GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

5 95 0
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cần Thơ là thành phố có vị trí trọng yếu về kinh tế - xã hội, quốc phòng và giao thông vận tải của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mục tiêu đến năm 2009 của thành phố là trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương và là đô thị trung tâm gắn kết các tỉnh lân cận như Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp . Vì vậy, chính sách thu hút vốn đầu tư càng được thành phố quan tâm nhiều hơn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Chính điều này đã tạo ra tại đây một thị trường rất thuận lợi cho sự phát triển của các dịch vụ Ngân hàng như cho vay các doanh nghiệp và cá nhân, các dịch vụ bảo lãnh và thanh toán quốc tế, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt…Nắm bắt cơ hội này, nhiều ngân hàng đã liên tục thành lập chi nhánh tại đây. Tính đến thời điểm cuối năm 2007, toàn thành phố đã có 121 cơ sở giao dịch ngân hàng, tăng 13 cơ sở so với năm 2006. Qua đó cho thấy mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên địa bàn ngày càng trở nên gay gắt. Được thành lập vào năm 1996, Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ (ACB-Cần Thơ) hoạt động được gần 12 năm. Trong suốt thời gian này, ngân hàng đã góp phần hết sức to lớn cho sự phát triển của thành phố. Với phương châm hoạt động là luôn hướng đến sự hoàn thiện và tạo dựng giá trị cao nhất cho khách hàng, ngân hàng đã và đang là đối tác đáng tin cậy trong việc cung cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế, cá nhân khác. Tuy nhiên, trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì vị thế mà ACB-Cần Thơ xác lập đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, đặc biệt là khối ngân hàng TMCP. Do vậy, để có thể duy trì lợi nhuận và phát triển bền vững đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Câu hỏi đặt ra hiện nay là cần phải làm gì để nâng cao khả năng cạnh tranh của ACB – Cần Thơ? Vấn đề trên liên quan mật thiết đến đề tài “Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung: là phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: + Mục tiêu 1: Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng thông qua việc phân tích các nguồn lực bên trong như: Qui mô vốn, chất lượng tài sản Có, năng lực quản lý, khả năng sinh lợi, khả năng thanh khoản… để thấy được mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng. + Mục tiêu 2: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động ngân hàng bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp nhằm xác định những cơ hội mà ngân hàng có thể tận dụng được cũng như những thách thức mà ngân hàng cần phải vượt qua. + Mục tiêu 3: Dựa trên những phân tích trên, đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại phòng kinh doanh ngân hàng Á Châu – Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2008. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố nội tại ngân hàng như: tài chính, nhân sự, mạng lưới phân phối… cũng như các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường bên ngoài như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế… 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Lý Xuân Hải, (2006), “ACB – Cơ hội đầu tư”; phương pháp so sánh; kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những thời cơ và thách thức của ngành ngân hàng nói chung và ACB nói riêng trong giai đoạn hội nhập. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu bật những thế và lực mà ACB hiện có cũng như đề ra những mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2015. => Tham khảo tài liệu giúp em có thêm thông tin phục vụ cho việc phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ được sâu sắc hơn. - Phí Trọng Hiển, (2006), “Bàn về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt nam trên thị trường dịch vụ ngân hàng”; phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh; kết quả nghiên cứu cho thấy một số tồn tại nổi bật trong hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện nay như: chủng loại sản phẩm nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao, phương thức tiếp cận sản phẩm dịch vụ cho khách hàng đơn giản, thuần tuý, quy mô cung cấp sản phẩm nhỏ, tính cạnh tranh thấp, ngoài ra tác giả còn đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước vẫn còn thấp hơn so với thế giới. Trên cơ sở đó đề ra chiến lược phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam trên thị trường DVNH dựa trên hệ thống các chính sách vững chắc và đồng bộ bao gồm: chính sách hoạt động, tài chính, Marketing, khách hàng, sản phẩm, nhân lực, công nghệ và chính sách giá. => Tham khảo tài liệu giúp em hiểu được các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế chủ yếu là huy động và cho vay trong khi nhu cầu của khách hàng là rất lớn vì vậy mà cần có những giải pháp thiết thực để tăng tính đa dạng của sản phẩm đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẽ qua đó đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước đặc biệt là khối ngân hàng TMCP. - Đinh Duy Đông, (2007), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt nam trong thời gian tới”; phương pháp so sánh; kết quả nghiên cứu cho thấy một số hạn chế trong lĩnh vực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam hiện nay như: cạnh tranh trong các NHTM Việt Nam mang tính chất độc quyền nhóm các NHTM nhà nước chiếm thị phần tuyệt đối và có tiềm lực tài chính lớn do sự trợ giúp của Nhà nước, nhiều NHTM Việt Nam chưa thật an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, các nghiệp vụ ngân hàng hiện tại còn quá đơn giản và chưa đa dạng, trình độ quản lý kinh doanh chưa cao, tính chuyên nghiệp trong hoạt động ngân hàng thương mại hiện đại còn thấp. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng đối đầu với những thách thức trong tương lai. => Tham khảo tài liệu giúp em có cách nhìn khái quát hơn về thực trạng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam, những hạn chế còn tồn đọng và những giải pháp khắc phục để hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển bền vững hơn. Qua đó có thể vận dụng vào phân tích đề tài đặc biệt là phần đưa ra giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần thơ. - Nguyễn Trọng Tài, (2007), “Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn tại việt nam”; phương pháp so sánh, phương pháp phân tích cạnh tranh theo mô hình năm động lực của Michael E. Porter. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số điểm sau: + Tính đặc thù trong cạnh tranh của các ngân hàng thương mại bao gồm: • Các ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau để từng bước mở rộng thị phần nhưng cũng không thể cạnh tranh bằng mọi giá, sử dụng mọi thủ đoạn, bất chấp pháp luật để thôn tính đối thủ của mình. • Các ngân hàng thương mại trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn nhau để giành giật thị phần nhưng luôn phải hợp tác với nhau nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống. • Tất cả các hoạt động của ngân hàng thương mại đều chịu sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng trung ương nhằm tránh rủi ro đổ vỡ hệ thống. • Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại là loại hình cạnh tranh bậc cao đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác. + Các nhân tố tác động đến cạnh tranh của các ngân hàng thương mại bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. • Nhân tố khách quan bao gồm tác nhân từ phía ngân hàng thương mại mới tham gia thị trường, tác nhân là các đối thủ ngân hàng thương mại hiện tại, sức ép từ phía khách hàng, sự xuất hiện các dịch vụ mới. • Nhân tố chủ quan bao gồm năng lực điều hành của ban lãnh đạo, quy mô vốn và tình hình tài chính của ngân hàng, công nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng, chất lượng nhân viên ngân hàng, cấu trúc tổ chức, danh tiếng và uy tín của ngân hàng thương mại. + Các công cụ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại • Cạnh tranh bằng chất lượng: phải kết hợp thật tốt chiến lược bằng công nghệ và chiến lược nguồn nhân lực bên cạnh với việc kết hợp chiến lược thị trường, chiến lược kinh doanh phù hợp. • Cạnh tranh bằng giá cả: đây là biện pháp cạnh tranh nghèo nàn nhất vì nó làm giảm bớt lợi nhuận tiêu thụ được của các ngân hàng thương mại.Vì vậy việc định giá theo đúng ngang giá thị trường sẽ cho phép các ngân hàng thương mại giữ được khách hàng, duy trì và phát triển thị trường. • Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối: để mở rộng thị phần bán lẻ, các ngân hàng thường mở rộng hệ thống phân phối của mình theo hai hình thức là kênh phân phối truyền thống (hệ thống các chi nhánh) và kênh phân phối hiện đại (các chi nhánh tự động hóa hoàn toàn, chi nhánh ít nhân viên, ngân hàng điện tử và ngân hàng qua mạng) + Các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại bao gồm ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng lực tài chính, hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động và tăng cường hiệu quả công tác Marketing ngân hàng. => Tham khảo tài liệu giúp em có thể hiểu rỏ hơn đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng là phải làm như thế nào, các yếu tố cần nghiên cứu là những yếu tố gì và những giải pháp cụ thể ra sao. Tất cả những điều này sẽ là những nền tảng cơ bản để em có thể vận dụng vào phân tích khả năng cạnh tranh tại một chi nhánh ngân hàng trong thực tế. . GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cần Thơ là thành phố có vị trí trọng yếu. tranh của các ngân hàng thương mại bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. • Nhân tố khách quan bao gồm tác nhân từ phía ngân hàng thương mại mới

Ngày đăng: 02/11/2013, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan