duc dong ngu xa duc dong ngu xa nghề đúc đồng đại việt vốn có lịch sử từ nhiều ngàn năm điều này đã được khẳng định qua những mũi tên đồng thần kỳ ở gò chiền vạy mão sơn

26 13 0
duc dong ngu xa duc dong ngu xa nghề đúc đồng đại việt vốn có lịch sử từ nhiều ngàn năm điều này đã được khẳng định qua những mũi tên đồng thần kỳ ở gò chiền vạy mão sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Duc dong ngu xa Nghề đúc đồng Đại Việt vốn có lịch sử từ nhiều ngàn năm Điều này đã được khẳng định qua những mũi tên đồng thần kỳ ở gò Chiền Vạy, Mão Sơn (Hà Tây), Đương Mây (Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội), những lưỡi cày đồng thau (Vạn Thắng - Vĩnh Phúc), những trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn Và giữa kinh thành Thăng Long, vua Lý Thánh Tông đã cho xây tháp Báo Thiên cao 12 tầng (khoảng 70 m) mà tầng cùng được đúc bằng đồng Rất tiếc tháp không còn, cùng với những báu vật khác nó vẫn là niềm tự hào về nghệ thuật đúc đồng Việt Nam Thư tịch cổ cho biết: Vào khoảng cuối đời Lê, triều đình trưng tập một số thợ đúc đồng giỏi ở năm làng: Mé, Hè, Mai, Dí trên, Dí dưới thuộc tổng Đề Kiều huyện Thuận Thành - Bắc Ninh về kinh đô đúc tiền, chuông, tượng và đồ thờ theo yêu cầu của nhà nước Lúc đầu họ tập trung hành nghề ở khu vực phố Lò Đúc (thuộc quận Hai Bà Trưng ngày nay) Phải tên phố Lò Đúc xuất hiện từ Về sau điều kiện làm việc cần đến nhiều nước và môi trường thuận lợi hơn, những người thợ đúc đồng đã xin nhà vua cho chuyển đến khu đất ở giữa hồ Trúc bạch, lập thành làng gọi tên là Ngũ Xã tràng (nơi đúc đồng của năm xã) để ghi nhớ nghề nghiệp của quê hương bản quán, của tổ nghề Dương Không Lộ, Nguyễn Minh Không đã truyền dạy cho Từ lập làng ở đất kinh kỳ, với cái tinh khéo của nghề nghiệp, thợ Ngũ Xã đã nổi danh cùng sánh vai và trở thfnh những làng nghề có tiếng của Thăng Long "Gốm Bát Tràng, vàng bạc Định Công, đúc đồng Ngũ Xã" Những mặt hàng lò từ Ngũ Xã nhất là tượng người vf chuông rất được mọi người hâm mộ Nước ta có khá nhiều làng đúc đồng không phải thợ nào cũng đúc được chuông Đúc làm cho tiếng chuông trẻo, ngân xa, rung động, làm thức tỉnh lòng người hướng thiện Đó là cả một nghệ thuật, một bí quyết mà không phải nhiều nơi làm được Ngũ Xã Trong số những tượng và chuông thợ Ngũ Xã chế tác phải kể đến quả chuông cao 1,5 m và tượng Quan Thánh đền Trấn Vũ Tượng bằng đồng hun màu đen bóng, được đúc niên hiệu Cảnh Trị (1677) đời Lê Tượng cao thước ta (khoảng 3,72 m), nặng 7000 cân ta (khoảng 3000 kg) Giữa thế kỷ XX (1949) những người thợ Ngũ Xã lại sáng tạo nên một kỳ công tuyệt mỹ, đó là tượng A-Di-Đà được thờ tại chùa Thần Quang - làng Ngũ Xã là tượng đúc liền, đòi hỏi trình độ tay nghề và trình độ nghệ thuật cực cao Riêng phần tượng ngồi không tính bệ đã cao 3,95m, hai đầu gối cách 3,6m, chu vi tượng là 11,6 m Pho twojng nặng tới 10 tấn, phần bệ là một tòa sen xòe 96 cánh mềm mại uyển chuyển, đan xen nhau, được đúc bằng 16 tạ đồng Tượng A-Di-Đà đúc xong vào tháng 10 năm 1952 hiện là tượng đồng lớn nhất ở Việt Nam Đã 300 năm kể từ những người thợ đầu tiên của Ngũ Xã về kinh đô lập nghiệp đến cháu họ vẫn tiếp tục nghề nghiệp của cha ông Ngũ Xã hiện còn khoảng 40 gia đình làm nghề quy tụ ở mấy phố Phó Đức Chính, Mạc Đĩnh chi, Nguyễn Khắc Hiếu bên hồ Trúc Bạch Xưa người thợ Ngũ Xã chia công việc thành hai loại: Loại chuyên đúc đồ thờ đỉnh, nền, hạc, chuông, twojng; Loại chuyên đúc đồ gia dụng: nồi, mâm, chậu Sản phẩm đúc đồng Ngũ Xã đã được khắp nơi biết tiếng và có vị trí xứng đáng di sản văn hóa đồ đồng ở nước ta Đến Ngũ Xã hôm ta còn gặp những nghệ nhân, những người già cả vẫn tâm huyết với nghề Các cụ nhớ lại thuở 10, 12 tuổi học nghề phải cơm nước, giặt giũ, bế em cho nhà chủ, cực khổ trăm bề, ấy vậy mà vẫn gắn bó với nghề suốt đời Thật đúng là sinh nghệ, tử nghệ, nhiều người đã được nhà nước phong danh hiệu "Nghẹe nhân", "Bàn tay vành" cụ Quẹn, cụ Tùy, cụ Đới (đã mất), bà Ngô Thị Đan Trước Ngũ Xã sầm uất lắ, khoa học ngày một phát triển, thị hiếu của người dân cũng thay đổi, đồ đồng ít thông dụng, dần dần bị thay thế bằng if nhôm Nhiều người đã bỏ sang làm nghề khác đúc phụ tùng xe đạp, nồi xoong, mâm nhôm Hợp tác xã Trúc Sơn nhiều năm trở lại tốc độ phát triển còn chậm Ngoài một số hợp đồng làm những đồ cao cấp phục vụ trang trí nội thất hoặc những sản phẩm đạt trình độ kỹ thuật và nghệ thuật cao đúc chuông, tượng, phục chế trống đồng (công việc ít và thất thường), hợp tác xã cũng cố gắng mở một số mặt hàng khác đúc khóa đồng, lọ thô, đĩa thô để đảm bảo đời sống xã viên Thực trạng nghề đúc đồng Ngũ Xã hịên chưa mấy khởi sắc song ngọn lửa lò đúc vẫn dòng máu ddỏ chảy huyết mạch người thợ lưu truyền từ đời này sang đời khác Anh Quyền nghệ nhân Nguyễn Văn Quẹn tâm sự: "cả đời cha bạch, cụ làm nghề với cả ssay mê, tâm huyết Các tác phẩm của cụ được giữ gìn trân trọng và được nhắc đến" được gửi gắm vào đó tất thảy tâm huyết tinh hoa, được hun đúc nhiều trăm năm của làng đúc đồng Ngũ Xã quê anh "Làng đúc đồng Ngũ Xã" khác hẳn những làng khác Người thợ ở chỉ sống chính bằng nghề nghiệp truyền thống, họk hông có ruộng để trồng cấy là một khó khăn lớn nghề nghiệp không tiến triển hiện Làng đúc đồng Ngũ Xã nổi tiếng xưa kia, phải hôm bế tắc, chưa tìm được lối ra? Văn Miếu văn hóa tín ngưỡng tín ngưỡng văn hóa TS Phạm Văn Tình Ngày 15-2-2003, tức đúng ngày Tết Nguyên tiêu (rằm Tháng Giêng năm Quý Mùi), một lễ hội thơ đầu tiên ở Việt Nam đã được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội Chọn một nơi Văn Miếu để khai trương và tôn vinh truyền thống yêu văn thơ của dân tộc ta quả là một việc làm có ý nghĩa Tuy nhiên, nếu trở lại cội nguồn lịch sử xa xưa của Văn Miếu, chúng ta tìm khái niệm này còn ẩn tàng nhiều giá trị về văn hóa - tín ngưỡng làm nên bề dày truyền thống tinh hoa dân tộc Việt Nam Với một diện tích 54.000 m2, nằm giữa các phố Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu, Quốc Tử Giám… có thể nói tổng thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám chiếm một diện tích khá rộng so với Kinh thành Thăng Long ngày xưa (vốn chỉ giới hạn cửa thành, cửa ô chính sau này) Nhiều người thường hay gọi nơi này một cách ngắn gọn là Văn Miếu hoặc Quốc Tử Giám và cũng nhiều người vẫn nghĩ rằng là tên gọi khác của một di tích Thực ra, Văn Miếu và Quốc Tử Giám là hai công trình kiến trúc được xây dựng với hai mục đích ở hai thời điểm khác Văn Miếu đời năm 1070 còn Quốc Tử Giám thì mãi tới sáu năm sau (1076) mới có Tuy nhiên, hai công trình này vẫn nằm một tổng thể kiến trúc rất hài hòa, ấy là trước xây dựng, Vua Lý Nhân Tông đã trực tiếp xem xét và lên phương án rất kĩ Hơn nữa, xuất phát từ truyền thống trước đó từ Trung Quốc, từ Nho giáo của Khổng Tử đời, nhiều Văn Miếu đã được dựng với quy mô và kiểu dáng khá giống nhau, đều có các khu Văn Miếu Môn, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Bái Đường,… Người tham quan nơi này ngạc nhiên về sự hài hòa và tôn nghiêm, cảnh quan nơi hội tụ được mọi tinh hoa của người và trời đất Văn Miếu - chiết tự có nghĩa là "miếu thờ văn" Đây là một tín ngưỡng tôn vinh người sáng lập Nho giáo (*) và qua đó đề cao tinh thần học vấn mà ông đề xướng, coi trọng sự học hành hiểu biết, từ đó coi trọng giá trị người thầy (tôn sư trọng đạo), coi trọng lễ nhạc, thơ ca… Văn: vẻ đẹp, văn chương, văn nho, văn đức, văn đạo, văn sách, tri thức… "Kẻ quân tử học rộng rãi ở văn, ước thúc bằng lễ thì có thể sống không trái đạo nghĩa" (Luận ngữ) Qua bao đời truyền tụng, chữ Văn còn được bồi đắp thêm nhiều nét nghĩa cực kì hàm súc, một chữ của Thánh hiền, tôn thờ thành Đạo Nghĩa Do vậy, khu chính của mọi Văn Miếu là Đại Bái Đường, nơi đặt bàn thờ Khổng Tử và được coi là nơi trang trọng tôn nghiêm nhất Sách Khổng Tử răn dạy rất kĩ những điều phải tuân thủ mà người quân tử không được phép quên Nho giáo có thể nói đã thâm nhập sâu vào cuộc sống tinh thần của người Việt và phát huy tính tích cực của nó Nhà nước phong kiến cũng đã biết tận dụng ưu thế này để cai trị muôn dân Do vậy, nhà vua cho xây Quốc Tử Giám làm nơi đào tạo nhân tài đất nước Ta hay gọi nơi này bằng một tên gọi hình tượng là "trường đại học đầu tiên ở Việt Nam" Chính từ xây xong Quốc Tử Giám, việc dạy dỗ, đào tạo nhân tài ở nước ta mới vào chính quy và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của trường quy thi cử phong kiến Quốc Tử Giám còn là nơi vua học, nơi dạy dỗ cho các của nhà vua cũng các bậc quan chức triều đình Từ quan niệm "hiền tài là nguyên khí quốc gia", các triều vua Việt Nam đã liên tục mở các khoa thi lớn để chọn các nhân tài Chỉ tính riêng từ năm 1442 đến 1787 đã mở được 124 khoa thi và chọn 2.260 tiến sĩ theo Nguyễn Văn Độ, đã dẫn) Quả là một kì tích Những rùa đá lớn, nặng hàng tấn, được khắc chi chít mình tuổi của các vị tiến sĩ đã tạo một biểu tượng trang trọng và linh thiêng ở chốn tôn nghiêm này Hình ảnh Hồ Chủ tịch chăm chú đọc bia Tiến sĩ ở Quốc Tử Giám đã trở thành một hình ảnh vừa hào hùng vừa cảm động Nó có giá trị một ngọn cờ vẫy gọi mọi thế hệ cháu đường học vấn, nguyện đem tài trí của mình phụng sự đất nước Giờ đây, sau gần 10 thế kỷ thăng trầm, qua bao năm chiến tranh giặc giã, mặc dù Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã ít nhiều bị mai một, xuống cấp nơi vẫn là một di tích lịch sử văn hóa có một không hai của dân tộc Nó hàm chứa tất cả những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam từ bao đời Và bây giờ, Văn Miếu tâm khảm chúng ta một biểu trưng mang đậm chất văn hóa được tôn thêm bởi sắc màu tín ngưỡng Giá trị tinh thần cao quý đến nỗi chúng ta coi đó một huyền thoại để tôn thờ, là di sản bất diệt của ngàn năm văn hiến Quả là hai yếu tố văn hóa và tín ngưỡng đã tích hợp, chìm vào và lung linh tỏa sáng tâm hồn người Việt Nam, mãi mãi trường tồn cùng lịch sử Chú thích (*) Miếu thờ Khổng Tử (Khổng Miếu) được lập tại nước Lỗ, Trung Quốc, vào năm 478 TCN (Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số14/2003) Làng gốm cổ truyền Bát Tràng Lê Văn Cảo Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư Thăng Long Khi ấy ở trường Yên có nghề làm gạch Một người thợ cả thuộc họ Nguyễn quê ở Vĩnh Linh, Trường Yên (Hoa Lư) đã cắm đất tại Bát Tràng làm nên những viên gạch 30  30  6- cm, những viên gạch đó đã được làm bằng đất sét chịu lửa đun ở nhiệt độ cao, nó cũng là những viên gạch được xây nền móng của những cung điện Hoàng thành Nếu có dịp đến thăm chúng ta thấy có móng nhà dài 20m cao từ 0,7 - 1m, rộng 60cm, với hai lượt gạch át Tràng được xây dựng đều đặn, thẳng thắn, cho đến không một chút rêu phong, đó chính là gạch Bát Tràng Hầu hết những di sản văn hóa của nước ta đều có mặt gạch Bát Tràng, từ Văn Miếu, đền Cổ Loa, đền Gióng đến các cung điện lăng tẩm của Huế và các vùng nông thôn miền Bắc thì đình, chùa và các nhà khá giả đều xây gạch Bát Tràng Theo lệnh vua, 12 cụ từ làng Bạch Bát - Bồ Xuyên đã đến Bát Tràng xây dựng những mái lò làm gốm phục vụ cho cung đình và dân sinh Những người ở Bồ Bát và Trường Yên đã thống nhất và đặt tên làng chính thức là Bát Tràng, lấy tên người có công đầu là người họ Nguyễn ở Trường Yên (Nguyễn Linh Tràng), đến dân làng còn ghi nhớ Tên làng Bát Tràng được hình thành từ thời Lý, Trần Khi đem quân đánh giặc vua Trần Nhân Tông đã chỉ vào làng Bát Tràng lúc ấy bến dưới thuyền và nhộn nhịp và phán rằng: "Đây là bến sông làng Bát Hàng gốm Bát Tràng phát triển mạnh mẽ ở thời kỳ Trần Lê, không những người được người nước ưa chuộng mà còn là mặt hàng bán các nước như: Nhật Bản, Inđônêxia, Hàn Quốc Gốm Bát Tràng còn được coi là một cống phẩm qúy của Việt nam với các triều Nguyên, Minh Hiện những sản phẩm ấy còn được lưu giữ Bảo tàng Lịch sử, quê hương làng gốm và một số làng xã lân cận Là mặt hàng qúy vì nó làm bằng bàn tay, khối óc của người thủ công - từ tạo hình, tạo dáng, đến nét vẽ khắc hoa văn,các loại men từ men đàn, men rạn, men ngà, men lam, men búp dong được nung ở nhiệt độcao, gốm không bị ngấm nước, men không bịthời gian làm mòn Một tiến sĩ người Mỹ chuyên gia nghiên cứu về gốm sứ, sau làm việc gần tháng với các thợ giỏi của Bát Tràng và nghiên cứu các đặc tính riêng của gốm Bát Tràng đã kết luận: "Gốm Việt nam thuộc nhóm I của thế giới và gốm Bát Tràng đứng đầu ở nhóm I đó" (Tiến sĩ F.MooooNey) Những người thợ gồm Bát Tràng hiệnnay được kế thừa đầy đủ nhất những bí quyết, những nét tinh hoa của ông cha để lại Họ được sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuạt mới, họ được xã hội qúy trọng và nâng đỡ nhiều mặt để phát huy hết những khả của mình Gốm Bát Tràng ngày đã được phát triển thành cả xã và cả một vùng, gần chục nghìn gia đình chuyên sống bằng nghề gốm và phục vụ cho nghề gốm Mỗi buổi sáng hàng vạn lao động ở khắp vùng đến làm việc tại các xưởng gốm Bát Tràng, Kim Lan, Giang Cao,Xuân Quan Không khí lao động thật nhộn nhịp, vui vẻ Do đất chật người đông, gốm Bát Tràng phải đưa một số xưởng gốm hiện đại tới Hưng Yên, Quảng Ninh để sản xuất, những xưởng này cũng thu hút, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương Đến xóm ngõ nào làng chúng ta cũng thấy hàng trăm mẫu gốm tinh xảo, nhiều loại men mới được nghiên cứu thành công Men ngọc, men ngà, men búp dong là loại hàng phổ biến (xưa là loại qúy hiếm) Men rạn đủ kiểu màu thật là tinh xảo Men hồng, kết tinh, đá nâu đen, thô đã được đưa vào sản xuất hàng loạt Ngoài những tiến bộ về men, về tạo hình, về chất liệu, về tay nghề thì một bước nhảy vọt của làng gốm đó là thay lò than bằng lò ga, giá thành cao số lượng hàng thu được nhiều và chất lượng lò ga là hẳn, giúp cho người thợ sản xuất được mặt hàng đa dạng hơn, đáp ứng được những yêu cầu cao của khách hàng, giảm ô nhiễm môi trường Nhờ chất lượng ngày càng tốt nên khách hàng quốc tế và nước đều ưa thích, từ các nước châu Á, đến châu Âu, châu Mỹ, châu Đại dương đều có hợp đồng mua bốm Bát Tràng Tính năm Bát Tràng xuất khẩu từ 400 - 500 Container , ước tính khoảng 4-5 triệu đô la Mỹ Hiện các nước Pháp, Mỹ, Đức đều có các Công ty mua hàng Bát Tràng Ngày ấm chén bát đĩa của Bát Tràng vừa đẹp vừa bền, có thể cạnh tranh và ngoài nước với giá cả phải Do sản xuất phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao - nhà cửa hầu hết khang trang, các tiện nghi sinh hoạt đều có Các hoạt động khuyến học, khuyến nghề được chú ý, nhất là khuyến học đã đầu Thành phố từ chỗ có 70, đến đã có 132 cháu học sinh giỏi Về khuyến nghề đã tổ chức cho các cháu học sinh cấp I học vẽ, thi lại, thi vẽ Các cuộc triển lãm được liên tục tổ chức từ Hà Nội - Đền Hùng Huế Đến đâu cũng nhận được sự khen ngợi của Ban Tổ chức, Bằng khen của Bộ Văn hóa, của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt nam Có bốn nghệ nhân đã được Thành phố công nhận Hàng chục mẫu hàng được nhận giải thưởng "Ngôi Việt Nam" và sản phẩm tinh hoa Việt Nam của Festival Huế 2004 Những tiến bộ là nhờ sự nỗ lực của những người thợ gốm, sự quan tâm của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội Đó là một quy hoạch làng nghề đã được UBND thành phố quyết định Nhờ quy hoạch mà đường sá làng, đã được xây dựng rộng rãi, nhà máy nước sắp hoàn thành, công trình điện được cải tạo nâng cấp, bến cảng du lịch và vật tư được khẩn trương khảo sát và xây dựng Để kết luận, chúng xin trích hai câu thơ mà cụ Vũ Khiêu, giáo sư, anh hùng lao động, giải thưởng Hồ Chí Minh đã tặng nhân dân làng Bát Tràng: "Gốm Bát Tràng mỹ lệ cao siêu Người Bát Tràng thông minh tài tú " (Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số23/2004 Di sản sống Văn học dân gian cổ truyền đất thăng long GS Vũ Ngọc Khánh Thăng Long là đất kinh kỳ, là nơi hội tụ Thăng Long là trung tâm văn hóa của cả nước với lịch sử mấy ngàn năm, kể cả những ngày chưa được mang tên gọi Thăng Long Đã là một trng tâm văn hóa thì tất nhiên phải bao hàm, phải chất chứa một nội dung văn hóa phong phú và đa dạng Chỉ nói riêng phạm vi văn học dân gian, kho tàng này đã đồ sộ vô cùng Không một vùng đất nào cả nước Việt Nam ta có được bề dầy và bề sâu về văn học dân gian ở Thăng Long Có thể khẳng định vậy mà không phải ngại ngần hay dè dặt Thăng Long là đất rồng bay Rồng là một vật huyền thoại Người chọn vật huyền thoại này để đặt tên cho Thủ đô, không ngờ đã mặc nhiên công nhận nơi là xứ sở của một kho tàng huyền thoại dồi dào Vì đất của loài vật kỳ ảo thiêng liêng, nên ta còn gặp ở Thăng Long rất nhiều vật huyền thoại, vật là một đầu đề cho một truyền thuyết, một cổ tích thần kỳ Có Rồng bay để mở một kỷ nguyên độc lập, có rùa bơi, rùa mà là thần Kim Qui với hình ảnh trả gươm, để khẳng định đất nước phải bước sang giai đoạn xây dựng hòa bình Có ngựa, ngựa mà lại là thần Bạch Mã, với vai trò kiến trúc sư chỉ rõ đường qui hoạch thành Thăng Long Còn có trâu, mà lại là trâu vàng vừa tắm nước Hồ Tây vừa tạo cho đất Thăng Long rất nhiều mặt gương diễm lệ, có hồ còn giữ được cái tên Kim Ngưu Rồi lại có khá nhiều là Rắn Phải là rắn mới gợi được những huyền tích xa xưa, để ta nhớ đến cao Giao Long thần kỳ được dân Việt luôn gọi tên bố về hỗ trợ cháu gặp nạn Dấu tích của rắn tháy khắp mọi nơi: ở Lệ Mật phía Đông, ở Dịch Vọng phía Bắc, và ở Linh lang, chính giữa Kinh đô Thăng Long quả là xứ sở của các vật huyền thoại Huyền thoạ mà không hề xa lạ với người Có vật linh thiêng, Thăng long lại cũng có thần linh thiêng Gọi là thần, phải hiểu đó chính là người, những người đã gạt bỏ cái tiểu ngã nhỏ nhen, để đạt đến mức đại ngã, mà ta gọi là thánh Đã có một chuyên đề về đạo Thánh ở Việt Nam Các Thánh đều có sự tích để trở thành thần thoại, cổ tích hay giai thoại để làm giàu cho văn học dân gian Thăng Long Điều tình cờ mà hợp lý, lại là rất độc đáo Thăng Long chính là quê hương của quá nhiều vị Thánh Có Thánh Lỏa ở Đông Anh Có Thánh Gióng ở Sóc Sơn Rồi có Thánh Chèm ở Từ Liêm, Thánh Láng, Thánh Đồng đen ở giữa lòng Hà Nội Hà Nội là đất bao dung, là nơi hội tụ, các vị thánh dù xa xôi mấy cũng phải về Về được tôn vinh là thánh của cả nước chứ không chỉ là thánh ở địa phương, ở các vùng Thánh mẫu là các vị bà Chúa Kho, y Lan, Liễu Hạnh Thánh chống ngoại xâm là thánh Phạm, thánh Trần Thánh chuyên ngành đức Thánh Chu Còn có cả thánh nước ngoài nữa Thánh Quan và Thánh Văn Xương vẫn được người dân đất Hà Nội hành hương sùng bái, không hề có kỳ thị gì về quốc tịch Truyện thánhlà cả một kho tàng Truyện thánh là cả một kho tàng Trong văn học dân gian Việt Nam, cổ tích và truyền thuyết Thăng Long chiếm một vị trí lớn lao là vậy Thăng Long là đô, cũng còn là thị Vì là thị nên mới có cái tên gọi là Hà Nội ba mươi sáu phố phường Con số 36 tượng trưng cho sự tối đa chứ số lượng phố phường Hà Nội còn nhiều thế Những phố phường đều là quê hương của các nngành nghề, của các sản vật, đồng thời cũng là quê hương của những sự tích các vị tổ nghề, kèm theo rất nhiều bài thơ, bài văn cúng tế, bài hát tôn vinh hoặc những bài vè Có rất nhiều bà tổ nghề ở Hà Nội, được tôn là các bà Chúa đều được vào văn học dân gian Bà chúa dệt lĩnh là Phạm Thị Ngọc đô ở Trích Sài là một đức thiên tôn: "Nhờ đức thiên tôn, dạy nết cửi canh Quay tơ lụa chỉ nhiều đường Nữ công văn nghệ cho tường bởi đâu" Các bà chúa Tằm (Quỳnh Hoa công chúa ở Nghi Tàm), bà chúa Dệt (công chúa Thụ La ở Hoàn Long) đều có những bài văn chầu được dân chúng thuộc lòng Những vị tổ khác cũng luôn lưu lại tiếng tăm và hình ảnh lòng các thế hệ Vũ Uy, tổ nghề dệt thao ở Triều Khúc được nhắc đến ca dao: Quai thao dệt khéo vô ngần Là nghề của Vũ sứ thần dạy cho Tóc rối, lông vịt mỏ cò Bán ngoại quốc cũng to vốn lời Rồi còn có cả những ca dao và truyền thuyết nói đến các nghề đúc đồng (Ngũ Xã), làm giấy (Yên Thái) và nhiều nữa phần sâu kín, người Hà Nội yêu quý kỹ thuật, quan tâm đến việc chế biến sản vật, khiến ta có thể tin tưởng và hy vọng về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau này Lại không thể quên được rằng đất Thăng Long còn dồi dào lời ca tiếng hát, cũng rất say mê với nghệ thuật biểu diễn Hát cửa đình Lỗ Khê còn lưu lại nhiều tác phẩm dòng ca công: Chất bác học dồi dào mà phong cách dân gian thấm đượm Lỗ Khê là một trung tâm lớn, Hà Nội còn nhiều điểm ca công khác, quy mô không bằng ảnh hưởng vẫn lớn làng Phú Mỹ, quê hương của một người đã được tôn là Nam quốc danh ca đào thị mẫu Đã nhắc đến những bài ca vè, thì cũng không nên quên rằng Hà Nội đã có những khúc tráng ca rất tiêu biểu, hình hiếm thấy ở nhiều địa phương Không phải tìm đâu cho xa xôi, vào cuối thế kỷ XIX cả nước truyền bài "Hà thành chính khí ca", ca ngợi sự hy sinh lớn lao của Hoàng Diệu Trời cao, sông rộng, đất dày Núi Nùng, sông Nhị chốn này làm ghi Nét văn hóa lớn của dân tộc ta là ở đó Và nối tiếp chính khí ca là cả nước Việt Nam đã phát huy chính khí này sự nghiệp Cần vương Ngay sau đó, lại có Ngũ tử ca, khẳng định cái đẹp của Đông kinh nghĩa thục: Buổi diễn thuyết người đông hội, Kỳ binh văn khách tới mưa Những khúc tráng ca vậy, sống mãi với tinh thần dân tộc Cùng với những bài ca, vè, văn chầu chúng ta còn được gặp ở Hà Nội rất nhiều ca dao, phương ngôn ca ngợi cảnh đẹp Thăng Long,khẳng định các của ngon vật lạ hoặc những sắc thái đa dạng của chốn kinh kỳ Đã có nhiều công trình xuất bản lâu sưu tầm được kho tàng đồ sộ nay, ca dao cả nước cũng phong phú vậy Có một câu hỏi cũng hay hay: hàng vạn câu ca dao Việt Nam, có thể tìm được một câu nào, đoạn nào hay nhất? Hay về tình cảm, về nghệ thuật, về phong cách, lại mang dấu ấn rõ rệt của địa phương Người dân Hà Nội xin góp câu này để chờ sự thẩm định: Phất phơ lá trúc trăng tà Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương Mịt mờ khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ Có phải hoàn toàn là ca dao chăng? Nhưng đúng nó đã trở thành câu ca dao của riêng Hà Nội: có phần bác học mà có phần dân gian sâu lắng đậm đà Phong cách Hà Nội chính là thế Văn học bao giờ cũng phản ánh người Văn học dân gian cũng vậy Con người Việt Nam qua ca dao cổ tích luôn sống động, có qua một nhân vật nàng Tấm, chàng Trương Chi, có qua một hình tượng bống, cò Văn học dân gian Hà Nội còn có nét đặc sấc là đã sản sinh một kho tàng giai thoại, không đâu dồi dào bằng Giai thoại Thăng Long xứng đáng chiếm một mục riêng kho tàng giai thoại Việt Nam, và làm sáng rõ hình ảnh của nhiều người Hà Nội Con người nơi nổi bật là những hiền tài, là nguyên khí quốc gia Đó là các nhà học giả, các vị khoa bảng, các nhà trí thức trải qua các thời đại Chuyện của họ là chuỵen học hành, thi cử, đối đáp ngoại giao, nghiên cứu sáng tác, chuyện nào cũng để lại những tấm gương sáng tạo và phấn đấu cho nhiều thế hệ Có chuyện chú bé ba tuổi giết giặc dũng sĩ Phù Đổng, có chuyện cô gái tuổi đã là nữ tướng Trần Ngọc Hoa Rất nhiều là những giai thoại của tập thể dũng sĩ những đoàn quân cướp giáo Chương Dương, bắt giặc Hàm Tử, đuổi địch Bồ Đề cho đến đoàn quân Rồng lửa Ngọc Hồi rồi đội quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh những ngày lịch sử 19/12/1946 Phụ nữ Thăng long rất nhiều nàng nàng Phạm Thị Trân mà khúc hát tùng chim cứ vang vọng mãi, hoặc nhà thơ nữ ở phường Khán Xuân luôn thắc thỏm với ba hồi chiêu mộ, một vũng tang thương Còn có một bà huyện, nhìn Thăng long mà thấy được đá vẫn trơ gan, nước còn chau mặt Thơ của các bà đã trở thành niềm tâm sự của nhân dân Những trai gái lịch chốn kinh kỳ (để lại cho kho tàng lịch sử Việt Nam nhũng bài thơ tuyệt diệu): có mối tình phóng khoáng nguyên vẹn vẻ tinh khôi bến đò Chử Xá, có mối tình không kể tuổi bên Hồ Tây, rồi có cả mối tình tưởng là quý tộc, song lại rất nhân văn Có ông Vua yêu cô gái hái dâu, tựa lưng bên khóm lan không cần xem hội Lại có ông Vua nho học tìm đến một chùa để rước nàng tiên, tạo nên mối tình Nho Phật Lão bàng hoàng kim cổ! Còn có những mối tình kỳ lạ: tình của một nhà thơ với một nữ thần dưới bóng trăng mờ ảo của Tây Hồ Không phải đất của dân gian, thì không có được những người và những mối tình thế Không biết có nghiên cứu văn học trào phúng Việt Nam, đã để ý đến nụ cười Hà Nội, hình nhhư xuất hiện đâu đó từ cái cười của Liêu Thủ Tâm rồi đến Sai ât, Nguyễn Sĩ Cố Sau đó thì được cộng thêm cái nghịch ngợm tai quái của Trạng Quỳnh để dẫn đến nụ cười Tú Xuất - Ba Giai là riêng cho Hà Nội Cái cười vốn là đa dạng, nhiều quá mức, đivào dung tục là cái cười của nông dân Người Hà Nội cũng tiếp nhận cái cười này, song chủ yếu là cái cười đô thị Xã hội càng phân hóa thì càng có lắm tiếng cười Nụ cười Hà Nội xã hội thực dân, thị dân hóa là biết đánh vào những đối tượng lai căng, kệch cỡm, gây nên nét mới cho cái cười Việt Nam Đến ngày có xu hướng trơ rthành nụ cười trí tuệ, mà chất uy mua Bản án thực dân Pháp và Nhật ký tù (của Nguyễn Quốc - Hồ Chí Minh) đã gợi mở phần nào Cái cười trí tuệ này chỉ mới thấy ở Hà Nội là dồi dào cả Có tiếng cười, có ca dao hò vè, giàu giai thoại cổ tích, lại dồi dào huyền thoại, luôn chứa đựng sức sống nhân văn của người các thế hệ ở chốn đô thành, văn học dân gian Hà Nội xứng với tâm tình và trí tuệ Việt Nam (Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số 5/2002) Làng giấy dó Yên Thái Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ (Ca dao) Chày Yên Thái nện sương chểnh choảng Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co (Nguyễn Huy Lượng - "Tụng Tây Hồ phú") Làng nghề giấy nổi tiếng Yên Thái, còn gọi là làng Bưởi, ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội Nghề làm giấy ở bắt đầu từ thế kỷ XV, được Nguyễn Trãi nói đến, khá rõ, sách "Dư địa chí" của ông (viết năm 1435): Phường Yên Thái ở Thăng Long đương thời chuyên làm giấy; người thợ lao công ở đã làm giấy thị (để viết chỉ thị), giấy lệnh (để ghi mệnh lệnh) Thực ra, phường Giấy Yên Thái không chỉ riêng người làng Yên Thái làm giấy, mà bao gồm cả làng Đông Xá, Hồ Khẩu cũng làm giấy, Làng Nghĩa Đô xưa có dòng họ Lại đời nối đời làm một loại giấy đặc biệt, gọi là giấy sắc dành riêng cho vua dùng để viết sắc chỉ - nền giấy nổi lên mờ mờ hình rồng phun mây Dân gianquen gọi loại giấy sắc là giấy Nghè, để chỉ thứ giấy làm ở làng Nghè (têncổ của làng Nghĩa Đô, sau này thành xã Nghĩa Đô) Phường giấy Yên Thái trước vang dội chày giã vỏ dó làm giấy Âm ấy đã vào ca dao, dân ca, đã gợi cảm hứng cho những tâm hồn thi nhân nghệ sĩ qua nhiều thế kỷ Thế đằng sau những tờ giấy tân, đằng sau cái nhịp chày Yên Thái nện sương giữa quanh co ngọn nước "mặt sương Tây Hồ" đã mấy hiểu hết sự khó nhọc của người thợ làm giấy! Trong cuốn "Ca dao ngạn ngữ Hà Nội" Triều Dương và những người khác sưu tầm, văn nghệ Hà Nội xuất bản năm 1971, có những câu ca dao về lao động của người thợ Yên Thái: Giã rồi lại giã mai Đôi chân tê mỏi, dó vì mày Hay: Xeo đêm rồi lại xeo ngày Đôi tay nhức buốt vì mày giấy ơi! Nghề làm giấy cổ truyền ở Yên Thái cũng một vài nơi khác được chuyên môn hóa từ khá sớm.Nguyên là nghề giấy phải qua nhiều công đoạn sản xuất, với kỹ thuật khá phức tạp Nó đòi hỏi từng loại thợ ở từng công việc cụ thể phải có kinh nghiệm và giỏi nghề Sự chuyên môn hóa ấy còn mục đích sản xuất đạt sản lượng và chất lượng giấy theo mong muốn Có thể nói, ở tất cả các công đoạn sản xuất - từ bóc vỏ dó, ngâm và giặt dó, giã dó, nấu dó, lọc dó, xeo giấy, đến đóng gói kiện giấy và vận chuyển bán đều hết sức vất vả Làm giấy thủ công trước hầu hoàn toàn phải bằng sức người, bằng đôi tay trần của người thợ Sản xuất giấy cần rất nhiều nước mà phải là nước sạch Lại phải cần phải cần lửa, để đốt lò nấu bột dó Tờ giấy mỏng manh đã đời từ cỏ môi trường nước và lửa Xưa kia, ở làng Yên Thái, người ta đã chọn ven bờ sông Tô Lịch để làm nơi sản xuất: ngâm, đãi, nấu dó Những cái vạc lớn nấu bột dó đặt trêncác lò đắp đất bờ sông Cạnh đấy là bãi sông - nơi ngâm, giậm và đãi vỏ dó Trên bờ sông ấy có giếng nước rất sâu, mát, đã nổi tiếng một thời ở Thăng Long xưa Bố trí và tổ chức nơi sản xuất giấy của làng nghề này vừa thuận tiện vừa hợp lý Ở đây, dân gian đã phản ánh rất thực về cảnh đó bằng bài cao dao: Ai đứng lại mà trông Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa Kìa giấy Yên Thái, Giếng sâu chín trượng, nước thì xanh Lò nấu dó của Yên Thái được đắp cao tới 5m Miệng lò đặt chiếc vạc lớn, đường kính 2m Vỏ dó được đun cách thủy vạc Khi vỏ dó chín, người ta vớt đem ngâm nước vôi một lần nữa Dó nấu chín, ngâm nước vôi, được đem bóc hết lầnvỏ đen bỏ Phần vỏ dó còn lại có màu trắng muốt, tinh khiết, được đem giã nhuyễn bằng cối lớn, chày tay Thanh niên giã dó cả ngày lẫn đêm; giã nhiều ngày đêm mới đủ bột dó để sản xuất Câu ca "Nhịp chày Yên Thái " đã đời khung cảnh lao động rộn ràng của người thợ làng nghề giấy này Công việc hòa ngâm bột giấy bể lọc (gọi là tàu seo) và kỹ thuật seo giấy của những người phụ nữ làng Yên Thái không có gì khác các làng giấy khác, (xem kỹ thuật làm giấy làng An Cốc sau đây) Việc ép giấy cũng vậy Nhưng người thợ Yên Thái lại dùng lò sấy là chủ yếu, ít phải đem phơi giấy Dù trời mưa vẫn không ảnh hưởng đáng kể đến công việc, giấy vẫn được sấy khô thường.Cần nhấn mạnh rằng, lò sấy giấy đã xuất hiện ở Yên Thái từ mấy trăm năm trước Sản phẩm truyền thống của Yên Thái chủ yếu là giấy bản để in sách và viết chữ nho (bằng bút lông, mực tàu) và giấy dó (dầy giấy bản) để in tranh dân gian Ngoài ra, thợ giấy Yên Thái cũng sản xuất loại giấy moi, giấy phèn bằng nguyên liệu xấu Mặt giấy ấy khô ráp, bán cho khách mua để gói hàng Các loại "đầu mặt" vỏ dó bị loại bỏ, gọi là "xề", người Yên Thái đem bán cho làng Kẻ Cót để làm loại giấy xề Ngày xưa, các, các cô gái làng Kẻ Cót (tên chứ là làng Thượng Yên Quyết) ở ngoại ô Thăng Long, chuyện mua nguyên liệu dó "xề" về làm thứ giấy xề - thô và xấu ấy Làng Yên Thái (làng Bưởi) vẫn còn đó Nhưng nghề làm giấy dó cổ truyền của Yên Thái bây giờ không còn nhộn nhịp nữa Người Yên Thái nung nấu một quyết tâm phục hồi nghề giấy, làm những sản phẩm độc đáo, qúy và đẹp cho đời Ths.BÙI VĂN VƯỢNG (Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số22/2004) món, công thức chế biến và thành phần của từng món, thậm chí cả ở kiểuhoa và kích cỡ của miếng su hào làm chân tẩy bóng bì Như vậy liệu có thể cho rằng người Hà Nội kỹ tính ăn uống không nhỉ? Từ Hà Nội đời thường ta quay về với một Hà Nội tâm thức văn hóa Việt Nam Bản thân Thăng Long đã là một giá trị văn hóa Đó là một thủ đô với truyền thuyết rồng bay lên đón chào Đó là nơi anh linh núi sông tụ hội thần sông hiện lên phá tan bùa yểm của tên tướng giặc xâm lược Đó cũng là địa điểm ghi dấu những chiến công hào hùng chiến tranh giải phóng dân tộc của Lê Lợi - Nguyễn Trãi, của Quang Trung - Nguyễn Huệ, của Địên Biên Phủ - Hồ Chí Minh v.v Hà Nội - Thăng Long vì thế là niềm tự hào của toàn dân đất Việt, từ Nam chí Bắc, cả từ miền ngược đến miền xuôi (Xem tiếp trang 28) Vấn đề phố nghề cổ truyền lòng thành phố Nguyễn Vinh Phúc Không rõ đời Lý, Trần, thợ thủ công và người buôn bán gốc Thăng Long là thế nào, chỉ biết từ đời Lê sơ thì thợ thầy Kẻ Chợ đa số từ tứ trấn về Nay thì ai cũng biết là nghề vàng bạc từ Châu Khê và Định Công, nghề tiện từ Nhị Khê, nghề giày từ Trúc Lâm Có thể ban đầu, từng nghiệp thợ từ làng quê Thăng Long cư trúm, làm theo thời vụ Dần dà, họ định cư ở hẳn lại Kẻ trước người sau tụ tập ở một góc phường (trong số 36 phường) bám lấy hai bên một đường rồi mở cửa hàng (tức phố) vừa sản xuất vừa bán buôn, bán lẻ Đời Lê Thánh Tông dân tứ chiếng về về Thăng Long quá đông đúc đến mức quá tải, khiến quan cai trị phải nghĩ đến cách giãn dân và toan lệnh đuổi tất cả về nguyên quán Sau đại thần Quách Đình Bảo bàn rằng chính họ là nguồn thu ngân sách lớn cho triều dình, đuổi họ thì thất thu nghiêm trọng Nên vua chỉ còn biết trục xuất bọn vô nghề nghiệp mà Như vạy vào thế kỷ 15, phố nghề Thăng Long hắn khá phồn thịnh Về thực trạng có thể nếu lên những đặc điểm ở một số giai đoạn sau: Trong thế kỷ XVIII Thượng kinh phong vật đã ghi: "Còn nhân dân, những người đua tranh mối lợi, làm nhà quanh cả nơi kinh kỳ, không còn chỗ nào bỏ không, thậm chí có người làm nhà sàn mặt nước mà ở đó (có thể là ven bờ Tô Lịch), khách bốn phương đua đến ở quanh cả kinh đô không lúc nào ngớt, đều cố nhanh chân rảo bước mà đến đến thành nước Yên ngày xưa " Đến những năm 70, 80 của thế kỷ XIX, một số quan chức, nhà báo Pháp đến Hà Nội tả khu buôn bán của Hà Nội là "sinh hoạt buôn bán vô cùng nhộn nhịp" hoặc "một quần cư chen chúc dày đặc những người là người" Tầng lớp cư dân tiêu biểu của khu phố phường Thăng Long - Hà Nội là các thị dân - chủ hiệu Họ có thể là những tiểu chủ, tức thợ thủ công kiêm thương nhân, vừa sản xuất theo kiểu gia công đặt hàng cho khách, vừa bày bán một số hàng hóa làm sẵn tại cửa hiệu Đó là các loại thợ thêu, thợ làm trống ở phố Hàng Trống, thợ kim hoàn ở phố Hàng Bạc, thợ khảm ở phố Hàng Khay Một bộ phận là những thương nhân chủ hiệu chuyên bán những mặt hàng thủ công đã được làm hoàn chỉnh hoặc nửa hoàn chỉnh ở các vùng lân cận, các chủ hiệu bán tơ lụa ở phố Hàng Đào, chủ hiệu bán đồ gốm - sứ ở phố Bát Đàn và Bát Sứ, chủ hiệu bán đồ đồng ở phố Hàng Đồng Sự phân biệt giữa các người này nhiều không rạch ròi, họ thường kiêm nhiệm sản xuất và buôn bán; một số trước là thợ thủ công chuyên nghiệp sau đó đã trở thành những thương nhân chuyên nghiệp Những người thợ thủ công - thương nhân các phố phường Thăng Long - Hà Nội, nếu về mặt kinh tế dù là những người tương đối độc lập, tự do, ít bị ràng buộc bởi những luật lệ, quy chế khắt khe kiểu phường hội, thì trái lại về mặt chính trị - xã hội, họ đã tồn tại nhiều mối liên hệ ràng buộc về vật chất và tinh thần những cộng đồng chồng chéo lên Thần dân của một nhà nước phong kiến, thành viên của thôn phường sở tại, thành viên của một làng quê gốc Khi Pháp xâm chiếm, cùng quy hoạch mới, Hà Nội thay đổi nhanh và nhiều Các phố mới xuất hiện, các phố cổ thay da đổi thịt, cả nghề cổ truyền Phố Hàng Bài, phố Hàng Thêu, phố Hàng Trống và cả Hàng Gai, Hàng Da, chỉ còn lại tên gọi Thương nghiệp lấn thủ công nghiệp, một số phố lại Tây hóa hoàn toàn: Tràng Tiền, Hàng Khay, Hàng Chè, Hàng Bài Giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị hình thành, góp phần đáng kể việc chuyển đổi phường phố, thúc đẩy việc Âu hóa cả kiến trúc cũng kinh doanh Ngày nay, hầu Hà Nội không còn phố nghề với tư cách nơi sản xuất, vì số 53 phố (ngõ) có tên gọi bắt đầu bằng chữ Hàng hiện tồn tại chỉ có phố còn đúng nghề; tức còn có hoạt động sản xuất mặt hàng truyền thống (các mặt hàng này tất là cũng có cải tiến, thời thượng hóa) Đó là các phố Hàng Thiếc, Lò Rèn, Hàng Hòm, Hàng Bạc, Hàng Tiện (Tố Tịch) Ngoài còn phố chuyên doanh buôn bán các mặt hàng truyền thống đúng với tên phố: Hàng Đồng, Hàng Mã, sản xuất là phụ mà chủ yếu là mua buôn hàng từ các nơi khác mang đến Tất nhiên có những phố khác nảy những mặt hàng mới song chủ yếu vẫn là buôn bán chứ khong phải sản xuất Hàng Gai buôn bán hàng thêu, Hàng Dầu, Hàng Bè buôn bán giầy dép, Hàng Khoai buôn bán đồ sứ Quả thật, phố phường chật hẹp, thiếu mặt bằng để sản xuất, lại thiếu điều kiện bảo vệ môi trường nên không sản xuất mà chỉ buôn bán thì cũng là phải Dưới là điểm qua một số phốnghề còn hoạt động Phố Hàng Thiếc: Nghề chính của đa số cư dân này là sản xuất và buôn bán các loại sản phẩm từ tônvà sắt tây Quy mô sản xuất vừa và nhỏ, sử dụng từ đến nhân công, nguyên liệu và sản phẩm cồng kềnh nên việc sản xuất cũng nhập nguyên liệu và xuất xưởng thường chiếm dụng vỉa hè, gây ách tắc giao thông Quy trình sản xuất: Nhập nguyên liệu -> cắt thành từng miếng -> gò, tán, tạo hình - > ráp nối, làm đai -> hoàn thiện, thử sản phẩm, xuất xưởng Khâu cắt và gò nguyên liệu gây tiếng ồn, gây ô nhiễm môi trường sống Phố Lò Rèn: Sản xuất các sản phẩm từ sắt cửa sắt kéo, khung cửa sổ bằng sắt Quy mô sản xuất vừa và nhỏ, sử dụng từ đến nhân công Đa số họ thường sử dụng vỉa hè làm nơi sản xuất Quy trình sản xuất: Nhập nguyên liệu -> pha cắt chi tiết -> uốn, khoan -> hàn, dập đinh tán -> sơn chống gỉ -> xuất xưởng Khâu cắt thép, uốn thép, khoanthép gây tiếng ồn cực lớn và mùi rất khó chịu Các khâu hàn, sơn chống gỉ cũng làm ô nhiễm môi trường không khí Phố Hàng Hòm: Sản xuất và kinh doanh các loại hòm, thùng sắt, tôn, gỗ Nhiều hộ ở phố có xu hướng chuyển sang kinh doanh thuần túy (chủ yếu bán sơn), chỉ còn một số hộ vẫn tiếp tục nghề sản xuất cũ Phố Hàng Bạc: Chế tác và kinh doanh vàng bạc Đây là loại hình sản xuất đặc biệt đòi hỏi sự tinh xảo và khéo léo, mặt bằng sản xuất không lớn, hầu không gây ô nhiễm môi trường, hoàn toàn không ảnh hưởng tới giao thông Quy trình sản xuất nhỏ, sử dụngtừ tới nhân công Phố Tố Tịch: Phổ biến là nghề tiện gỗ, các hộ ở sản xuất thiên về mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao Sản phẩm thường là hàng thủ công mỹ nghệ, các dấu, đồ chơi trẻ em Quy mô sản xuất nhỏ, sử dụng ít nhân công Quy trình sản xuất đơngiản, ít gây ô nhiễm, rác thải chủ yếu là phoi gỗ Nêu một số phố tiêu biểu để thấy rằng việc sản xuất thủ công theo nghề nghiệp cổ truyền đã hầu lui về vị trí rất khiêm tốn nền kinh tế của Thành phố Nhiềunghề mới đời và ở phân tán chứ không tập trung được (nhựa, cao su, khí, hóa chất, dệt, điện lạnh, khung nhôm ) Cho nên theo tôi, bảo tồn phố nghề là một việc khó Cần phải có thời gian nghiên cứu, suy ngẫm và học hỏi kinh nghiệm các Thành phố cả và ngoài nước Trước mắt, thiết nghĩ để lưu giữ dấu ấn một thời, UBND Thành phố nên cho lập một "Bảo tàng Thủ công - Mỹ nghệ Hà Nội" có chức và nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ và trưng bày những vốn liếng về các ngành nghề nêu từng hiện diện ở Thăng Long - Hà Nội Cũng có thể làm các dịch vụ giới thiệu, giao dịch mua bán các hành thủ công mỹ nghệ có chất lượng cao (Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số23/2004) Phong thái ăn mặc người Hà Nội Xưa L.Anh "Ăn Bắc mặc Kinh" Câu nói ấy có từ bao giờ? Và Kinh là Huế hay Hà Nội? Có lẽ là kinh thành Hà Nội, bởi Thăng Long - Hà Nội xưa và về văn vẫn có một nét gì đó, mộ phong thái nào đó đặc biệt nơi khác Xưa người Hà Nội thường có cách ăn mặc riêng rất đẹp, vừa lịch sự nền nã, hào hoa trang nhã, vừa lộng lẫy mà vẫn kín đáo Áo tứ thân, áo đổi vai, áo mớ ba mớ bẩy Dải yếm thì có bộ, nhiều màu, từ hồ thủy thiên thanh, đến mỡ gà, hoa đào - chỉ phơn phớt hoa đào chứ không nồng thắm cánh sen Quan niệm thẩm mỹ đã thay đổi, ngày người ta ăn mặc làm cho nổi mọi đường cong của thể gái, càng lộ càng tốt bấy nhiêu Cùng với dải yếm là sợi dây xà tích bạc, có ống vôi hình quả đào chạm trổ tinh vi Mỗi bước đi, sợi xà tích nói thầm điều gì đó, ấy là không kể những thứ nữ trang khác kiềng, xuyến, vòng, hoa, hột, dây chuyền, lập lắc Sang đầu thế kỷ này, áo tứ thân cải tiến thành áo dài, lúc đó gọi là áo tân thời Ngày áo dài đã trở nên phổ biến, rất đặc trưng cho Hà Nội, cho Việt Nam, thì lúc đó nhiều gia đình phong kiến, nho học, còn chống lại, không cho em mặc đường, coi nó một thứ y phục của những người hư hỏng Thế mới biết cái mới bao giờ cũng phải đấu tranh kịch liệt mới tự khẳng định được mình để tồn tại Mấy chục năm trước đây, áo dài có chiều dài gần chấm gót Mới khoảng mươi năm lại đây, nó được nâng ngắn lên đầu gối Chiếc áo nào tha thướt hơn, xin để công luận đánh giá và thời gian trả lời Song song với y phục cầu kỳ mà nền nã của phụ nữ, thì nam giới cũng có cách hào hoa lối mặc của mình Người sang thì áo lam, áo gấm, áo đoạn, áo the, còn mặc lót áo dài trắng, người bình dân thì áo vải thâm Phụ nữ vấn khăn trần, khăn vấn, khăn vuông, khăn mỏ quạ thì đàn ông cũng có khăn nhiễu, khăn lượt Phụ nữ mặc váy lĩnh cạp diều, gấu cũng màu đỏ để đi, màu đỏ ấy chập chờn hiện thoáng một cái lại biến ngay, hấp dẫn không khêu gợi Đàn ông thì quần là ống sớ Gọi là ống sớ vì thường quần may bằng vải trúc bâu, cát bá, cứng, là phẳng phiu, giống cái ống bằng giấy đựng tờ sớ cúng Phụ nữ hài hán, hoặc guốc đẽo bằng gỗ Guốc là cả một cái gộc tre đẽo cong đều phía trước, ở giữa có quai buộc, một bước kêu lộp cộp, ý muốn công khai sự đứng chứ không có gì khuất tất cả Đàn ông giày Gia Định da bóng láng, đen nhánh, bịt kín năm đầu ngón chân còn phía sau hoàn toàn hở, là loại dép lê, chưa có giày Tây Nay lần nhìn thấy phụ nữ bán cốm có cái, đòn gánh cong một đầu, lại nhớ đến những đôi guốc nặng chình chịch thời xưa ấy Đàn ông lần đội chiếc khăn lượt, thật công phu, mất thì giờ Khoảng đầu thế kỷ này, ở phố Hàng Bông có nhà có sáng kiến sắp sẵn cái khăn lượt khăn nhiễu ấy vào khuôn, thành cái khăn cố định, chỉ cần chụp một cái lên đầu mũ là xong, người ta gọi nó là khăn xếp Cái khăn xếp vẫn giữ được chữ "nhân" trước trán, và phía sau vẫn có thể giữ được cái búi tó nếu không to quá Thật tiện lợi thoải mái Các bà, các chị thường mặc váy đường Váy của người Hà Nội thường bằng lĩnh, bằng lụa hoặc thứ hàng dày vẫn mềm mại Có câu ca dao: Cái thúng mà thủng hai đầu Bên Tây thời có, bên Tầu thời không Là để chê cười cái váy mặc quần đã trở thành phổ biến Váy lĩnh thường mặc trùm mắt cá chân chứ không mặc ngắn, đứng, người có ý bao giờ cũng khép nép, thu vén cẩn thận Theo thời gian, y phục thay đổi dần Sang thế kỷ này, đàn ông quen với áo sơ mi thay cho áo cánh còn gọ là áo khách - âu phục thay cho tấm áo the áo đoạn dài Sang thì complet, contume Costume là complet không có gilê Mùa rét thì bộ đó may bằng tipsuy len, dạ Mùa thu bằng topican, mùa hạ bằng tuytso, đũi, hoặc vải trắng Mùa nào có quần áo với màu sắc của mùa ấy Cùng với quần áo là giày dép Trang trọng thì giày đen Ngày thường có thể giày da vàng, gọi là giày giôn Tú Xương có câu thơ: "Giày giơn anh giận, Ơ Tây anh cầm" là thứ giày này Trời nóng thì giày trắng, tỏ diện thì đơculơ tức là hai màu, trắng với đen hoặc trắng với vàng Bình dân thì xăngđan, cài quai hậu nghiêm chỉnh Giày dép bao giờ cũng phải sạch, phải bóng, vì vậy mới có những em bé chuyên đánh giày rong khắp phố phường Màu sắc của y phục gần được cả xã hội quy định và công nhận Bây giờ, lắm lúa giữa mùa hè mà lắm cô gái mặc một bộ quần áo đen tuyền, cả bít tất, cả mũ, cả đôi bao che hai cánh tay cho đỡ bắt nắng Cái cà vạt (cravatte) cũng được mang theo một cách nghiêm ngặt Đi dự đám tang dứt khoát phải màu đen, chí ít cũng phải màu tốt Đi dự đám cưới mới được mang màu đỏ hoặc màu tươi Nếu làm ngược lại bị coi là người khiếm nhã, bất lịch sự, thiếu giáo dục Khoảng ba bốn chục năm trước đây, phụ nữ đường đều mặc áo dài, dù chỉ để mua một mớ rau Con nhà giàu thì có áo dài màu, quần trắng Người trung lưu hoặc đứng tuổi thì áo dài thắt vạt, vải đồng lầm Mặc áo cánh đường, người ta cảm thấy tự ngượng với bản thân, vì bị coi là không đứng đắn, không lịch sự Có người áo đã rách miếng vá rất ngắn, đúng màu vải, màu chỉ và sạch Đúng là "áo rách khéo vá lành vụng may" và "đói cho sạch, rách cho thơm" hiểu theo nghĩa đen thông thường Có người bảo: cái ấy là giả tạo, là hình thức, cần gì? Bây giờ hiện đại, mặc gì chả được, mà phải theo mốt chứ, đừng nên trở thành ông già khốt bảo thủ Còn nếu bảo người thích thế nào thì cứ mặc thế theo sở thích riêng, rồi tha hồ quảng cáo không công cho mọi kiểu lố lăng nhăng nhố, lai căng, du nhập vô tội vạ vào bất chấp tính dân tộc, thẩm mỹ, khoa học, bất chấp dư luận xã hội thì không hiểu rồi đây, chúng ta sao? Cũng may mà có một nhà tạo mốt nổi tiếng nước Pháp đã nói: "Cái may và cái hay của mốt là nó chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn" Cái lâu dài mới là cái đáng khuyến khích, mới là chân giá trị Một nhà văn cũng đã nói: "Một người, nhất là phụ nữ, cần phải biết ăn mặc thế nào, và cũng cần phải biết không nên ăn mặc thế nào " Quả là lắm lúc đường, niên bây giờ ăn mặc đẹp thật đủ kiểu, đủ màu Chỉ tiếc đó có nhiều người quá sùng ngoại, còn có một số người ăn mặc quá xô bồ, cẩu thả, coi khinh mọi người xung quanh và thế là tự coi khinh mình Ăn mặc là một nét văn hóa tồn tại lâu dài Chắc tất cả chúng ta đều mong muốn mọi người mặc thật đẹp Khó, là điều tất yếu phải đến (Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số14/2003) Giữ chợ Bưởi tháng sáu phiên Phương Khánh Hà Nội có rất nhiều chợ nổi tiếng, chỉ còn hai chợ giữ được tập quán họp chợ đông vui vào các ngày phiên Đó là chợ Mơ ngày và 7, chợ Bưởi ngày và Ngày phiên, sản vật các vùng lân cận đem tới trao đổi, mua bán nhộn nhịp Chợ Mơ đã bị mai một dần, riêng chợ Bưởi vẫn giữ được không khí sầm suất suốt từ sáng sớm tới quá tầm trưa, phiên chợ vẫn chưa tan, bởi người ngồi chợ cố định quầy kinh doanh đến chiều tối Chợ Bưởi ở phía tây bắc Hà Nội, nằm vùng đất ngã ba sông Thiên Phù và Tô Lịch có bến Hồng Tân (sau đổi là Giang Tân), nhộn nhịp tàu thuyền buôn bán nông lâm thủy sản, từ vùng Phú Thọ Việt Trì xuôi sông Hồng rẽ vào cửa Thiên Phù Phú Thượng Từ Đông Quan, Quán Bóng, Thường Tín, Hà Tây, ngược lên sông Nhuệ sông Tô Lịch Cạnh chợ Bưởi là làng Bưởi, làng Nghĩa Đô với nghề làm giấy dó nổi tiếng, làm giấy viết cho nho sinh sĩ tử xưa và nghề giấy sắc giấy lệnh phục vụ triều đình ban bố chiếu chỉ, phong sắc, truyền lệnh nhà vua Nơi còn nổi tiếng bởi có đền thờ ông bà Vũ Phục Bản thần tích lưu giữ tại đỉnh cho biết ông ở Phong Châu, Phú Thọ, bà người làng Minh Tảo (Xuân Đỉnh, Từ Liêm) Ông bà làm nghề bán dầu, hàng ngày gánh dầu bán kinh thành Thời Lý, vua Lý Nhân Tông (1072-1128) bị đau mắt nước lũ sông Tô Lịch xoáy vào chân thành Đại La Ơng Vũ Phục mợt sớm ngang qua, lính tráng theo lệnh quan đẩy ông xuống vùng nước xoáy, người vợ thấy vậy thương xót cũng nhảy xuống sông tự vẫn cùng chồng Quả nhiên dòng nước dừng xói lở, vua Lý khỏi đau mắt, rồi biết được chuyện trên, bèn phong cho là Vũ Phục hầu đại vương thượng đẳng thần, và lập đền thờ nơi ngã ba sông Chợ Bưởi đã hình thành từ lâu Theo bia Hậu Thuần hiện còn lưu giữ ở sân đình An Thọ thì tên chợ Bưởi được xuất hiện bia đời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái thứ Và cứ vào tấm bia "An Thái phương tây thôn thị bi ký" dựng năm Tự Đức (1842-1881), tấm bia ghi tên người phát tâm công đức trùng tu lại chợ Bưởi, có câu "Ngã thôn hữu thị cổ dã" (Thôn ta có chợ từ lâu) Xét về địa lý của chợ Bưởi đã trình bày ở trên, có thể đoán định chợ Bưởi hình thành từ đời Lý với quy mô nhỏ Đến cuối thế kỷ 19 chợ Bưởi đã là một chợ lớn của kinh thành Thăng Long Và đến đầu thế kỷ 20, những người quản lý thương mại Hà Nội cho đúc lại cầu chợ bằng bê tông cốt thép ta thấy gần Trong chợ chỉ bán nông sản hàng hóa, dụng cụ thiết yếu, lương thực thực phẩm Để tránh hỏa hoạn, khu bán các loại giấy lụa, giấy bản, giấy moi chuyển về cầu chợ ở các thôn làng xung quanh Những tấm ảnh chụp năm 1920 còn cho thấy rõ điều đó Gần trăm năm nay, chợ Bưởi chia làm khu mua bán chính: khu quần áo vải vóc tạp phẩm, khu hàng khô và trầu cau hoa quả, khu thực phẩm tươi sống, khu lương thực ngũ cốc, và khu dụng cụ sản xuất, đồ gia dụng Riêng ngày phiên chợ các vùng lân cận chở đến từ tối hôm trước lợn giống, ngan, gà, vịt giống, rồi sớm tinh mơ là chó, mèo, thỏ, chim giống với các loại hạt và giống rau, giống hoa theo từng thời vụ Những ngày giáp tết còn họp thêm phiên chợ trâu bò để mổ ăn đụng vào ngày 19 tháng chạp âm lịch, một khu bán tranh lợn gà, đám cưới chuột trước cửa đỉnh An Thái Và những quất cành đào, thế, chậu cảnh đứng bán dọc đường Lạc Long Quân từ cổng làng Bái Ân, đến ngã ba chợ và kéo dài đường Hoàng Hoa Thám đến gần cổng làng Vĩnh Phúc Chợ hoa, cảnh ngày giáp tết tươi mát và thắm đỏ dài một số số Bước vào thời kinh tế thị trường, chợ được mở rộng, các cầu chợ được xây thêm khoảng đất trống Đoạn sông Tô Lịch chảy ngang chợ bị ô nhiễm được kè đá trải bê tông thành nền chợ, tăng thêm diện tích kinh doanh Hiện chợ Bưởi chia thành nhiều khu kinh doanh đủ các mặt hàng, từ nông sản, thực phẩm đến thời trang, điện tử, thu hút gần 400 người có đăng ký kinh doanh buôn bán quầy cố định, và 100 người buôn thúng bán bưng, rau cỏ bánh trái xung quanh chợ Thực trạng chợ bị quá tải cả người kinh doanh và mua hàng, sức sản xuất và kinh tế xã hội tăng trưởng, người tiêu dùng cũng tăng lượng tiêu thụ hàng hóa Nhất là những ngày phiên chợ, giao thông chợ là nỗi lo chung của mọi người, chưa kể công tác phòng chống cháy nổ mới chỉ được quan tâm ở mức tương đối, cấu trúc chợ chắp vá, và sự kế thừa mặt bằng chợ đã tròn thế kỷ Vừa qua ban dự án quận Tây Hồ được phép của UBND thành phố Hà Nội đã đầu tư xây dựng lại chợ, theo phương châm vừa dân tộc vừa hiện đại, phát huy được tính văn minh thương nghiệp ở một vị trí đắc địa phía tây bắc thủ đô, nơi giao lưu buôn bán của phường: Bưởi (Tây Hồ), Nghĩa Đô (Cầu Giấy), Vĩnh Phúc (Ba Đình) với chục vạn dân sinh sống, báo hiệu tiềm kinh doanh rất lớn Đến cuối năm 2003 hoàn thành khu chợ khang trang bề thế ba tầng, phân chia theo từng khu vực kinh doanh các mặt hàng, vẫn giữ được nét truyền thống có mua bán giống giống có khu trưng bày và mua bán cảnh thế, không để họp chợ tràn lan vỉa hè đương gây ùn tắc giao thông Giữ được chợ Bưởi họp một tháng sáu phiên truyền thống là mong ước của những người dân quanh vùng, để bảo tồn nền nếp khu chợ có t̉i cùng ngàn năm Thăng Long Hà Nợi (Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số14/2003) Chùa Hà - di tích lịch sử văn hóa cách mạng Hùng Cương Chùa Hà có tên tự là Thánh Đức, thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Chùa nằm ở vị trí phía Tây kinh thành Thăng Long, nổi tiếng là một vùng quê văn hiến của Xứ Đoài xưa Tương truyền chùa được xây dựng từ rất lâu đời, tường xây bằng gạch vồ, lợp lá gồi, xưa có tên là chùa Vồi Đến đời vua Hy Tông có hai người quê làng Thổ Hà (Bắc Giang) sang trở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong, ngoài thành Thăng Long Do buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân xóm xây dựng lại chùa bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680) Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà (đến ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, nhân dan xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ, và ngược lại) Chùa Hà xưa hướng Tây nhìn lên sông Nhuệ, tam bảo gian rộng, hậu cung gian theo kiểu chữ đình, bên cạnh là điện mẫu Đời Lê, bên cạnh phía bên phải chùa Hà là đình Hà to đẹp thờ hai vị thành hoàng là Triệu Chí Thành, tướng của Triệu Việt Vương (Quang Phục - 549 - 570) có công chống quân xâm lược nhà Lương, và Chu Lý Đại vương Đình được xây mới cao đẹp vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX Chùa Hà được xây dựng vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời Chùa thờ Phật, thờ Tổ, thờ Mẫu theo tín ngưỡng dân gian Trong Thượng điện của chùa hiện còn lưu giữ một lư hương bằng đồng cao 35 cm, đưòng kính miệng 25 cm, còn khắc chữ Hán "Thánh Đức tự" Theo các cụ cao tuổi làng cho biết thì tên chữ của chùa có từ đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) Tương truyền, Nghi Dân Thái tử có tội với triều đình, không được nối ngôi, kết bè đảng, đêm bắc thang vào thành Thăng Long đốt cháy cung điện Vua Lê Thánh Tông còn nhỏ, phải chạy về chùa Thôn Hậu (xã Dịch Vọng), tên chữ là chùa Thánh Chúa (cách chùa Thánh Đức khoảng 1000m) Khi ấy, ua Lê Thánh Tông cũng lui tới thăm chùa Thánh Đức Chùa Thánh Chúa và chùa Thành Đức có tên vậy nguồn gốc câu chuyện Hiện nay, trước cửa chùa còn dòng chữ Hán đắp nổi cột trụ: "Lê Triều Chính Hòa tạo dựng" ("Chùa dựng năm Chính Hòa Lê Huy Tông") Có lẽ, là lần xây dựng mới từ chùa Vồi nhỏ bé bằng gạch vồ và lợp lá gồi Trải qua thời gian, thiên nhiên và chinh chiến, chùa Hà cũng có nhiều biến đổi Cuối đời Lê loạn lạc, chùa bị mất chuông, đến năm Cảnh Thịnh thứ bảy (1799) thời Tây Sơn, nhân dân mới đúc lại chuông Chuông cao 1m30, chu vi miệng 1m50, quai hình rồng có vây chia làm múi khắc hình long, ly, quy, phượng Phía khắc bốn chữ lớn: "Thánh đức tự chung" Theo nhà nghiên cứu Đỗ Thỉnh viết "Di tích và văn vật vùng ven Thăng Long" (NXB Hội nhà văn 1995), cho biết về bài văn chuông Nguyễn Khuê làm chức xã giáo biên soạn, có giá trị nghiên cứu về quan niệm của người xưa và tình hình ã hội thời Tây Sơn "Từng nghe: Trong năm âm của Phật pháp, tiếng chuông được coi là bậc nhất; muôn đường tu của người, phẩm chất phải sửa trước tiên Kính chúc Hoàng riều yên vui; quốc gia vững chãi Khắp chốn sùng kính thờ Phật; mọi người mở rộng từ tâm Nay giáp Bối Hà Nước Đại Việt phụng thờ chùa Thánh Đức là nơi cổ tích danh nam, thắng cảnh nổi tiếng Ngày trước nơi đây, đất Phật trang nghiêm, nào tụng kinh nào chùa tháp Nhưng ròi gặp binh biến, nhà chùa im vắng tiếng chuông Sau đó một lần tìm thợ đúc lại cũng không thành Mĩa đến ngày tốt tháng 11 năm Kỷ Mùi (1799), các bậc quan viên hương lão cùng bốn giáp sức bỏ tiền của để lo việc đúc chuông Rồi đặt nơi thu đồng, nấu đồng làm chuông và đúc thành quả phúc Chuông này nặng 300 cân, cao một thước sáu tấc Tiếng chuông ngân vang ấm áp hương trời " Phần dưới kê các giáp góp tiền và khách cung tiến thập phương Đầu Nguyễn Gia Long có lệnh đục phá các di vật thời Tây Sơn, nên nhân dân Bối Hà phải mang chuông thả xuống ao làng Sau đó, xây lại tam quan, mới vớt lên đem treo nên chuông không bị đục mất niên hiệu Tây Sơn, nhiều quả chuông khác Trải qua chiến tranh,tam quan vẫn còn nguyên vẹn, được tu bổ chỉnh trang, với quả chuông cổ có giá trị Chùa Hà đã trải qua nhiều lần trùng tu, xây dựng Diện mạo kiến trúc của chùa hiện là sản phẩm của những lần trùng tu sửa chữa vào thời Nguyễn và những năm gần Hiện nay, Chùa Hà được nâng cấp, xây dựng lại rất khang trang, bề thế (Phường Dịch Vọng và ban quản lý di tích chùa triển khai xây dựng lại chùa và đình Hà từ năm1995 - 2003; tam quan được giữ nguyên vẹn) Các công trình kiến trúc của chùa được quy hoạch tập trung trng một khoảng không gian rộng thoáng gồm: cổng tam quan, vườn xanh, hồ nước hình bán nguyệt, chùa chính kết cấu kiểu chữ "Đinh" có Tiền đường và Thượng điện, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ Tại chùa hiện còn lưu giữ bộ sưu tập di vật văn hóa có giá trị nghệ thuật thuộc thế kỷ XVII, XIX như: quả chuông đồng niên hiệu Cảnh Thịnh (1799); bộ tượng tròn 28 pho, đó có 21 tượng Phật và tượng Mẫu, tượng Tổ ; 18 tấm bia đá niên đại triều Nguyễn ghi việc tu sửa và gửi hậu tại chùa; cùng nhiều đồ tờ tự khác bát hương sứ men lam, đèn, lọ hoa, hoành phi, câu đối Chùa Hà là di tích có liên quan đến những sự kiện lịch sử cách mạng của Thủ đô Hà Nội Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Chùa Hà và địa bàn Dịch Vọng là một những sở họp và liên lạc bí mật của xử ủy Bắc Kỳ 1941 - 1945 Từ năm 1944, Thành ủy Hà Nội xây dựng sở cách mạng thôn Trung và thôn Tiến; các đồng chí lãnh đạo Thành ủy thường qua lại gặp gỡ, hội ý công tác Khoảng tháng 6-1945, Thành ủy đã tổ chức lớp huấn luyện chính trị, quân sự cho cán bộ lãnh đạo Tự vệ và Thanh niên xung phong bí mật toàn thành ở cửa Chùa Hà dưới danh nghĩa Hướng đạo sinh cắm trại Tối ngày 15-8-1945, theo chỉ thị của Xứ ủy, Thành ủy Hà Nội triệu tập một cuộc hội nghị bất thường của các cán bộ và đội trưởng các đội công nhân xung phong và niên xung phong ở Chùa Hà đồng chí Nguyễn Quyết, bí thư thành ủy chủ trì (xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy), để kiểm điểm lực lượng của ta thành phố và bàn những công việc cấp bách cần làm nhằm chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Tối ngày 17-8-1945, tại nhà một sở cách mạng của Thành ủy Hà Nội (nhà bà Hai Nhã, thôn Dịch Vọng tiền, xã Dịch Vọng), Ủy ban khởi nghĩa (tức Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội) đã họp hội nghị mở rộng, có đông đủ đại biểu các đoàn thể cứu quốc, các độ tuyên truyền xung phong, các đội tự vệ chiến đấu để bàn kế hoạch khởi nghĩa Hội nghị đã quyết định rõ phương thức và kế hoạch khởi nghĩa, cụ thể là huy động sức mạnh đông đảo của quần chúng ở nội thành và ngoại thành tham gia, lấy lực lượng chính trị quần chúng làm bản, có lực lượng vũ trang và nửa vũ trang làm nòng cốt, và thời gian khởi nghĩa là vào sáng 19-8-1945 Hội nghị này được chuyển tới họp ở Tam quan gác chuông Chùa Hà Năm 1982 nhân kỷ niệm 37 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội đã tổ chức gắn biển di tích cách mạng chùa Hà Về tổng thể, với những nội dung trên, chùa Hà (bao gồm cả đình Hà) là di tích tôn giáo có vai trò nhiều mặt kho tàng di sản văn hóa của Hà Nội Chùa Hà, gắn liền với địa bàn Dịch Vọng, là di tích lịch sử cách mạng của dân tộc Năm 1995, Chùa Hà đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đến tham quan Chùa Hà, Đình Hà, ta tìm thấy giá trị lịch sử - văn hóa ẩn tàng khối kiến trúc toàn cảnh hoành tráng, thật nghiêm bình dị; ta đến lễ Phật, ta nhớ đến hai vị Thành hoàng Triệu Chí Thành và Chu Lý đại vương, và ta nhớ lại một thời kỳ cách mạng oanh liệt Đảng ta lãnh đạo, đấu tranh giành độc lập, tổng khởi nghĩa tháng Tám năm1945 ở Hà Nợi Đình Phả Trúc Lâm & nghề da giầy Thăng Long Nguyễn Hữu Mùi Mỗi một ngành nghề thường có quá trình hình thành phát triển riêng Ở Thăng Long - Hà Nội việc lập nơi thờ tổ để ghi nhận, tôn vinh người có công mở đầu hay khai sáng nghề của các thế hệ thợ đã trở thành khá phổ biến Nghề da giầy ở Thăng Long là một những nghề phát triển sớm, đời cách ngày gần 500 năm Hơn thé nữa, nghề này càng thịnh đạt cùng với sự phát triển và hưng thịnh của đô thị, nó phục vụ thiết thực đời sống xã hội Thăng Long - Hà Nội từ lâu có một nơi thờ Tổ nghề da giày, đó là đình Phả Trúc Lâm, Di tích đình Phả Trúc Lâm có tên nôm là làng Trắm (hay Chắm), có lúc được gọi là Phong Lâm, Tam Lâm, một địa phương có nhiều thế hệ thợ da giầy nổi tiếng Những người thợ da giày đã đem cái nghề của mình đến làm ăn sinh sống ở nhiều nơi Khi đến Thăng Long - Hà Nội thợ da giày đã quần tụ, lập phường thợ và xây dựng đình Phả Trúc lâm để thờ Tổ nghề của mình Các vị Tổ của nghề da giầy được tôn thờ là Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung và ba vị khác là Phạm ThuầnChánh, Phạm Đức Chính à Nguyễn Sĩ bân Nguyễn Thời Trung đỗ tiến sĩ khoa thi Ất Sửu, niên hiệu Thuần phúc nguyên niên, thời Lê - Mạc (năm1565), làm quan cho triều Mạc đến chức Thừa chánh sứ Ông đã cầm đầu đoàn sứ bộ nước ta qua Trung Quoc sdể hòa đàm Trong đoàn sứ có ba người cùng quê ở làng Phong Lâm là: Ơng Chánh, ơng Chính, ơng Bân Trên đường đi, đoàn sứ bộcó qua Hàng Châu, các ông đã chú ý đến nghề thuộc da, đóng giầy mà lúc đó ở nước ta, nghề này chưa phát triển và tinh xảo bằng họ Hoàn thành công việc sứ bộ, Thời Trung cùng ba người bạn cùng quê quay lại Hàng Châu học nghề da giầy Trải qua bao gian nan vất vả, các ông đã học thuộc nghề, nắm vững các bí quyết về thuộc da, đóng giày, khivề nước đã truyền nghề ở quê hương Trúc Lâm Từ đó nghề thuộc da, đóng giày ngày càng phát triển thịnh đạt.Bốn ông đã được triều đình ban phong chức quan "Thượng y" ở Quốc Tử Giám Sau này, các ông qua đời, làng nghề da giày đã tôn vinh và thờ cúng làm Tổ của nghề Phố Hàng Hành trước vốn là đất của thôn Tả Khánh Thụy thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) của huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức Nơi đã có nhiều đời thọ da giày từ Hải Dương đến ở, quần tụ sinh sống, làm nghề và buôn bán sản phẩm da giày Nghề da giày cùng với sự hưng vượng của kinh đô Thăng Long đã phát triển mạnh Đến trước thế kỷ XIX, các phường thọ da giày đã tập trung đông đúc ở vùng đất Tả Khánh và xung quanh tổng Tiền Túc, Hữu Túc thuộc huyện Thọ Xương Các địa danh mà sau này đổi thành tên phố Hàng Da, Hàng Hài, Hàng Trống, ngõ Hài Tượng đều có liên quan đến phường thợ da giày Di tích đình Phả Trúc Lâmđược xây dựng vào thời gian nào? Nội dung văn bia còn lưu giữ ở đình đã cho biết: đình đầu tiên được dựng bằng tre nứa đơn giản, sau đó được tu bổ và nâng cấp thêm vào đầu thế kỷ XX.Như vậy, rõ ràng đình được khởi dựng sớm thời điểm mà văn bia đã nêu Đình thờ Tổ nghề da giầy có một kiến trúc khiêm tốn, quy mô vừa phải Trải qua năm tháng và ảnh hưởng của chiến tranh đình đã ít nhiều có sự thay đổi vẫn giữ được phong cách của kiến trúc truyền thống Ngày 16/1/995, đình Phả Trúc Lâm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định công hận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình Phả Trúc Lâm từ xa xưa đã được sự quan tâm của những người thợ da sinh sống ở Hà Nội cũng ở các địa phương khác Di tích càng đông vui và sầm uất vào dịp tháng và tháng âm lịch là ngày giỗ Tổ Trong những ngày này, thế hẹ thợ da giầy ở Hà Nội và các địa phương tụ họp về làm lễ tế Tổ, thăm hỏi và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp.Sau được công nhận, xếp hạng, di tích càng được sự quan tâm giữ gìn của các cấp chính quyền và nhân dân Phường, quận chăm lo chu đáo cho di tích, quy hoạch cho di tích được khang trang Cùng với sự hưng thịnh phát đạt của nghề da giầy, di tích cũng được chú ý quan tâm Nơi được dùng làm nơi thờ cúng tôn vinh Tổ nghề Đó là nét đẹp truyền thống vănhóa, đồng thời còn có thể dùng làm nơi trưng bày, quảng bá sản phẩm da giầy, nơi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm nghề Đình Phả Trúc Lâm có vị trí gần hồ Hoàn Kiếm, là một di tích lịch sử văn hóa quý, bổ sung và tôn thêm vẻ đẹp của khung cảnh văn hóa của phố cổ, của quận Hoàn Kiếm và của Thủ đô Hà Nội (Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số23/2004) Đậu làng Mai ý muốn nói đến đậu làng Mai Động, làng cổ thuộc vùng Kẻ Mơ, Hà Nội Người dân nơi truyền rằng: nghề làm đậu làng Mai Động đời ngót 2000 năm Từ Mai Động, nghề làm đậu lan truyền khắp làng vốn thuộc Kẻ Mơ xưa Hoàng Mai, Tương Mai, Bạch Mai khơng địa phương khác nước Nhiều nơi làm đậu đậu làng Mai ngon Đậu làng Mai làm từ đậu nành cịn gọi đậu tương Đậu có hạt mẩy cho vào cối đá xay vỡ đôi, bỏ vỏ, ngâm nước, vo mang xay Người làm đậu tay quay cối, tay từ từ đổ nước để xay kỹ, lọc bỏ bã, tạo thành bột nước Cho nước bột đậu vào chảo đun sôi múc nồi đất nung miệng rộng Lấy "nước chua" nước đậu để từ hơm trước chua lên men đổ vào nồi nước đậu Đến nước đậu đơng đặc thành óc đậu dùng vải gói thành bìa đậu hình chữ nhật Gói lúc bột đậu cịn nóng, đậu nhẵn mịn, khơng bị sát, không rắn Đậu làng Mai ăn thường ngày Mùa hè nắng nóng ăn đậu sống chấm nước mắm, chanh, tỏi, chút xíu ớt với rau ghém thấy ngon mát Từ đậu, qua bàn tay khéo léo người nội trợ làm nhiều đậu rán, đậu kho, đậu nấu cà chua, đậu bung với chuối xanh thịt lợn Đậu nướng ăn nóng chấm muối trở thành quà dân dã ưa thích Đậu làng Mai ngon, có vị béo Sư, tăng nhà chùa đời ăn chay dùng đậu làng Mai làm ăn từ đậu chế biến đủ loại ăn chay mang h ương vị thịt gà, giò, chả, nem chạo mà đảm bảo sức khỏe Cốm làng Vịng Có trùng hợp thật lý thú, đường lấy tài liệu chụp ảnh cốm làng Vịng, tơi nghe giọng hát ca sĩ Hồng Nhung loa truyền thành phố: " Hà Nội Mùa mùa thu; Mùa thu Hà hoa sữa về; Thơm Mùa cốm xanh về; Thơm bàn tay Cốm sữa vỉa hè; Thơm bước chân qua, " Nội gió nhỏ Vâng! Khơng biết tự bao giờ, cốm làng Vịng quyện hồ với sắc thu Hà Nội, để trở thành nỗi nhớ người Hà Nội lúc xa Hạt cốm xanh rờn vừa dẻo vừa thơm - hương thơm riêng lúa nếp qua thời kỳ ngậm sữa, lại nghệ nhân cha truyền nối kỳ cơng sáng tạo để hiến cho đời ăn tao nhã mang đậm hương sắc Việt Nam Người ẩm thực sành điệu nhâm nhi hạt cốm làng Vòng với chén nước chè Thái Nguyên cao suốt, hay thưởng thức cốm Vòng với hồng trứng đỏ mọng, chuối tiêu trứng cuốc Các chàng trai khôn ngoan đặt gói cốm làng Vịng cạnh chục hồng trứng làm quà sêu tết bố vợ tương lai Màu xanh tươi cốm màu ngọc thạch q giá hồ hợp với màu đỏ thắm hồng màu ngọc lựu già Một thứ thanh, thứ sắc, hai vị nâng đỡ cho nhân duyên thêm ý nhị Bánh cốm coi bánh cưới, gửi thay cho cánh thiếp hồng báo hỷ Mình bánh làm cốm Vòng xào với đường mỡ, thêm nhân đậu xanh giã nhuyễn trộn với đường sợi dừa trắng muốt, gói hình vng, bọc chuối xanh, buộc dây lạt đỏ Màu lạt màu sợi tơ hồng vấn vít xe duyên Người đời biết cốm Vịng khơng ít, nghĩ nhiều cách thưởng thức cốm Vòng cho ý nhị lý thú, có hiểu người làng Vịng làm hạt cốm thật công phu, vất vả Người ta khơng biết đích xác nghề làm cốm làng Vịng có tự bao giờ, nghe cụ xưa truyền lại: Vào mùa thu cách ngàn năm, lúa bắt đầu uốn câu trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao đồng chìm Người làng Vịng đành mị mẫm cắt bơng lúa cịn non đem rang khơ, ăn dần, chống đói Khơng ngờ sản phẩm bất đắc dĩ lại có hương vị riêng, hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mùa thu đến Cứ lần làm lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm Hạt cốm ngày xanh, mỏng, dẻo, thơm Và cốm làng Vòng vượt qua khỏi luỹ tre làng, theo gói quà, gánh hàng rong đến với người thân, đến với người ăn chơi sành điệu, trở thành đặc sản quý tiến vua nhà Lý (1009 - 1225), trở thành ăn tao nhã tiếng người Tràng An Vụ cốm mùa thu kéo dài tới gần tháng, mồng tháng âm lịch trở Lúa gặt về, tuốt lấy hạt, sàng bỏ cọng rơm, đãi qua nước, chọn lấy hạt mẩy đổ vào chảo rang gang đúc Ðể giữ nhiệt, bếp lò rang cốm phải đắp xỉ than có bề dày 15cm miệng, 40cm chân, không đốt than (nhiệt lượng cao) mà phải dùng củi (dễ điều chỉnh lửa) Lúc đầu rang vừa lửa, hạt thóc tái trắng bớt lửa Hạt thóc rang phải đảo liên tục, cho nóng Rang 30 phút xem thử Mỗi lần thử bốc lấy hạt đặt lên miếng gỗ, lấy ngón tay miết mạnh lên hạt thóc, thấy "2 quằn róc" - tức hạt chưa róc vỏ quằn lại, hạt róc vỏ khơng quằn - Thóc rang xong, để nguội, cho vào cối giã, mẻ giã khoảng kg Giã mươi phút, thấy có trấu xúc ra, xẩy trấu đi, lại giã, tới lần, lần phải tuỳ theo cốm khô hay ướt mà có biện pháp xử lý Lần giã thứ phải phân cốm làm loại: cốm rón, cốm non cốm gốc giã riêng loại hai lần cuối Cốm thành phẩm gói thành hai lớp Lớp ráy xanh mát giữ cho cốm khỏi khô không phai nhạt màu xanh ngọc thạch quý giá; Lớp sen có hương thơm thoang thoảng, cao Truyền thống làng nghề của Hà Nội 11:38 25/08/2008 Thăng Long với 13 trại, 61 phường thời Lý -Trần, 36 phố phường thời Lê Nguyễn là nơi tụ hội các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên mở nhà, lập phố Bằng sức lao động cần cù và tài khéo léo đã làm được sản phẩm hàng hoá tinh xảo cung cấp cho dân chúng kinh kỳ và các vùng lân cận, làm cho phố phường ngày càng trở nên sầm uất Hơn đâu hết, đất Thăng Long xưa - Hà Nội là nơi tập trung đông đảo các làng nghề truyền thống Sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống mà còn đóng góp quan trọng đời sống, là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc tại thời kỳ dựng nước và giữ nước Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều nguồn gốc khác nhau, những làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ tổng số làng nghề Đa phần đều được di dời từ nơi khác về… Những người làng Hòe Thị (Từ Liêm) và Đa Sỹ (Hà Đông) không chỉ đưa hàng hoá Hà Nội bán mà họ còn kéo thôn Tân Khai, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương mở lò rèn sắt, bán nhiều loại bừa nên đổi thôn thành phố Hàng Bừa Về sau không chỉ có bừa mà còn rèn nhiều loại sản phẩm khác nên đổi thành phố Lò Rèn Thợ Hòe Thị còn mở Lò Rèn ở phố Sinh Từ, Kim Mã, Đê La Thành… vẫn còn một số nhà ở phố Nguyễn Khuyến (Sinh Từ cũ), sản xuất các loại dao kéo Sinh Tài nổi tiếng Các lò rèn không chỉ đỏ lửa phố Sinh Từ, Lò Rèn… người Đa Sỹ, Hòe Thị lập nên mà còn có cả ở phố Lò Sũ tốp thợ làng Đa Hội (Đông Anh) kéo đến chuyên làm các loại gươm đao, giáo mác Gần phố Lò Rèn là phố Hàng Thiếc, xưa chuyên sản xuất và bán các loại hàng thiếc đèn dầu, ấm trà… Ngày nay, sản phẩm được thay bằng các loại nhôm kính, bể nước treo… Ở gần phố Hàng Thiếc có phố Hàng Đồng nguyên là đất thôn Yên Phú tổng Tiền Túc dân làng Cầu Nôm (Mỹ Hào, Hưng Yên) đến mở hiệu buôn bán các loại đồ đồng Phố Hàng Quạt trước sản xuất và bán các loại quạt thợ làng Vác (Canh Hoạch, Hà Tây) làm ra, chuyển sang sản xuất và bán các loại bàn thờ, đồ thờ, câu đối… Cuối thế kỷ XIX, một số người dân làng Nành (Ninh Hiệp, Gia Lâm), sang mở hiệu đóng yên ngựa giầy da, guốc dép, lập nên phố Hà Trung Hiện phố này vẫn làm và buôn bán hàng da và giả da khá nhộn nhịp Nghề làm tàn lọng và thêu ren thợ từ làng Quất Động (Thường Tín, Hà Tây) lập nghiệp ở các phố Hàng Lọng (nay là đoạn đầu đường Lê Duẩn) và Hàng Thêu (nay ở đoạn giữa phố Hàng Trống) Người thợ làng Chắm (Tứ Lộc, Hải Dương) đã đưa nghề làm đồ da, đóng giầy, dép đến Thăng Long lập nên thôn Hài Thượng (thợ giầy) sau đởi là phớ Hàng Giầy và ngõ Hài Thượng Ơng tổ nghề giầy được thờ ở đình phả Trúc Lâm nằm phố Bảo Khánh Nghề làm đồ vàng bạc, kim hoàn hiện tập trung ở phố Hàng Bạc chính là thợ làng Định Công (Thanh Trì), thợ làng Đồng Sâm (Thái Bình) kéo lập nghiệp Cuối thế kỷ XV một số người làng Châu Khê (Hải Dương) cũng kéo mở xưởng đúc tiền, làm cho phường vàng bạc càng trở nên nhộn nhịp Hàng Tiện là nơi buôn bán các hàng tiện gỗ mâm bồng, ống hương, đài rượu, khuôn oản, chân bàn… người làng Nhị Khê làm trở thành các phố Hàng Hành, Tô Tịch và một đoạn Hàng Gai, và vẫn còn một vài nhà ở phố Tô Tịch làm nghề dũi gỗ Phố Hàng Khay bán các sản phẩm vẽ làng Nhót (Đông Mỹ, Thanh Trì), sản phẩm khảm trai của làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Tây), đồ gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh)… Không chỉ nghề thủ công, Hà Nội còn là một trung tâm văn hoá ẩm thực nổi tiếng, đồng thời là nơi sản xuất và chế biến các món ăn hấp dẫn Chả cá Lã Vọng nổi tiếng đến mức phố Hàng Sơn có quán chả cá của gia đình họ Đoàn, trước cửa có tượng Lã Vọng ngồi câu cá nên dân quen gọi là chả cá Lã Vọng Tên phố cũng bị đổi thành phố Chả Cá Phở Hà Nội, một món ăn bình dân được tả rất thi vị văn Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng… Rồi bánh quấn Thanh Trì, bánh Tôm Hồ Tây, bún Tứ Kỳ, bún Phú Đô, cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì… Qua thời gian, các phố phường xưa có phố mở thêm nghề sản xuất mới như: nghề khắc bia mộ ở phố Hàng Mắm, nghề may ở phố Hàng Trống, phố Khâm Thiên Về ẩm thực thì các phố Hàng Mành đã thành phố bún chả, Hàng Hành thành phố cà phê… Đa số những phố xưa đã mất nhiều, trở thành các phố buôn bán dịch vụ, du lịch… Nghề xưa cũng đã thay đổi, xuất hiện thêm những ngành nghề mới hiện đại Ngày trước sản phẩm được sản xuất từ các làng nghề, phố nghề, sản phẩm được sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp có thiết bị công nghệ hiện đại Duy chỉ còn cái tinh thần “khéo tay hay nghề” là chẳng bao giờ mất Qua khảo sát tại các phố nghề thì hiện các nghệ nhân cao tuổi ngày càng thưa vắng, lớp trẻ ít gắn bó với nghề truyền thống lại không được đào tạo đến nơi đến chốn đã làm giảm sút hàm lượng văn hoá sản phẩm nghề truyền thống Sản phẩm không còn được chú ý khắt khe về chất lượng trước đây, bị cuốn hút bởi lốc thương mại hoá Người Hà Nội phải gắng giữ nghề quý của cha ông để lại, hun đúc thêm truyền thống, nâng thêm nghị lực và tài hoa cho lớp cháu “Hà Nội - phố nghề” là sự hội tụ tại năng, bản sắc văn hoá và từ lâu đã trở thành niềm tự hào của cả nước Có thể, giá trị vật chất của sản phẩm phố nghề dần

Ngày đăng: 11/04/2021, 13:08

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...