Với những lý trên “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi thực sự là bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền dân tộc và sự thái bình thịnh vượng đáng được hưởng của một quốc gia..[r]
Trang 1Phân tích giá trị tuyên ngôn độc lập trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn
Trãi
Đề bài: Phân tích giá trị tuyên ngôn độc lập trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Bài làm
Nếu như bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt vang vọng trên tuyến sông Như Nguyệt được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam thì bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai Sở dĩ gọi bài cáo “Bình ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn độc lập bởi vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà
“Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta Với giọng thơ hào hùng, dứt khoát, giống như lời khẳng định chắc nịch “Nước Nam là của nhân dân Việt Nam”
Ngay từ đầu bài cáo, Nguyễn Trãi đã dõng dạc vang lên:
Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Tại sao Nguyễn Trãi lại dùng từ “như nước Đại Việt ta từ trước” là bởi vì trước đây Lý Thường Kiệt đã khẳng định:
Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tái sách trời.
Tuy nhiên việc khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của Nguyễn Trãi hoàn toàn khác
so với Lý Thường Kiệt Nếu Lý Thường Kiệt xem việc khẳng định chủ quyền là
do trời định, còn Nguyễn Trãi lại dựa vào nhân định Đây là hai tư tưởng khác nhau giữa hai thời đại khác nhau Nguyễn Trãi còn nhấn mạnh thêm, để có được độc lập, nhân dân ta đã phải đánh đổi rất nhiều máu và nước mắt Đó chính là sự cống hiến của bao nhiêu thế hẹ mới có được, không phải do trời ban, cũng không phải tự nhiên mà có:
Trang 2Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Như vậy chủ quyền của Việt Nam, độc lập của Việt Nam có được vững bền là nhờ
sự cống hiến của nhân dân, của sự đồng cam cộng khổ suốt mấy nghìn năm từ khi dựng nước đến giờ Trung Quốc tuy lớn mạnh với những thời đại đã làm nên lịch
sử vang dội, gây nhiều sóng gió nhưng Việt Nam vẫn luôn giữ vững ý chí, vẫn luôn cống hiến không ngừng nghỉ Tuy là nước bé nhưng ý chí và nghị lực không
hề bé Đây chính là một tinh thần cần phải học tập và phát huy ngay cả trong thời bình Độc lập chủ quyền mà dân tộc ta giành được nhờ vào sự đoàn kết toàn dân, vào phong tục, tập quán… Đây chính là lời khẳng định hùng hồn của Nguyễn Trãi
Vì tất thảy những lẽ đó mà Nguyễn Trãi đã hô lên vang dội:
Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới Kiền khôn bĩ mà lại thái Nhật nguyệt hối mà lại minh
Mặc dù lời thơ chùng xuống nhưng vẫn có sức nặng, sức vang đội đối với người đọc Dân tộc ta đã phải đánh đổi rất nhiều thứ, đã phải gồng mình chiujd đựng sự xâm lược của bọn đế quốc, thực dân phong kiến Kết quả của sự cố gắng đó chính
là sự “vững bền” “đổi mới” giang sơn Nguyễn Trãi đã mượn hình ảnh to lớn, bao
la của vũ trụ “càn khôn” và “nhật nguyệt” để nói lên sự trường tồn, thái bình, thịnh vượng của một quốc gia
Nguyễn Trãi không tự cao vì những chiến công đó, ông còn khẳng định rằng sở dĩ đất nước được thịnh vượng, độc lập là do nhân dân ta luôn biết ơn tổ tiên đi trước:
Âu cũng nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng Ngầm giúp đỡ mới được như vậy
Chúng ta nhận thấy một sự khiêm tốn rất tinh tế Độc lập, chủ quyền của đất nước
ta có được là nhờ cha ông, tổ tiên ở trên trời linh thiêng giúp đỡ, tạo ban phước lành Đây chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn, một truyền thống rất sâu sắc của
Trang 3đất nước ta từ bao nhiêu đời nay.
Với những lý trên “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi thực sự là bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền dân tộc và sự thái bình thịnh vượng đáng được hưởng của một quốc gia