1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hsg9_02-03

4 466 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 45 KB

Nội dung

SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM PHÒNG GD-ĐT QUẾ SƠN KỲ THI HỌC HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN - NĂM HỌC 2002-2003 Môn : VĂN - TIẾNG VIỆT - LỚP 9 Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) VÒNG I ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 : ( 3,0 điểm ) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ : hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về , lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được. Ngày hội mùa xuân đấy. ( Vũ Tú Nam ) Viết lời bình ngắn (không quá một trang) để thấy cái hay, cái đẹp của đoạn văn trên. Câu 2 : ( 7,0 điểm ) Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng. ( Từ điển văn học - Nguyễn Xuân Nam ) Bằng những hiểu biết về thơ mà em đã được học, được đọc, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM PHÒNG GD-ĐT QUẾ SƠN KỲ THI HỌC HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN - NĂM HỌC 2002-2003 Môn : VĂN - TIẾNG VIỆT - LỚP 9 Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) VÒNG II ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 : ( 3,0 điểm ) Trong một chiều thanh minh, bên dòng suối nhỏ, Thuý Kiều gặp mộ Đạm Tiên, Nguyễn Du miêu tả : Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nấm đất bên đường Dàu dàu ngọn cỏ, nửa vàng, nửa xanh Và cũng không gian cảnh ấy nhưng khi chia tay với Kim Trọng, tác giả Truyện Kiều lại viết : Bóng tà như giục cơn buồn, Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo. Dưới cầu nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha. Em hãy nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du ở hai đoạn thơ trên. Câu 2 : (7,0 điểm ) Trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ, có một đoạn thơ được xem là sáng tạo nghệ thuật độc đáo, bất ngờ tạo nên sức lôi cuốn đặc biệt . Đó là đoạn : Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới ? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ? - Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? Cảm nhận của em về đoạn thơ trên. KỲ THI HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT 9 VÒNG I Câu 1 : ( 3,0 điểm ) Yêu cầu cần đạt : Học sinh phải nêu được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du : tả cảnh ngụ tình. Trong hai đoạn thơ đã cho, có cùng một không gian cảnh : bên dòng “ tiểu khê” vào một chiều thanh minh nhưng cảnh lại được miêu tả qua sự biến đổi của đời sống nhân vật : - Lúc Thuý Kiều gặp mộ Đạm Tiên : Tâm trạng nao nao, bồn chồn như có dự báo về sự gặp gỡ của hai con người có cùng cảnh ngộ ( cảnh hướng về số phận ) - Lúc Thuý Kiều chia tay Kim Trọng : Tâm trạng quyến luyến, vương vấn ( cảnh hướng về phía tình yêu ) Học sinh phải biết phân tích các từ ngữ, hình ảnh được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả để nêu được nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình . Tuỳ theo mức độ đạt được của bài viết mà GV có thể định điểm sao cho chính xác. Câu 2 : ( 7,0 điểm ) Yêu cầu cần đạt : Đoạn thơ được xem là bộ tranh tứ bình với chủ thể trữ tình là chúa sơn lâm. Bốn bức, bốn cảnh. Cảnh nào cũng rực rỡ tráng lệ : cảnh đêm trăng vàng bên bờ suối đầy thơ mộng; cảnh bình minh rộn rã, tưng bừng; cảnh ngày mưa rung chuyển núi rừng; cảnh chiều bí hiểm, mãnh liệt, dữ dội. Ở cảnh nào, hình ảnh con hổ cũng nổi bật với tư thế kiêu hùng, lẫm liệt của chúa sơn lâm đầy quyền lực. Nhưng giấc mơ huy hoàng đã khép lại trong tiếng than u uất. 1.Học sinh cần tập trung vào những hình ảnh thơ trên để nêu cảm nhận của mình. Cảm nhận phải sâu sắc và nhất thiết phải xuất phát từ đoạn thơ : - Biết chọn lọc và phân tích những chi tiết, hình ảnh nổi bật của đoạn thơ. - Biết bình giá và mở rộng vấn đề - Biết bộc lộ những xúc cảm chân thành. 2. Bài viết cần có kết cấu rõ ràng. Có những nét riêng, sáng tạo trong cách cảm, cách hiểu. Có được những đoạn bình hay. Văn gọn, súc tích , giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Hạn chế lỗi diến đạt. Tiêu chuẩn cho điểm: Điểm 7: Bài viết đạt được những yêu cầu trên Điểm 5-6 : Bài viết đạt tương đối đầy đủ các yêu cầu trên song không có được những sáng tạo riêng. Mắc không quá 8 lỗi diễn đạt. Điểm 3-4 : Bài viết ở mức trung bình. Điểm 1-2 : Bài viết còn ở dạng nêu cảm nghĩ chung chung. Bố cục không rõ ràng. Văn viết không rõ ý. Mắc lỗi diễn đạt nhiều. Điểm 0 : Sai nghiêm trọng nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng chiếu lệ . KỲ THI HỌC SINH GIỎI TOÀN HUYỆN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT 9 VÒNG II Câu 1 : ( 3,0 điểm ) Yêu cầu cần đạt : Để có được lời bình ngắn, học sinh phải biết chọn lựa chi tiết nghệ thuật để giảng và bình. - Cần tập trung vào các thủ pháp nghệ thuật được Vũ Tú Nam sử dụng để miêu tả cảnh “ngày hội mùa xuân” như : Biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh; lớp từ tượng hình, tượng thanh; phép liệt kê, .để khai thác làm nổi bật chủ đề của đoạn văn. - Biết bộc lộ những xúc cảm của mình trước cái hay, cái đẹp của đoạn văn. *Tuỳ theo mức độ đạt được của bài viết mà Gv định điểm sao cho chính xác. Câu 2 : (7,0 điểm ) Yêu cầu cần đạt : Đây là kiểu bài chứng minh một nhận định văn học. Phạm vi tư liệu không giới hạn . Song để có một bài làm tốt học sinh cần : 1. Xác định vấn đề cần chứng minh : Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng. 2. Nắm được một số kiến thức lý luận văn học sơ giản như : Chức năng của văn học, thơ, hình tượng thơ, chủ thể trữ tình, ngôn ngữ thơ, nhịp điệu trong thơ, . Vận dụng một cách hợp lý để có được những lý lẽ thuyết phục. 3. Có được kiến thức cơ bản về những bài thơ đã đọc, đã học để làm tư liệu dẫn chứng. 4. Biết chọn lọc , biết phân tích những bài thơ, đoạn thơ, khổ thơ, câu thơ tiêu biểu để chứng minh cho từng luận điểm, luận cứ. 5. Biết tổ chức một bài viết chặt chẽ về bố cục, cân đối về nội dung, hành văn trôi chảy và giàu cảm xúc. Tiêu chuẩn cho điểm : Điểm 7 : Đạt được các yêu cầu trên. Điểm 5-6 : Đạt được mức độ các yêu cầu trên. Biết sử dụng tư liệu để dẫn chứng song phân tích dẫn chứng không sâu , chưa có sức thuyết phục.Mắc không quá 8 lỗi diễn đạt Điểm 3-4 : Đạt được ở mức trung binh Điểm 1-2 : Bài viết không làm rõ được các yêu cầu đã nêu . Dẫn chứng không chính xác. Lý lẽ thiếu sức thuyết phục. Mắc lỗi diễn đạt nhiều. Điểm 0 : Sai nghiêm trọng nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng chiếu lệ .

Ngày đăng: 17/10/2013, 13:11

Xem thêm

w