Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
4,6 MB
Nội dung
BÀIDỰTHI “ TÌM HIÊU 70 NĂM LịCH ĐẢNG BỘ TỈNH DAK LAK VÀ 35 NĂM CHIẾN THẮNG BUÔN MA THUỘT” HỌ Và Tên: Nguyễn Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột-nằm tại trung tâm thành phố Câu 1: Tỉnh Đăk Lăk được thành lập vào ngày 22-11- 1904. Tỉnh Đăk Lăk hiện nay có 15 huyện, thị xã, thành phố. Đó là: • Thành phố Buôn Ma Thuột • Thị xã Buôn Hồ. • Huyện Krông Buk (có từ năm 1976, trước kia là quận Buôn Hồ) • Huyện Krông Pak (có từ năm 1976, trước kia là quận Phước An) • Huyện Lắk (có từ năm 1976, trước kia là quận Lạc Thiện) • Huyện Ea Súp (thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1977, tách từ huyện Krông Buk) • Huyện M\'Drăk (thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1977, tách từ huyện Krông Pak) • Huyện Krông Ana (thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách từ huyện Krông Pak và thị xã Buôn Ma Thuột) • Huyện Krông Bông (thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách từ huyện Krông Pak) • Huyện Ea H\'leo (thành lập ngày 3 tháng 4 năm 1980, tách từ huyện Krông Buk) • Huyện Cư M\'gar (thành lập ngày 23 tháng 1 năm 1984, tách từ huyện Ea Súp) • Huyện Krông Năng (thành lập ngày 9 tháng 11 năm 1987, tách ra từ huyện Krông Búk) • Huyện Buôn Đôn (thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1995, tách từ huyện Ea Súp) • Huyện Ea Kar (thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1986, tách từ huyện Krông Pak và huyện M\'Drăk) • Huyện Cư Kuin (thành lập ngày 27 tháng 08 năm 2007, tách từ huyện Krông Ana) Bản đồ hành chính tỉnh Đak Lak Câu 2: Việc bộ chính trị lại chọn Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Tây Nguyên là vì Buôn Ma Thuột là thị xã của tỉnh Đăk Lăk và cũng là thị xã lớn nhất của Tây Nguyên, diện tích khoảng 25 km 2 với dân số trên 7 vạn người, có 17.000 đồng bào dân tộc thiểu số. Buôn Ma Thuột nằm trên trục đường 14 và 21, thuận lợi cho việc phát triển chiến đấu ra các tỉnh Tây Nguyên, xuống Duyên hải miền Trung và vào Nam Bộ. Buôn Ma Thuột là vị trí chiến lược quan trọng ở nam Tây Nguyên nhưng lại tương đối cô lập xa các trung tâm quân sự lớn, hạn chế sự chi viện lớn của địch. Buôn Ma Thuột và vùng lân cận có địa thế rất thuận lợi cho tác chiến hợp đồng binh chủng, nhưng ta chưa dùng chủ lực lớn đánh vào thị xã nên địch bố trí binh lực ở đây có sơ hở hơn so với Pleiku và Kon Tum. Do đó, một trận đánh lớn ở Buôn Ma Thuột sẽ tạo sự rung động mạnh về chiến lược, làm đảo lộn thế phòng thủ của địch ở Tây Nguyên, uy hiếp đồng bằng ven biển miền Trung, mở ra hường tiến công quan trọng vào Sài Gòn. Lược đồ thành phố Buôn Ma Thuột * Diễn biến của chiến dịch: + Sáng ngày 5-3-1975, Trung đoàn 25 cắt đường 21. Ngàu 8-3-1975, Trung đoàn 48 đánh chiếm quạn lị Thuần Mẫn và căn cứ Cẩm Sa cắt đứt đường 14 diệt tiểu đoàn bảo an, bắt 120 tên địch, thu 200 súng. Ngày 9-3, Sư đoàn 10 đánh quận lị Đức Lập, căn cứ Núi Lửa, cứ điểm 22. Nhưng chiến sự kéo dài đến ngày 10-3 mới chiếm được quận lị và các cứ điểm Đăk Song, Đăk Săc. Diệt một tiểu đoàn của trung đoàn 53, một tiểu đoàn bảo an, bắt 100 tên địch, thu 14 pháo, 20 xe tăng thiết giáp. + Đúng 2 giờ 03 phút sáng ngày 10-3-1975, từ các hướng, quân ta nổ súng tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột. Mở đầu đặc công đánh sân bay thị xã, đánh khu kho Mai Hắc Đế, lực lượng bộ binh đánh sân bay Hòa Bình; cùng thời gian này, hỏa tiễn H12, ĐKB và các cụm pháo tập trung bắn vào Sư bộ 25 của địch. Sáng ngày 10-3, ở hướng Bắc, bộ binh ta có xe tăng phối hợp đánh vào ngã Sáu và đánh chiếm tiểu khu Buôn Ma Thuột. Hướng Tây Bắc, lực lượng ta tiêu diệt Sở chỉ huy khu kho Mai Hắc Đế, đánh chiếm các cứ điểm Chư Êbur, Chư Dluê…phá hệ thống cứ điểm án ngữ vòng ngoài thị xã. Ở hướng Tây, quân ta đánh chiếm doanh trại Tiểu đoàn Quân Y và áp sát căn cứ Sư bộ 23. Ở hướng nam, ta đánh vào khu hành chính, khu tiếp vận, Sở Thú y, Ty ngân khố, khu cư xá sĩ quận và đánh chiếm quận lỵ Hòa Bình. + Ngày 11-3-1975, Bộ binh, xe tăng và trọng pháo của ta tập trung đánh vào Sư bộ 23, địch chống trả quyết liệt, nhưng đến 10 giờ, quân ta đã làm chủ các mục tiêu, chiếm lĩnh Sư bộ 23, bắt sống tên tỉnh trưởng Đăk Lăk và đại tá Sư đoàn phó sư 23 ngụy, lực lượng ta đã làm chủ hoàn toàn thị xã. Buôn Ma Thuột Ngày 11 tháng 3 năm 1975 + Ngày 18-3-1975, Ủy ban quân quản thị xã Buôn Ma Thuột do đại tá Y Blốc Êban, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Đăk Lăk làm chủ tịch ra mắt trước 300 đại biểu nhân dân tại đình Lạc Giao. + Sau khi tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, ủy ban quân quản đã lãnh đạo huyện sử dụng lực lượng địa phương, phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kềm, truy quét tàn quân địch. Ngày 28-3 toàn tỉnh Đăk Lăk đã hoàn toàn giải phóng, chính quyền thuộc về tay nhân dân. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch trên một chiến trường rộng lớn, mở đầu cho sự sụp đổ dây chuyền và thất bại thảm hại của toàn bộ hệ thống chính quyền tay sai toàn miền Nam và kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã đi vào lịch sử là một trong những chiến thắng oanh liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của quân và dân ta trong cả nước, mở màn thắng lợi cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chiến thắng Buôn Ma Thuột trước hết là nhờ sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của Bộ chính trị, của quân ủy Trung ương đã có quyết tâm cao, chọn đúng thời cơ lịch sử, chọn đúng điểm quyết chiến chiến lược và tập trung cao độ binh hỏa lực để dành thắng lợi. Chiến thắng Buôn Ma Thuột là chiến công chung của quân và dân trong cả nước mà trực tiếp là lực lượng chủ lực của mặt trận Tây Nguyên đã nghi binh giỏi, tạo thế bí mật bất ngờ cho trận đánh, có cách đánh linh hoạt, tài tình, chia cắt địch từ xa, hợp đồng binh chủng chặt chẽ, tấn công địch liên tục bằng nhiều trận then chốt. Binh lính sư đoàn 23 BB ra hàng tại Buôn Ma Thuột Câu 3: Chi bộ đảng cộng sản đầu tiên ở DakLak được thành lập vào cuối năm 1940, tại nhà đày Buôn Ma Thuột. Nhà Đày Buôn Ma Thuột-Nơi thành lập Chi bộ đảng *Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tủnh đã trãi qua 14 thời kỳ Đại hội: 1- Đại hội Đảng bộ lần thứ I: Được tổ chức vào tháng 8 năm 1960, tại vùng núi Chư Djũ. 2-Đại hội Đảng bộ lần thứ II: Được tổ chức vào tháng 8 năm 1963, tại Ea Drăh vùng căn cứ đông Djũ. 3-Đại hội Đảng bộ lần thứ III: Được tổ chức vào tháng 7 năm 1966, tại vùng căn cứ nam của tỉnh ( Ea Play xã Dak Tuôr. 4-Đại hội Đảng bộ lần thứ IV: Được tổ chức vào tháng 4 nă,m 1969, tại buôn Mnăng Dơng- vùng căn cứ phía nam của tỉnh. 5-Đại hội Đảng bộ lần thứ V: Được tổ chức vào tháng 10 năm 1971, tại buôn Ngô- vùng căn cứ phía nam tỉnh. 6-Đại hội Đảng bộ lần thứ VI: Được tổ chức vào tháng 9 năm 1973, tại buôn Ea M Dlan- vùng căn cứ phía bắc của tỉnh. 7-Đại hội Đảng bộ lần thứ VII: Được tổ chức vào tháng 11 năm 1976 và tháng 6 năm 1977, tại thị xã Buôn Ma Thuột. 8-Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII: Được tổ chức vào tháng 11 năm 1979, tại thị xã Buôn Ma Thuột. 9-Đại hội Đảng bộ lần thứ IX: Được tổ chức vào tháng 3 năm 1983, tại thị xã Buôn Ma Thuột. 10-Đại hội Đảng bộ lần thứ X : Được tổ chức vào tháng 10 năm 1986, tại thị xã Buôn Ma Thuột. 11-Đại hội Đảng bộ lần thứ XI: Được tổ chức vào tháng tháng 1 năm 1992, tại thị xã Buôn Ma Thuột. 12-Đại hội Đảng bộ lần thứ XI: Được tổ chức vào tháng 5 năm 1996, tại thành phố Buôn Ma Thuột. 13-Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII: Được tổ chức vào tháng 1 và tháng 2 năm 2001, tại thành phố Buôn Ma Thuột. 14-Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV: Được tổ chức vào tháng 12 năm 2005, tại thành phố Buôn Ma Thuột. * Các đồng chí Bí thư tỉnh ủy từ khi Đảng bộ tỉnh thành lập đến nay: + Đồng chí Phan Kiệm sinh năm 1920, tại Triệu Thanh, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. + Đồng chí Nguyễn Khắc Tính, Bí danh “ Nguyễn Sách” sinh năm 1920 tại Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. + Đồng chí Lê Vụ ( tức Thái Căn) sinh ngày 14 tháng 3 năm 1923 thôn Long An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. + Đồng chí Trương Quang Giao sinh năm 1910 tại Mỹ Khê ( nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Hương Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. + Đồng chí Lê Văn Nhiễu, sinh tháng 01 năm 1920 tại xã Nghi Trung, huyện Nghi lộc, tỉnh Nghệ An. + Đồng chí Trương Quang Tuân, sinh năm 1923 tại thôn Trà Bình, xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. + Đồng chí Nguyễn Hồng Ưng bí danh “Vũ Anh Ba” sinh ngáy 14 tháng 4 năm 1922 tại xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. + Đồng chí Nguyễn Tuấn bí danh (Ama Đăngắminh ngày 10 tháng 10 năm 1924 tại thôn Long Tường ( Phụng Tường 2), Tuy Hôn ( nay là Phú Hòa) tổng Hòa Tường, phủ Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. + Đồng chí Võ Trung Thành, bí danh “ Năm Vinh” sinh ngày 14 tháng 10 năm 1924 tạithôn Thủy Trạch, xã Phổ Cường, huyện đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. + Đồng chí Nguyễn Xuân Nguyên, tên khai sinh là Nguyễn liên, bí danh “ Mười Nguyên” sinh ngày 20 tháng 12 năm 1922taix Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. + Đồng chí Trần Kiên, tên khai sinh là Nguyễn Tài, Bí danh “Quế” và “ Sơn”, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1920 tại xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. +Đồng chí Huỳnh Văn Cần, Tên khai sinh là Huỳnh Văn Mẫn, bí danh là “Quyết” sinh ngày 19 tháng 9 năm 1927 tại xã Phổ Ninh, huyện đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. + Đồng chí Y Ngông Niê Kdăm tên thường gọi là Y Ngông bí danh là Nguyễn Ái Việt, sinh ngày 13 tháng 8 năm 1922 tại buôn Ea Sút, thị trấn Ea Pôk, huyện CưM gar, tỉnh Đak Lak. + Đồng chí A Ma Pui, tên khai sinh là Y Liă Mjâo sinh ngày 26 tháng 6 năm 1932 tại buôn A Drơng, xã Chư Pơng, huyện Krông Buk, tỉnh Đak Lak + Đồng chí Mai Văn Năm sinh ngày 03 tháng 5 năm 1948 tại Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng. + Đồng chí Nguyễn An Vinh, sinh ngày 06 tháng 7 năm 1940 tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. + Đồng chí Y Luyện Niê Kdăm, tên thường gọi là A Ma Hoa, sinh ngày 09 tháng 10 năm 1943 buôn Tay, xã Krông Jing, huyện M Drăk. + Đồng chí Niê Thuật, sinh ngày 08 tháng 5 năm 1956 tại Xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đak Lak. Câu 4/ Vai trò của Chi bộ đảng cộng sản Nhà đày Buôn Ma Thuột: - Nhà đày Buôn Ma Thuột được tổ chức khá qui mô và kiên cố. Toàn bộ nhà tù là một vùng đất hình vuông mội chiều trên 100 mết, chung quanh có tường cao bao bọc, ở cổng chính và bốn góc tường đều có bót gác và đèn pha chiếu sáng ban đêm. Bên trong có 6 nhà lao để nhốt riêng từng loại tù, trong đó lao 1 và lao 2 được gọi là nhà biệt giam dùng để giam tù cầm cố…Tại đây chúng nhốt những người mà chúng cho là “ nguy hiểm”, những người cầm đầu trong các cuộc đấu tranh, trong các nhà lao những người bị kết án nặng nguyên là cán bộ chủ chốt của Đảng ở các cấp. Thực dân Pháp đã thi hành một chế đọ nhà tù hết sức khắc nghiệt và tàn bạo.Tất cả tù nhân đều đóng số tù ở lưng. Hằng ngày họ phải đi làm lao dịch, những công việc nặng nhọc như làm quốc loj 26, đường chiến lược 14, cầu Krông Ân, đi xây đồn Mét…, ban đêm họ ngủ trong tư thế bị cùm chân. Phải làm việc khổ sai như vậy, những bữa ăn hằng ngày của nhà tùchỉ là cơm gạo mục thối. Ốm đau, ghẻ lở, bệnh tật, đói rét,…luôn luôn là những người bạn đường của người tù. Đã thế, trong tù hoặc trong khi đang làm việc khổ sai, bất cứ lúc nào, tù nhân cũng có thể bị bọn cai ngục đàn áp, đánh đập tàn nhẫn, phạt vạ vô căn cứ, thâm chí còn có thể bị thủ tiêu hoặc bị giết chết. Một góc buồng giam tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Một cảnh giam cầm trong Nhà đày được phục dựng lại - Trước sự giam cầm và áp bức của thực dân Pháp, các tù nhân ở nhà đày Buôn Ma Thuột đã liên tiếp đứng dậy đấu tranh. Các chiến sĩ cộng sản đã thực sự biến nhà tù thành trận tuyến đấu tranh của mình. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng trong nhà tù được thành lập và được tổ chức hoạt động và phát triển đội ngũ Đảng viên của mình theo Chính cương, Điều lệ của Đảng và tự xác định phải thực hiện cho được các nhiệm vụ sau: + Làm hạt nhân tổ chức và lãnh đạo toàn thể tù nhân đấu tranh để bảo vệ quyền lợi, bảo vệ và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho tù nhân. + Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, chuẩn bị cho hoạt động cách mạng của từng người sau khi ra tù. + Tìm cách liên lạc để tổ chức vận động cách mạng ở thị xã Buôn Ma Thuột mà trước hết là hai đối tượng: quần chúng lao động và binh lính của địch. + Tổ chức các cuộc vượt ngục, vọt tàu lửa để đưa cán bộ về cho Đảng. Bồi dưỡng lí luận cách mạng và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng cho những người sắp hết hạn tù để trở ra hoạt động cách mạng. - Từ năm 1942, các chiến sỹ cách mạng ở nhà tù Buôn Ma Thuột đã được học tập Nghị quyết Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ III ( tháng 5 năm 1941), Chương trình, Điều lệ của Mặt trận Việt Minh. Những tài liệu tổng kết kinh nghiệm về vận động nông dân, phụ nữ, thanh niên binh lính, về hoạt động bí mật .v.v Các sáng tác, dịch thuật trong nhà tù được đưa ra phổ biến cho các cơ sở bên ngoài. Mỗi lúc có những đồng chí hết hạn tù hoặc chuẩn bị vượt ngục ra ngoài hoạt động đều mang theo những tài liệu bí mật đó về cơ sở để tổ chức cho quần chúng học tập. - Chính nhờ những hoạt động đó mà Chi bộ Đảng Cộng Sản ở Nhà đày Buôn Ma Thuột đã có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc Cách mạng Tháng Tám sau này ở Dak Lak. Cũng từ đây, các chiến sỹ cách mạng trong tù rất quan tâm tới việc xây dựng những cơ sở cách mạng ở trong tù, trong đội ngũ các y tá trực tiếp điều trị tù nhân, lính khố xanh và cả việc xây dựng cơ sở bên ngoài. - Từ năm 1943 trở đi, trước tình hình cách mạng ngày càng lên cao, nhiều địa phương thiếu cán bộ lãnh đạo. Trung ương Đảng đã chủ trương tổ chức cho một số cán bộ ra ngoài hoạt động. Thực hiện chủ trương ấy,một số Chi bộ đảng trong nhà tù đế quốc đã tổ chức thàng công một số cuộc vượt ngục. Tháng 3 năm 1943, nhà tù Dak Mil- Buôn Ma Thuột đã tổ chức thành công cho ba đồng chí vượt ngục ra ngoài hoạt động. Său năm 1943,Nhà đày Buôn Ma Thuột tổ chức hai vụ, trong đó có một vụ thành công, đưa được ba đồng chí trốn thoát là: Nguyễn Chí Thanh, Lê Tất Đắc, Dứa , một vụ kế tiếp đưa các đồng chí: Bùi San, Hồng Chương ra bị chúng bắt lại. Có nhiều cuộc vượt ngục anh em đã thoát ra ngoài nhà tù nhưng không có cơ sở cách mạng che chở, nuôi giấu nên thường bị bắt lại. Bởi vậy, vấn đề xây dựng cơ sở cách mạng, kể cả bên ngoài và trong binh lính địch có một ý nghĩa thiết thực và luôn luôn là những suy nghĩ và hành động hàng ngày của các chiến sỹ cộng sản. Câu 5/Các thành tựu nổi bật trên lĩnh vực kinh tế- xã hội của tỉnh Đăk Lăk sau 35 năm giải phóng ( từ 1975 đến nay): - Trên lĩnh vực kinh tế: + Từ một nền kinh tế nhỏ bé, mang tính tự cung, tự cấp đến nay nề kinh tế của tỉnh trong những năm qua liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001- 2003 đạt khoảng 9- 10%. Tổng GDP năm 2008 ( tính theo giá so sánh 1994) ước tính gấp 1,46 lần so với năm 2005; bình quân trong 3 năm đạt 12,68 %/ năm. Trong đó nông - lâm - ngư nghiệp tăng 6,32%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,99%, dịch vụ tăng 24,95%. Thu nhập bình quân đầu người ( theo giá hiện hành) 10,98 triệu đồng. + Cơ cấu kinh tế năm 2008, tính theo giá so sánh 1994 tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 55,07% trong đó GDP; công nghiệp - xây dựng 15,94%; thương mại - dịch vụ 28,99%. Tính theo giá hiện hành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 59,3%; công nghiệp - xây dụng 13,9%; thương mại - dịch vụ 26,8%. Trong 9 tháng đầu năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,6%. + Sản xuất nông - lâm nghiệp, các năm đều có bước phát triển khá, tương đối toàn diện; từ chỗ thiếu ăn, đến nay, chúng ta không những đủ ăn mà còn có dự trữ và đảm bảo an ninh lương thực trên phạm vi địa bàn tỉnh. Nếu như năm 1975, tổng sản lượng lương thực có hạt 61.532 tấn, năm 1985 là 209.300 tấn, năm 2003 đạt trên 851.000 tấn, đến năm 2008, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 946.789 tấn. Sau năm 1975, cả tỉnh chỉ có 200 ha ruộng nước, 5000 ha cà phê, 3000 ha cao su thì đến nay đã có trên 25000 ha ruộng nước, 181.120 ha cà phê, 23.900 ha cao su,…Sản phẩm nông nghiệp không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà còn tạo ra nguồn nông sản, hàng hóa lớn phục vụ cho xuất khẩu. Cà phê – Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đak Lak [...]... tích cực xây dựng chỉnh đốn đảng, xây dựng củng cố hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện 1-Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn ngừa và đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả 2-Tăng cường đoàn kết toàn dân,chăm lo xây dựng mối quan hệ mật thi t giữa Đảng với nhân dân, xây dựng Mặt trận... trị (chạy thận nhân tạo), thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, đồng bào dân tộc thi u số, góp phần tốt hơn cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân Công ty Cổ phần Dược Y Tế Dak Lak Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Dak Lak + Thực hiện chính sách xã hội, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án với nhiều nguồn vốn nhằm phát triển kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, trung tâm... lâm… đã góp phần năng cao trình độ sản xuất và cải thi n đời sống nhân dân, các dân tộc trong toàn tỉnh Chương trình định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc được triển khai đồng bộ, rộng khắp và đạt được những kết quả đáng khích lệ Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 16% Hằng năm, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong đồng bào dân tộc thi u số Công nhân Điện Lực Dak Lak ra quân thay... tinh thần của xã hôi, xây dựng đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, đảm bảo quốc phòng- an ninh” Từ mục tiêu tổng quát, Đại hội xác định: tiếp tục thực hiện đồng bộ các chương trình có tính chất đột phá để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị các cấp trong tỉnh Tập trung xây dựng các chương trình như:... 2006, phủ sóng phát tganh và truyền hình toàn tỉnh Quy hoach đất đẻ xây dựng hội trường, điểm sinh hoạt văn hoá, thể thao ở 100% thôn buôn 13- đến năm 2010 có 100%dân cư đô thị, 70% dân cư nông thôn được dùng nước sạch 14-Xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Xây dựng lực lượng ũ trang bảo đámố lượng, có chất lượng toàn diện Giải quyết... Nam xã hội chủ nghĩa Tập trung xây dựng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diên theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm tốt công tác giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, chuyên môn nghiệp vụ sát với yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu Xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng cơ quan đơn vị, thực hiện chính... đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng như sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón,…Các cụm, khu công nghiệp đang được khai thác, đầu tư và đi vào hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) có sự chuyển biến tốt, hiện đang có 4 dự án đang triển khai thực hiện, tổng vốn đầu tư đăng kí gần 20 triệu USD, thu hút vốn ODA đạt kết quả khá, hiện có 20 dự án đang triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư 1.727, 928... Công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng có nhiều chuyển biến tốt, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng được năng lên, niềm tin của cán bô, Đảng viên và nhân dân vào sự nghiệp đổi mới ngày càng được đổi mới Công an Dak Lak tổng kết phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc Câu6/ Mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu về kinh tế xã hội- quốc phòng- an ninh, xây dựng đảng và... viên * Những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu: I- Tập trung phát triển kinh tế nhanh bền vững: 1- Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôntheo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa gắn với việc xây dựng nông thôn mới, cải thi n đời sống dân cư nông thôn 2- Đẩy nhanh tiến độ phát triển công nghiệp, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng nền kinh tế 3- Phát triển thương mại- dịch vụ theo hướng cơ... tỉnh để phát triẻn kinh tế xã hội Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội mà trọng tâm là thủy lợi, giao thông, điện, trường học, trạm y tế với tỷ trọng lớn trước hết là vùng đồng bòa dân tộc thi u số, vùng xa 5- Tiếp tục củng cố phát triển các thành phần kinh tế nhằm khai thác tối đa các nguồn lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa II-Phát triển văn hóa, giáo dục, chăm lo sức khỏe nhân . BÀI DỰ THI “ TÌM HIÊU 70 NĂM LịCH ĐẢNG BỘ TỈNH DAK LAK VÀ 35 NĂM CHIẾN THẮNG BUÔN. nghèo, đồng bào dân tộc thi u số, góp phần tốt hơn cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Công ty Cổ phần Dược Y Tế Dak Lak Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Dak Lak