ỨNG DỤNG CNTT KẾT HỢP VỚI CÔNG CỤ TRUYỀN THỐNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC Th.S Phan Thanh Nam Giáo viên trường THPT Trần Phú - Hà Tĩnh Dạy học là một nghề sáng tạo, người giáo viên khi đứng trên bục giảng luôn gặp những vấn đề và tình huống thật phong phú, đa dạng đòi hỏi phải bi ết cách xử lý, giải quyết sáng tạo Việc sử dụng bài giảng điện tử để dạy trong các tiết học là cần thiết đối với sự tiếp thu của học sinh tuy nhiên n ếu tiết dạy chỉ dừng lại ở trình chiếu thì hiệu quả lĩnh hội kiến thức của học sinh thu được là không đáng kể, nhưng phải thừa nhận khi dùng bài giảng điện tử để trình chiếu thì rõ ràng tạo nên sức thu hút rất lớn đối với học sinh, chỉ vì nó “lướt qua” nhanh lại không để lại “dấu vết” nên kiến thức chưa kịp lưu lại trong đầu học sinh mà thôi Trong khi đó sự ghi nhớ kiến thức của học sinh có thể bằng nhiều kênh: nhìn, nghe, ghi chép, … quá trình dạy học chỉ bằng bài giảng điện tử đã vô tình hạn chế đi sự ghi nhớ kiến thức của học sinh bằng kênh ghi chép Cải tiến phương pháp dạy học bằng cách tạo ra nhiều hình thức học tập là cần thiết nhằm cuốn hút học sinh say mê hào hứng, tự giác lĩnh hội tri thức, đó phát huy năng lực, trí sáng tạo của học sinh Với kinh nghiệm đã được tích luỹ qua nhiều năm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một phương án nhằm khắc phục hạn chế trên để việc dùng bài giảng điện tử đưa lại hiệu quả giảng dạy tốt hơn Cụ thể: + Thứ nhất, không dùng bài giảng điện tử để dạy cả tiết học, chỉ soạn bài giảng điện tử để trình chiếu từng phần nhằm minh hoạ nội dung cụ thể một cách sống động (nên chú ý yếu tố động) + Thứ hai, khi dạy vẫn sử dụng công cụ truyền thống là phấn trắng, bảng đen (xanh) Trên bảng phải ghi đầy đủ các mục của bài học và những nội dung ngắn gọn, cô đọng + Thứ ba, phối hợp nhuần nhuyễn việc dùng trình chiếu và viết bảng đan xen để tổ chức quá trình dạy học Nên để màn chiếu ở một bên góc bảng, sử dụng điều khiển từ xa, đèn laze để hỗ trợ thì càng tốt + Thứ tư, tạo cơ hội cho học sinh lên bảng trình bày ý tưởng của mình thông qua một số bài tập, giáo viên sử dụng trình chiếu để khái quát phương pháp làm hoặc để tổng kết Ví dụ: Dạy bài 11: Amin Tiết PPCT: 17 Lớp 12, chương trình nâng cao GV: Giới thiệu, đặt vấn đề Giáo viên kiểm tra bài cũ Học sinh theo dõi lên màn hình để nắm bắt nội dung câu hỏi Biểu diễn trình chiếu phần bài cũ HS: Trả lời câu hỏi GV: Cho các học sinh khác cùng tham gia nhận xét sau đó cũng cố bằng trình chiếu phần trả lời Lời dẫn: Như vậy là chúng ta đã học xong chương 2, hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em chương tiếp theo Trình chiếu bài mới, ghi lên bảng Chương 3: Amin - Aminoaxit - Protein Bài 11: Amin Lời dẫn: Bắt đầu chúng ta sẽ tìm hiểu mục: I Khái niệm, phân loại, danh pháp và đồng phân 1 Khái niệm GV: Các em hãy quan sát lên màn hình, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm amin Biểu diễn trình chiếu Sau khi đã xem phần trình chiếu một em hãy cho thầy biết thế nào là amin? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, kết luận bằng trình chiếu và ghi lên bảng Lời dẫn: Ta đi tiếp mục 2 Phân loại GV: Dựa vào sách giáo khoa, em hãy cho biết có mấy cách phân loại amin? Biểu diễn trình chiếu HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, trình chiếu sau đó kết luận và ghi lên bảng Phân biệt bậc amin với bậc của ancol? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, sau đó kết luận Lời dẫn: Bây giờ chúng ta sang mục: 3 Danh pháp GV: Dựa vào sách giáo khoa hãy cho biết có mấy cách gọi tên amin? Cách gọi tên amin theo gốc chức? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung sau đó kết luận và ghi lên bảng Cách gọi tên amin theo thay thế? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung sau đó kết luận và ghi lên bảng Hãy quan sát lên màn hình và gọi tên cho thầy 1 số amin quan trọng? HS: Trả lời câu hỏi GV: Trình chiếu sau đó lưu ý: Chúng ta cũng cần biết thêm tên thường của một số amin Ví dụ: C6H5NH2 có tên là anilin; C6H5NHCH3 có tên là N-Metyl anilin Lời dẫn: Bây giờ chúng ta tiếp tục sang mục: 4 Đồng phân GV: Để tìm hiểu phần này thầy đưa ra một ví dụ, một em lên bảng trình bày Ghi lên bảng: Viết các đồng phân amin có công thức phân tử C 4H11N? Có bao nhiêu loại đồng phân của amin, đó là những loại nào? HS: Lên bảng trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, trình chiếu sau đó kết luận và ghi lên bảng Về nhà các em gọi tên các amin này cho thầy, tiết học sau thầy sẽ kiểm tra Lời dẫn: Chúng ta chuyển sang nghiên cứu mục: II Tính chất vật lí GV: Dựa vào sách giáo khoa em hãy nêu ra những kết luận về tính chất vật lí của amin? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, sau đó kết luận bằng trình chiếu Các em hãy quan sát thật kĩ và cho nhận xét những mẫu vật trên tay thầy, đây là dung dịch metyl amin, đây là anilin HS: Quan sát mẫu vật, trả lời câu hỏi GV: Đưa ra những nhận xét, giải thích Lời dẫn: Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp mục: III Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học 1 Cấu tạo phân tử GV: Các em theo dõi lên màn hình xem thầy Biểu diễn mô hình phân tử của amoniac và một số amin Biểu diễn mô hình phân tử amoniac, các amin: metylamin, trimetylamin, aniline bằng phần mền Chem3D Ultra 8.0 ChemDraw Ultra 8.0 hỗ trợ Biểu diễn công thức cấu tạo hoá học ở dạng 3D, phần mền này Biểu diễn công thức cấu tạo dạng 3 chiều đẹp, tiện dụng, có thể copy và paste qua các trình ứng dụng khác dưới dạng ảnh hoặc lưu lại dưới dạng file ảnh (gif, jpeg), file phim (avi) Hình ảnh minh hoạ Sau khi xem xong phần trình chiếu các em hãy cho biết nét tương đồng về cấu trúc phân tử giữa amoniac và các amin? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung sau đó kết luận và ghi lên bảng Em có nhận xét gì về trạng thái giá trị số oxi hoá của nguyên tử nitơ trong amoniac và các amin? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung sau đó kết luận và ghi lên bảng Các em rút ra kết luận gì về tính chất hoá học của amin từ những điều trên? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung sau đó kết luận và ghi lên bảng Tiết học hôm nay về phần lí thuyết chúng ta chỉ dừng lại đây, chúng ta sẽ cùng làm các bài tập trong sách giáo khoa PHẦN TRÌNH BÀY BẢNG Chương 3: Amin - Aminoaxit – Protein I KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN 1 Khái niệm: * Thay thế các nguyên tử -H trong amoniăc bằng gốc CxHy- => Amin * Bậc của amin = số nguyên tử H của amoniăc đã bị thay thế 2 Phân loại: 2 cách thông dụng nhất: a Theo đặc điểm cấu tạo của gốc C xHy- : amin thơm, amin béo, b Theo bậc amin: amin bậc I, amin bậc II, amin bậc III 3 Danh pháp + Tên gốc - chức = tên gốc CxHy- + amin + Tên thay thế = tên hidrocacbon + vị trí + amin + Tên thường (chỉ một số amin) 4 Đồng phân Bài 11: Amin C4H11N: CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 (I) CH3-CH2-CH(NH2)-CH3 (II) CH3-CH(CH3)-CH2 -NH2 (III) CH3-C(NH2)(CH3)-CH3(IV) C(CH3)3-NH2 (V) CH3- NH-CH2-CH2-CH3 (VI) CH3- CH2- NH -CH2-CH3 (VII) (CH3)2NCH2-CH3 (VIII) + Đồng phân mạch cacbon + Đồng phân nhóm chức + Đồng phân vị trí nhóm chức II TÍNH CHẤT VẬT LÍ (SGK) III CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 1 Cấu tạo phân tử Phân tử amin có nguyên tử nitơ còn đôi electron chưa liên kết (tương tự amonăc) => thể hiện tính bazơ Nguyên tử nitơ trong amin có số oxi hoá -3 => amin dễ bị oxi hoá