hợp với quy luật

Để quản lý trường học có hiệu quả chủ thể quản lý (hiệu trưởng) cầnphải thực hiện tốt các chức năng quản lý, chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổchức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra, vận dụng sao cho đúng nguyên lýgiáo dục, phù hợp với quy luật và những đặc thù của cơ sở giáo dục, nhằmhoàn thành nhiệm vụ của nhà trường đã đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho

sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Muốn làm tốt quản lý nhà trường cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộquản lý đúng về cơ cấu, đủ về số lượng, mạnh về khả năng chuyên môn để thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 25

hiện tốt nhiệm vụ nhà trường đạt tới mục tiêu đề ra Chính vì vậy việc đào tạođội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực phẩm chất đạo đức, văn hóa, quản lý, có

lý luận, có tầm nhìn, có khả năng điều hành cơ sở giáo dục đạt tới mục tiêu là

vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục

Quản lý trường học là quản lý con người là giáo viên và học sinh, quản

lý trường học là quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của họcsinh, lấy hoạt động học của học sinh là trọng tâm Ngoài ra cần có sự hỗ trợ củacác lực lượng trong nhà trường như nhân viên, tài vụ, đoàn đội nhằm thựchiện tốt quá trình dạy và học trong trường đạt kết quả

Vậy, quản lý trường học là hoạt động của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) nhằm tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh, các lực lượng hỗ trợ giáo dục khác, đồng thời phát huy hết khả năng của các nguồn lực giáo dục để đạt được chất lượng cao trong đào tạo của nhà trường.

1.2.3 Cán bộ quản lý nhà trường

* Cán bộ quản lý là: "Người làm công tác có chức vụ trong một cơ

quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ" (Từ điển Tiếng Việt

- Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội - 1994) [37]

Cán bộ quản lý là lực lượng nòng cốt của hệ thống chính trị - xã hội củađất nước trong việc lãnh đạo, quản lý chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốcphòng, an ninh…

Cán bộ quản lý luôn được Đảng ta quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng

về mọi mặt nhằm thực hiện mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ có bảnlĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh…có tư duy đổi mới,sáng tạo; có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ýthức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn

bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Cán bộ quản lý phảiđồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý

Trang 26

Vậy: Cán bộ quản lý là chủ thể quản lý, là người có chức vụ trong tổ chức được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm; người giữ vai trò dẫn dắt, tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của đơn

vị Cán bộ quản lý cũng phân chia thành nhiều cấp: Cán bộ quản lý cấp Trung ương, cấp tỉnh, huyện, cấp cơ sở.

* Cán bộ quản lý nhà trường:

Từ khái niệm CBQL nói trên, chúng ta hiểu: CBQL nhà trường chính là Ban Giám hiệu nhà trường và người đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường CBQL nhà trường là người chỉ huy, lãnh đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường và chịu sự lãnh đạo, quản lí của cấp trên.

1.2.3 Bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

1.2.5.1 Khái niệm bồi dưỡng

Theo từ điển Tiếng Việt (năm 1994) định nghĩa: Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực và phẩm chất [37].

Theo các tài liệu của UNESCO, bồi dưỡng được hiểu như sau:

- Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ đểnâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạtđộng mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất định quamột hình thức đào tạo nào đó

- Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn rakhi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hay kỹ năng chuyên môn,nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng các yêu cầu của lao động nghề nghiệp

Theo Nguyễn Minh Đường: “Bồi dưỡng có thể là một quá trình cập nhậtkiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ” [19]

Từ những khái niệm bồi dưỡng đã trình bày cho ta thấy:

- Chủ thể của quá trình bồi dưỡng đã được đào tạo để có một trình độ chuyên môn nhất định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 15 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 27

- Thực chất của quá trình bồi dưỡng là để bổ sung, cập nhật kiến thức và

kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lựctrong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn dưới một hình thức phù hợp

- Mục đích bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyênmôn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống trithức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn đã có sẵn, giúp cho công việc đang làm đạtđược hiệu quả tốt hơn

Như vậy, bồi dưỡng thực chất là những hoạt động nhằm bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn bằng một hình thức đào tạo nào đó.

1.2.5.2 Nghiệp vụ quản lý và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

Theo Quyết định số 414/TTCP của Bộ trưởng - trưởng ban tổ chứcchính phủ (nay là Bộ Nội Vụ) ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch bậccông chức - viên chức thì nghiệp vụ bao gồm các thành tố: “chức trách”, “hiểubiết”, “Yêu cầu trình độ” hợp thành

Như vậy: Nghiệp vụ là những công việc mà một người phải thực hiện để hoàn thành chức trách của mình Muốn hoàn thành chức trách của mình, họ phải hiểu rõ nội dung và cách thức thực hiện công việc và phải có một trình độ chuyên môn nhất định.

* Nghiệp vụ quản lý

Từ quan niệm về nghiệp vụ chúng ta có thể hiểu nghiệp vụ quản lý làcông việc mà nhà quản lý phải làm để thực hiện chức trách của mình Tuỳ theo

Trang 28

yêu cầu của từng ngành, từng cấp quản lý mà nhà quản lý có những công việckhác nhau Tuy nhiên, để thực hiện tốt chức trách của mình, các nhà quản lýphải tuân theo các nguyên tắc và phương pháp quản lý nhất định; phải thực

hiện các chức năng quản lý Do đó, nghiệp vụ quản lý thực chất là những công việc, những cách thức mà nhà quản lý phải làm để thực hiện các chức năng quản lý, nội dung quản lý trong một bộ máy Nói cách khác, nghiệp vụ quản lý

là công việc chuyên môn của người quản lý.

b- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

Chuyên môn của người quản lý thể hiện trong việc thực hiện các chứcnăng của người quản lý Nhà quản lý muốn thực hiện được các chức năngquản lý nhằm đạt được mục tiêu của bộ máy, đòi hỏi nhà quản lý phải có kiếnthức, kỹ năng… về lĩnh vực mình quản lý Để thực hiện tốt chức trách củamình nhà quản lý cần được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng đó Tuynhiên, từ nhiều năm nay, chúng ta thường bổ nhiệm những người lao động tíchcực, có nhiều thành tích vào các vị trí quản lý bộ máy Hầu hết họ không đượcđào tạo mà chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm Vì vậy họ cần được bồi dưỡng

về nghiệp vụ quản lý

Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý là: Bổ sung các kiến thức, cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực để người quản lý thực hiện tốt các chức năng quản lý, qua đó hoàn thành chức trách của mình được giao.

c- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản

lý * Tổ chức

Tổ chức là cơ cấu tồn tại của sự vật Sự vật không thể tồn tại mà không

có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung tổ chức vì vậy làthuộc tính của bản thân các sự vật

Một định nghĩa khác cho rằng, tổ chức “Chỉ một cơ cấu chủ định về vai trò, nhiệm vụ hay chức vụ được hợp thức hoá” Có thể hiểu “Cơ cấu chủ định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 17 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 29

về vai trò nhiệm vụ” là mỗi người trong cùng một tổ chức cùng làm việc với

nhau, phải có vai trò nhất định, việc thực hiện công việc của họ phải có chủđích để đảm bảo các công việc của họ phối hợp và ăn khớp với nhau và cùng

hướng vào mục tiêu chung Một định nghĩa thứ ba:“Tổ chức là một nhóm người có chuyên môn sâu làm việc cùng nhau để thực hiện một nhiệm vụ chung” Mỗi tổ chức luôn luôn có tính chuyên viên hoá Tổ chức chỉ hoạt động

có hiệu quả khi nó chỉ tập trung vào một nhiệm vụ Trường học tập trung vàodạy học Như vậy, tổ chức là nơi hành động

Ba định nghĩa về “tổ chức” vừa nêu bổ sung cho nhau: Nếu định nghĩa

thứ nhất có ý nghĩa về mặt triết học, chỉ thuộc tính có hữu của tổ chức, thì haiđịnh nghĩa sau có tính chất tác nghiệp, giúp cho nhà quản lý hiểu việc thực hiệnchức năng tổ chức trong quản lý là như thế nào

Về phương diện quản lý, tổ chức là quá trình sắp xếp, xác lập và liên kếtcác bộ phận, các chức năng riêng lẻ thành một hệ thống hoàn thiện, thống nhấttạo nên sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu quản lý Nhờ chức năng tổchức trong quản lý mà người quản lý có thể kết hợp, điều phối tốt hơn cácnguồn lực và nhân lực một cách có hiệu quả, cho phép mọi người trong đơn vị

có điều kiện góp phần tốt nhất vào mục tiêu chung

Từ quan niệm nêu trên, có thể hiểu, chức năng tổ chức trong quản lý là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức Đồng thời việc thực hiện chức năng này còn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ - người vận hành các bộ phận của tổ chức.

* Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý là: cách thức làm cho con ngườităng thêm về kiến thức, kỹ năng hay một phẩm chất nào đó đáp ứng được yêucầu công tác Tổ chức bồi dưỡng NVQL là cách tác động vào các CBQL làmcho họ tăng thêm về kiến thức, kỹ năng quản lý còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm

Trang 30

giúp họ nâng cao năng lực quản lý một bộ máy, giúp họ hoàn thành tốt hơnnhiệm vụ được giao Đó là quá trình mà nhà quản lý sắp xếp, điều phối, kếthợp các nguồn lực một cách có hiệu quả nhằm nâng cao NVQL cho đối tượngđược bồi dưỡng Như vậy, tổ chức BDNV quản lý là một việc làm hết sức cầnthiết nhằm đạt được mục tiêu đề ra là nâng cao chất lượng quản lý cho cán bộquản lý đặc biệt cần thiết cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số.

1.3 Một số vấn đề cơ bản về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán

bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường THCS

1.3.1 Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường THCS

1.3.1.1 Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán

bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở các trường THCS

Trong trường THCS, cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số trước hếtphải là giáo viên THCS Họ là những người lao động đặc biệt, làm một nghềđặc biệt: Nghề dạy học - dạy người Đây là nghề đòi hỏi có văn hoá lao độngrất cao, trong đó hạt nhân cốt lõi là trí tuệ và tâm hồn Đối với cán bộ quản lýngười dân tộc thiểu số trường THCS, trước hết họ phải làm tốt những yêu cầu

đã đề ra với người thầy (Vì thực chất họ là người thầy), bên cạnh đó họ còn

phải đảm đương trách nhiệm của mình theo cương vị công tác là người đứngđầu đơn vị (Thủ trưởng); Họ cần xứng đáng là người liên kết được các nhân

cách khác nhau bao gồm mọi thành viên trong đơn vị với vai trò là “Thủ lĩnh”.

Chỉ khi trong con người hiệu trưởng hội tụ đủ hai điều kiện: Thủ trưởng + Thủlĩnh thì thực sự lãnh đạo của họ mới đạt hiệu quả cao nhất

Trong bối cảnh tăng cường phân cấp quản lý và hội nhập quốc tế, vai tròcủa cán bộ quản lý giáo dục người dân tộc thiểu số trường THCS có xu hướngchuyển từ nhà quản lý thụ động, chấp hành các quy định từ trên xuống: Sở giáodục, Phòng giáo dục, UBND các cấp (hệ quả của cơ chế quản lý tập trung, quanliêu, bao cấp) sang quản lý một tổ chức giáo dục có tình tự chủ và chịu trách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 19 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 31

nhiệm xã hội ngày càng cao Điều này đòi hỏi cán bộ quản lý người dân tộc thiểu

số trường THCS phải năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngàycàng nâng cao của xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành GD&ĐT

Trong giai đoạn vừa qua, hầu hết cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ởtrường THCS đều đã được bồi dưỡng về quản lý giáo dục tại các cơ sở đàotạo, bồi dưỡng CBQLGD Tuy nhiên, hiệu quả bồi dưỡng chưa cao, dẫn đếnCBQL trong thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý nhà trường, cònthiếu kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý, nhiều CBQL người dân tộc thiểu

số ở các trường THCS chưa được BD một cách đầy đủ, hệ thống các kiến thức

về QL Bên cạnh đó, do đặc điểm tâm lý người dân tộc thiểu số, tâm lý vùngmiền, hạn chế về giao tiếp, ứng xử và cả chuyên môn, nghiệp vụ

Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nềngiáo dục cần có cách tiếp cận mới để phát triển năng lực quản lý nhà trườngcủa mỗi cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số trường THCS

1.3.1.2 Các thành tố của hoạt động bồi dưỡng NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở trường THCS

Hoạt động bồi dưỡng là một dạng đặc biệt của quá trình dạy học, vì vậycác thành tố của hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý người dân tộc thiểu sốtrường THCS gồm có: Mục tiêu, chương trình, nội dung, tài liệu; phươngpháp và hình thức bồi dưỡng; địa điểm và thời gian bồi dưỡng; người dạy vàngười học

* Mục tiêu bồi dưỡng:

Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số

ở trường THCS cần được xây dựng theo chuẩn chức danh Chú trọng các mụctiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt về việc hình thành phẩm chất năng lực ngườiđược bồi dưỡng, khả năng thích ứng với môi trường và phát huy kiến thức đãđược bồi dưỡng, hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý nhà trường

Trang 32

* Chương trình và nội dung bồi dưỡng:

Đối với hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ởtrường THCS thì chương trình bồi dưỡng cơ bản theo Quyết định 382 của BộGD&ĐT được xây dựng một cách hệ thống bao gồm các học phần có nội dung

về lý luận chính trị, lý luận về khoa học quản lý, nghiệp vụ quản lý, kỹ năngquản lý Ngoài ra còn bổ sung thêm một số nội dung bồi dưỡng có tính cậpnhật và nâng cao, được biên soạn dưới dạng các chuyên đề và có tính độc lậptương đối trong công tác bồi dưỡng là:

- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường

- Xây dựng và phát triển đội ngũ

- Quản lý tài chính

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ

- Bồi dưỡng cặp nhật và hướng dẫn thực hiện các văn bản ban hành hằng năm của các cấp, ngành

- Tài liệu bồi dưỡng được biên soạn căn cứ vào đặc điểm người được bồi dưỡng và các đặc thù khác nhau của công tác quản lý nhà trường

Nội dung, chương trình BD phải lưu ý đến khía cạnh còn hạn chế trongNVQL của CBQL người dân tộc thiểu số Đặc biệt, biên soạn kỹ nội dung bồidưỡng một số kỹ năng cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở trườngTHCS để khắc phục hạn chế của người dân tộc thiểu số hay gặp như: nghiêncứu khoa học; quản lý và lãnh đạo sự thay đổi; xây dựng văn hóa và thươnghiệu nhà trường; phong cách lãnh đạo;

* Phương pháp bồi dưỡng:

Trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở trườngTHCS, các phương pháp bồi dưỡng phải phù hợp với nhu cầu của người đượcbồi dưỡng và cho phép người được bồi dưỡng áp dụng nội dung vào những tìnhhuống thực tế và đề ra những giải pháp xử lý tình huống hay vấn đề phát sinhtrong thực tế Về bản chất, phương pháp bồi dưỡng nói nên cách thức quan hệgiữa người bồi dưỡng và người được bồi dưỡng trong quá trình bồi dưỡng Khi

đã nắm chắc và hiểu sâu nội dung, chương trình, nội dung các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 21 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 33

chuyên đề bồi dưỡng thì người bồi dưỡng chắc chắn sẽ có phương pháp phùhợp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng Để đổi mới phương pháp bồi dưỡng,đáp ứng yêu cầu đổi mới, người bồi dưỡng cần chú trọng các nội dung:

- Đổi mới về cách bồi dưỡng, hướng đến sự thay đổi tính chất hoạt độngnhận thức của người được bồi dưỡng: chuyển từ tái hiện sang sáng tạo

- Đổi mới cách học của người được bồi dưỡng, thông qua việc tăng cường hoạt động tự học, tọa sự chuyển biến từ học thụ động sang tự học

- Tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống

Trong phương pháp bồi dưỡng NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu

số cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh và khả năng của người đượcbồi dưỡng để lựa phương pháp cho phù hợp

* Các nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng:

Để tổ chức hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý người dân tộc thiểu sốtrường THCS có hiệu quả thì cần phải có điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị,phương tiện, tài chính phục vụ chuyên môn Đó là phải đảm bảo nhữngphương tiện cần thiết như: tài liệu, giáo trình, sách tham khảo; các thiết bị khácnhư: đèn chiếu, máy chiếu, máy vi tính, hệ thống mạng wifi Bên cạnh đóphải chuẩn bị đầy đủ nhà ở, phòng làm việc, phòng học, phòng thí nghiệm,phòng bộ môn, thư viện phục vụ công tác bồi dưỡng, Trong quá trình hoạtđộng, các cơ sở bồi dưỡng CBQL cần chú trọng xây dựng các kế hoạch đảmbảo nguồn tài chính nhằm bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảođồng bộ giúp cho công tác bồi dưỡng đạt chất lượng và hiệu quả

1.3.2 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng NVQL cho cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số ở trường THCS

1.3.2.1 Vai trò của Phòng GD&ĐT trong việc tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS

Việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL giáo dục nói chung và CBQLngười dân tộc thiểu số trường THCS nói riêng đáp ứng được những yêu cầu đổimới của đất nước, của địa phương là tất yếu Phòng Giáo dục và Đào

Trang 34

tạo đóng vai trò hết sức quan trọng việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lýcho cán bộ quản lý các trường THCS nói riêng và cán bộ quản lý là người dântộc thiểu số nói riêng.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá chấtlượng công tác quản lý của cán bộ quản lý các trường THCS Nhận định tình hình,tìm ra những điểm yếu trong công tác quản lý của cán bộ quản lý các trườngTHCS để xây dựng phương án bồi dưỡng

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện các văn bản chỉ đạo, kế hoạch,phương án, kinh phí để tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộquản lý các trường THCS

- Tham mưu nội dung chương trình, kiến thức, tài liệu về các lĩnh vựcthuộc công tác quản lý mà lãnh đạo quản lý các trường THCS đang yếu kém

cần phải bồi dưỡng

- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của CBQL sau BD nghiệp vụ

- Thường xuyên đánh giá cán bộ quan lý và tham mưu với Ủy ban nhândân huyện về công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho các bộ quản

lý các trường THCS đặc biệt là cán bộ quản lý là người dân tộc thiểu số

1.3.2.2 Nội dung của công tác Tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở các trường THCS

Để thực hiện tốt công tác tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL ngườidân tộc thiểu số ở các trường THCS người QL là không chỉ xác định đúng đắncác mục tiêu mà phải thực hiện các mục tiêu thông qua các nội dung cơ bảnnhư: Lựa chọn đội ngũ tham gia công tác bồi dưỡng; xây dựng cơ chế hoạtđộng bồi dưỡng; phối hợp các tổ chức tham gia quá trình bồi dưỡng; kiểm trađánh giá quá trình bồi dưỡng

* Lựa chọn đội ngũ tham gia công tác bồi dưỡng:

Trước hết mỗi cơ sở tham gia bồi dưỡng CBQL cần lựa chọn đội ngũtham gia bồi dưỡng đảm bảo các yêu cầu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 23 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 35

- Thiết lập một cơ cấu tổ chức với các bộ phận cơ bản để điều hành, quản lý, phục vụ đợt bồi dưỡng.

- Phân chia quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các bộ phận, cá

nhân và xác định mối quan hệ công việc giữa các bộ phận, cá nhân trong cơ cấu tổ chức làm nhiệm vụ bồi dưỡng đó

- Chọn lựa cán bộ quản lý các bộ phận để đáp ứng yêu cầu quản lý: Lànhững người có uy tín chuyên môn, được đào tạo về khoa học QL; có phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống tốt; có năng lực lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thựchiện và kiểm tra đánh giá hoạt động BD; có kinh nghiệm thực tiễn;

- Đội ngũ giảng viên phải đảm bảo trình độ theo quy định, vừa có đứcvừa có tài; có năng lực thực tiễn và am hiểu môi trường giáo dục, môi trường xãhội; có năng lực giao tiếp, năng lực tự học và NCKH,

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ nhiệt tình năng động, trách nhiệm với công việc được giao

* Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động bồi dưỡng:

Trên cơ sở Luật Giáo dục và các quy định của Bộ GD&ĐT về chứcnăng, nhiệm vụ của các cơ sở tham gia hoạt động bồi dưỡng, cơ sở tổ chức bồidưỡng CBQL cần quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, cánhân trong cơ cấu tổ chức Phải tạo cho mỗi bộ phận có quyền độc lập tự chủnhưng phải xây dựng cơ chế phối hợp nhịp nhàng, tránh chồng chéo nhiệm vụ.Mỗi bộ phận phải quản lý được chất lượng bồi dưỡng, chất lượng chuyên môncủa đội ngũ giảng viên trong bộ phận mình Có biện pháp chỉ đạo ứng dụngcông nghệ thông tin, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng Các bộ phận tùytheo nhiệm vụ được phân công tham gia vào công tác lập kế hoạch, công tácquản lý học viên, xem xét nội dung, chương trình bồi dưỡng, phương pháp bồidưỡng, công tác tài chính, Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt độngbồi dưỡng theo đúng kế hoạch đã đặt ra

Trang 36

* Phối hợp các tổ chức tham gia quá trình bồi dưỡng:

Tổ chức phối hợp trong hoạt động bồi dưỡng NVQL cho CBQL ngườidân tộc thiểu số ở các trường THCS là các cơ sở bồi dưỡng phải lôi cuốn, huyđộng các lực lượng xã hội, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia vào hoạtđộng bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau Các cơ sở bồi dưỡng CBQLcần ký kết các hợp đồng liên kết đảm bảo phù hợp với năng lực và điều kiện cảhai bên, trong đó phân rõ trách nhiệm của từng bên với những điều khoản cụ vềthời gian, quyền lợi,… Thông tin về hoạt động bồi dưỡng giữa hai đơn vị liênkết phải được trao đổi thường xuyên về nhu cầu bồi dưỡng, chất lượng ngườiđược bồi dưỡng sau bồi dưỡng, để có phương án phối hợp giải quyết kịp thời

và đem lại hiệu quả thiết thực Việc đa dạng hóa và đổi mới phương pháp vàhình thức bồi dưỡng CBQL cũng cần có sự phối hợp giữa cơ sở bồi dưỡng vớicác trường THCS, nơi sử dụng sản phẩm bồi dưỡng, để các trường THCSchính là cơ sở thực tập, thực tế cho đợt bồi dưỡng

* Kiểm tra đánh giá quá trình bồi dưỡng:

Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quá trình quản lý Quá trìnhkiểm tra hoạt động bồi dưỡng NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở cáctrường THCS gồm các bước sau:

- Chuẩn bị kiểm tra: Chuẩn bị lực lượng kiểm tra (đại diện lãnh đạoPhòng GD& ĐT, chuyên viên Phòng GD& ĐT, đại diện giảng viên), xác định nộidung kiểm tra và yêu cầu cần đạt được

- Tiến hành kiểm tra: Bước này đòi hỏi người quản lý phải tổ chức đượcmột lực lượng tham gia trong quá trình kiểm tra sao cho đảm bảo những yêu cầu

đo lường kết quả, thu thập thông tin kịp thời, khách quan, chính xác Để rút ranhững kết luận đúng đắn hoạt động và kết quả thực hiện, việc đo lường kết quảphải được lặp đi, lặp lại bằng các công cụ hợp lý

- Đánh giá kết quả thông tin thu thập sau kiểm tra: Công việc ở đây làxem xét sự phù hợp giữa kết quả đo lường với mục tiêu, yêu cầu của đợt bồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 25 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 37

dưỡng đặt ra Kết quả so sánh này cho được 3 giá trị cụ thể: có phù hợp, chưa phù hợp và không phù hợp.

- Ra quyết định điều chỉnh: Trên cơ sở các giá trị cụ thể đã được khẳngđịnh, người quản lý đưa ra các quyết định điều chỉnh cho phù hợp như: Phát huythành tích, uốn nắn sửa chữa, xử lý

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL người dân tộc thiểu số trường THCS

Giáo dục THCS là một bộ phận của hệ thống giáo dục phổ thông được tiếnhành gắn với thôn, bản, xã phường, với phong tục tập quán của địa phương, vùngmiền, nên trong quá trình hoạt động và phát triển luôn chịu sự tác động của nhiềuyếu tố khác nhau Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng củacác yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng Tuy nhiên, trong thực tiễn không thể tínhtoán hết tất cả các yếu tố ảnh hưởng mà chỉ xét, tính toán đến một số yếu tố cóảnh hưởng trực tiếp, quan trọng đến quá trình phát triển của giáo GD&ĐT nóichung, đến công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho CBQL người dântộc thiểu số trường THCS nói riêng bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:

1.3.5.1 Các yếu tố khách quan

- Các yếu tố về địa lý, môi trường, sự phân bổ dân cư, thành phần dântộc, phong tục tập quán, thói quen, phương tiện đi lại, phương tiện sinh hoạt,phương tiện truyền thông cũng ảnh hưởng tới việc cập nhật kiến thức, nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý cho CBQL trường THCS đặc biệt là CBQL người dân tộc thiểu số

- Các cơ chế động viên, khuyến khích đội ngũ CBQL người dân tộc thiểu số còn thiếu hoặc không phù hợp

- Yêu cầu của xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đặt ra với vấn đềnâng cao nghiệp vụ quản lý cho CBQL nói chung và CBQL người dân tộc thiểu sốcác trường THCS nói riêng

Trang 38

1.3.5.2 Các yếu tố chủ quan

Sự quan tâm, tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân huyện về việc tổ chứccác lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý người dântộc thiểu tại các trường THCS

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBQL người dân tộc thiểu số

và GV dự nguồn từ cơ sở đến phòng GD&ĐT đôi khi chưa chính xác, còn nểnang, chưa coi trọng căn cứ thực tiễn

1.3.5.3 Các chủ thể bồi dưỡng

- Các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, bàn ghế, bảng đen, phòng chức năng phụ trợ, chưa đáp ứng cho công tác BD

- Nội dung bồi dưỡng NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở

trường THCS của các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

- Công tác quy hoạch đào tạo CBQL người dân tộc thiểu số của lãnh đạongành và các ban ngành có liên quan của huyện chưa kịp thời Các cấp QL chưa đánhgiá đúng vai trò của đội ngũ CBQL người dân tộc thiểu số trường THCS

1.3.5.4 Đối tượng được bồi dưỡng

- CBQL người dân tộc thiểu số ít nhiều trong tác phong, sinh hoạt, nănglực quản lý cũng mang những sắc thái riêng, khả năng nhạy bén và năng độngcũng có đôi chút hạn chế so với CBQL nói chung

- Phương pháp làm việc của một số CBQL người dân tộc thiểu số còn cứng nhắc, máy móc, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa có sự đổi mới

- Một số CBQL người dân tộc thiểu số chưa tích cực trong việc rènluyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị, chưa có ý thức tự học, tự

BD nâng cao trình độ về mọi mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 27 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Bồi dưỡng NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở các trườngTHCS là vấn đề cần thiết đối với ngành GD&ĐT của cả nước nói chung và tạihuyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang nói riêng; là một nội dung trong việc xâydựng chiến lược GD&ĐT trong giai đoạn mới nhằm thực hiện các chính sáchgiáo dục, tạo công bằng trong giáo dục

Để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới,một trong những việc làm cần thiết hiện nay là đổi mới QLGD và vấn đề cầnquan tâm đúng mức là tổ chức BDNV cho CBQL CBQL ở các trường hiệnnay phần lớn chỉ làm việc bằng kinh nghiệm mà chưa được đào tạo bài bản vềkiến thức, kỹ năng quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý người dân tộc thiểu số

Do vậy việc tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL nói chung và CBQLngười dân tộc thiểu số tại các trường THCS nói riêng là một việc làm hết sứccần thiết Một người CBQL không những cần phải có trình độ chuyên môn giỏi

mà còn phải có năng lực, kiến thức, kỹ năng quản lý tốt, bài bản mới có thể xâydựng và phát triển được công tác giáo dục trong nhà trường đạt hiệu quả cao

Để làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQL ngườidân tộc thiểu số ở trường THCS, đề tài đã nêu và phân tích một số khái niệmliên quan như: Quản lý, quản lý trường học đồng thời dựa vào mục tiêu, yêucầu nhiệm vụ phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay để phân tích mộtcách sâu sắc và toàn diện những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng

NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở trường THCS Những vấn đề lý

luận nêu trên là cơ sở cho việc điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng tổ chứcbồi dưỡng NVQL cho CBQL người dân tộc thiểu số ở trường THCS huyệnYên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, trên cơ sở đó đề xuất được những biện pháp cótính cấp thiết, phù hợp, khả thi trong tổ chức bồi dưỡng NVQL cho CBQLngười dân tộc thiểu số tại các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụchiện nay

Trang 40

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN SƠN,

lũ quét trong mùa mưa lũ

Toàn huyện có 160.320 người, với 42.716 hộ, mật độ dân số trung bình

149 người/km2 người (theo số liệu thống kê năm 2014) Huyện có 22 dân tộc

anh em cùng chung sống trong đó dân tộc Kinh chiếm 52% (chủ yếu là người dân từ các tỉnh miền xuôi lên) dân tộc Tày chiếm 13,9%, dân tộc Dao chiếm

14,4%, dân tộc Cao lan chiếm 10,7%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác như:Nùng, Thái, Hoa, H’Mông …

Các trường THCS của huyện đều nằm ở trung tâm các xã, thị trấn tronghuyện Do vị trí địa lý đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại của học sinh, nhất

là mùa mưa lũ và phân công giáo viên, cán bộ quản lý Đội ngũ cán bộ, giáoviên người dân tộc thiểu số ở các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệtkhó khăn không đủ đáp ứng nhu cầu, chủ yếu phải điều động, tăng cường từvùng dưới lên nên thường không yên tâm, ổn định công tác lâu dài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 29 http://www.lrc.tnu.edu.vn

Ngày đăng: 09/06/2021, 08:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w