1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ KIỂM TRA HKI

4 131 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 43,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ I Đề 1: Câu 1: Chép thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài thơ : “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy và cho biết ý nghĩa biểu tượng của ánh trăng trong bài thơ (1,5đ ) Câu 2: Cho biết vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du (1,5đ ) Câu 3: Cho biết trong các từ láy sau, từ nào có sắc thái tăng nghĩa so với nghĩa của yếu tố gốc: xanh xanh, xanh xao, trăng trắng, vàng vọt, long lanh, lấp lánh, lăn tăn, tung tăng, nhảy nhót, nhấp nhô.(1,0đ) Câu 4: Cho biết biện pháp tu từ được sử dụng trong 4 câu thơ sau: “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối? Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan. Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn? Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới.” ( Nhớ rừng – Thế Lữ) Câu 5:Kể về một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn( 5,0đ) MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ I Đề 2: Câu 1: Cho biết đặc điểm thể loại tác phẩm “Hoàng lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái và ý nghĩa nhan đề của tác phẩm(2,0đ ) Câu 2: Truyện ngắn : “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có mấy nhân vật phụ, việc xây dựng nhân vật phụ có ý nghĩa gì?(1,0đ ) Câu 3:Xác định từ láy trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của các từ láy đó .(1,0đ) “ Xe chạy chầm chậm… .Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở” ( Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng) Câu 4: Từ nào trong đoạn văn sau là từ địa phương và cho biết từ toàn dân tương đương:(1,0đ) “ Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe.” ( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) Câu 5:Kể về một câu chuyện thể hiện tinh thần lạc quan, vươn lên sống đẹp( 5,0đ) MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ I Đề 3: Câu 1: Cho biết hệ thống luận điểm và luận cứ trong văn bản: “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ” của nhà văn G. Mác- Két(1,5đ ) Câu 2:Chép lại những khổ thơ thể hiện tinh thần bất chấp khó khăn gian khổ của những người lính trong bài thơ: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cuả Phạm Tiến Duật.(1,5đ) Câu 3: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ minh họa (1,0đ) Câu 4: Cho biết từ mượn trong đoạn văn sau:(1,0đ) “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần song có linh, xin ngài chứng giám….” (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ) Câu 5:Kể về một câu chuyện đáng thương( 5,0đ) MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ I Đề 4: Câu 1: Cho biết giá trị nội dung Truyện Kiều của Nguyễn Du(2,0đ ) Câu 2:Hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lón trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.(1,0đ) Câu 3:So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ minh họa (1,0đ) Câu 4: Cho biết các biện pháp tu từ trong 4 câu thơ sau:(1,0đ) “Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lón đời ta tự buổi nào….” (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận) Câu 5:Kể về một câu chuyện thể hiện tấm lòng : “ Thương người như thể thương thân”( 5,0đ) . MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ I Đề 2: Câu 1: Cho biết đặc điểm thể loại tác phẩm “Hoàng lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái và ý nghĩa nhan đề của tác. lên sống đẹp( 5,0đ) MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ I Đề 3: Câu 1: Cho biết hệ thống luận điểm và luận cứ trong văn bản: “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Ngày đăng: 07/11/2013, 12:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w