1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an Vat ly 6 tiet 7

5 349 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 109,5 KB

Nội dung

Trường THCS TT Phù Mỹ Giáo án Vật6 Ngày soạn: 20/9/2010 Ngày dạy : 4/10/2010 Tuần 7 - Tiết 7 Bài 7: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). 2. Kỹ năng: - Học sinh biết lắp ráp thí nghiệm. - Biết phân tích thí nghiệm, hiện tượng để rút ra qui luật của vật chịu tác dụng lực. 3. Thái độ: - Nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lí, xử các thông tin thu thập được. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp: - Tranh vẽ mở bài, bảng phụ câu C7; C8. Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: (chia làm 6 nhóm) - Một chiếc xe lăn, 1 lò xo xoắn, 1 máng nghiêng, 1 lò xo lá tròn, 1 hòn bi, 1 sợi dây. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Xem trước bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1’) - Điểm danh học sinh trong lớp. - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi kiểm tra Dự kiến phương án trả lời của HS Biểu điểm Câu 1: Lực là gì ? Thế nào là hai lực cân bằng ? Câu 1: -Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. -Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. 2đ 2đ Câu 2: Chữa bài tập 6.2; 6.3 Câu 2: 6.2: a. Lực nâng; b. Lực kéo; c. Lực uống; d.Lực đẩy. 6.3: a. Lực cân bằng; em bé. b. Lực cân bằng, em bé, con trâu. c. Lực cân bằng, sợi dây 3đ 3đ Nhận xét: . 3. Giảng bài mới: GV: Nguyễn Anh Tuấn Trang 31 Trường THCS TT Phù Mỹ Giáo án Vật6 a) Giới thiệu bài: (1’) Treo tranh vẽ mở bài, yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết: Làm sao biết trong hai người ai đang giương cung, ai chưa giương cung? Vậy muốn biết có lực tác dụng vào vật hay không ta phải căn cứ vào đâu ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 7 “Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực”. b) Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 15’ Hoạt động 1:Tìm hiểu những hiện tượng xảy ra khi có lực tác dụng I. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi Giới thiệu: Khi có lực tác dụng vào vật xảy ra hai hiện tượng: Làm biến đổi chuyển động của vật và làm biến dạng vật. Hãy cho biết những sự biến đổi chuyển động của vật? -Ghi lại các ý trả lời của HS. -Yêu cầu HS cho ví dụ về các dạng biến đổi chuyển động đó. -Nhận xét, và cho HS ghi vở:  Vậy lực có làm biến đổi hình dạng của vật không? Dùng tay nén quả bóng cao su hiện tượng gì xảy ra.  Quả bóng bị bẹp chứng tỏ điều gì. - Cho học sinh nêu thí dụ minh họa sự biến dạng của vật. -Lắng nghe. -Thảo luận nhóm, đại diện từng nhóm trả lời: +Vật đang chuyển động bị dừng lại. +Vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động. +Vật chuyển động nhanh lên. +Vật chuyển động chậm lại. +Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác. -Cho ví dụ. -Ghi vở: - Quả bóng bị bẹp lại. - Hình dạng quả bóng thay đổi. - Trả lời: +Lò xo bị kéo dãn dài ra hoặc bị nén lại. + Nén mạnh quả bóng vào tường. có lực tác dụng 1. Những sự biến đổi của chuyển động: -Vật đang chuyển động bị dừng lại. -Vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động. -Vật chuyển động nhanh lên. -Vật chuyển động chậm lại. -Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác. GV: Nguyễn Anh Tuấn Trang 32 Trường THCS TT Phù Mỹ Giáo án Vật6 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài: trong hai người ai đã dương cung, ai chưa dương cung? Vậy vật bị biến dạng khi nào? -Nhận xét và cho HS ghi vở: - Người ở phía tay trái đang giương cung vì ta thấy dây cung và cánh cung thay đổi hình dạng. - Khi có lực tác dụng. -Ghi vở: 2.Những sự biến dạng: Đó là những sự thay đổi hình dạng của một vật. 8’ Hoạt động 2: Nghiên cứu những kết quả tác dụng của lực II. Những kết quả tác -Yêu cầu học sinh nhớ lại thí nghiệm H.6.1 và trả lời câu C3. -Yêu cầu HS đọc câu C4 và quan sát hình 7.1 Giới thiệu thí nghiệm hình 7.1 gồm máng nghiêng, xe lăn, sợi dây. -Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm: buộc sợi dây vào xe lăn, thả nhẹ cho xe lăn chạy xuống từ đỉnh dốc nghiêng rồi giữõ dây sao cho xe ở vị trí lưng chừng dốc. -Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên xe lăn thông qua sợi dây. -Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như H.7.2 và trả lời câu C5. -Cho học sinh thực hiện thí nghiệm ở câu hỏi C6. Nhận xét kết quả. - Hoạt động cá nhân, trả lời: Khi ta buông tay không giữ xe nữa ta thấy lò xo lá tròn đã tác dụng lên xe 1 lực đẩy làm cho xe chuyển động. -Đọc C4 và quan sát tranh. -Lắng nghe. -Tiến hành thí nghiệm, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên xe thông qua sợi dây làm chiếc xe dừng lại. -Tiến hành thí nghiệm, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Kết quả của lực mà lò xo tác dụng lên hòn bi khi va chạm làm cho viên bi chuyển động theo 1 hướng khác. -Tiến hành thí nghiệm, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Kết quả của lực mà tay ta tác dụng lên lò xo làm cho lò xo bị dụng của lực 1. Thí nghiệm (SGK) GV: Nguyễn Anh Tuấn Trang 33 Trường THCS TT Phù Mỹ Giáo án Vật6 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Qua các thí nghiệm trên ta rút ra kết luận gì về kết quả tác dụng của lực lên vật. ? Em hãy vận dụng những kiến thức đã học trả lời câu C7; C8. -Treo bảng phụ ghi câu C7; C8. Chốt lại vấn đề, cho HS ghi vở:  Nâng cao: + Không được nói rằng lực là nguyên nhân gây ra chuyển động mà lực chỉ làm biến đổi chuyển động của vật tức là làm cho chuyển động nhanh lên, chậm đi hay đổi hướng,… +Có những chuyển động hoặc biến dạng vô cùng nhỏ bé đến mức mắt thường hoặc các dụng cụ đo cũng không phát hiện được. Ví dụ khi ta đưa một cái gậy vào bức tường cái gậy và bức tường đều bị biến dạng nhưng bằng mắt thường ta không nhìn thấy được điều đó. biến dạng. - Học sinh hoạt động cá nhân + Lực tác dụng lên 1vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật biến dạng. - C7: a,b,c: Biến đổi chuyển động của xe. d. Biến dạng. C8: (1) Biến đổi chuyển động của……(2) Biến dạng. -Ghi vở: -Lắng nghe. 2. Kết luận: Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật biến dạng hoặc có thể xảy ra đồng thời cả hai kết quả trên. Ví dụ: 1. Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tức là ta tác dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng (hình dạng của vật bị thay đổi so với trước khi bị lực tác dụng). 2. Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh (tác dụng lực cản vào xe đạp) thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại 3’ Hoạt động3: Vận dụng-Củng cố III. Vận dụng - Yêu cầu học sinh trả lời câu C9, C10; C11. GV nhận xét và sửa chữa(nếu có) câu trả lời của học sinh. -Hãy nêu kết quả tác dụng của lực -Làm bài 7.1 - Hoạt động cá nhân trả lời câu C9, C10; C11. - Lực tác dụng lên một vật có thể là biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng. - Bài 7.1: Đáp án D đúng. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’) GV: Nguyễn Anh Tuấn Trang 34 Trường THCS TT Phù Mỹ Giáo án Vật6 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK - Làm các câu hỏi C9, C10; C11, và bài tập từ 7.1 đến 7.4 SBT. - Đọc phần thông tin: “Có thể em chưa biết” - Chuẩn bị bài: “Trọng lực - Đơn vị lực”. IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG: . . . GV: Nguyễn Anh Tuấn Trang 35 . mới: GV: Nguyễn Anh Tuấn Trang 31 Trường THCS TT Phù Mỹ Giáo án Vật lí 6 a) Giới thiệu bài: (1’) Treo tranh vẽ mở bài, yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết:. Nguyễn Anh Tuấn Trang 34 Trường THCS TT Phù Mỹ Giáo án Vật lí 6 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK - Làm các câu hỏi C9, C10; C11, và bài tập từ 7. 1 đến 7. 4 SBT.

Ngày đăng: 14/10/2013, 08:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Tranh vẽ mở bài, bảng phụ câu C7; C8. - Giao an Vat ly 6 tiet 7
ranh vẽ mở bài, bảng phụ câu C7; C8 (Trang 1)
Giới thiệu thí nghiệm hình 7.1   gồm   máng   nghiêng,   xe  lăn, sợi dây. - Giao an Vat ly 6 tiet 7
i ới thiệu thí nghiệm hình 7.1 gồm máng nghiêng, xe lăn, sợi dây (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w