halogen-tu luan

4 244 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
halogen-tu luan

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHÓM HALOGEN CLOR Bài 1: Nêu một số điểm giống nhau giữa các halogen. Giải thích. Bài 2: Nêu tính chất hóa học đặc trưng của clor. Hãy giải thích tính chất hóa học đặc trưng đó bằng cấu tạo nguyên tử của clor. Clor tác dụng được với những chất nào dưới đây ? Viết phương trình phản ứng xảy ra: Na, NaCl, Fe 2 O 3 , H 2 , Cu, CuO, Al, H 2 SO 4 , Ag, Au, Zn. Bài 3: Giải thích tại sao Cl 2 khô không tẩy trắng được, nhưng Cl 2 ẩm tẩy trắng được ? Bài 4: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: a) MnO 2 → Cl 2 → HCl → Cl 2 → FeCl 3 → Fe(OH) 3 → Fe 2 O 3 b) KMnO 4 → Cl 2 → NaCl → Cl 2 → CuCl 2 → Cu(NO 3 ) 2 → Cu(OH) 2 c) H 2 → HCl → Cl 2 → HClO Bài 5: Đốt nhôm trong bình đựng khí clor thu được 26,7 g muối nhôm clorur. Có bao nhiêu gam clor đã tham gia phản ứng ? Bài 6: Tính thể tích khí clor thu được (đktc) khi cho 15,8 g kali permanganat tác dụng với acid clorhidric đậm đặc. Bài 7: Tính khối lượng natri và thể tích khí clor cần dùng (đktc) để điều chế 4,68 g muối natri clorur. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Bài 8: Cho 19,5 g kẽm phản ứng với 8,96 lít khí clor (đktc), thì thu được 36,72 g ZnCl 2 . Tính hiệu suất phản ứng. Bài 9: Cho 94,8 g KMnO 4 tác dụng hết với HCl đđ. a) Tính thể tích khí clor sinh ra (đktc)? b) Thể tích khí Cl 2 thu được trên có đủ để tác dụng hết với 67,2 g Fe không ? Hãy tính khối lượng muối sinh ra. Bài 10: Cho 13,05 g MnO 2 tác dụng với HCl đđ, t 0 . a) Tính thể tích khí Cl 2 thu được với hiệu suất 80%. b) Đem toàn bộ khí clor thu được cho tác dụng với 2,16 g Al. Tính khối lượng muối tạo thành. Bài 11: Cho 10,8 g kim loại hóa trị III tác dụng với khí clor tạo thành 53,4 g muối clorur. a) Xác định tên kim loại. b) Tính khối lượng K 2 Cr 2 O 7 và thể tích dung dịch HCl 37% (D = 1,19 g/ml) dùng để điều chế lượng clor ở phản ứng trên. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Bài 12: Gây nổ hỗn hợp gồm 3 khí trong bình kín. Một khí được điều chế bằng cách cho acid clorhidric có dư tác dụng với 21,45 g Zn. Khí thứ hai thu được khi phân hủy 25,5 g natri nitrat. Khí thứ ba thu được do HCl có dư tác dụng với 2,61 g mangan dioxid. Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch thu được sau khi gây nổ. HIDROCLORUR – ACID CLORHIDRIC – MUỐI CLORUR Bài 13: Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) của acid clorhidric với: Al, CuO, Fe, FeO, Fe 2 O 3 , NaOH, Fe 3 O 4 , Na 2 CO 3 , Cu, KNO 3 , Ag, KMnO 4 , MnO 2 . Bài 14: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: a) CaCO 3 → CaCl 2 → NaCl → Cl 2 → HCl → FeCl 3 → FeCl 2 → FeCl 3 b) Na 2 CO 3 → NaCl → HCl → AgCl → Cl 2 → CuCl 2 → Cu(OH) 2 → CuO Bài 15: Trình bày phương pháp hóa học, phân biệt các lọ hóa chất sau: a) NaOH, HCl, NaCl, NaNO 3 . b) HNO 3 , HCl, KOH, H 2 SO 4 . c) Na 2 CO 3 , NaCl, NaNO 3 , NaOH. d) Ba(OH) 2 , BaCl 2 , Ba(NO 3 ) 2 , HNO 3 . 1 Bài 16: Cho H 2 SO 4 đđ tác dụng với 58,5 g NaCl, đun nóng. Hòa tan khí tạo thành vào 146g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được. Bài 17: Cho 23,2 g hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H 2 (đktc). Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 18: Cho 2,6 g Zn tác dụng hết với dung dịch HCl 14,6% (D = 1,25 g/ml). Khí sinh ra dẫn từ từ qua 4 g CuO đun nóng. a) Tính khối lượng các chất rắn sau phản ứng. b) Tính thể tích dung dịch HCl đã phản ứng. Bài 19: Cho 1,29 g hỗn hợp gồm Zn và Cu vào dung dịch HCl 0,25M, sau phản ứng thu được 224 ml khí (đktc). a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính thể tích dung dịch HCl 0,25M đã phản ứng. Bài 20: Cho m g hỗn hợp gồm Al và Ag vào 200 ml dung dịch HCl (có dư). Sau phản ứng thu được 3,36 lít H 2 (đktc) và còn lại 2,3 g chất rắn không tan. a) Tính giá trị m và phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Để trung hòa dung dịch HCl dư cần phải dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. Bài 21: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. - Cho a g hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với khí clor dư thu được 59,5 g muối. - Cho a g hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 36,5% thu được 25,4 g muối. a) Tính a và tính phần trăm theo khối lượng mỗi muối sau phản ứng. b) Tính thể tích dung dịch HCl 36,5% (D = 1,25 g/ml) cần dùng. Bài 22: Hòa tan 3,14 g hỗn hợp Al và Zn vào dung dịch HCl 0,15M (có dư) sau phản ứng thu được 1,568 lít khí H 2 (đktc). a) Tính thành phần phần trăm khối lượng Al và Zn trong hỗn hợp. b) Để trung hòa HCl dư sau phản ứng cần dùng 200 dung dịch KOH 0,2M. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng. Bài 23: Hòa tan hoàn toàn 11,4 g hỗn hợp Mg và Zn vào dung dịch HCl 10%. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 30,75 g muối khan. a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã phản ứng. Bài 24: Hòa tan 29,4 g hỗn hợp Al, Cu, Mg vào 600 g dung dịch HCl 7,3% (có dư) thu được 11,2 lít khí A, dung dịch B và chất rắn không tan C có khối lượng 19,2 g. a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch B. c) Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư. Tính khối lượng kết tủa sinh ra. Bài 25: Cho 17,7 g hỗn hợp Fe và Zn tác dụng hoàn toàn với 300 ml dung dịch HCl 2M. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính thể tích khí bay ra (đktc). Bài 26: Cho hỗn hợp Ca và CaO vào dung dịch HCl 36,5% thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc) và 22,2 g muối trong dung dịch sau phản ứng. a) Tính khối lượng Ca và CaO trong hỗn hợp. b) Tính khối lượngdung dịch HCl đã phản ứng. c) Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được sau phản ứng. Bài 27: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 g hỗn hợp Cu và Mg trong oxi thì thu được một hỗn hợp gồm 2 oxid trong đó có 80% CuO và 20% MgO theo khối lượng. a) Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b) Đem hòa tan hỗn hợp 2 oxid trên vào dung dịch HCl 0,5M, thể tích dung dịch HCl cần dùng là bao nhiêu? 2 Bài 28: Cho 40 g CaCO 3 vào dung dịch HCl dư, dẫn khí sinh ra sau phản ứng vào dung dịch NaOH. Tính thể tích dung dịch NaOH 25% (D = 1,28 g/ml) đủ để hấp thụ hết lượng khí trên. Bài 29: Một hỗn hợp gồm kẽm và kẽm carbonat cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 17,92 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí sau phản ứng đi qua dung dịch KOH 32% (D = 1,25 g/ml) thì chỉ thu được muối trung tính và thể tích khí giảm 8,96 lít. a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính thể tích dung dịch KOH đã phản ứng. Bài 30: Hòa tan 3,93 g hỗn hợp muối KCl và MgCl 2 vào nước để được 500 ml dung dịch A. Để làm kết tủa hết ion Cl - có trong 25 ml dung dịch A cần vừa đủ 60 ml dung dịch AgNO 3 0,05M. a) Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính nồng độ mol của KCl và MgCl 2 trong dung dịch A. c) Tính khối lượng kết tủa thu được. Bài 31: Một hỗn hợp gồm hai muối CaCO 3 và MgCO 3 . Lấy 1,42 g hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được một chất khí. Dẫn khí này vào dung dịch có chứa 0,0225 mol Ba(OH) 2 thì thu được một chất kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, sau đó cho dung dịch H 2 SO 4 (có dư) vào thì được 1,7475 g một kết tủa mới. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Bài 32: Cho hỗn hợp A gồm KBr và KCl tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư, lượng kết tủa sinh ra sau phản ứng bằng lượng AgNO 3 tham gia phản ứng. a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b) Lấy 50 g hỗn hợp A tác dụng với 118 g AgNO 3 có trong dung dịch. Lọc kết tủa, thu được dung dịch B. Pha loãng dung dịch B đến thể tích 250 ml. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch B. Bài 33: Hòa tan 8 g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại M (có hóa trị II; đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại) vào dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). Mặt khác, nếu hòa tan 4,8 g kim loại M cần dùng chứa đến 500 ml dung dịch HCl 1M. a) Xác định kim loại M. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. HỢP CHẤT CHỨA OXI CỦA CLOR. FLUOR – BROM – IOD. Bài 34: Cho 69,8 g MnO 2 tác dụng hết với dung dịch HCl đđ. Khí Cl 2 sinh ra được hấp thụ bằng 500 ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường). a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm. b) Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch thu được, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Bài 35: Khi đun nóng muối kali clorat không có xúc tác thì muối này bị phân hủy đồng thời theo 2 phương trình hóa học sau: a) 2 KClO 3 → 2 KCl + 3 O 2 b) 4 KClO 3 → 3 KClO 4 + KCl Hãy tính: - Bao nhiêu % khối lượng KClO 3 bị phân hủy theo a ? - Bao nhiêu % khối lượng KClO 3 bị phân hủy theo b ? Biết rằng khi phân hủy hoàn toàn 73,5 g KClO 3 thu được được 33,5 g KCl. Bài 36: Trong phòng thí nghiệm có CaO, H 2 O, MnO 2 , dung dịch H 2 SO 4 70% (D = 1,61 g/ml) và NaCl. Hỏi cần phải dùng những chất gì và với lượng chất là bao nhiêu để điều chế được 254 g clorur vôi ? 3 Xt, t 0 đpnc t 0 Bài 37: Viết các phương trình phản ứng để chứng tỏ quy luật: Tính oxi hóa của các halogen giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử của chúng. Giải thích. Chỉ rõ chất bị khử và chất bị oxi hóa trong các phản ứng đã nêu. Bài 38: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: KMnO 4 → Cl 2 → HCl → NaCl → NaOH → nước Javel ↓ KCl → Cl 2 → CaOCl 2 → CaCl 2 → CaCO 3 Bài 39: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: (1) KClO 3 A + B (2) A + KMnO 4 + H 2 SO 4 → C + … + … + …. (3) A D + C (4) D + H 2 O → E + … (5) C + E → … + … + … (6) C + E → … + … + … Bài 40: Có hỗn hợp gồm NaI và NaBr. Hòa tan hỗn hợp trong nước. Cho brom dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong, làm bay hơi dung dịch, thấy khối lượng sản phẩm giảm so với khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là m g. Hòa tan sản phẩm trong nước, sau đó cho clor lội qua cho đến dư, lại làm khô sản phẩm, khối lượng chất thu được lại giảm m g. Xác định % theo khối lượng của NaBr trong hỗn hợp ban đầu. 4

Ngày đăng: 01/11/2013, 08:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan