1. Trang chủ
  2. » Vật lí lớp 11

Tải Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du - Dàn y + bài Phân tích chí khí anh hùng lớp 10

25 63 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 33,69 KB

Nội dung

Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn về một người an[r]

Trang 1

Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

- Văn mẫu lớp 10 Dàn ý Phân tích trích đoạn Chí khí anh hùng

1 Mở bài:

Tác giả: Đại thi hào Nguyễn Du, là danh nhân văn hóa Việt Nam

Tác phẩm: Trích truyện Kiều nói lên tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải

2 Thân bài:

* Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải:

- Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn

- “Động lòng bốn phương” công việc và chí lớn của người nam nhi

-“ trượng phu” là để chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm nghĩakhâm phục, ca ngợi

- “thoắt”sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải

-> Từ Hải đã thoát khỏi tình cảm cá nhân nhanh chóng đi làm việc lớn của cuộc đời

- “Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chànggiữa vũ trụ rộng lớn

-“trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt

-Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng dong, cho thấy ý chí quyết tâm và bảnlĩnh của người anh hùng

- Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm Chàng coi Kiều như tâm phúc củamình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn

* Lời hứa của Từ Hải với Kiều:

- Chàng hứa Kiều khi nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “tiếng chuông ngập đấtbóng tinh rợp đường”, “Làm cho rõ mặt phi thường” sự nghiệp ổn định sẽ cưới nàngcho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no

- Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: một năm sau sẽ mang vinh quang về, chàngrất tự tin và chắc chắn về chiến thắng của mình

Trang 2

* Sự dứt khoát của Từ Hải:

- Chim bằng là loài chim của sự dũng mãnh, ý chí tác giả ví với Từ Hải, đã đến lúcchàng tung bay đôi cánh để tìm khát vọng của bản thân

- “ Dứt”, “quyết” khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng mẫu 1

Nếu Kim Trọng là một người thư sinh đèn sách hiếu học thì Từ Hải là một ngườianh hùng với khí phách hiên ngang Từ Hải là người đã cứu Thúy Kiều thoát khỏicảnh sống nhơ nhớp, ô nhục khi nàng rơi vào lầu xanh lần thứ hai Hai người chungsống với nhau rất hạnh phúc nhưng do Từ Hải muốn có được sự nghiệp lớn lao nên

đã từ biệt Thúy Kiều ra đi Ý chí, quyết tâm ấy của chàng được thể hiện qua đoạntrích "Chí khí anh hùng" nằm trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du

Đoạn trích này nằm ở vị trí câu 2213 đến câu 2230 thể hiện lí tưởng về người anhhùng của tác giả Bốn câu thơ đầu của đoạn trích đã thể hiện khát vọng lên đường vì

sự nghiệp của Từ Hải:

"Nửa năm hương lửa đương nồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".

Trong lúc tình yêu và hạnh phúc vợ chồng đang nồng đượm, yên ấm, Từ Hải quyếtchí ra đi, rời xa người vợ tài sắc để thực hiện lí tưởng nam nhi của mình Nam nhitrong xã hội xưa muốn được công nhận thì phải có công danh, sự nghiệp, có đượcnhững công trạng lớn lao Chẳng vậy mà Nguyễn Công Trứ từng viết:

"Chí làm trai nam bắc tây đông,

Trang 3

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể".

Từ Hải là một đấng nam nhi muốn "vẫy vùng" nên đã "động lòng bốn phương".Chàng là người có ý chí lập công danh, sự nghiệp lớn Động từ "thoắt" vừa thể hiệnmột trạng thái nhanh chóng vừa thể hiện sự dứt khoát, kiên quyết của Từ Hải Tácgiả Nguyễn Du đã đặt người anh hùng vào tình thế khó xử khi một bên là hạnh phúc

vợ chồng chốn khuê phòng như một cám dỗ còn một bên là không gian rộng lớnthỏa sức thể hiện tráng trí bốn phương Không làm bạn đọc thất vọng, bậc trượngphu ấy đã lựa chọn con đường theo đuổi hoài bão, lí tưởng cuộc đời mình Nguyễn

Du đã thể hiện sự trân trọng nhân vật Từ Hải khi gọi chàng là "trượng phu" - ngườinam nhi có chí lớn, là bậc anh hùng trong thiên hạ Dù cuộc sống vợ chồng cònnhiều lưu luyến, vẻ đẹp khiến "hoa ghen", "liễu hờn" của người vợ Thúy Kiều cònníu bước chân người anh hùng nhưng Từ Hải vẫn quyết lên đường chinh chiến đểthực hiện khát vọng "vẫy vùng trong bốn bể" mà không một chút do dự, phân vân.Một con người "Dọc ngang nào biết trên đầu có ai" như Từ Hải muốn thỏa sức tunghoành khắp thiên hạ cũng là điều dễ hiểu Hình ảnh Từ Hải ra đi một mạch cùngthanh gươm trên yên ngựa trong cõi "trời bể mênh mang" thật oai phong, lẫm liệt.Những hạnh phúc cá nhân riêng tư không thể làm chùn bước chân của người anhhùng Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng, mà làngười của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh) Chàng đối diện với trời đất, vũtrụ bằng một tâm thế đầy chủ động

Cuộc chia ly nào cũng gắn với nỗi buồn, những giọt nước mắt và cuộc chia ly củaThúy Kiều - Kim Trọng cũng không ngoại lệ:

"Nàng rằng: Phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"

Nho giáo đã quy định người phụ nữ phải tuân theo luật "tam tòng": ở nhà theo cha,xuất giá theo chồng, chồng chết theo con Thúy Kiều đã khéo léo nhắc đến luật lệcủa đạo Nho để xin đi theo chồng Trong lúc "hương lửa đương nồng", nàng khôngmuốn phải chịu cảnh xa cách, chia lìa với Từ Hải - một người chồng nhưng đồngthời cũng là một người ân nhân cứu mạng Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh Nàngmuốn được theo chồng, muốn nâng khăn sửa túi và cùng chồng sẻ chia những khókhăn trong cuộc đời Mong muốn ấy vô cùng chính đáng bởi lẽ nữ nhi lấy chồng thìphải theo chồng Dù phải chịu những vất vả, gian nan thì Kiều cũng nguyện một

Trang 4

lòng ở bên Từ Hải Nhưng với nghĩa khí của một bậc quân tử, Từ Hải đã đáp lạirằng:

"Từ rằng: Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia"

Hai người đã hiểu rõ lòng dạ của nhau đến mức sâu sắc vậy tại sao Kiều vẫn "chưathoát khỏi nữ nhi thường tình" Đó là lời trách cứ Thúy Kiều tuy là tri âm tri kỉ màtại sao lại không thấu hiểu cho hành động của Từ Hải Đồng thời đó cũng là lờiđộng viên, khuyên nhủ Thúy Kiều vượt qua những trắc trở trước mắt để hướng vềtương lai tốt đẹp sau này và mong muốn nàng đừng quá lo lắng cho mình Từ Hảithuyết phục, hứa hẹn với Thúy Kiều bằng tình cảm chân thành, sâu nặng Từ Hải ra

đi lập sự nghiệp, công danh đến khi trở thành một con người xuất chúng, phi thường

và nắm giữ trong tay "mười vạn tinh binh"thì chàng sẽ quay trở về rước Kiều "nghigia" bằng những hình thức lễ nghi trang trọng Vợ chồng đoàn tụ trong âm thanhrộn rã của "tiếng chiêng dậy đất" và khung cảnh ngập tràn bóng cờ trên các conđường

Để từ chối khéo léo mong muốn của Thúy Kiều, Từ Hải đã sử dụng những lời lẽđầy sức thuyết phục:

"Bằng nay bốn bể không nhà Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu Chầy chăng là một năm sau vội gì!"

Chàng từ chối mong muốn của Thúy Kiều là vì nàng sẽ làm bận lòng mình hay thậttâm chàng không muốn người vợ của mình phải chịu những khổ cực, vất vả? Đốivới đấng nam nhi, việc coi bốn bể là nhà là lẽ thường tình nhưng đối với phận nữnhi như Thúy Kiều thì việc đó không hề dễ dàng và rất khó thích nghi Có lẽ vìnhững lí do trên mà Từ Hải khuyên Kiều "đành lòng" chờ đợi ngày chàng thành

Trang 5

công trở về Một năm chờ đợi không phải thời gian quá dài nhưng nó lại thể hiện chíkhí,lòng quyết tâm cao độ của người anh hùng Từ Hải Việc gây dựng sự nghiệp,công danh không phải là chuyện ngày một ngày hai mà đó còn là chuyện của cả đờingười nhưng Từ Hải lại hứa với Thúy Kiều sẽ đạt được công danh sau một nămnữa Phải là người có quyết tâm cao độ, tin vào khả năng của bản thân thì mới có lờihứa như vậy.

Nếu cuộc chia tay của đôi vợ chồng trong "Chinh phụ ngâm" được Đặng Trần Cônmiêu tả:

"Nhủ rồi tay lại cầm tay Bước đi một bước giây giây lại dừng"

thì cuộc chia tay của Từ Hải và Thúy Kiều trong đoạn trích "Chí khí anh hùng"được Nguyễn Du miêu tả với sự dứt khoát:

"Quyết lời dứt áo ra đi Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi".

Người xưa có câu anh hùng khó qua ải mĩ nhân nhưng với khát vọng lớn lao củacon người đầu đội trời chân đạp đất thì ải mĩ nhân không làm khó được Từ Hải.Hành động "dứt áo ra đi" của chàng thể hiện thái độ dứt khoát, không chút tơvương, vướng bận chuyện cá nhân Theo truyện ngụ ngôn trong sách Trang Tử,

"chim bằng là giống chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡigió mà bay lên chín ngàn dặm Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng chokhát vọng của người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khát khao làm nên sự nghiệplớn" Tư thế ra đi của Từ Hải được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ chim bằng thật oaiphong và có sức mạnh phi thường Đó là cái nhìn thể hiện tâm hồn lãng mạn củamột nhà thơ trung đại

"Chí khí anh hùng" đã miêu tả cuộc chia ly giữa "trai anh hùng" và "gái thuyềnquyên" đầy dứt khoát nhưng nổi bật lên trong đoạn trích là chí khí của người anhhùng Từ Hải Đó là tính cách hiên ngang, ngay thẳng của bậc "trượng phu" trongthiên hạ Nhân vật này được Nguyễn Du xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưngcùng với ngôn ngữ hàm súc, mang tính biểu đạt cao Đây cũng là yếu tố góp phầntạo nên sự thành công trong nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả Từ Hải xứngđáng là bậc nam nhi "vẫy vùng trong bốn bể", không vì "hương lửa đương nồng" màchùn chân, nhụt chí

Trang 6

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng mẫu 2

Đoạn trích Chí khí anh hùng từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều của đạithi hào Nguyễn Du, nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước

mơ lãng mạn về một người anh hùng có những phẩm chất, phi thường

Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thúy Kiều luôn sống trong tâm trạng chán chường,tuyệt vọng:

Biết thân chạy chẳng khỏi trời, Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.

Thế rồi Từ Hải đột nhiên xuất hiện Từ Hải tìm đến với Thúy Kiều như tìm đến vớitri âm, tri kỉ Trong vũng lầy nhơ nhớp của chốn lầu xanh, Từ Hải đã tinh tườngnhận ra phẩm chất cao quý của Thúy Kiều và với con mắt tinh đời, ngay từ cuộc gặp

gỡ đầu tiên Kiều đã thầm khẳng định Từ Hải là người duy nhất có thể tát cạn bể oancho mình Nàng khiêm nhường bày tỏ:

Rộng thương cỏ nội hoa hèn, Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau

Hai người, một là gái giang hồ, một đang làm "giặc", đều thuộc hạng người bị xãhội phong kiến khinh rẻ nhất, đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một mối tình tri

kỉ Từ Hải đánh giá Kiều rất cao, còn Kiều nhận ra Từ là đấng anh hùng Nhưngtình yêu không thể giữ chân Từ Hải được lâu Đã đến lúc Từ Hải ra đi để tiếp tụctạo lập sự nghiệp Đoạn trích này cho thấy một Từ Hải đầy chí khí anh hùng, màcũng đượm chút cô đơn, trống trải giữa đời

Trước sau đối với Từ Hải, Nguyễn Du vẫn dành cho chàng thái độ trân trọng vàkính phục, ở chàng, nhất cử nhất động đều thể hiện rõ chí khí, cốt cách anh hùng.Trên con đường tạo dựng nghiệp lớn, cuộc hôn nhân bất ngờ giữa chàng với ThúyKiều chỉ là phút chốc nghỉ ngơi Cuộc hôn nhân của họ đang hạnh phúc hơn bao giờhết Ấy vậy mà, chỉ mới sáu tháng vui hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, Từ Hải đãlại động lòng bốn phương, dứt khoát lên đường, tiếp tục sự nghiệp lớn lao đang còndang dở:

Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

Trang 7

Từ Hải được tác giả miêu tả là con người đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là mộttráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ Chí là mục đích cao cả hướng tới, khí lànghị lực để đạt tới mục đích, ở con người này, khát khao được vẫy vùng giữa trờicao đất rộng như đã trở thành một khát vọng bản năng tự nhiên, không có gì có thểkiềm chế nổi.

Trước lúc gặp gỡ và kết duyên với Thúy Kiều, Từ Hải đã là một anh hùng hảo hán:Dọc ngang nào biết trên đầu có ai, đã từng: Nghênh ngang một cõi biên thùy Cáichí nguyện lập nên công danh, sự nghiệp ở chàng là rất lớn Vì thế không có gì cảnđược bước chân chàng

Dù Nguyễn Du không nói cụ thể là Từ Hải ra đi làm gì nhưng nếu theo dõi mạchtruyện và những câu chàng giải thích để Thúy Kiều an lòng thì người đọc sẽ hiểu cảmột sự nghiệp vinh quang đang chờ chàng ở phía trước Từ Hải không phải là conngười của những đam mê thông thường mà là con người của sự nghiệp anh hùng.Đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa Từ chợt động lòng bốn phương, thế làtoàn bộ tâm trí hướng về trời biển mênh mang, và lập tức một mình với thanh gươmyên ngựa, lên đường thẳng rong Chữ trượng phu trong Truyện Kiểu chỉ xuất hiệnmột lần dành riêng đã nói về Từ Hải Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã dùng từtrượng phu với nghĩa Từ Hải là người đàn ông có chí khí lớn Chữ thoắt thể hiệnquyết định nhanh chóng, dứt khoát của chàng Bốn chữ động lòng bốn phương nóilên được cái ý Từ Hải "không phải là người của một nhà, một họ, một xóm, mộtlàng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh)

Động lòng bốn phương là thấy trong lòng náo nức cái chí tung hoành khắp bốnphương trời Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm mình trong mộtkhông gian chật hẹp Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh Một thanhgươm, một con tuấn mã, chàng hối hả lên đường Ấy là bởi khát vọng tự do luôn sôisục trong huyết quản của người anh hùng Hoài Thanh bình luận: Qua câu thơ, hìnhảnh của con người "thanh gươm yên ngựa" tưởng như che đầy cả trời đất"

Trong cảnh tiễn biệt, tác giả tả hình ảnh Từ Hải: thanh gươm yên ngựa lên đườngthẳng rong trước rồi mới để cho Từ Hải và Kiều nói những lời tiễn biệt Có ngườicho rằng nếu như vậy thì Thúy Kiều còn nói sao được nữa? Có lẽ tác giả muốndựng cảnh tiễn biệt này khác hẳn cảnh tiễn biệt giữa Thúy Kiều - Kim Trọng, ThúyKiều - Thúc Sinh Từ Hải đã ở tư thế sẵn sàng lên đường Chàng ngồi trên yên ngựa

mà nói những lời tiễn biệt với Thúy Kiều Sự thật có phải vậy không? Không chắc,

Trang 8

nhưng cần phải miêu tả như thế mới biểu hiện được sự quyết đoán và cốt cách phithường của Từ Hải.

Thúy Kiều biết rõ Từ Hải ra đi sẽ lâm vào tình cảnh bốn bể không nhà, nhưng vẫnkhẩn thiết xin được cùng đi, nàng rằng: Phận gái chữ tòng, chàng đi thiếp cũng mộtlòng xin đi Ngắn gọn thế thôi, nhưng quyết tâm thì rất cao Chữ tòng ở đây khôngchỉ có nghĩa như trong sách vở thánh hiền của đạo Nho: tại gia tòng phụ, xuất giátòng phu , mà còn ngụ ý tiếp sức, chia sẻ nhiệm vụ, muốn cùng được gánh vác vớichồng

Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt càng thể hiện rõ chí khí anh hùng của nhân vậtnày:

Từ rằng: "Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì!"

Đã là tâm phúc tương tri có nghĩa là hai ta đã hiểu biết lòng dạ nhau sâu sắc, vậy màsao, dường như nàng chưa thấu tâm can ta, nên chưa thoát khỏi thói nữ nhi thườngtình Lẽ ra, nàng phải tỏ ra cứng cỏi để xứng là phu nhân của một bậc trượng phu

Lí tưởng anh hùng của Từ Hải bộc lộ qua ngôn ngữ mang đậm khẩu khi anh hùng.Khi nói lời chia tay với Thúy Kiều chàng không quyến luyến, bịn rịn vì tình chồng

vợ mặn nồng mà quên đi mục đích cao cả Nếu thực sự quyến luyến, Từ Hải sẽ chấpnhận cho Thúy Kiều đi theo

Từ Hải là con người có chí khí, khát khao sự nghiệp phi thường nên không thể đắmmình trong chốn buồng the Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, tiếng gọi của

sự nghiệp thôi thúc từ bên trong Từ Hải quyết dứt áo ra đi Giờ đây, sự nghiệp đốivới chàng là trên hết Đối với Từ Hải, nó chẳng những là ý nghĩa của cuộc sống màcòn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm, trông cậy ởchàng Do vậy mà không có những lời than vãn buồn bã lúc chia tay Thêm nữa,

Trang 9

trong lời trách: Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình còn bao hàm ý khuyên ThúyKiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng là vợ của một anh hùng.Cho nên sau này trong nỗi nhớ của Kiều: cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòncon mắt phương trời đăm đăm, không chỉ có sự mong chờ, mà còn có cả hi vọngvào thành công và vinh quang trong sự nghiệp của Từ Hải.

Từ Hải là con người rất mực tự tin Trước đây, chàng đã ngang nhiên xem mình làanh hùng giữa chốn trần ai Giờ thì chàng tin rằng tất cả sự nghiệp như đã nắm chắctrong tay Dù xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng Từ Hải đã tin rằngmình sẽ có trong tay mười vạn tinh binh, sẽ trở về trong hào quang chiến thắng:Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường, để rõ mặt phi thường với Thúy Kiều, đểđem lại vẻ vang cho người phụ nữ mà chàng hết lòng yêu mến và trân trọng Từ Hải

đã khẳng định muộn thì cũng không quá một năm, nhất định sẽ trở về với cả một cơ

đồ to lớn

Không chút vấn vương, bi lụy, không dùng dằng, quyến luyến như trong các cuộcchia tay bình thường khác, Từ Hải có cách chia tay mang đậm dấu ấn anh hùng củariêng mình Lời chia tay mà cũng là lời hứa chắc như đinh đóng cột; là niềm tin sắt

đá vào chiến thắng trong một tương lai rất gần Hai câu thơ cuối đoạn đã khẳng địnhthêm quyết tâm ấy:

Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Nguyễn Du mượn hình ảnh phim bằng (đại bàng) trong văn chương cổ điển, thườngtượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, muốnlàm nên sự nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái

độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùngcủa Từ Hải Đã đến lúc chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặmtrên cao

Hình ảnh: gió mây bằng đã đến kì dặm khai là mượn ý của Trang Tử tả chim bằngkhi cất cánh lên thì như đám mây ngang trời và mỗi lần bay thì chín vạn dậm mớinghỉ, đối lập với những con chim nhỏ chỉ nhảy nhót trên cành cây đã diễn tả nhữnggiây phút ngây ngất say men chiến thắng của con người phi thường lúc rời khỏi nơitiễn biệt

Hình tượng người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du vềphương diện cảm hứng và nghệ thuật miêu tả Qua đó thể hiện tài năng sử dụng

Trang 10

ngôn ngữ của nhà thơ trong việc diễn tả chí khí anh hùng cùng khát vọng tự do củanhân vật Từ Hải.

Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ cái ước mơ công lí vẫn âm ỉ trong cảnh đời tùtúng của xã hội cũ Từ Hải ra đi để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí, nhưng nếu hiểu

kỹ càng còn thêm một lí do nữa là vì bất bình trước những oan khổ của con người bịchà đạp như Thúy Kiều thì không hẳn là không có căn cứ Điều chắc chắn là cáikhao khát của Từ Hải muốn được tung hoành, thong dong bốn bể để thực hiện ước

mơ công lí chứ không bao giờ nhằm mục đích thiết lập một ngai vàng quyền lựctầm thường

Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu

tả có khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thườngvới những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại rấtlớn Nó góp phần tô đậm tính cách của người anh hùng Từ Hải - nhân vật lí tưởng,mẫu người đẹp nhất trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng mẫu 3

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, ta không thể nào không nhắc đến "TruyệnKiều" – một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị conngười và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát

Đoạn trích "Chí khí anh hùng" trích trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã dànhnhững lời thơ của mình để nói về Từ Hải – người anh hùng lí tưởng có những phẩmchất cao đẹp, phi thường

Có thể nói trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã xây dựng một hình tượng nhân vật

Từ Hải hoàn toàn mới so với hình tượng nhân vật này trong "Kim Vân Kiều truyện"của Thanh Tâm Tài Nhân, ở "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, hình tượng Từ Hảigiống như một tướng cướp đã bị lược bỏ, thay vào đó là một hình tượng Từ Hải nhưmột vị anh hùng tuyệt đẹp, phi thường Hình tượng này là sự hợp nhất của hìnhtượng nhân vật có tính ước lệ – là nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn

Du và hình tượng con người vũ trụ với nét vĩ đại, lớn lao

Sau khi bị mắc bẫy và rơi vào chốn lầu xanh lần thứ hai, Kiều luôn sống trong tâmtrạng đau khổ, giày vò Giữa lúc ấy, Từ Hải xuất hiện như một vị cứu tinh giúp Kiềuthoát khỏi chốn lầu xanh đầy nhơ nhớp ấy Nhưng tình yêu giữa Thúy Kiều và TừHải vẫn không thể nào che khuất đi ước mơ gây dựng một sự nghiệp lớn lao ở con

Trang 11

người này Đó chính là lí do mà khi mối tình của họ vừa chớm nở được "nửa năm"thì Từ Hải đã tiếp tục lên đường với khát khao cháy bỏng gây dựng sự nghiệp củamình:

Nửa năm hương lửa đương nồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

Mặc dù trong thời gian sáu tháng, tình yêu của họ luôn nồng nàn, cháy bỏng nhưngvới chí lớn và khát khao công danh nghiệp lớn Từ Hải thoắt đã "động lòng bốnphương" "Lòng bốn phương" ở đây là hình ảnh tượng trưng, ước lệ cho chí nguyệnlập công danh, sự nghiệp của Từ Hải Hình ảnh "trời bể mênh mang" cũng mang ýnghĩa tương tự như vậy Chúng như một sự ước lệ tạo nên một tầm vóc lớn lao, phithường cho Từ Hải Có thể nói tình yêu hay bất cứ một cái gì cũng không đủ sức đểngăn cản được bước chân của chàng Trong cả một tác phẩm dài, Nguyễn Du chỉdành duy nhất một từ "trượng phu" cho Từ Hải như thể khẳng định một chí khí lớn

ở chàng Hình ảnh "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" diễn tả một phongthái ung dung của người "trượng phu" trên con đường gây dựng sự nghiệp ấy

Đối với Thúy Kiều, Từ Hải không chỉ như một người chồng mà còn như một vị ânnhân có ơn vô cùng lớn đã cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh ô nhục Vì vậy, trướcquyết tâm ra đi vì nghiệp lớn của chồng mình, Thúy Kiều đã xin đi theo để là ngườichăm sóc, nâng khăn sửa túi cho chàng:

Nàng rằng: Phận gái chữ tòng Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi

Nàng xin đi để được làm trọn chữ "tòng" vì theo nàng thì "xuất giá tòng phu" lấychồng thì phải theo chồng, nguyện cùng chồng gánh vác mọi chuyện

Nhưng lời Từ Hải đã quyết, như để làm an lòng Thúy Kiều:

Từ rằng: Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

Trang 12

Trước lời xin đi theo của Thúy Kiều, Từ Hải như trách Kiều: "Sao chưa thoát khỏi

nữ nhi thường tình"', đó cũng như một lời khuyên Kiều đừng xem nặng quá vấn đề

"lấy chồng là phải theo chồng", hãy xem nhẹ chuyện tình cảm vì sự nghiệp lớn laocủa chồng Với một quyết tâm, chí khí lớn lao, Từ Hải nói như hứa hẹn sẽ gây dựngđược một cơ đồ to lớn, nắm chắc trong tay "mười vạn tinh binh" và chàng sẽ trở về

để đón Kiều trong "tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời" Lúc thành công quaytrở lại cũng là lúc Từ Hải sẽ "rước nàng nghi gia", đem lại địa vị và danh phận chongười mà chàng xem là tri âm tri kỉ Những lời của Từ Hải vào khoảnh khắc tiễnbiệt này càng làm rõ "chí khí anh hùng" của nhân vật này, thay vì những lời nói thểhiện sự bịn rịn, quyến luyến khi chia tay thì là những ước mơ, sự khẳng định nhấtđịnh sẽ thành công của chàng

Từ Hải còn thể hiện chí khí của mình ở việc cho rằng Thúy Kiều đi theo sẽ "càngthêm bận" nhưng sâu thẳm bên trong là sự lo lắng cho Kiều khi đi theo sẽ phải chịucực khổ, nay đây mai đó "bốn bể không nhà":

Bằng ngay bốn bể không nhà Theo càng thêm bận, biết là đi đâu

Chàng còn dám khẳng định chắc chắn thời gian mà mình sẽ quay về đó là khoảngthời gian một năm Từ Hải khuyên Kiều ở nhà đợi chàng trở về trong sự chiến thắng

vẻ vang, hiển hách:

Đành lòng chờ đó ít lâu Chầy chăng là một năm sau vội gì.

Cách chia tay của Từ Hải rất khác biệt ở chỗ những lời chia tay được thay bằngnhững lời hứa vào một chiến thắng không xa, sự quyến luyến được thay bằng mộtquyết tâm vào tương lai

Quyết lời dứt áo ra đi Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi

Chàng dứt khoát ra đi với một quyết tâm sắt đá như cánh chim bằng khi đã cất cánhtung bay trên bầu trời thì phải bay thật xa mới nghỉ cũng như Từ Hải khi đã chiếnthắng, thành công thì mới quay trở về

Với đoạn trích "Chí khí anh hùng", Nguyễn Du đã xây dựng được một hình tượngngười anh hùng lí tưởng hoàn toàn mới Có thể nói Nguyễn Du đã thực sự thành

Ngày đăng: 17/02/2021, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w