politique-business
Chính trị và kinh doanh – những vấn đề gợi mởChính trị và luật pháp - yếu tố không thể tách rời hoạt động kinh doanhKiến trúc thượng tầng và những bảo đảm Nhóm lợi ích và những cơ hội cho các doanh nhân Đề cương1. Khái niệm, nguồn gốc, hình thức và tác động của rủi ro chính trị2. Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro chính trị3. Các hệ thống luật pháp phổ biến trên thế giới4. Một số vấn đề luật pháp quốc tế cơ bản Mục tiêu nghiên cứu Phân biệt các hệ thống chính trịXác định được các nguyên nhân gây rủi ro chính trị và hạn chế được các rủi ro đó.Các hệ thống pháp luật và giải thích sự khác nhau giữa chúng.Mô tả các vấn đề pháp luật cơ bản mà các công ty quốc tế đang phải đối mặt.Giải thích các mối quan hệ quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Một số khái niệm cơ bản về hệ thống chính trị Chính trịNhững quan điểm, tư tưởng, học thuyết, cương lĩnh, đường lối của chính đảng, là chính sách, luật pháp của nhà nước của giai cấp cầm quyền Những hoạt động và cùng với nó là mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp và giữa các dân tộc liên quan tới quá trình giành, giữ, tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Chế độ chính trịNội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một quốc gia, mà trọng tâm là của nhà nước Biểu hiện rõ nét nhất trong:mô hình tổ chức của nhà nướchiến pháp Quy định về nguồn gốc và tính chất của quyền lực và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, về mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và các đảng phái chính trị, cũng như với các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội, giữa các dân tộc trong nước Chế độ chính trịMỗi hình thái kinh tế xã hội có thể có một số chế độ chính trị tương ứng, nhưng hình thái kinh tế - xã hội và chế độ chính trị không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Chế độ chính trị có thể được xem xét dưới một số góc độ sauXét dưới góc độ nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, thì chế độ chính trị là cơ chế vận hành của hệ thống chính trị.Xét dưới góc độ cấu trúc, thì chế độ chính trị bao gồm: bộ máy nhà nước, luật pháp, đảng cầm quyền, các tổ chức chính trị - xã hội khác và các thể chế kinh tế, chính trị, xã hội nhằm bảo vệ quyền lực của giai cấp cầm quyền.Xét dưới góc độ hình thức của nhà nước, thì chế độ chính trị là phương thức cai trị, quản lý xã hội của giai cấp cầm quyền - phương thức dân chủ hay chuyên chế,…Xem xét dưới góc độ pháp luật thì chế độ chính trị là những định chế pháp luật bao gồm: hiến pháp, luật và những quy định dưới luật nhằm duy trì và bảo vệ chế độ đương thời và quyền lợi của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trịQuan niệm thứ nhất: hệ thống quyền lực của giai cấp cầm quyền, nghĩa là hệ thống chính trị chỉ bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội do giai cấp cầm quyền đặt ra để bảo vệ quyền lực và lợi ích của chính giai cấp cầm quyền. Các tổ chức chính trị - xã hội khác không được coi là thành tố của hệ thống chính trị.Quan điểm thứ hai: không chỉ là hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền mà là tất cả các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quyền lực thống trị của giai cấp thống trị. 123doc.vn