1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương t3 đọc hiểu

2 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 34 KB

Nội dung

Đề cương ĐỌC HIỂU TIẾT Dạng 3: * Khái quát đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của văn bản văn học, nhận diện biện pháp nghệ thuật đoạn văn bản tác dụng của biện pháp nghệ thuật với việc thể hiện nội dung văn bản: Để nắm bắt được những đặc sắc nghệ thuật nổi bật của tác phẩm, cần: - Nhận đặc điểm thể loại: thơ, truyện, kịch, về nghị luận, tùy bút Mỗi thể loại có những đặc trưng riêng về nghệ thuật (như văn nghị luận là nghệ thuật lập luận, sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc , truyện là nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, tính huống truyện , thơ là cấu tứ, hình ảnh, nhạc điệu ) - Chú ý cá tính nghệ thuật của nhà văn Phong cách của nhà văn ít nhiều phản ánh từng tác phẩm của họ, vì thế là một gợi ý tốt để khám phá đặc điểm nghệ thuật của văn bản (như chất thơ truyện của Thạch Lam với Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ; biệt tài phân tích tâm lý nhân vật của Nam Cao với Lão Hạc, Đời thừa, Chí Phèo, Sống mòn ) - Cuối cùng, nhận nét riêng, độc đáo của văn bản văn học (Hình ảnh thơ mộc mạc, bình dị Chiều xuân của Anh Thơ, hình ảnh thơ mới lạ, xuân sắc, tình tứ Vội vàng của Xuân Diệu, hình ảnh thơ thơ mộng với những từ láy đôi duyên dáng Thơ duyên của Xuân Diệu ) * Nhận diện biện pháp nghệ thuật đoạn văn bản tác dụng của biện pháp nghệ thuật với việc thể hiện nội dung văn bản - Các biện pháp tu từ, phân tích tác dụng- So sánh: đới chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình biểu cảm.- Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm - Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật v.v những từ ngữ vốn dùng cho người làm cho thế giới vật, đồ vật trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của người.- Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.- Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.- Chơi chữ: Cách dựa vào những đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước Ví dụ: Việc dùng các từ ngang nhiên, trái phép, hăng, nghiêm trọng có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định thái độ và hành động sai trái, bất chấp luật pháp của Trung Quốc cố tình vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam Một vài ví dụ thực hành: Đọc văn bản sau: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Hỡi đồng bào toàn q́c! Chúng ta ḿn hoà bình, phải nhân nhượng Nhưng càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, định không chịu nước, định không chịu làm nô lệ Hỡi đồng bào!Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, khơng có gươm dùng ćc, thuổng, gậy gộc Ai phải sức chống thực dân Pháp cứu nước Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đến Ta phải hy sinh đến giọt máu ći cùng, để giữ gìn đất nước Dù phải gian lao kháng chiến, với lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi định dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm! Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946- Hồ Chí Minh a Cho biết thể loại của văn bản trên? (Văn nghị luận xã hội -> Văn chính luận) b.Văn bản có sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu từ đó (Sử dụng biện pháp tu từ liệt kê và điệp cấu trúc làm âm điệu của lời kêu gọi thêm mạnh mẽ tác động sâu sắc vào tâm hồn người đọc)

Ngày đăng: 02/05/2021, 01:36

w