VIET BAC

4 364 0
VIET BAC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án tuần 9 Ngày soạn:12/10/2010 VIỆT BẮC (Trích) (Tố Hữu) Tiết theo phân phối chương trình: 25- 26 Đọc văn I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm tháng cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. - Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ. 3. Tư tưởng, tình cảm: ghi sâu ân tình với Việt Bắc. II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: P:…………………………………… K:………………………………… 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút) Kiểm tra vở soạn của học sinh 3. BÀI MỚI * Giới thiệu bài mới: Tố Hữu là nhà thơ luôn bám sát các sự kiện chính trị- xã hội của đất nước để sáng tác. Mỗi tác phẩm của ông đều gắn với một sự kiện nào đó của đất nước, của dân tộc. Bài thơ "Việt Bắc" tiêu biểu cho đặc điểm này. * Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, bình giảng * Phương tiện: SGK, SGV, Bảng phụ, một số hình ảnh, tài liệu chuẩn. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHẦN GHI BẢNG Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm. GV: Gọi học sinh đọc phần Tiểu dẫn. CH1: Dựa vào tiểu dẫn, hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? CH2: Diễn biến tâm trạng được tổ chức như thế nào trong bài thơ? CH2: Em hãy nêu cảm xúc chủ đạo của bài thơ? GV gọi học sinh đọc đoạn thơ. Chú ý cách đọc đúng với tơ lục bát, đọc với giọng tâm tình tha thiết. * Suy nghĩ tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ, giai điệu, cảm xúv kẻ ở người đi trong bài thơ. CH3: Đọc bài thơ, ta có cảm tưởng như đây là lời của những ai? CH4: Theo em đây có phải thực sự là lời của hai nhân vật không? Nếu không thì đó là lời của ai? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. CH5: Phân tích sắc thái tâm trạng , lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích? * Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của lỗi nói giao duyên trong bài thơ,về cách xưng hô, về hình ảnh kẻ đi người ở, về tình cảm CM cao đẹp của bài thơ. * Phân tích vẻ đẹp của những từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu, cấu tứ…trong mỗi khổ thơ và cả bài thơ. PHẦN HAI: TÁC PHẨM I.Tìm hiểu chung: 1. Vị trí “Việt Bắc”: Đỉnh cao của sự nghiệp thơ ca Tố Hữu và thành tựu xuất sắc của nền thơ ca k/c chống Pháp. 2. Hoàn cảnh sáng tác: 10/1954, nhân sự kiện những người những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu VB trở về thủ đô. 3. Kết cấu:lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca. 4. Cảm xúc chủ đạo: nỗi nhớ da diết của người cán bộ đối với thiên nhiên và con người VB. 5. Vị trí đoạn trích: phần đầu tác phẩm II. Đọc hiểu: 1. Tám câu thơ đầu: khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người. - Bốn câu trên: lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình. + Sử dụng từ ngữ diễn tả như trong tình yêu lứa đôi: mình, ta. + Âm điệu ngọt ngào như lời ru. -> Tâm trạng của người ở lại. - Bốn câu thơ tiếp: tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến. + Từ ngữ gợi tâm trạng: bâng khuâng, bồn chồn, tha thiết. + Hình ảnh áo chàm: hoán dụ để chỉ người có áo, gợi sự thủy chung, son sắt. -> Cuộc chia tay bịn rịn,lưu luyến không nói nên lời. 2. Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt CH6: Nhận xét của em về cảnh chia tay ở 8 câu đầu. CH7: Cảnh vật núi rừng Việt Bắc được khắc hoạ trong đoạn thơ nào? Cảnh vật hiện lên như thế nào? HS tìm và phát hiện dẫn chứng. Nêu cảm nhận. CH8:Khung cảnh TN VB có gì độc đáo so với những miền quê khác ? CH9: Nỗi nhớ núi rừng Việt Bắc được so sánh với điều gì? Diễn tả một nỗi như như thế nào? CH10: Đoạn thơ có sử dụng hình thức nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp này muốn diễn tả điều gì? CH11: Con người VB hiện lên với vẻ đẹp ntn? CH12: Trong nỗi nhớ của nhà thơ, đồng bào Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất cao đẹp nào? Được thể hiện trong những câu thơ nào? CH13: Diễn tả hình ảnh người mẹ, tác giả muốn thể hiện tình cảm gì của mình? * Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung CM của những con người VB, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân. * GV giáo dục cho HS lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại như HCM trong những tháng ngày ở chiến khu VB (Ông Ké CM giản dị, gần gũi, ung dung tự tai, vượt mọi khó khăn) CH14: Đẹp nhất trong nỗi nhớ là có sự hoà quyện giữa những điều gì? Được thể hiện trong đoạn thơ nào? CH15: Phân tích bức tranh tứ bình trong đoạn thơ? GV cho Hs xem một số bức ảnh : hoa chuối, cây phách, hoa mơ. CH15: Hình ảnh những con người được miêu tả như thế nào? CH16: Qua việc miêu tả đó, tác giả muốn nói lên điều gì? Bắc hiện lên trong hoài niệm. a. Mười hai câu hỏi: gợi lên những kỉ niệm ở VB trong những năm tháng đã qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm tháng cách mạng và kháng chiến. VB từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với CM và kháng chiến. b. Bảy mươi câu đáp: mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nối nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung. - Bốn câu đầu đoạn: khẳng định nghĩa tình thủy chung son sắt. - Hai mươi tám câu tiếp:nỗi nhớ về thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây. * Nỗi nhớ về thiên nhiên VB: - Nỗi nhớ tha thiết của người cán bộ về thiên nhiên, núi rừng VB với vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thơ mộng, thi vị, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo khác hẳn với những miền khác. - Những cảm nhận thật sâu sắc thấm thía về ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối “ Trăng lên … lưng nương”, những bản làng mờ trong sương sớm “ bản khó cùng sương”, những bếp lửa hồng trong đêm khuya “ sớm khuya … đi về”. Đó là núi rừng, sông suối mang những cái tên thân thuộc “ Ngòi thia … vơi đầy”. * Nỗi nhớ về nghĩa tình của người VB đối với cuộc kháng chiến - Điệp từ, điệp ngữ (nhớ gì, nhớ từng) : nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùnh gánh vác nhiệm vụ nặng nề, khó khăn. - Đó là hình ảnh những mái nhà “ Hắt hiu … lòng son”, là hình ảnh người mẹ trong cái nắng cháy lưng “ Địu con … bắp ngô”, là những tháng ngày đồng cam cộng khổ “ Thương nhau… đắp cùng” * Nỗi nhớ với sự hoà quyện giữa cảnh và người : “ ta về … thuỷ chung” - TNVB hiện lên với vẻ đẹp thật phong phú, đa dạng, sinh động, thay đổi theo từng mùa, từng thời tiết. + Mùa đông trở nên tươi sáng, tiềm ẩn một sức sống (hoa chuối) + Mùa xuân trữ tình, thanh khiết (hoa mơ trắng) + Mua hè tràn ngập màu sắc, âm thanh (tiếng ve, rừng phách) + Nét dịu dàng của trăng thu đem đến vẻ đẹp thanh bình. - Gắn bó với khung cảnh TN là h/a những con người cần cù, tần tảo, tự tin,làm chủ cuộc sống, đầy ân tình với CM (người làm nương, người đan nón,người hái măng…) đã góp phần làm nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. => Với kết cấu đan xen giữa cảnh và người, vừa cổ điển vừa hiện đại, đoạn thơ làm nổi bật vẻ đẹp hài hòa của TN và con người VB: TN tươi đẹp, con người thì bình dị đầy ân tình thủy chung. - Hai mươi hai câu tiếp: cuộc kháng chiến anh hùng CH17: Bức tranh Việt Bắc ra quân hùng vĩ được miêu tả trong đoạn thơ nào? CH18: Nhận xét về những hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ? CH19: Những nghệ thuật trên diễn tả điều gì? CH20: Đoạn thơ có âm hưởng như thế nào? thể hiện được điều gì? CH21: Khí thế chiến thắng của dân tộc được thể hiện trong những câu thơ nào? CH22: Tố Hữu còn đi sâu lí giải những cội nguồn đã làm nên chiến thắng. Điều đó được nói trong những câu thơ nào? những nguyên nhân đó là gì? CH23: Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được thể hiện trong những câu thơ nào? CH24: Tác giả đã nêu lên những vai trò gì của Việt Bắc? CH25: Trong những câu thơ cuối đoạn trích, tác giả còn khẳng định những gì? CH26: Tính dân tộc của đoạn thơ được thể hiện như thế nào qua thể loại? Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. CH27: Ý nghĩa của VB? * Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. CH28: Nêu chủ đề của đoạn thơ? Hoạt động 4: Hướng dẫn làm BT GV hướng dẫn HS về nhà làm BT * Núi rừng VB là thành lũy đánh giặc: Nt nhân hóa, tiểu đối: núi rừng biết căm thù, biết đánh giặc, biết chở che -> Sức mạnh của tinh thần đoàn kết. * Khung cảnh VB chiến đấu: “ Những đường VB … mai lên” - Không gian núi rừng rộng lớn, những âm thanh dồn dập, những hành động tấp nập,h/a hào hùng của quân và dân trên đường ra trạn được diễn tả bằng bút pháp sử thi a/h ca. + Điệp từ, so sánh, từ láy: hào khí ngút trời của bộ đội và dân công. + Lối nói thậm xưng “Bước chân nát đá” : sự lớn dậy, kiên cường. + Nhịp điệu thơ sôi nổi, dồn dập xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng và khơi dậy sức sống của TN và con người. + Nt điệp, liệt kê: niềm vui chiến thắng. -> Khí thế của cả dân tộc đứng lên chiến đấu vì TQ. => Đoạn thơ giàu chất sử thi và lãng mạn về khí thế kháng chiến và qua đó khắc hoạ dân tộc VN anh hùng trong kháng chiến, dù gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. * Mười sáu câu cuối: nỗi nhớ cảnh và người VB, những kỉ niệm về cuộc kháng chiến. - VB là quê hương cách mạng, nơi hội tụ niềm tin và hi vọng của mọi người - Trước những năm kháng chiến, VB với “ mưa nguồn … cùng mù” thì bây giờ là chiến khu kiên cường, nuôi dưỡng bao sức mạnh, nơi khai sinh những địa danh lịch sử dân tộc: “ Mình về còn nhớ núi non cây đa” - VB có “cụ Hồ”, có “ Trung ương … việc công” => Cách thể hiện bằng những vần thơ mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình. 3. Nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. - Phát huy thế mạnh của thể thơ lục bát. - Lối đối đáp, cách xưng hô mình- ta. - Ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi… III. Tổng kết: 1. Ý nghĩa văn bản: bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghãi tình cách mạng và kháng chiến. 2. Nội dung: Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm tháng cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. 3. Nghệ thuật: Tính dân tộc đậm nét (thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc). IV. Luyện tập: Bài tập 1: Đại từ “mình –ta” thể hiện sự hòa quyện , gắn bó, son sắt, thủy chung của những người k/c với nhân dân, đất nước. Bài tập 2: HS tự chọn và làm 4. CỦNG CỐ: Tố Hữu còn đi sâu lí giải những cội nguồn đã làm nên chiến thắng. Điều đó được nói trong những câu thơ nào? những nguyên nhân đó là gì? 5. DẶN DÒ: * Học bài cũ: Học bài, làm BT, học thuộc đoạn trích, phân tích giá trị biểu cảm của cách xưng hô mình – ta trong bài thơ. * Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Phát biểu theo chủ đề” - Đọc SGK và trả lời câu hỏi ở SGK - Chuẩn bị nội dung cho cuộc hội thảo “TN, học sinh cần làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?” + Xác định nội dung cần phát biểu. + Dự kiến đề cương phát biểu. 6. RÚT KINH NGHIỆM : . . .

Ngày đăng: 24/10/2013, 03:11

Hình ảnh liên quan

- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc. - VIET BAC

nh.

dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc Xem tại trang 1 của tài liệu.
CH10: Đoạn thơ có sử dụng hình thức nghệ thuật gì - VIET BAC

10.

Đoạn thơ có sử dụng hình thức nghệ thuật gì Xem tại trang 2 của tài liệu.
CH18: Nhận xét về những hình ảnh, từ ngữ và biện - VIET BAC

18.

Nhận xét về những hình ảnh, từ ngữ và biện Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan