+ Vị ngữ: đã được cô khen nhiều lần: khen thuộc bài, khen giỏi Toán, khen viết chữ đẹp, khen về chuyện biết giúp đỡ bạn?. Câu 8:?[r]
Trang 1Phân biệt 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
Bản quyền tài liệu thuộc về upload.123doc.net Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích
thương mại.
I Cách phân biệt 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
1 Đặc điểm vị
ngữ
- Vị ngữ thường được cấu tạo từ danh
từ, hoặc cụm danh từ
- Luôn có từ “là” đứng trước vị ngữ của câu
- Vị ngữ thường được cấu tạo từ động từ hoặc cụm động từ
- Vị ngữ thường được cấu tạo từ tính từ hoăc cụm tính từ
2 Chức năng
của câu
- Dùng để giới thiệu, nêu định nghĩa, nhận xét về con người, sự vật, sự việc nào đó
- Dùng để kể về hành động, hoạt động của con người, sự vật, sự việc ở chủ ngữ
- Dùng để miêu tả các đặc điểm, tính chất, trạng thái của con người, sự vật, sự việc ở chủ ngữ
3 Ví dụ (1) Mẹ em | là giáo viên
DT
(2) Mai | là một học sinh giỏi.
CDT
→ Câu (1) giới thiệu về nghề nghiệp của mẹ, câu (2) đánh giá về năng lực
(1) Bạn Tuấn | làm bài tập về nhà.
CĐT
(2) Chim bông | bắt sâu trong vườn cây.
CĐT
→ Câu (1) kể về hành động của bạn Tuấn, câu (2) kể về hoạt động của chú chim
(1) Hoa hồng | có mùi hương rất thơm.
TT
(2) Bé Lan | cảm thấy rất mệt mỏi
TT
→ Câu (1) miêu tả đặc điểm mùi hương của hoa hồng, câu (2) miêu tả trạng thái
Trang 2học tập của bạn Mai của cơ thể con người.
Luyện tập phân biệt 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
Câu 1: Cho các danh từ sau:
giáo viên, vườn hoa, cây tre, mùa xuân, trường học
Em hãy đặt câu theo kiểu câu Ai là gì? có chứa các danh từ trên (Mỗi câu có một danh từ)
Câu 2 Gạch chân dưới các bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong các câu sau:
a Cô giáo em đánh đàn trong giờ học Âm nhạc
b Bố em đang giúp mẹ phơi quần áo
c Bà em đang nhau trầu và đọc báo trong phòng khách
d Chú gà con đi chơi suốt cả buổi sáng
Câu 3 Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau theo kiểu Ai thế nào?
………
………
………
Trang 3d Bạn Mai học hành ……….
………
Câu 4 Đánh dấu P vào ô trống đứng trước câu được viết theo kiểu câu Ai làm gì?
£ Chú chim vành khuyên đang hót vang trên cành cây
£ Chiếc bút bi trông thật xinh đẹp!
£ Cô Lan dệt vải để may áo mới cho con vào dịp Tết
£ Hàng cây xanh sung sướng rung rinh cành lá dưới cơn mưa rảo mát mẻ
£ Chú Minh là thợ xây có tay nghề giỏi nhất phố em
£ Mai Nhi học toán rất giỏi, nhưng môn chính tả thì vẫn cần cố gắng nhiều hơn
Câu 5 Cho các câu văn sau:
(1) Cô giáo em có giọng hát hay như ca sĩ nổi tiếng
(2) Ngày xuân, những khu chợ trở nên đông vui và nhộn nhịp hơn hẳn
Trang 4(3) Bà Hiền đang nấu bánh chưng để tặng cho các em nhỏ mồ côi.
(4) Loan cố gắng hoàn thành bài tập về nhà thật nhanh để kịp xem chương trình yêu thích
a Hãy đặt câu hỏi cho các bộ phận được gạch chân trong những câu văn trên
b Trong các câu văn trên, câu nào cấu tạo theo kiểu Ai làm gì?, câu nào cấu tạo theo kiểu Ai thế nào?
Câu 6 Cho đoạn thơ sau:
(1) Ngày nào xoan bé xíu (2) Giờ bỗng vút lưng trời (3) Dưới gốc cây xám mốc (4 )Bao lá cành khô rơi…
(Cây xoan - Trần Đăng Khoa)
a Câu thơ số (1) và câu số (3) được viết theo kiểu câu gì?
b Em hãy viết lại đoạn thơ trên thành một đoạn văn Trong đó có sử dụng kiểu câu Ai thế nào?
Câu 7 Cho đoạn văn sau
Cô Lan là cô giáo chủ nhiệm lớp em Năm nay, cô 28 tuổi Bố mẹ của cô đều là những nhà giáo nổi tiếng ở quê em Da cô đen giòn Cô là người nhanh nhẹn, tươi vui và rất tận tình với học sinh Cô dạy rất giỏi và có đôi bàn tay khéo léo Giọng cô thì rất hay, giọng đọc bài, giảng bài vô cùng ấm áp Cuối tuần cô cho chúng em làm thống kê điểm 10 để cô khen thưởng Em đã được cô
Trang 5khen nhiều lần: khen thuộc bài, khen giỏi Toán, khen viết chữ đẹp, khen về chuyện biết giúp đỡ bạn Bạn nào trong lớp cũng yêu quý cô
a Em hãy liệt kê các câu thuộc kiểu câu Ai làm gì?, Ai thế nào? Ai là gì? (2 điểm)
b Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu thuộc 1 kiểu câu em vừa tìm được (2 điểm)
Câu 8:
a Em hãy tìm 5 động từ chỉ hoạt động của học sinh Chọn 1 trong các từ vừa tìm được, đặt thành câu kiểu Ai làm gì? (1 điểm)
b Em hãy tìm 5 tính từ chỉ phẩm chất của học sinh Chọn 1 trong các từ vừa tìm được, đặt thành câu kiểu Ai thế nào? (1 điểm)
c Em hãy tìm 5 danh từ chỉ nghề nghiệp Chọn 1 trong các từ vừa tìm được, đặt thành câu kiểu Ai
là gì? (1 điểm)
Câu 9: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả cảnh cánh đồng lúa Trong đó có sử
dụng ít nhất 1 câu kiểu Ai làm gì? 1 câu kiểu Ai là gì? và 1 câu kiểu Ai thế nào? Hãy gạch chân dưới các câu đó và chú thích ở cuối bài (4 điểm)
Đáp án phần luyện tập phân biệt 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
Câu 1:
giáo viên, vườn hoa, cây tre, mùa xuân, trường học
Gợi ý đặt câu:
Trang 6- Mẹ em là giáo viên dạy Âm nhạc.
- Phía sau trường học là vườn hoa rộng lớn
- Cây tre là loài cây vô cùng hữu ích đối với cuộc sống của bà con
- Mùa xuân là mùa đầu tiên và cũng là mùa được mọi người yêu thích nhất trong năm
- Trường học là ngôi nhà thứ hai của em
Câu 2:
a Cô giáo em đánh đàn trong giờ học Âm nhạc
b Bố em đang giúp mẹ phơi quần áo
c Bà em đang nhau trầu và đọc báo trong phòng khách
d Chú gà con đi chơi suốt cả buổi sáng
Câu 3:
Gợi ý:
a Hoa mai có màu vàng tươi như ánh nắng màu xuân, ấm áp và xinh đẹp
b Vầng trăng trên cao vào đêm Trung Thu tròn xoe, tỏa ánh sáng dìu dịu xuống mặt đất
c Chú cún con có bộ lông mềm mượt như đám mây
d Bạn Mai học hành chăm chỉ và nghiêm túc nhất lớp
Trang 7Câu 4:
R Chú chim vành khuyên đang hót vang trên cành cây
£ Chiếc bút bi trông thật xinh đẹp!
R Cô Lan dệt vải để may áo mới cho con vào dịp Tết
R Hàng cây xanh sung sướng rung rinh cành lá dưới cơn mưa rảo mát mẻ
£ Chú Minh là thợ xây có tay nghề giỏi nhất phố em
£ Mai Nhi học toán rất giỏi, nhưng môn chính tả thì vẫn cần cố gắng nhiều hơn
Câu 5:
(1) Cô giáo em có giọng hát hay như ca sĩ nổi tiếng
(2) Ngày xuân, những khu chợ trở nên đông vui và nhộn nhịp hơn hẳn
(3) Bà Hiền đang nấu bánh chưng để tặng cho các em nhỏ mồ côi
(4) Loan cố gắng hoàn thành bài tập về nhà thật nhanh để kịp xem chương trình yêu thích
a
Trang 8(1) Cô giáo em có giọng hát như thế nào?
(2) Ngày xuân, những khu chợ trở nên như thế nào?
(3) Bà Hiền đang làm gì?
(4) Loan đang làm gì?
b
Câu (1) và (2) được viết theo kiểu câu Ai thế nào?
Câu (3) và (4) được viết theo kiểu câu Ai làm gì?
Câu 6:
(1) Ngày nào xoan bé xíu (2) Giờ bỗng vút lưng trời (3) Dưới gốc cây xám mốc (4 )Bao lá cành khô rơi…
a Câu (1) và câu (3) được viết theo kiểu câu Ai thế nào?
b Gợi ý:
Mới ngày nào, cây xoan còn bé xíu, mà bây giờ đã cao vút tận lưng trời Ai đi qua cũng phải ngước nhìn Phía dưới gốc cây, từng mảng rêu xanh, xám mốc bám vào lớp vỏ, là dấu vết rõ ràng
nhất của thời gian Mùa đông đến, từng chiếc lá khô lại gọi nhau rơi xuống gốc Giống như cả một cơn mưa
Trang 9Câu 7:
a Liệt kê các câu:
Ai là gì?
- Cô Lan là cô giáo chủ nhiệm lớp em
- Bố mẹ của cô đều là những nhà giáo nổi tiếng ở quê em
- Cô là người nhanh nhẹn, tươi vui và rất tận tình với học sinh
Ai làm gì?
- Cuối tuần cô cho chúng em làm thống kê điểm 10 để cô khen thưởng
- Em đã được cô khen nhiều lần: khen thuộc bài, khen giỏi Toán, khen viết chữ đẹp, khen về chuyện biết giúp đỡ bạn
Ai thế nào?
- Năm nay, cô 28 tuổi
- Da cô đen giòn
- Cô dạy rất giỏi và có đôi bàn tay khéo léo
- Giọng cô thì rất hay, giọng đọc bài, giảng bài vô cùng ấm áp
- Bạn nào trong lớp cũng yêu quý cô
b Ví dụ phân tích cấu tạo các câu thuộc kiểu câu Ai làm gì?
- Cuối tuần cô cho chúng em làm thống kê điểm 10 để cô khen thưởng:
+ Trạng ngữ chỉ thời gian: cuối tuần
+ Chủ ngữ: cô
Trang 10+ Vị ngữ: cho chúng em làm thống kê điểm 10 để cô khen thưởng
- Em đã được cô khen nhiều lần: khen thuộc bài, khen giỏi Toán, khen viết chữ đẹp, khen về chuyện biết giúp đỡ bạn:
+ Chủ ngữ: em
+ Vị ngữ: đã được cô khen nhiều lần: khen thuộc bài, khen giỏi Toán, khen viết chữ đẹp, khen về chuyện biết giúp đỡ bạn
Câu 8:
a 5 động từ chỉ hoạt động của học sinh: học tập, thực hành, ghi chép, lắng nghe, học thuộc, làm bài, kiểm tra…
→ Đặt câu: Bạn Tuấn đang làm bài tập về nhà của cô giáo
b 5 tính từ chỉ phẩm chất của học sinh: chăm chỉ, cần cù, siêng năng, thật thà, ngoan ngoãn, hiền lành…
→ Đặt câu: Nga rất siêng năng rèn luyện sức khỏe của mình
c 5 danh từ chỉ nghề nghiệp: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, ca sĩ, diễn viên, công nhân…
→ Đặt câu: Mẹ Lan là một diễn viên múa tài ba
Câu 9:
Tham khảo đoạn văn sau:
Trang 11Trên đường đi về quê, em có đi qua một cánh đồng lúa chín Đó là cánh đồng lúa của làng
em Lúc này, lúa đã chín vàng ươm như màu của nắng Nhìn từ xa, trông cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ Mỗi khi có gió thổi qua, các bông lúa rung rinh tạo nên những cuộn sóng dập dềnh Em xin bố mẹ để được dừng ngắm những bông lúa Khi đứng gần ruộng lúa, em ngửi được mùi thơm nồng nà, đặc trưng của những bông lúa chín Đó là mùi hương không thể lẫn với loại cây nào khác Dù đã đi qua cánh đồng lúa xa rồi, nhưng những hình ảnh tuyệt đẹp ấy vẫn vẹn nguyên trong tâm trí em
- Câu Ai là gì:
+ Đó là cánh đồng lúa của làng em
+ Đó là mùi hương không thể lẫn với loại cây nào khác
- Câu Ai thế nào:
+ Lúc này, lúa đã chín vàng ươm như màu của nắng
+ Nhìn từ xa, trông cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ
- Câu Ai làm gì:
+ Em xin bố mẹ để được dừng ngắm những bông lúa
+ Khi đứng gần ruộng lúa, em ngửi được mùi thơm nồng nà, đặc trưng của những bông lúa chín
Trang 12Mời các bạn tham khảo thêm nhiều tài liệu học tập khác tại
https://www.facebook.com/groups/Tai.lieu.hoc.tap.lop.4.upload.123doc.net/