1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Động Đất

31 1,6K 51
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

NHÓM THỰC HIỆN NHÓM 4 – LỚP ĐỊA LÝ K32 Bài Thuyết Trình Huế tháng 11- 2008 Trường Đại Học Khoa Học Khoa Địa Lý – Địa Chất Động Đất 1.1. Các khái niệm về động đất và nghiên cứu động đất 1.2. Phân bố của động đất 1.3. Thảm họa động đất và công tác dự phòng chống động đất 1.4. Hậu quả của động đất 1.5. Làm gì khi có động đất 1.1. Các khái niệm về động đất và nghiên cứu động đất 1.1.1. Khái niệm động đất - Động đất (địa chấn) là sự rung chuyển đột ngột của bề mặt Trái Đất kèm theo sự giải phóng năng lượng trong thạch quyển.Động đất là kết quả của sự chuyển động của các phay(geologic fault)hay những bộ phận trên vỏ trái đất hay các hành tinh. - Ngành khoa học nghiên cứu động đất gọi là địa chấn học. Hình 1.1 Phân bố vị trí các trận động đất trên thế giới 1.1.2. Nguồn gốc của động đất - Giả thuyết sức bật đàn hồi: Nếu bề mặt đứt gãy không cho các cánh trượt lên nhau một cách dễ dàng ,thì năng lượng sẽ tích luỹ dưới dạng ứng suất đàn hồi của các khối đá .Đến khi ứng suất đàn hồi tích luỹ được vượt quá sức kháng trượt của đứt gãy,sẽ xảy ra phá huỷ và chuyển động của các đá;năng lượng đàn hồi được giải phóng để tạo các khối đá trở về hình dạng nguyên thuỷ của chúng.Sự giải phóng năng lượng đàn hồi này tạo ra động đất,tạo ra các sóng địa chấn lan truyền trong các đá của thạch quyển. - Hầu hết động đất xảy ra ở trong các đá dòng của thạch quyển. Như vậy động đất là hiện tượng của những quyển ngoài dòn, nguội của Trái Đất 1.1.3. Chấn tiêu và chấn tâm động đất - Chấn tiêu: (tâm trong) là nơi phát sinh động đất,nơi tập trung và giải phóng năng lượng cho động đất,nằm dưới mặt đất. - Chấn tâm: (tâm ngoài) là điểm chiếu thẳng đứng của chấn tiêu lên mặt đất. 1.1.4. Cấp động đất và cường độ động đất - Cấp động đất:là thang đơn vị biểu thị độ lớn nhỏ của năng lượng động đất.Phương pháp xác định cấp động đất do nhà địa chấn người Mỹ đề xuất và phát triển,theo đó cấp động đất được xác định nghĩa là logarit của biên độ sóng địa chấn cực đại trên bảng ghi của một địa chấn kế tiêu chuẩn đặt cách chấn tâm 100km. (Thang Ritcher-1949) Độ Richter 1–2 trên thang Ritcher Không nhận biết được 2–4 trên thang Richter Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại 4–5 trên thang Richter Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể 5–6 trên thang Richter Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt 6–7 trên thang Richter 7–8 trên thang Richter Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất. 8–9 trên thang Richter Phá huỷ hoàn toàn mọi vật trên mặt đất >9 trên thang Richter Rất hiếm khi xảy ra * Cường độ động đất là số đo chủ quan dựa vào sự quan sát ảnh hưởng của động đất đến các công trình và qua phỏng vấn của những người đã trải qua.(Thang Mercali-1931) có 12 cấp. 1.1.5. Nghiên cứu động đất - Địa chấn kế và địa chấn ký. + Địa chấn kế: là thiết bị dùng để ghi lại các đặc trưng của sóng địa chấn. - Cấu tạo của địa chấn kế: Nó gồm một quả nặng treo trên đầu một sợi dây hoặc một thanh,hoạt động như một con lắc. Quán tính của quả nặng chống lai chuyển động tương đối của nó với khung giá đỡ,trong khi giá đỡ được gắn trực tiếp lên mặt đất. Đầu con lắc có gắn 1 kim ghi tiếp xúc với một trống quay đều.Khi có động đất,con kim dao động,kim ghi sẽ ghi lại biểu đồ trên một cuộn giấy của trống quay.Biểu đồ ghi lại các đăc trưng của song địa chấn gọi là địa chấn ký. - Con lắc của địa chấn kế chỉ dao động theo một phương,vì vậy 1 trạm địa chấn phải có 3 máy địa chấn kế.Một máy dao động theo phương thẳng đứng,2 máy dao động theo phương nằm ngang đặt vuông góc nhau.(Bắc- Nam và Đông –Tây - Sóng địa chấn và sự truyền sóng + Sóng dọc: (sóng nén), dao động theo phương truyền sóng bằng cách làm biến dạng đá theo mạch dao động nén căng dãn. Đặc trưng là bước sóng nhỏ,chu kỳ ngắn, tốc độ truyền nhanh (6km/s) + Sóng ngang: (sóng cắt) dao động vuông góc với phương truyền sóng.Sóng ngang có bước sóng và chu kỳ tương đối lớn,tốc độ truyền sóng chậm (3,5km/s) + Sóng mặt: (sóng dài) có tốc độ truyền chậm nhưng chu kỳ truyền song lớn nhất(10-20s), bước sóng dài nhất (20-80km) - Vị trí chấn tâm: có thể xác định nhờ thời gian tới của sóng P và sóng S. Tốc độ lan truyền của sóng P nhanh hơn sóng S, do đó trạm ghi càng ở xa tâm chấn thì khoảng cách thời gian đến giữa sóng P và sóng S càng lớn.Như vậy khoảng thời gian sai khác của sóng S và sóng P tới máy ghi sẽ cho biết khoảng cách từ trạm ghi tới chấn tâm.Vị trí của chấn tâm có thể được xác định ít nhất có 3 trạm địa chấn khác nhau cùng ghi địa chấn ký. Khoảng cách từ mỗi trạm tới chấn tâm tương ứng với khoảng thời gian S-P tại trạm đó, được dùng làm bán kính để xác định vị trí chấn tâm,giao của 3 đường tròn vẽ từ 3 trạm tương ứng là vị trí chấn tâm. 1.1.6. Đặc điểm Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, sự chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Phần lớn các động đất được nhiều trận động đất nhỏ hơn đi trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi là dư chấn. Năng lực của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là tiêu điểm. Phóng điểm trên mặt đất từ điểm này được gọi là chấn tâm. Nhiều động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần, có thể vì đáy biển bị biến thể hay vì đất lở dưới đáy biển gây ra. Có bốn loại sóng địa chấn được tạo ra cùng lúc. Tuy nhiên, chúng có vận tốc khác nhau và có thể cảm nhận được theo thứ tự sau: sóng P, sóng S, sóng Love, và cuối cùng là sóng Rayleigh. 1.1.7. Nguyên nhân * Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy. * Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. * Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa chấn 1.2. Phân bố của động đất Không có nơi nào trên Trái Đất không chịu ảnh hưởng của động đất,tuy nhiên động đất chỉ tập trung trên một số đới của địa cầu(đới địa chấn). - Vành đai Thái Bình Dương: chiếm tơí 80% các trận động đất được ghi nhận của thế giới.Nó chạy dọc suốt bờ Tây châu Mỹ từ Cap Horn(Cực Nam của Nam Mỹ) tới Alaska,vòng qua châu Á chạy xuống phía nam qua Nhật Bản, Philippin, New Guinea rồi tới New Zealand. - Đai Địa Trung Hải-Himalaya: Chiếm khoảng 15% số trận động đất của thế giới.Đai Địa Trung Hải-Himalaya phân bố gần phương vĩ tuyến,các chấn tâm rất phân tán,phân bố chủ yếu là động đất nông,động đất sâu trung bình chỉ taap trung ở hai đầu vòng cung ở Địa Trung Hải và ở Himalaya. - Đai địa chấn ở sống giữa đại dương: phân bố dọc sống giữa đại dương của Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, kéo dài hơn 60.000km. Động đất ở sóng núi giữa đại dương chủ yếu là động đất nông. - Như vậy,sự phân bố của động đất chỉ tập trung vào các đai,ở đó đồng thời cũng là nơi tập trung của núi lửa.Các đai địa chấn-núi lửa này là nơi tập trung ở ranh giới các mảng thạch quyển. [...]... Bản đồ phân bố động đất trên thế giới - Phân bố động đất ở Việt Nam + Việt Nam nằm trong khu vực có động đất trung bình của thế giới ,động đất ở Việt Nam chủ yếu liên quan với các hoạt động đứt gãy kiến tạo * Những trận động đất lớn trong lịch sử: Năm 1935, trận động đất mạnh 6,8 độ richter tại Điện Biên Năm 1968, trận động đất 5,5 độ richter xảy ra ở Nhã Nam, Yên Thế Năm 1983, trận động đất 6,7 độ richter... và nhiều thiệt hại khác Hình 1.5 Những trận động đất lớn từ năm 1976 1.3.2 Các thảm hoạ liên quan với động đất Trong 6 loại thảm hoạ liên quan với động đất, có 2 loại động đất gây ảnh hưởng phá hoại trực tiếp là các chuyển động của mặt đất và phá huỷ đứt gãy.Bốn loại thảm hoạ gián tiếp,nó là hệ quả của loại phá huỷ trực tiếp 1.Chuyển động của mặt đất dưới tác động của sóng địa chấn,đặc biệt là sóng mặt,gây... động đất này xảy ra ở xã Pú Nhung (quê anh hùng Vừa A Dính, làm cây cột nhà sàn ở đây dịch đi 16 cm) Độ sâu của trận động đất này xác định được 18 km Ngày 19/1/2001, động đất 5,3 độ richter xảy ra giáp ranh biên giới Việt - Lào, cách Điện Biên khoảng 12km) Hình 1.3 Bản đồ thể hiện cấp độ động đất trên lãnh thổ Việt Nam Bảng 1.1 Danh sách các vùng có thể phát sinh động đất ở Việt Nam Tên vùng Động đất. .. 5,5 Thuận Hải-Minh Hải 5,5 Vũng Tàu-Tôn Lê Sáp 5,5 Sông Hậu 5,5 Phú Quý 1 5,5 Phú Quý 2 5,5 Hình 1.4.1 Bản đồ phân bố động đất trên lãnh thổ Việt Nam Hình 1.4.2 Bản đồ phân bố động đất trên lãnh thổ Việt Nam 1.3 Thảm họa động đất và công tác dự phòng chống động đất 1.3.1 Các trận động đất lớn Ngày Giờ năm 1556 Tháng 9 năm 1923 27 tháng 7 năm 1976 8 tháng10 Năm2005 12 tháng 5 năm 2008 2:58 19:42 03:10... báo động đất - Nghiên cứu sự thay đổi đặc điểm biến dạng trong đá,quan sát mặt đất nghiêng Sự phát triển của những khe nứt nhỏ,đó là những dấu hiệu - Nghiên cứu sự phân bố của động đất, thống kê tần suất xuất hiện của các trận động đất để vạch ra các đới động đất và quy luật xuất hiện theo thời gian - Quan sát những hành vi bất thường của các loài vật.Chúng thường có những dấu hiệu lạ trước khi có động. .. những dấu hiệu lạ trước khi có động đất Điển hình là mèo,chuột và rắn 1.4 Hậu quả của động đất - Thiệt hại về người,tài sản - Kéo theo nhiều hiện tượng bất lợi như thiên tai,nạn đói - Ảnh hướng xấu đến môi trường,làm thay đổi hoàn toàn nền kinh tế, xã hội của khu vực đó Một số hình ảnh: Hình 1.6 Sự tạo hồ sau động đất ở Trung Quốc 1.5 Làm gì khi có động đất Động đất là một thiên tai không thể dự... ở một nơi gần những nơi thường có động đất không thể tránh nó được Tuy nhiên, có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc, và sau động đất để tránh thương tích và thiệt hại do động đất gây ra 1.5.1 Trước động đất - Những vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc Những thứ như ti vi.gương,máy tính nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích Tranh, gương,... Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn - Những vật nặng hay dễ bể nên để gần mặt đất - Tại một nơi dễ đến, dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp,đèn pin,radio,băng, thuốc men Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn - Chọn một nơi tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra 1.5.2 Trong lúc động đất - Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà, chui xuống một... gần dây điện hay những nguy hiểm khác Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu - Chuẩn bị cho các trận dư chấn , những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích - Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không - Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas,... khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt - Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo - Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người 1.5.3.Sau khi động đất: - Kiểm . Chất Động Đất 1.1. Các khái niệm về động đất và nghiên cứu động đất 1.2. Phân bố của động đất 1.3. Thảm họa động đất và công tác dự phòng chống động đất. 1.4. Hậu quả của động đất 1.5. Làm gì khi có động đất 1.1. Các khái niệm về động đất và nghiên cứu động đất 1.1.1. Khái niệm động đất - Động đất (địa chấn)

Ngày đăng: 19/10/2013, 17:11

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 Bản đồ phân bố động đất trên thế giới - Động Đất
Hình 1.2 Bản đồ phân bố động đất trên thế giới (Trang 11)
Hình 1.3. Bản đồ thể hiện cấp độ động đất trên lãnh thổ Việt Nam - Động Đất
Hình 1.3. Bản đồ thể hiện cấp độ động đất trên lãnh thổ Việt Nam (Trang 12)
Bảng 1.1. Danh sách các vùng có thể phát sinh động đất ở Việt Nam - Động Đất
Bảng 1.1. Danh sách các vùng có thể phát sinh động đất ở Việt Nam (Trang 13)
Hình 1.4.1 Bản đồ phân bố động đất trên lãnh thổ Việt Nam - Động Đất
Hình 1.4.1 Bản đồ phân bố động đất trên lãnh thổ Việt Nam (Trang 14)
Hình 1.5 Những trận động đất lớn từ năm 1976 - Động Đất
Hình 1.5 Những trận động đất lớn từ năm 1976 (Trang 17)
Một số hình ảnh: - Động Đất
t số hình ảnh: (Trang 20)
Hình 1.6. Sự tạo hồ sau động đất ở Trung Quốc - Động Đất
Hình 1.6. Sự tạo hồ sau động đất ở Trung Quốc (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w