Ngày soạn: 28/01/2010 Ngày giảng: 29/01/2010 TIẾT 43 – 44: FLO – BROM – IOT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết: - Sơ lược về tính chất, trạng thái, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot và một vài hợp chất của chúng HS hiểu: - Tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hóa; Flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. 2. Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét. - Viết pthh chứng minh tính chất hóa học của flo, brom, iot và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. - Tính khối lượng brom, iot và 1 số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: - HS: III. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề, nhóm nhỏ. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài. * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: Y/c HS nêu tính chất hóa học của clo. Viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng). Từ đó GV đặt vấn đề vào bài. 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí, trạng thái tự . * Mục tiêu: HS nắm được 1 số tính chất vật lí cơ bản và trạng thái tự nhiên của flo, brom, iot. * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu về tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của flo, brom, iot và hoàn thiện vào bảng: Tiêu chí Flo Brom Iot Tính chất vật lí Trạng thái TN - HS thực hiện Bước 2: - GV gọi 3 HS lên bảng điền khuyết, sau đó gọi HS nhận xét và bổ sung. - HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức: Tiêu chí Flo Brom Iot Tính chất vật lí - Chất khí, màu lục nhạt, rất độc - oxi hóa nước - Chất lỏng, màu đỏ nâu, đễ bay hơi, rất độc - Tan trong nước → nước brom - Chất rắn, dạng tinh thể, màu đen tím - Rất it tan trong nước - Khi đun nóng iot thăng hoa Trạng thái TN - Chỉ có ở dạng hợp chất: CaF 2 hoặc Na 3 AlF 6 , trong - Chủ yếu ở dạng hợp chất, ít hơn nhiều so với - Chủ yếu là hợp chất muối iotua men răng, lá 1 số loại cây flo, clo - Nước biển 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của flo, brom, iot. * Mục tiêu: HS nắm được tính chất hóa học, viết được các pthh minh họa các tính chất. * Thời gian: 25p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV y/c HS thảo luận nhóm 10p tìm hiểu tính chất hóa học, viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện phản ứng) điền khuyết vào bảng: Tính chất hóa học Flo Brom Iot Tác dụng với H 2 Tác dụng với KL Tác dụng với H 2 O Tính chất khác - HS thực hiện. Bước 2: - GV y/c các nhóm treo kết quả và trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS. Tính chất hóa học Flo Brom Iot Tác dụng với H 2 - Phản ứng nổ mạnh xảy ra ngay trong tối và nhiệt độ thấp tạo khí HF: 0 0 0 +1 -1 -252 2 2 H + F 2H F C → - Chỉ oxi hóa được ở nhiệt độ cao tạo khí HBr: 0 0 0 +1 -1 2 2 H + Br 2H Br t → - Chỉ oxi hóa được ở nhiệt độ cao, có xúc tác tạo khí HI, phản ứng thuận nghịch 0 0 0 +1 -1 350 500 2 2 úc tác Pt H + I 2H I C x − → ¬ Tác dụng với KL - Oxi hóa được tất cả các kim loại tạo muối florua 0 0 +3 -1 2 3 3Al + 3F 2Al F → - Oxi hóa nhiều kim loại 0 0 +3 -1 2 3 3Al + 3Br 2AlBr → - Oxi hóa nhiều kim loại, phản ứng xảy ra khi có chất xúc tác, t 0 : 2 0 0 +3 -1 úc tác H O 2 3 3Al + 3I 2Al I x → Tác dụng với H 2 O - Oxi hóa nước ở điều kiện thường: 0 -2 -1 0 2 2 2 2F + 2H O 4H F + O → - Tác dụng rất chậm với nước: 0 -1 +1 2 2 Br + H O H Br + HBr O€ - Không tác dụng với nước. Tính chất khác - Tác dụng với hợp chất: Br 2 + 2NaI → 2NaBr + I 2 - Tác dụng với hồ tinh bột tạo hợp chất có màu xanh => nhận biết hồ tinh bột * Flo: Khí HF tan vào nước tạo thành axit HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt: ăn mòn thủy tinh: SiO 2 + 4HF → SiF 4 + 2H 2 O 4. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài - GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học - HD HS làm BT 2, 3. - BTVN: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 SGK - Chuẩn bị tiết sau: + Ứng dụng và sản xuất halogen (Hết tiết 43) (Tiết 44) 5. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú vào bài. * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: - GV gọi 2 HS lên bảng: + HS 1: So sánh tính chất hóa học của các halogen, viết pthh minh họa. + HS 2: Làm BT 5 SGK/113 6. Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng và phương pháp điều chế halogen. * Mục tiêu: HS nắm được 1 số ứng dụng và phương pháp điều chế halogen. * Thời gian: 20p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV y/c HS thảo luận nhóm 7p nghiên cứu SGK tìm hiểu ứng dụng và phương pháp điều chế halogen. Tại sao phải dùng phương pháp đó? - HS thực hiện Bước 2: - GV y/c đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS thực hiện Kết luận - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức Flo Brom Iot Ứng dụng - Điều chế 1 số dẫn xuất hidrocacbon chứa flo để sản xuất chất dẻo. - Trong CN hạt nhân làm giàu 235 U - Dung dịch NaF loãng làm thuốc chống sâu răng - Sản xuất hidrocacbon C 2 H 5 Br 2 và C 2 H 4 Br 2 trong CN dược phẩm - Sản xuất AgBr để tráng phim. - Hợp chất dùng trong CN dầu mỏ, hóa chất… - Sản xuất dược phẩm. Cồn iot - Chất tẩy rửa - Muối iot phòng bệnh bướu cổ. Điều chế - Phương pháp duy nhất là điện phân hỗn hợp KF và HF - Dùng khí clo oxi hóa NaBr: Cl 2 +2NaBr →2NaCl + Br 2 7. Hoạt động 4: Tìm hiểu muối clorua và phương pháp nhận biết ion clorua. *Mục tiêu: HS nắm được tính chất 1 số muối clorua và phương pháp nhận biết ion clorua * Thời gian: 15p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu tính chất và ứng dụng của 1 số muối clorua. - HS thực hiện Bước 2: - GV biểu diễn TN nhận biết muối clorua và axit HCl, y/c HS quan sát, nhận xét và rút ra phương pháp nhận biết ion clorua. - HS thực hiện Kết luận - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức * Muối clorua - Là muối của axit clohidric. Đa số các muối clorua tan nhiều trong nước, trừ AgCl không tan, CuCl, PbCl … it tan. - Ứng dụng: + KCl làm phân kali + ZnCl 2 chống mục + AlCl 3 làm xúc tác trong tổng hợp hóa hữu cơ + BaCl 2 làm thuốc trừ sâu + NaCl làm muối ăn, nguyên liệu sx các hóa chât … * Nhận biết ion clorua - Hiện tượng: Có kết tủa trắng - Pthh: AgNO 3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO 3 AgNO 3 + HCl → AgCl↓ + HNO 3 => Vậy dung dịch AgNO 3 là thuốc thử để nhận biết ion clorua (có kết tủa AgCl trắng) 8. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài - GV nhấn mạnh ội dung trọng tâm bài học + Phương pháp điều chế HCl trong PTN và trong CN + Ứng dụng của muối clorua + Phương pháp nhận biết ion clorua - BTVN: 3, 5 SGK/106 - Chuẩn bị bài sau: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo + Ứng dụng, tính chất, điều chế của nước Gia-ven và clorua vôi. . trong tổng hợp hóa hữu cơ + BaCl 2 làm thuốc trừ sâu + NaCl làm muối ăn, nguyên liệu sx các hóa chât … * Nhận biết ion clorua - Hiện tượng: Có kết tủa trắng