ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: VẬT LÝ – LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh:……………………………………SBD…………………Phòng:………… LÝ THUYẾT: Câu 1 ( 1,0 đ) Nêu định nghĩa và đặc điểm của chuyển động rơi tự do. Câu 2 ( 1,0 đ) Phát biểu và viết biểu thức định luật II Newton.Trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực thì F là gì ? Câu 3 ( 1,0 đ) Nêu định nghĩa lực ma sát trượt và các đặc điểm của lực ma sát trượt. Câu 4 ( 1,0 đ) Nêu định nghĩa momen lực. Viết biểu thức.Cánh tay đòn của lực là gì ? Khi nào thì lực tác dụng vào vật có trục quay cố định không làm vật quay ? Câu 5 ( 1,0 đ) Nêu điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế.Để tăng mức vững vàng của cân bằng người ta phải làm gì ? BÀI TẬP: Bài 1 ( 1,00 đ) Một hòn đá rơi tự do từ độ cao h xuống đất thì mất thời gian t = 4s.Nếu thả hòn đá rơi từ độ cao h / = 2h thì hòn đá rơi trong bao lâu mới chạm đất ? Bài 2 (0,75 đ) Treo một vật có khối lượng 100g vào lò xo có độ cứng k thì khi vật ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra 10cm.Tính độ cứng k của lò xo.Lấy g = 10m/s 2 . Bài 3 (1,75 đ) Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 10m cao 5m, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ T = 0,1. Lấy g =10m/s 2 a/ Vật chịu tác dụng của những lực nào? Biễu diễn các vectơ lực trên cùng một hình vẽ. b/ Tìm gia tốc của vật. c/ Tính vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng. Bài 4( 1,50 đ) Đặt một thanh AB có khối lượng không đáng kể lên một điểm tựa tại O.Móc vào thanh các vật như hình vẽ.Cho biết: AC = CO = OB = 30cm và m 1 = 4kg, m 2 = 1kg.Hỏi m 3 bằng bao nhiêu để thanh cân bằng nằm ngang ? -----------------------------Hết----------------------------- A O B C m 1 m 2 m 3 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: VẬT LÝ – LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN CÂU/BÀI NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 1,0 đ Là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực 0,25 đ Phương: thẳng đứng 0,25 đ Chiều: Từ trên xuống dưới 0,25 đ Chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g 0,25 đ Câu 2 1,0 đ Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật.Độ lớn của gia tốc tỷ lệ thuận với độ lớn của lực và tỷ lệ nghịch với khối lượng 0,50 đ m F a = 0,25 đ Hợp lực 0,25 đ Câu 3 1,0 đ Lực xuất hiện ở bề mặt của hai vật khi có vật này chuyển động trượt trên bề mặt vật khác 0,25 đ Không phụ thuộc diện tích và tốc độ của vật 0,25 đ Tỷ lệ với độ lớn của áp lực 0,25 đ Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của mặt tiếp xúc. 0,25 đ Câu 4 1,0 đ Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó 0,25 đ M = F.d 0,25 đ Cánh tay đòn d : Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. 0,25 đ Lực có giá đi qua trục quay. 0,25 đ Câu 5 1,0 đ Giá của trọng lực đi qua mặt chân đế. 0,50 đ Tăng diện tích mặt chân đế và hạ thấp trọng tâm của vật 0,50 đ Bài 1 1,00 đ 2 2 gt h = 0,25 đ 2 2 2 2/2/ / gt h gt h =⇒= 0,25 đ Lập tỷ: t / / t = 2 ⇔ t / = 4 2 s 0,50đ Bài 2 0,75 đ Ở VTCB : mg = k.∆l 0,50 đ k = mg/∆l = 10N/m 0,25 đ Bài 3 1,75 đ Vẽ hình đúng cả ba lực ( mỗi lực cho 0,25 đ) 0,75 đ a = g(sinα − µ T cosα) = g(h/S − µ T 2 )/(1 Sh − ) ≈ 4,1m/s 2 0,50 đ aSv .2 = ≈ 9,1m/s 0,50 đ Bài 4 1,50 đ M P1/O = M P2/O + M P3/O 0,50 đ P 1 x OB = P 2 x OA + P 3 x OC 0,50 đ Giải ra m 3 = 2kg 0,50 đ + Học sinh không ghi hoặc ghi sai đơn vị chỉ trừ một lần 0,25 đ cho một bài toán. + Học sinh giải theo phương án khác, nếu đúng cho điểm tối đa. + Học sinh ghi biểu thức đúng nhưng thay số tính sai cho ½ số điểm câu đó.Không ghi biểu thức thì không cho điểm. . P 2 x OA + P 3 x OC 0,50 đ Gi i ra m 3 = 2kg 0,50 đ + Học sinh không ghi hoặc ghi sai đơn vị chỉ trừ một lần 0 ,25 đ cho một b i toán. + Học sinh gi i theo. đ Giá của trọng lực i qua mặt chân đế. 0,50 đ Tăng diện tích mặt chân đế và hạ thấp trọng tâm của vật 0,50 đ B i 1 1,00 đ 2 2 gt h = 0 ,25 đ 2 2 2 2 /2/