Đề thi olumpic 300/4 môn địa

3 1.6K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đề thi olumpic 300/4 môn địa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TÂY NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA KÌ THI OLIMPIC TRUYỀN THỐNG 30-4 LẦN THỨ XVI ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA; KHỐI 10 ĐỀ THI CÂU HỎI 1: (4 điểm) a) Vẽ quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. b) Giải thích tại sao độ dài của các thời kì nóng lạnh ở mỗi bán cầu có sự khác nhau? Đáp án câu 1; a) Sơ đồ phải thể hiện được: - Quỹ đạo chuyển động là Elip gần tròn, hướng chuyển động từ tây sang đông {0,5đ} - Điểm cận nhật, cách 147 triệu km ( thường vào ngày 3/1 hàng năm). {0,5đ } - Điểm viễn nhật, cách 152 triệu km ( thường vào ngày 4/7 hàng năm). {0,5đ} b) Giải thích sự khác nhau về độ dài thời kì nóng lạnh ở mỗi bán cầu - Hiện tượng: thời kì nóng ở bán cầu Bắc (186 ngày) dài hơn thời kì nóng ở bán cầu Nam (179 ngày). {0.5đ} - Giải thích: + Từ ngày 21/3 đến ngày 23/9 là thời kì nóng ở bán cầu Bắc. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo ở xa Mặt Trời hơn so với thời gian từ 23/9 đến 21/3. Do vậy sức hút của Mặt Trời yếu hơn, vận tốc Trái Đất giảm, Trái Đất phải chuyển động trong 186 ngày đêm để đi hết chặng này. {1đ} + Từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 là thời kì nóng ở bán cầu Nam. Trái Đất di chuyển trên quỹ đạo ở gần Mặt Trời hơn, sức hút của Mặt Trời mạnh hơn, nên vận tốc của Trái Đất tăng. Trái Đất chỉ cần 179 ngày đêm để thực hiện nốt quãng đường còn lại. {1đ} CÂU HỎI 2: (4 điểm) Quan sát bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét và giải thích về sự phân bố lượng mưa trên thế giới. Lượng mưa trung bình năm ở các đới ( trên đất nổi) Bán cầu Bắc Bán cầu nam Các đới theo vĩ độ Lượng mưa (mm) Các đới theo vĩ độ Lượng mưa (mm) 0-10 0 1677 0-10 0 1872 10-20 0 763 10-20 0 1110 20-30 0 513 20-30 0 564 30-40 0 501 30-40 0 868 50-60 0 510 40-60 0 976 60-70 0 340 60-90 0 100 70-80 0 194 Đáp án câu 2: - Lượng mưa phân bố không đồng đều từ Xích đạo về 2 cực ( không đều theo vĩ độ từ xích đạo về 2 cực). {0,5đ} + Từ 0 0 - 20 0 ( khu vực Xích đạo và nhiệt đới) có mưa nhiều nhất do: • Nhiệt độ cao, không khí và hơi nước bốc lên mạnh. {0,25đ} • Áp thấp, gió mang hơi ẩm từ nơi khác đến. {0,25đ} • Giải hội tụ nhiệt đới (FIT). {0,25đ} + Từ 20 0 - 40 0 ( khu vực chí tuyến) mưa ít là do áp cao, mưa chủ yếu là do bốc hơi tại chỗ. {0,5đ} + Từ 40 0 - 60 0 ( khu vực ôn đới) mưa tương đối nhiều là do: * Áp thấp {0,25đ} *Gió Tây ôn đới. {0,25đ} + Từ 60 0 về cực, mưa ít nhất là do: • Cao áp {0,25đ} • Nhiệt độ thấp, nước không bốc hơi được. {0,25đ} - Giữa hai bán cầu, lượng mưa ở các đới vĩ độ cũng khác nhau {0,25đ} + Khu vực xích đạo ở bán cầu Bắc mưa ít hơn do diện tích lục địa lớn. {0,25đ} + Khu vực chí tuyến bán cầu Bắc mưa ít hơn khu vực chí tuyến bán cầu Nam là do có diện tích lục địa lớn hơn. {0,25đ} + Khu vực ôn đới bán cầu Bắc mưa ít hơn khu vực ôn đới bán cầu Nam là do có diện tích lục địa lớn hơn. {0,25đ} + Khu vực cực ở bán cầu Bắc mưa khu vực ở bán cầu Nam chủ yếu do đại dương chiếm đại bộ phận diện tích. {0,25đ} CÂU HỎI 3: (5 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Sự thay đổi về phân bố số dân giữa các châu lục theo thời gian 1650 – 2005 (đơn vị %) 1650 1750 1850 1950 2005 Toàn thế giới 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Châu Á 53,8 61,5 61,1 60,2 60,6 Châu Âu 21,5 21,2 24,2 13,5 11,4 Châu Mĩ 2,8 1,9 5,4 13,7 13,7 Châu Phi 21,5 15,1 9,1 12,1 13,8 Châu Đại dương 0,4 0,3 0,2 0,5 0,5 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi phân bố dân số giữa các châu lục trong giai đoạn trên. b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi đó. Đáp án câu 3 a) Vẽ biểu đồ miền : 2đ - Yêu cầu vẽ chính xác, đủ các đối tượng, đẹp có tên biểu đồ và chú thích - Thiếu mỗi chi tiết trừ 0,25đ b) Nhận xét và giải thích: 3đ -Sự phân bố dân số giữa các châu lục có sự biến động theo thời gian trong giai đoạn 1650 - 2005 + Số dân ở châu Á là đông nhất và ít biến động (dẫn chứng…) vì: đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có tốc độ gia tăng tự nhiên cao và ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư. {1đ} + Dân số châu Âu tương đối ổn định ở giai đoạn 1650 – 1750 (dẫn chứng ) sau đó đến 1850 tăng lên do bùng nổ dân số, rồi bắt đầu giảm đột ngột ( dẫn chứng…) do xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương, nhưng chủ yếu là gia tăng tự nhiên giảm. 0,5đ} + Dân số châu Phi giảm mạnh từ 1650 – 1850 (dẫn chứng…) do xuất cư sang châu Mĩ, nhưng sau đó tăng lên ( dẫn chứng…) do mức gia tăng tự nhiên cao. {0,5đ} + Dân số châu Mĩ tăng đáng kể (dẫn chứng…) nhờ các dòng nhập cư từ châu Phi và châu Âu tới {0,5đ} + Dân số châu Đại Dương chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu tới. {0,5đ} CÂU HỎI 4.(4 điểm) a) Nêu đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp b) Tại sao ở nước ta, việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu? Đáp án câu 4. a) Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp: - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được. {0,5đ} - Cây trồng, vật nuôi là đối tượng của lao động vì vậy cần phải hiểu biết và tôn trọng những qui luật sinh học, tự nhiên của cây trồng, vật nuôi. {0,5đ} - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ, cần thiết phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí; tăng vụ, xen canh, gối vụ; phát triển ngành nghề dịch vụ nông thôn để tận dụng quỹ thời gian. {0,5đ} - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vì vậy cần phải đảm bảo các yếu tố cần thiết như: nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí và dinh dưỡng {0,5đ} - Nông nghiệp ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng hóa gắn với việc hình thành vùng nông nghiệp chuyên canh và đẩy mạnh công nghiệp chế biến. {0,5đ} b) Ở nước ta, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu vì: - Nước ta có điều kiện tự nhiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. {0,25đ} - Nước ta là nước đông dân nên nhu cầu lương thực thực phẩm lớn. {0,25đ} - Chất lượng và cơ cấu bữa ăn chưa đảm bảo và cân đối cho nhu cầu tái sản xuất. {0,25đ} - Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là bộ phận dân cư ở nông thôn. {0,25đ} - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. {0,25đ} - Tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần tích lũy vốn cho nền kinh tế… {0,25đ} CÂU HỎI 5. (3 điểm) Tại sao dầu mỏ được coi là “ vàng đen” của nhiều quốc gia? Nguồn tài nguyên này phân bố chủ yếu ở đâu trên thế giới? Đáp án câu 5 - Dầu mỏ được coi là “vàng đen” vì: + Có khả năng sinh nhiệt lớn (10000 đến 11 500 kcal/kg) {0,5đ} + Rất tiện sử dụng và vận chuyển. {0,5đ} + Dễ dàng cơ khí hóa việc nạp nhiên liệu vào động cơ. {0,5đ} + Nhiên liệu cháy hoàn toàn mà không tạo thành tro. {0,5đ} + Dầu mỏ không chỉ là nhiên liệu mà còn là nguyên liệu quí giá cho công nghiệp hóa chất, dược phẩm. {0,5đ} - Phân bố: tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển như khu vực: Trung Đông (65 % trữ lượng dầu thế giới), Mĩ la- tinh ( 7,2%), Bắc Phi (9,3%),…. {0,5đ} . NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA KÌ THI OLIMPIC TRUYỀN THỐNG 30-4 LẦN THỨ XVI ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA; KHỐI 10 ĐỀ THI CÂU HỎI 1: (4 điểm) a) Vẽ quỹ đạo. 100 70-80 0 194 Đáp án câu 2: - Lượng mưa phân bố không đồng đều từ Xích đạo về 2 cực ( không đều theo vĩ độ từ xích đạo về 2 cực). {0,5đ} + Từ 0 0 - 20

Ngày đăng: 19/10/2013, 05:11

Hình ảnh liên quan

Quan sát bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét và giải thích về sự phân bố lượng mưa trên thế giới. - Đề thi olumpic 300/4 môn địa

uan.

sát bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét và giải thích về sự phân bố lượng mưa trên thế giới Xem tại trang 1 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan