Tiết 41 Đọc văn : NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm) I. Mục tiêu bài học Giúp học sinh : - Về kiến thức : + Hiểu được quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. + Thấy được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ : lời lẽ tự nhiên, giản dị mà ý vị. - Về kĩ năng: + Biết đọc - hiểu một bài thơ trữ tình có tính triết lí thâm trầm, sâu sắc. + Xác định được giá trị cao đẹp của lối sống nhàn. - Thái độ : + Trân trọng lối sống giản dị, thanh cao gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống làng quê. II. Chuẩn bị của GV và HS - Phương pháp: + Động não : HS suy nghĩ, trình bày hiểu biết về tác giả, ý nghĩa của nhan đề " Nhàn ". + Thảo luận nhóm : HS trao đổi, thảo luận nhóm về lối sống nhàn, cách sống phù hợp và cần thiết với mỗi người trong cuộc sống hôm nay. + Viết sáng tạo : Trình bày cảm nhận, suy nghĩ về quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Phương tiện : + Sử dụng SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn 10 . + Giấy, bút ghi kết quả thảo luận nhóm. III. Tiến trinh dạy học : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Giới thiệu bài mới: Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn của dân tộc, ông để lại cho đời gần 800 bài thơ cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Thơ ông mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ và thú thanh nhàn .Để hiểu rõ hơn quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Nhàn” của ông . Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Ghi chú HĐ1:Tìm hiểu chung (PP: động não) Tt1: Từ tiểu dẫn hãy tóm lược những nét chính về tác giả ? I.Tìm hiểu chung : 1. Tác giả : - Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491- 1585) - Đỗ Trạng nguyên 1535, làm quan dưới triều Mạc. - Sau từ quan về quê, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ. - Có nhiều học trò nổi tiếng, được suy 1 Tt2: Hãy nêu những hiểu biết của em về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm và về bài thơ “ Nhàn”? HS: phát biểu Xuất xứ của bài thơ ? Xác định thể thơ, chia bố cục ? HĐ2 :Đọc - hiểu văn bản GV gọi hs đọc ( Yêu cầu: nhịp 2/2/3, 4/3; chậm rãi, ung dung, thảnh thơi, vẻ hài lòng ) GV: nhận xét cách đọc Tt1: Em hiểu như thế nào về quan niệm sống "Nhàn " trong bài thơ ? HS: suy nghĩ GV: giảng quan niệm sống "Nhàn" của NBK GV: Từ những hiểu biết về cuộc đời của NBK, em hãy cho biết vì sao ông lại muốn có 1 lối sống nhàn ? HS: động não, trả lời Tt2 : Tìm hiểu vẻ đẹp của lối sống nhàn trong bài thơ “ Nhàn” HS: hoạt động nhóm (chia lớp 4 nhóm) - Nhóm 1: Nhận xét cách ngắt nhịp, dùng từ trong 2 câu đầu ? Hiệu quả nghệ thuật ? HS: đại diện nhóm trình bày tôn là Tuyết Giang Phu Tử. -> Là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi. 2.Sự nghIệp sáng tác a.Tác phẩm : + Bạch Vân am thi tập. + Bạch Vân quốc ngữ thi b. Bài thơ "Nhàn " : - Xuất xứ: Trích trong tập " Bạch Vân quốc ngữ thi". - Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật. c.Bố cục : Đề- thực- luận-kết. II.Đọc - hiểu văn bản: 1.Quan niệm về lối sống nhàn : - Nhàn : đề tài quen thuộc trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. -> Ý nghĩa : + Sống hòa hợp với thiên nhiên. + Giữ cốt cách thanh cao. + Coi thường danh lợi. 2. Vẻ đẹp của lối sống nhàn : a.Hai câu đề : - Câu 1 : + Nhịp 2/2/3 + Số từ "một" lặp lại 3 lần -> Thể hiện tinh thần ung dung, thảnh 2 → Qua 2 câu thơ đầu có thể thấy NBK đã chọn cho mình một lối sống không bon chen, không màng danh lợi. Đó chính là biểu hiện của lối sống nhàn. Nhóm 2 : Quan niệm nhàn của NBK được thể hiện như thế nào trong 2 câu thực ? Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ ? HS: phát biểu GV: Trong hoàn cảnh xã hội mà Nguyễn Bỉnh Khiêm sống thì việc rút lui khỏi danh lợi là một việc làm đúng đắn, em có đồng ý không ? Liên hệ với bản thân em có lựa chọn như vậy không ? HS: động não, suy nghĩ. GV: Một Nguyễn Bỉnh Khiêm thư thái, không màng lợi danh càng được khắc hoạ rõ nét hơn qua hai câu luận. Nhóm 3: Nhận xét về việc nhà thơ miêu tả thời gian, thiên nhiên, sự vật, động thái của con người trong 2 câu luận ? HS: sản vật gần gũi, quen thuộc. thơi. - Câu 2: + Nhịp 2/5 -> sáng tạo so với thơ ĐL + Từ láy " thơ thẩn " -> Biểu hiện sự khoan thai, tự taị. Nhàn: sự ung dung, tự tại, thảnh thơi. b.Hai câu thực : - Phép đối : Ta dại ><Người khôn Vắng vẻ >< Lao xao - Từ láy -> Cách nói nhún nhường mang hàm ý mỉa mai => Nhàn : Nhận dại về mình, nhường khôn cho người; xa lánh danh lợi, sống hòa nhâp với thiên nhiên. c.Hai câu luận : - Nhịp : 1/3/1/2 -> Sự thích thú khi sống thuận theo lẽ tự nhiên. - Thời gian : thu-đông-xuân- hạ - Sự vật : Măng trúc, giá Hồ sen, Ao - Động thái : ăn, tắm - > Sự chủ động của con người -> khẳng định sự thoải mái, dễ chịu 3 GV: Phải nói rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thực sự rất thích thú khi sống một cuộc sống nhàn nhã thuận theo lẽ tự nhiên, không mưu cầu tranh đoạt. Đó chính là vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời cũng cho thấy nhà thơ là người rất yêu thiên nhiên. Hai câu kết của bài thơ như là kết tinh cho quan niệm lối sống nhàn trong cả bài thơ Nhóm 4: Nhận xét về động thái và quan niệm về phú quý của nhà thơ? GV: Bài thơ "Nhàn" của NBK là bài ca về lối sống thanh cao, phong thái ung tự tại, thảnh thơi. Đọc "Nhàn", nghĩ về cách sống của người xưa, ngẫm lại mình, chúng ta thấy cần phải học hỏi người xưa rất nhiều HĐ3: Tổng Kết Tt1:Giá trị nội dung Tt2:Giá trị nghệ thuật của bài thơ? ? Liên hệ : Hình ảnh một Nguyễn Bỉnh Khiêm hòa hợp với thiên nhiên khiến em liên tưởng đến ai khi sống cùng thiên nhiên => Nhàn : Cuộc sống đạm bạc, thanh cao, mùa nào thức ấy, sống chan hòa với thiên nhiên. d.Hai câu kết : - Câu 1 :Nhịp :1/3/3 Động thái : uống rượu -> Nhận thức say để mà tỉnh , để nhận ra lẽ sống. - Câu 2: Nhịp : 2/5 -> Nhấn mạnh rõ quyết tâm, bản lĩnh: Xem đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao. => Vẻ đẹp nhân cách NBK. III. Tổng Kết: 1.Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp nhân cách của tác giả: coi thường danh lợi, giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh. 2.Nghệ thuật: - Sử dụng phép đối, điệp từ, số đếm. - Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên , ý vị, giàu chất triết lí. 4 cũng rất ung dung, tự tại khi sống gần gũi với thiên nhiên HS: động não, phát biểu GV: Chủ tịch Hồ Chí Minh : " Sáng ra bờ suối . sang " Người là hiện thân của lối sống thanh cao, giản dị, phong thái ung dung. Cả cuộc đời Người dành cho nước, cho dân, chưa một lần Người nghĩ riêng cho mình. Vẫn đôi dép cao su, bộ áo quần kaki theo Người suốt những năm tháng gian khó cho đến khi đã là chủ tịch nước, vẫn rất giản dị đơn sơ, thanh bạch. Người là biểu tượng đẹp cho thế hệ trẻ noi theo. GV: Đọc “Nhàn” , tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm em rút ra được cho mình bài học gì ? HS: Suy nghĩ, phát biểu IV.Củng cố: - "Nhàn" của NBK là thân nhàn nhưng tâm không nhàn, tuy sống nhàn nhưng ông vẫn luôn ưu ái với đời. V.Dặn dò : Soạn bài "Độc Tiểu Thanh kí " * Đọc ghi nhớ 5 Trường THPT Phú Lộc ĐỀ THI HỌC KÌ I Tổ Văn Môn Ngữ văn - Khối 10 ( Chương trình cơ bản) Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề) ------------------------------------------------------------ Câu 1 (1,5điểm) : Cho những ngữ liệu sau: a / " Em tưởng giếng nước sâu Em nối sợi gầu dài Ai ngờ giếng nước cạn Em tiếc hoài sợi dây ". ( Thu Nguyệt ) b / " Kháng chiến ba nghìn ngày không nghỉ Bắp chân đầu gối vẫn săn gân" ( Tố Hữu ) 1.1. Xác định phép tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu trên ? 1.2. Hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó ? Câu 3 (2,5 điểm): Viết đoạn văn ngắn về: “ Điều em mơ ước” Câu 4 ( 6 điểm ): Trong văn bản tự sự 4.1. Người kể có vai trò gì? Người kể xuất hiện trong những ngôi kể nào 4.2. Kể lại chuyện sau :" Một lần dạo chơi vườn Giấc mơ, tình cờ gặp An Dương Vương, hãy làm một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với An Dương Vương về những đổi thay của đất nước ". HẾT 6 Đáp án: Câu 1( 1.5đ) 1.1 Pép tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu : a. phép tu từ ẩn dụ ( 0.25đ) b. phép tu từ hoán dụ (0,25đ) 1.2 Hiệu quả nghệ thuật : a. Hình ảnh ẩn dụ : “nước giếng” , “ sợi gầu” ( 0.25đ) -> Hiệu quả: diễn tả được tình cảm kín đáo tế nhị của nhân vật trữ tình bằng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng và giàu sức gợi . b. Hình ảnh hoán dụ : “ Bắp chân đầu gối” ( 0.25đ) -> Hiệu quả: Thể hiện được vẻ đẹp ý chí của người chiến sĩ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Câu 2: ( 2.5đ) Yêu cầu : tổ chức thành đoạn văn ngắn khoảng 20 dòng . Xác định kiểu bài tự sự và biểu cảm Trình bày được điều mơ uớc Cảm xuc, chân thành, trong sáng Câu 3: ( 6đ) I. Yêu cầu chung: - Học sinh nắm được yêu cầu tạo lập văn bản kể chuyện. - Nắm vững cốt truyện Truyện “ An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ” theo văn bản sách Ngữ Văn 10- tập 1 để có cơ sở trình bày cho hợp lý. II. Yêu cầu cụ thể. 1. Yêu cầu về nội dung: - Học sinh biết phát huy trí tưởng tượng để xây dựng nôi dung kể phong phú và sinh động. - Lựa chọn ngôi kể cho hợp lí. - Biết kết hợp giữa kể với tả hoặc biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, 2. Yêu cầu về hình thức: - Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng mạch lạc, cân đối. - Diễn đạt trong sáng, văn viết cảm xúc. Biểu điểm: * Điểm 9 – 10: +Biết phát huy trí tưởng tượng để xây dựng câu chuyện thật hấp dẫn sinh động. + Lập luận chặt chẽ , bố cục cân đối hợp lí, viết chữ đẹp. Còn vài sai sót nhỏ về cách dùng từ, lỗi chính tả. * Điểm 7 – 8: + Hiểu đề : Nội dung đảm bảo nhưng chưa sâu sắc. Hình thành câu chuyện phù hợp , khá sinh động và hấp dẫn. + Bố cục cân đối hợp lí , phù hợp với yêu cầu của đề. Bài làm mắc không quá 5 lỗi về dùng từ, đặt câu. * Điểm 5 -6: 7 + Hiểu đề: Nội dung đảm bảo yêu cầu cơ bản . Hình thành câu chuyện tương đối sinh động , có sáng tạo * Điểm 4: + Đáp ứng một nửa yêu cầu đặt ra. Có ý thức xây dựng câu chuyện. Kết cấu tương đối rõ nhưng chưa gọn . phạm hơn 5 lỗi diễn đạt. * Điểm 2: + Chưa biết cách xây dựng câu chuyện cho phù hợp.phạm nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. * Điểm 0: +Bài làm lạc đề. 8