giảng viên đánh giá rất cao bài thảo luận của nhóm, nhóm được 9,5 điểm. vật chất nhất định và đang tồn tại, vật chất có tính cách là vật chất không có sự tồn tại cảm tính. Đồng thời Ph.Ăng ghen cũng chỉ ra rằng bản thân phạm trù vật chất cũng không phải là sự sáng tạo tùy tiện của tư duy con người mà trái lại là kết quả của con đường trìu tượng hóa, của tư duy con người về các sự vật, hiện tượng có thể cảm biến bằng giác quan. Đặc biệt Ph Ăng ghen xác định, xét về thực chất nội hàm của phạm trù triết học nói chung, của phạm trù vật chất nói riêng chẳng qua là sự tóm tắt của chúng ta tập hợp theo những thuộc tính chung của tính phong phú, muôn vẻ nhưng có thể cảm biết được bằng giác quan của các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất. Lê nin đã nhắc lại luận điểm của Ăng ghen: “Vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần mà chỉ là sản phẩm cao cấp của vật chất mà thôi”. Ph.Ăng ghen chỉ rõ các sự vật hiện tượng của thế giới dù rất phong phú muôn vẻ nhưng chúng vẫn có đặc tính chung, thống nhất đó là tính vật chất – tính tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý thức. Để bao quát được hết các sự vật, hiện tượng cụ thể thì tư duy cần phải nắm lấy đặc tính chung này và đưa nó vào trong phạm trù vật chất. Ph.Ăng ghen giải thích Ete có tính vật chất không: Dù sao nếu Ete tồn tại thì nó phải có tính vật chất, nó nằm trong khái niệm vật chất. Tóm lại, Ăngghen chưa đưa ra định nghĩa khái quát về phạm trù vật chất, nhưng quan niệm của Mác và Ăngghen về vật chất rõ ràng là có tính chất duy vật biện chứng sâu sắc. Các ông đó mở rộng quan niệm về vật chất trong lĩnh vực xã hội, khắc phục được tính chất siêu hình máy móc của các nhà triết học duy vật trước đây, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp phạm trù vật chất mà Lênin thực hiện trong điều kiện khoa học tự nhiên có bước phát triển mới vào đầu thế kỷ XX.