trắc nghiệm amin

4 2K 6
trắc nghiệm amin

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

trac nghiem amin

AMIN 2. Tính chất a) Tính chất của nhóm NH 2 + Tính bazơ R NH 2 + H 2 O [R NH 3 ] + + OH - Tác dụng với axit cho muối: R NH 2 + HCl [R NH 3 ] + Cl - Lưu ý: Mọi yếu tố làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ trong phân tử amin trung hoà nói chung đều làm tăng tính bazơ (trừ trường hợp chịu ảnh hưởng của hiệu ứng che chắn không gian và khả năng solvat hoá trong dung môi nước).  Những nhóm đẩy electron, chẳng hạn các gốc ankyl có hiệu ứng +I, sẽ làm cho tính bazơ tăng lên.  Ngược lại nhóm phenyl có hiệu ứng –C hút electron, sẽ làm tính bazơ yếu đi. Vì vậy các amin mạch hở có tính bazơ mạnh hơn (dung dịch trong nước của chúng có thể làm xanh giấy quỳ) so với amin thơm (Anilin không làm xanh giấy quỳ). Điều này được giải thích là: Amin thơm chứa vòng benzen hút electron, đồng thời trong phân tử xuất hiện hiệu ứng liên hợp p - π theo chiều chuyển dịch electron hướng vào vòng benzen, làm giảm mật độ điện tích âm ở nguyên tử N, do đó khả năng nhận proton của anilin giảm.  Về nguyên tắc, càng thay thế nhiều nguyên tử H trong phân tử NH 3 bằng những nhóm có hiệu ứng đẩy electron +I tính bazơ càng tăng, ngược lại càng có nhiều nhóm gây hiệu ứng –C tính bazơ sẽ càng giảm. Vì vậy, ta có thể viết: (CH 3 ) 2 NH > CH 3 NH 2 > NH 3 > C 6 H 5 NH 2 > (C 6 H 5 ) 2 NH > (C 6 H 5 ) 3 N. + Tác dụng với HNO 2 Dựa vào khả năng phản ứng khác nhau đối với HNO 2 của các amin mỗi bậc, người ta có thể phân biệt được chúng. Thực tế HNO 2 không bền, nên phải dùng hỗn hợp (NaNO 2 + HCl). − Amin bậc 1 • Amin béo bậc 1 Tác dụng với axit nitrơ tạo ancol tương ứng và giải phóng khí nitơ (hiện tượng sủi bọt khí). R NH 2 + HONO R OH + N 2 + H 2 O HCl Thí dụ: C 2 H 5 –NH 2 + HONO → NaNO + HCl 2 C 2 H 5 –OH + N 2 ↑ + H 2 O • Amin thơm bậc 1 Tác dụng với axit nitrơ trong môi trường axit ở nhiệt độ thấp tạo muối điazoni, đun nóng dung dịch muối điazoni sẽ tạo ra phenol và giải phóng nitơ. ArNH 2 + HNO 2 + HCl ArN 2 + Cl - hay ArN 2 Cl 0-5 o C -2H 2 O Thí dụ: C 6 H 5 –NH 2 +HONO+HCl → NaNO + HCl 2 ≡       + - ClC H N N 6 5 +2H 2 O (1*) (anilin) (phenylđiazoni clorua) Đun nóng dung dịch muối điazoni: ≡       + - ClC H N N 6 5 + H 2 O 0 t → C 6 H 5 OH + N 2 ↑+ HCl (2*) Lưu ý: Trong công thức phân tử không cần viết các phản ứng (1* và 2*), chỉ cần nêu hiện tượng. − Amin bậc 2 Các amin bậc 2 thuộc dãy thơm hay dãy béo đều dễ dàng phản ứng với HNO 2 tạo thành nitrozamin (Nitroso) màu vàng: R(R’)N – H +HO – N=O → R(R’)N – N =O + H 2 O (Nitroso – màu vàng) − Amin bậc 3: Không phản ứng (không có hiện tượng gì). + Tác dụng với dẫn xuất halogen: R NH 2 + CH 3 I R NHCH 3 + HI + 3Br 2 (dd) + 3HBr(dd) NH 2 BrBr NH 2 Br (dd) Bài Tập Câu 1 : Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là : A. (4) < (1) < (2) < (3). B. (2) < (3) < (1) < (4). C. (2) < (3) < (1) < (4). D. (3) < (2) < (1) < (4). Câu 2 : Hợp chất CH 3 -N(CH 3 )-CH 2 CH 3 có tên đúng là A. Trimetylmetanamin. B. Đimetyletanamin. C. N-Đimetyletanamin. D.N,Nđimetyletanamin. Câu 3 : Hợp chất CH 3 – NH – CH 2 CH 3 có tên đúng là A. đimetylamin. B. etylmetylamin. C. N-etylmetanamin. D. đimetylmetanamin. Câu 4 : Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH 3 NH 2 bằng cách A. Ngửi mùi. B. Thêm vài giọt H 2 SO 4 . C. Quì tím. D. Thêm vài giọt NaOH. Câu 5: Ứng với công thức C 3 H 9 N có số đồng phân amin là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 6: Ứng với công thức C 4 H 11 N có số đồng phân amin bậc 2 là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 7 : Ứng với công thức C 5 H 13 N có số đồng phân amin bậc 3 là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 8 : Ứng với công thức C 7 H 9 N có số đồng phân amin chứa vòng benzen là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 9: Anilin (C 6 H 5 NH 2 ) v phenol (C 6 H 5 OH) đều có phản ứng với A. dd HCl B. dd NaOH C. nước Br 2 D. dd NaCl Câu 10 : Chất nào là amin bậc 2 ? A. H 2 N – [CH 2 ] – NH 2 . B. (CH 3 ) 2 CH – NH 2 . C. (CH 3 ) 2 NH – CH 3 . D. (CH 3 ) 3 N. Câu 11 : Chất nào có lực bazơ mạnh nhất ? A. CH 3 NH 2 . B. (CH 3 ) 2 CH – NH 2 . C. (CH 3 ) 2 NH – CH 3 . D. (CH 3 ) 3 N. Câu 12 : Chất nào có lực bazơ yếu nhất ? A. CH 3 NH 2 . B. (CH 3 ) 2 CH – NH 2 . C. (CH 3 ) 2 NH – CH 3 . D. (CH 3 ) 3 N. Câu 13 Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau: A. Các amin đều kết hợp với proton. B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH 3 . C. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin. D. Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là C n H 2n+2+k N k . Câu 14 Đốt cháy hoàn toàn m g một amin A bằng lượng không khí vừa đủ, thu được 17,6g khí cacbonic, 12,6g hơi nước và 69,44 lít khí nitơ. Giả thiết không khí chỉ gồm nitơ và oxi, trong đó nitơ chiếm 80% thể tích (các V đo ở đktc). Giá trị m và tên gọi của amin là A. 9, etylamin. B. 7, đimetylamin. C. 8, etylamin. D. 9, etylamin hoặc đimetylamin Câu 15: Đô ́ t cha ́ y hoa ̀ n toa ̀ n mô ̣ t amin đơn chư ́ c ma ̣ ch hơ ̉ thu đươ ̣ c 0,6mol CO 2 va ̀ 0,9 mol H 2 O. CTPT amin la ̀ ? A. C 3 H 9 N B. C 2 H 7 N C. CH 5 N D. C 6 H 7 N Câu 16: Để trung hòa 3,1 g một amin đơn chức cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M amin đó là: A. CH 5 N B. C 2 H 7 N C. C 3 H 3 N D. C 3 H 9 N Câu 17: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít CO 2 ; 2,8 lít khí N 2 ( các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 g H 2 O. Công thức phân tử của X là A. C 4 H 9 N B. C 3 H 7 N C. C 2 H 7 N D. C 3 H 9 N Câu 18: Cho 37.2g anilin tác dụng với dung dịch Brom, phản ứng xảy ra hoàn toàn tạo 33g kết tủa .Khối lượng Brom trong dung dich ban đầu: A. 60.5g B. 58.2g C. 50.3g D. 48g Câu 19: Cho 4.5g etyamin tác dụng vừa đủ với dung dịch axit HCl. Khối lượng muối thu được là:A. 7.65g B. 8.10g C. 8.15g D. 0.85g Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 6.2g một amin no đơn chức thì phải dùng hết 10.06 lít Oxi (đktc). Công thức Amin: A. C 2 H 5 NH 2 B. CH 3 NH 2 C. C 3 H 7 NH 2 D. C 4 H 9 NH 2 Câu 21: Hợp chất hữu cơ X không vòng , thành phần phân tử gồm C,H ,N .Trong đó N chiếm 23.7% theo khối lượng . X tác dụng với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. X có CTPT là: A. C 3 H 7 NH 2 B. C 2 H 5 NH 2 C. C 4 H 9 NH 2 D. C 5 H 11 NH 2 Câu 22: Cho 4.5g amin X tác dụng với dd FeCl 3 vừa đủ thu được 3.566g kết tủa. Công thức của X là: A. CH 3 CH 2 NH 2 B. CH 3 CH 2 CH 2 NH 2 C. CH 2 CH 2 CH 2 CH 2 NH 2 D. H 2 N CH 2 CH 2 NH 2 Câu 23: Cho a gam 2 amin đơn chức X,Y tác dụng vừa đủ với 50ml HCl 1.6M.Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn lượng amin trên, sản phẩm thu được cho di qua dd Ba(OH) 2 dư thấy có V lít khí (đktc). Giá trị của V là: A. 2.24 lít B. 1.12 lít C. 0.56 lít D. 0.896 lít Câu 24: Cho 3.1g amin đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0.1M. Công thức cấu tạo của amin là: A. CH 3 -NH 2 B. CH 3 -CH 2 NH 2 C. CH 3 -CH 2 -CH 2 NH 2 D. CH 3 -CH=CH-NH 2 Câu 25: Đốt cháy amin no đơn bậc 1, mạch hở thu được tỉ lệ số mol CO 2 và H 2 O là 4:7. Tên của anilin là? A. Etylamin B. Đimetylamin C. Etylmetylamin D. Propylamin Câu 26: Cho 1.52g hỗn hợp 2 amin đơn chức no, mạch hở (liên tiếp) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl được 2.98g muối. Công thức của các amin là? A. CH 3 NH 2 , C 2 H 5 NH 2 B. C 2 H 5 NH 2 , C 3 H 7 NH 2 C. CH 3 NHCH 3 , CH 3 NHC 2 H 5 D. C 2 H 5 NH 2 , (CH 3 ) 3 N Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn amin X được số mol CO 2 và số mol H 2 O lần lượt là 0.2mol, 0.3mol. Thể tích oxi cần ở (đktc) là? A. 11.2 B. 7.84 C. 16.8 D. 3.36 Câu 28: Cho 10.4g hỗn hợp A gồm 2 amin đơn chức, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 17.7 gam muối khan. Thể tích N 2 (đktc) khi đốt cháy A là? A. 22.4 B. 2.24 C. 44.8 D. 4.48 Câu 29: Để điều chế được 279g anilin với hiệu suất 80%, khối lượng nitrobenzen cần dùng là? A. 369g B. 246g C. 295.2g D. 461.25g Câu 30. Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 5. B. 7. C. 8. D. 4. Câu 31. Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 32. Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C2H7N. B. CH5N. C. C3H7N. D. C3H5N. Câu 33* Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỷ khối hơi so với H2 là 17,833. Dể đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X ( sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ lệ V1:V2 là A. 2:1 B. 1:2 C . 3:5 D. 5:3 Ôn thi đại học cũng như đánh bạc, càng về tiệm cận sáng, khả năng đậu càng cao!Hehe. . gọi của amin là A. 9, etylamin. B. 7, đimetylamin. C. 8, etylamin. D. 9, etylamin hoặc đimetylamin Câu 15: Đô ́ t cha ́ y hoa ̀ n toa ̀ n mô ̣ t amin đơn. Trimetylmetanamin. B. Đimetyletanamin. C. N-Đimetyletanamin. D.N,Nđimetyletanamin. Câu 3 : Hợp chất CH 3 – NH – CH 2 CH 3 có tên đúng là A. đimetylamin. B.

Ngày đăng: 01/12/2013, 09:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan