1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Câu hỏi ôn tập Sinh 12 HKII (2019-2020)

7 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 16,46 KB

Nội dung

Trong các nhân tố sinh thái chi phối sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau đây là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thểB. Đây là kiểu biến động theo chu kì:.[r]

(1)

Câu 1: Mật độ cá thể của quần thể là

A số lượng cá thể trên một đơn vị thể tích của quần thể

B số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể C số lượng cá thể của quần thể trong một khoảng không gian xác định D số lượng cá thể trên đơn vị diện tích của quần thể

Câu 2: Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là

A làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể B sinh vật tận được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường sống C làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

D các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường sống Câu 3: Tháp tuổi là sơ đồ sắp xếp các nhóm tuổi tính từ đáy lên là

A nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản và sau sinh sản B nhóm tuổi sau sinh sản và đang sinh sản và trước sinh sản C nhóm tuổi có số lượng cá thể nhiều nhất đến ít nhất

D nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản và sau sinh sản Câu 4: Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể có ý nghĩa gì?

A Cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả B Cơ sở khoa học cho việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên

C Cơ sở khoa học cho việc bảo vệ các vườn quốc gia D Cơ sở khoa học cho việc khai thác, đánh bắt có giới hạn

Câu 5: Trong một tháp tuổi, nếu nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi đang sinh sản thì đó là đặc điểm của tháp tuổi ở các quần thể

A đang phát triển B ổn định C suy thoái D ổn định hoặc suy thoái Câu 6: Trong điều kiện môi trường đồng nhất, nếu các cá thể trong quần thể không cạnh tranh gay gắt thì chúng thường phân bố theo kiểu phân bố:

A đồng đều B ngẫu nhiên C theo nhóm D đồng đều hoặc ngẫu nhiên Câu 7 Tuổi quần thể là:

A thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể B thời gian sống thực tế của các cá thể trong quần thể

C thời gian sống bình quân của các cá thể trong quần thể

D thời gian từ khi quần thể hình thành đến lúc quần thể bị tiêu diệt

Câu 8 Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A Phân bố ngẫu nhiên B Phân bố theo nhóm C Phân bố phân tầng D Phân bố đồng đều

Câu 9 Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là kiểu phân bố phổ biến nhất của quần thể sinh vật?

A Phân bố ngẫu nhiên B Phân bố nhiều tầng theo chiều thẳng đứng C Phân bố đồng đều D Phân bố theo nhóm

Câu 10 Khi các yếu tố môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là:

(2)

Câu 11 Tháp tuổi phát triển là dạng tháp tuổi có tỉ lệ nhóm tuổi: A sau sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi đang sinh sản

B trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi đang sinh sản C sau sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi trước sinh sản D trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản

Câu 12 Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường B Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm

C Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt D Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường

Câu 13 Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể xuất hiện trong điều kiện môi trường:

A đồng nhất và các cá thể không có sự cạnh tranh B đồng nhất và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt C không đồng nhất và các cá thể không có sự cạnh tranh D không đồng nhất và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt Câu 14 Tỉ lệ giới tính trong quần thể có ý nghĩa:

A đảm bảo hiệu quả sinh sản trong điều kiện môi trường thay đổi

B giúp tăng khả năng chống chịu của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi C giúp các cá thể trong quần thể có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh D đảm bảo cho sự thích nghi của các cá thể trong quần thể

Câu 15 Kiểu phân bố ngẫu nhiên trong quần thể thường xuất hiện trong môi trường: A không đồng nhất và các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt

B đồng nhất nhưng các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt

C đồng nhất nhưng các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt D không đồng nhất và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt

Câu 16: Kích thước của quần thể thay đổi không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A sức sinh sản B mức độ tử vong C cá thể nhập cư và xuất cư D tỷ lệ đực cái

Câu 17: Kích thước tối đa của quần thể là số lượng cá thể A ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển quần thể

B nhiều nhất quần thể có thể đạt được, phù hợp với nguồn sống của MT C ít nhất của các quần thể có kích thước lớn nhất trong tự nhiên D nhiều nhất của các quần thể có kích thước lớn nhất trong tự nhiên Câu 18: Khi nói về tuổi cá thể và tuổi quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể

B Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể C Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể

D Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và không thay đổi

Câu 19: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài

(3)

C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống

D. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống

Câu 20: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể

B Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất C Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống

D Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm Câu 21: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong

B Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài

C Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể

D Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao

Câu 1 Biến động theo chu kì là dạng biến động do: A những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên B thiên tai, dịch bệnh,…

C những thay đổi có tính chu kì của môi trường D hoạt động mạnh của các nhóm loài ưu thế

Câu 2 Ví dụ nào sau đây phản ánh kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A Số lượng ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô

B Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau khi bị cháy vào tháng 3 năm 2002

C Số lượng sâu hại cây trồng tăng vào mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa thu và mùa đông

D Số lượng muỗi tăng vào mùa hè, giảm vào mùa đông

Câu 3 Trong các nhân tố sinh thái chi phối sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau đây là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể?

A Độ ẩm B Ánh sáng C Mức độ sinh sản D Nhiệt độ Câu 4 Số lượng thỏ và mèo rừng Bắc Mĩ cứ 9 – 10 năm lại biến động một lần Đây là kiểu biến động theo chu kì:

A tuần trăng B nhiều năm C ngày đêm D theo mùa

Câu 5 Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể:

(4)

C theo chu kì ngày đêm D không theo chu kì

Câu 6 Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định và: A đảm bảo quần thể có thể duy trì và phát triển

B phù hợp với sức chứa của môi trường

C không xảy ra mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể D không xảy ra sự giao phối gần trong quần thể

Câu 7: Vì sao có sự biến động số lượng cá thể trong quần thể theo chu kì? A do sự thay đổi thời tiết có tính chu kì

B do sự tăng giảm nguồn dinh dưỡng có tính chu kì C do sự sinh sản có tính chu kì

D do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường

Câu 8: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kì?

A Quần thê ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè B Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác

C Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng D Quần thể cá chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch

Câu 9: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?

(I) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng

(II) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm (III) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học

(IV) Cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt

A 4 B 2 C 3 D 1

Câu 10: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể

B Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt

C Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

D Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể

Câu 1 Loài sinh vật chỉ có ở một hòn đảo nào đó được gọi là loài A ưu thế B đặc trưng C chủ chốt D thứ yếu

Câu 2 Các loài sinh vật trong quần xã có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt A sinh sản và nơi ở B dinh dưỡng và nơi ở

C sinh sản và dinh dưỡng D sinh sản, dinh dưỡng và nơi ở

(5)

A quần tụ cá thể B quần thể sinh vật C quần xã sinh vật D hệ sinh thái Câu 4 Quan hệ giữa chim mỏ đỏ đậu trên lưng linh dương thuộc dạng quan hệ A kí sinh B cộng sinh C hội sinh D hợp tác

Câu 5 Quan hệ giữa nấm, vi khuẩn lam và tảo đơn bào trong địa y thuộc dạng quan hệ A.kí sinh B.cộng sinh C.hội sinh D.hợp tác

Câu 6 Mối quan hệ giữa các loài mà trong đó không có loài nào bị hại gọi là quan hệ A hỗ trợ B đối kháng C cộng sinh D cạnh tranh Câu 7 Mối quan hệ giữa 2 hay nhiều loài mà trong đó loài này thì có hại nhưng loài kia thì không có lợi mà cũng không có hại Đó là quan hệ

A ức chế- cảm nhiễm B con mồi và vật ăn thịt C cạnh tranh D kí sinh Câu 8 Vi sinh vật sống trong dạ cỏ các loài ĐV nhai lại thuộc dạng quan hệ A kí sinh B cộng sinh C hội sinh D hợp tác

Câu 9 Mối quan hệ giữa 2 loài sinh vật sống chung với nhau và cả hai loài cùng có lợi, sống tách riêng chúng vẫn tồn tại được là quan hệ:

A kí sinh B Cộng sinh C Hội sinh D hợp tác

Câu 10 Mối quan hệ giữa 2 loài sinh vật sống chung với nhau và trong đó 1 loài có lợi, còn loài kia không có lợi cũng không có hại là quan hệ:

A kí sinh B Cộng sinh C Hội sinh D hợp tác

Câu 11 Mối quan hệ giữa 2 loài sinh vật trong đó loài này sống nhờ trên cơ thể loài kia là quan hệ:

A kí sinh B Cộng sinh C Hội sinh D hợp tác

Câu 12 Mối quan hệ giữa 2 loài sinh vật trong đó loài này dùng loài kia làm thức ăn là quan hệ:

A kí sinh B Cộng sinh C ức chế-cảm nhiễm D con mồi-vật ăn thịt Câu 13: Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là mối quan hệ đối kháng?

A Chim sáo và sâu rừng B Chim sâu và sâu ăn lá C Lợn và giun đũa trong ruột lợn D Lúa và cỏ dại

Câu 14 Sự hạn chế số lượng cá thể của con mồi là ví dụ về: A giới hạn sinh thái B khống chế sinh học C cân bằng sinh học D cân bằng quần thể Câu 15 Lan sống trên cành cây khác là quan hệ:

A cộng sinh B hội sinh C hợp tác D cạnh tranh Câu 16 : Cho các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:

(I) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường (II) Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng (III) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng (IV) Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu

Có bao nhiêu ví dụ thuộc về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật ?

A 1 B 4 C 2 D 3

Câu 17: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng

(6)

C Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn D Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn

Câu 1 Quá trình diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi A mạnh mẽ của các nhân tố nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái B tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn khác nhau C số lượng cá thể của các quần thể ở một trạng thái cân bằng D tuần tự các nhân tố vô sinh theo những chu kì khác nhau

Câu 2 Sau khi bị bảo, lụt, dịch bệnh tác động lên một quần xã

A sẽ diễn ra diễn thế nguyên sinh B sẽ diễn ra diễn thế thứ sinh C sẽ diễn ra diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh D không diễn ra diễn thế Câu 3 Trên các đống tro tàn núi lửa,

A sẽ diễn ra diễn thế nguyên sinh B sẽ diễn ra diễn thế thứ sinh C sẽ diễn ra diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh D không diễn ra diễn thế Câu 4 Sau khi xuất hiện 1 hố bom đã hình thành một ao cá Quá trình hình thành ao cá đó

A là diễn thế nguyên sinh B là diễn thế thứ sinh C là diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh D không phải là diễn thế

Câu 5 Quá trình biến đổi từ rừng lim nguyên sinh thành trảng cỏ do con người chặt hết các cây lim

A là diễn thế nguyên sinh B là diễn thế thứ sinh C là diễn thế nguyên sinh hoặc thứ sinh D không phải là diễn thế Câu 6 Diễn thế nguyên sinh là diễn thế xảy ra ở môi trường :

A chưa có sinh vật B đã có quần xã sinh vật C có đảo mới hình thành D Có 1 quần thể sinh vật

Câu 7 Diễn thế thứ sinh là diễn thế xảy ra ở môi trường :

A chưa có sinh vật B đã có quần xã sinh vật C có đảo mới hình thành D Có 1 quần thể sinh vật

Câu 8 Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế thứ sinh ? A Do sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

B Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã C Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã D Do hoạt động khai thác tài nguyên của con người Câu 9 Diễn thế nguyên sinh thường dẫn đến quần xã :

A ổn định B suy thoái C bị hủy diệt D ổn định hoặc suy thoái Câu 10 Diễn thế thứ sinh thường dẫn đến quần xã

A ổn định B suy thoái C bị hủy diệt D ổn định hoặc suy thoái Câu 11 Điều nào không đúng đối với diễn thế nguyên sinh ?

A Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái

B Khởi đầu từ môi trường trống trơn

C Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng D Hình thành quần xã tương đối ổn định

(7)

A Sự cố bất thường (động đất, núi lửa) B Thiên tai (lũ lụt, hạn hán) C Sự tác động mạnh của con người D Sự biến đổi của các vật vô sinh Câu 13: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật

B Trong diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường

C Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái

Ngày đăng: 09/04/2021, 08:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w