1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi Văn 6HKI_09-10

3 119 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐT NINH HÒA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) PHẦN I: TỰ LUẬN (7 điểm - Thời gian làm bài: 75 phút) Câu 1: (2 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 câu: Câu a: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai loại truyện dân gian: truyền thuyết và cổ tích. Câu b: So sánh sự khác nhau giữa danh từ và động từ. Câu 2: (5 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề: Đề 1: Kể lại truyện “Sơn Tinh- Thủy Tinh” với ngôi kể là Sơn Tinh. Đề 2: Kể lại truyện “Sự tích hồ Gươm” với ngôi kể là Lê Lợi. PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (3 điểm - Thời gian làm bài: 15 phút. Học sinh làm bài trên tờ giấy thi) Câu1: Truyện “Con Rồng cháu Tiên” nhằm: A. Giải thích, suy tôn thần Lạc Long Quân và Âu Cơ. B. Giải thích, suy tôn vị vua Hùng đầu tiên của dân tộc Việt. C. Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi bằng các chi tiết hoang đường, kì ảo. D. Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện nguyện vọng đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt. Câu 2: Trong các từ dưới đây, từ Hán Việt là từ: A. lưỡi búa B. gia tài. C. khôn lớn. D. gốc đa. Câu 3: Truyện ngụ ngôn được sáng tác nhằm mục đích: A. bóng gió khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống. B. tạo nên tiếng cười nhẹ nhàng giải trí. C. thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng. D. tạo tiếng cười chế giễu, phê phán. Câu 4: Truyện “Thánh Gióng” gọi là truyện truyền thuyết bởi vì: A. Đó là câu chuyện có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo, có liên quan đến lịch sử. B. Đó là câu chuyện có liên quan đến nhân vật lịch sử. C. Đó là câu chuyện có yếu tố hoang đường, thể hiện được sự nhìn nhận, đánh giá của nhân dân về các anh hùng ngày xưa. D. Đó là câu chuyện kể truyền miệng từ đời này sang đời khác. Câu 5: Trong cụm danh từ “một phép thần thông”, từ trung tâm là: A. thần thông B. thần C. một D. phép Câu 6: Trong câu “Người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.”, từ le lói được dùng với nghĩa là: A. Ánh sáng nhỏ, yếu B. Ánh sáng mạnh, chói chang C. Tia sáng mạnh D. Ánh sáng lúc ẩn, lúc hiện Câu 7: Phần thân bài của văn tự sự có chức năng: A. Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc B. Kể kết cục sự việc C. Kể diễn biến sự việc D. Nêu ý nghĩa bài học Câu 8: Truyện “Thạch Sanh”, “Em bé thông minh”, “Cây bút thần” thuộc loại: A. truyện truyền thuyết B. truyện cổ tích C. truyện cười D. truyện ngụ ngôn Câu 9: Điền đúng tên nhân vật trong các truyện cổ tích đã học vào chỗ trống dưới đây: A. Người có tài hô mưa gọi gió là:… B. Người dùng thủ đoạn để cướp công của bạn là: … (Cách trình bày vào bài làm: A:………………… B:………………) Câu 10: Ghép lại cho đúng tên văn bản và tên nhân vật chính: A. Thạch Sanh, Lí Thông. 1. Mã Lương B. Sự tích hồ Gươm. 2. Thạch Sanh 3. Lê Lợi (Cách trình bày vào bài làm: A - . . . . . ; B - . . . . . . ) ---HẾT---  HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 PHẦN I: TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 câu Câu a: - Giống nhau: + Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. (0.5 điểm) + Có nhiều chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường. (0.5 điểm) - Khác nhau: + Truyền thuyết: Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật. (0.5 điểm) + Cổ tích: Kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác . Truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe xem là những câu chuyện không có thật . (0.5 điểm) Câu b: Sự khác nhau giữa danh từ và động từ: ( mỗi ý đúng đạt 0,25 đ) - Danh từ: + Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm… + Không kết hợp với các từ: sẽ, đã , đang … + Thường làm chủ ngữ trong câu. + Khi làm vị ngữ phải có từ là đi kèm. - Động từ: + Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật… + Kết hợp được với các từ: sẽ, đã, đang… + Thường làm vị ngữ trong câu. + Khi làm chủ ngữ sẽ mất khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang… Câu 1: (2 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 câu Đề 1: I. Yêu cầu chung: 1. Xác định đúng thể loại: Tự sự. Biết gây hứng thú cho người đọc trong từng sự việc của câu chuyện, biết cách dẫn dắt câu chuyện mạch lạc. Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ; không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. 2. Viết đúng cấu trúc 3 phần của văn bản tự sự. 3. Xác định đúng ngôi kể: ngôi thứ nhất (người kể là Lê Lợi). II. Yêu cầu cụ thể: Bài làm cần đạt những ý sau: 1. Mở bài: Giới thiệu – Xưng tôi (hoặc ta). Nêu khái quát nội dung câu truyện. 2. Thân bài: 2.1. Nhân vật tôi giới thiệu lí do khởi nghĩa. (0,5đ) 2.2. Kể lại việc Lê Thận nhận lưỡi gươm và hoàn cảnh mình nhặt được chuôi gươm. (0,5đ) 2.3. Những thắng lợi từ khi có gươm thần. (0,5đ) 2.4. Kể việc trả gươm. (0,5đ 3. Kết bài: Suy nghĩ của nhân vật tôi và quyết định đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 5: Trình bày đầy đủ các sự việc chính theo yêu cầu. Diễn đạt rõ ràng, chính xác, không mắc dùng từ, đặt câu. - Điểm 4: Trình bày đầy đủ các sự việc chính theo yêu cầu. Diễn đạt rõ ràng, chính xác, có mắc lỗi về câu nhưng không làm mất nghĩa. - Điểm 3: Trình bày đủ các sự việc chính, ý 2.1 và 2.2 còn sơ sài. Diễn đạt rõ ràng, chính xác, có mắc lỗi dùng từ, đặt câu nhưng không làm mất nghĩa. - Điểm 2: Nêu được các ý chính nhưng đôi chỗ còn lan man. Diễn đạt đôi chỗ còn tối nghĩa, có sai chính tả, dùng từ. - Điểm 1: Nhầm lẫn ngôi kể. Diễn đạt lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0 – 0,5: Lạc đề hoàn toàn hoặc chỉ viết được phần mở bài (0,5 điểm); bỏ giấy trắng (0 điểm). * Nếu HS không xác định đúng ngôi kể (nhầm lẫn ngôi kể), kể nguyên bản thì bài làm đạt mức tối đa là 1,5đ. Đề 2: I. Yêu cầu chung: 1. Xác định đúng thể loại: Tự sự. Biết gây hứng thú cho người đọc trong từng sự việc của câu chuyện, biết cách dẫn dắt câu chuyện mạch lạc. Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ; không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. 2. Viết đúng cấu trúc 3 phần của văn bản tự sự. 3. Xác định đúng ngôi kể: ngôi thứ nhất (người kể chuyện là Sơn Tinh). II. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: Giới thiệu – Xưng tôi (hoặc ta). Nêu khái quát nội dung câu truyện. 2. Thân bài: 2.1. Nhân vật tôi giới thiệu lí do đến thành Phong Châu. 2.2. Kể lại việc thử tài. 2.3. Kể việc tìm kiếm sính lễ. 2.4. Kể việc chiến đấu với Thủy Tinh. 3. Kết bài: Suy nghĩ của nhân vật tôi về mối hận của Thủy Tinh. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 5: Trình bày đầy đủ các sự việc chính theo yêu cầu. Diễn đạt rõ ràng, chính xác, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 4: Trình bày đầy đủ các sự việc chính theo yêu cầu. Diễn đạt rõ ràng, chính xác, có mắc lỗi dùng từ, đặt câu nhưng không làm mất nghĩa của câu. - Điểm 3: Trình bày đủ các sự việc chính, ý 2.1 và 2.4 còn sơ sài. Diễn đạt rõ ràng, chính xác, có mắc lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 2: Nêu được các ý chính nhưng đôi chỗ còn lan man. Diễn đạt đôi chỗ còn tối nghĩa, có sai chính tả , dùng từ, câu. - Điểm 1: Nhầm lẫn ngôi kể. Diễn đạt lộn xộn. Nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0 – 0,5: Lạc đề hoàn toàn hoặc chỉ viết được phần mở bài (0,5 điểm); bỏ giấy trắng (0 điểm). * Nếu hs không xác định đúng ngôi kể (nhầm lẫn ngôi kể), kể nguyên bản thì bài làm đạt mức tối đa là 1,5đ. PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B A C D A C B Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 9: (0,5 điểm) A. Thủy Tinh B. Lý Thông Câu 10: (0,5 điểm) A – 2, B – 3. Sai 1 chi tiết trừ 0,25 điểm. . DỤC – ĐT NINH HÒA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) PHẦN I: TỰ LUẬN. Câu 2: (5 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề: Đề 1: Kể lại truyện “Sơn Tinh- Thủy Tinh” với ngôi kể là Sơn Tinh. Đề 2: Kể lại truyện “Sự tích hồ Gươm” với

Ngày đăng: 27/10/2013, 23:11

w