Trò chơi dân gian

11 608 1
Trò chơi dân gian

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn******** Bồi dưỡng thường xuyên Ngày8 tháng10 năm2010 . MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN Nhún đu (Đánh đu) Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau. Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm. Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải. Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái. Kéo co Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng. Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngồi dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên". Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được. GV:Bùi Thị Oanh Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn******** Bồi dưỡng thường xuyên Ðánh roi múa mộc Roi bằng tre vót nhẵn và dẻo, đầu bịt vải đỏ, còn mộc đan bằng tre sơn đỏ. Các đấu thủ đấu tay đôi với nhau: vừa dùng roi để đánh, dùng mộc để đỡ, ai đánh trúng địch thủ vào chỗ hiểm và đánh trúng nhiều thì thắng, thường đánh trúng vào vai và sườn mới được nhiều điểm. Các hội lễ ở miền Bắc thường được tổ chức thi đấu vào những ngày đầu tháng giêng. N ém cầu (Đá cầu) Xã Phú Sơn, Hà Tĩnh cử hành hội mùa xuân tại chùa xã ngày 14 và ngày rằm tháng giêng. Khi trong chùa đang lễ Phật, ngồi sân trai chưa vợ, gái chưa chồng tụ họp nhau dự trò chơi ném cầu để "bói" hôn nhân. Hai quả cầu dùng để ném vào lồng tre là hai quả chanh ngồi có lớp vỏ bện bằng mây bọc quanh: sơn màu xanh gọi là âm cầu và sơn màu đỏ trắng gọi là dương cầu. Trai và gái chia làm hai bên, mỗi bên có người cầm đầu. Hai bên hẹn ước với nhau rằng: "Trong hai nhóm chúng ta, hễ ai đã kết hôn mà ném được quả cầu vào trong lồng thì chỉ được thưởng; còn cặp nào chưa kết hôn mà ném trúng thì không những được thưởng mà còn hẹn sẽ cưới nhau. Nếu ai sai lời sẽ có Phật trời chứng giám". Giao hẹn xong, mấy cặp bắt đầu trò chơi. Trước khi ném cầu, trai gai lần lượt hát: Cầu này là cầu thiên duyên Ðôi ta mà trúng, kết nguyền cùng nhau Trò vui kéo dài từ sáng đến chiều. Tuy là trò chơi nhưng mỗi lần một cặp trai gái có tình ý mà cùng ném trúng đều hứa hôn với nhau Tập tầm vông Bài đồng dao này phổ biến khắp Bắc, Trung, Nam nhại theo âm trống tầm vông / tâm vinh (gọi theo Nghệ An) tức trống cơm: Tập tầm vơng Chị có chồng Em ăn cốm GV:Bùi Thị Oanh Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn******** Bồi dưỡng thường xuyên Em ở vá Chị ăn cá, Em mút xương. .Chị ăn kẹo, . Chị ở Lò Gốm, Em ở Bến Thành. Chị trồng hành, Em trồng hẹ. Chi nuôi mẹ Em nuôi cha Cách chơi hiện nay của trò này là hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau. Nói chung, cách chơi rất giống trò Thìa la thìa lảy đây. Nu na nu nống Nu na nu nống Cái cõng nằm trong Cái ong nằm ngồi Củ khoai chấm mật Bụt ngồi bụt khóc Con cóc nhảy ra Ông già ú ụ Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Tè he chân rụt Ðám trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một đứa ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chân theo nhịp từng từ một của bài hát trên. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì phải rụt nhanh. Nếu bị tay của cái đập vào chân thì em đó thua cuộc: ra làm cái ván chơi kế tiếp, hoặc chịu hình phạt (nhảy lò cò một vòng, trồng chuối .) hay phải đứng ra làm cái cho một trò chơi khác (bịt mắt bắt dê, ú tìm, cá sấu lên bờ .) Đánh chuyền (Đánh đũa): Trò chơi của con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà). Cầm quả cà ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả cà rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung cà) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đợi tôi, đợi chị… Ba lá đa, GV:Bùi Thị Oanh Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn******** Bồi dưỡng thường xuyên ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván. Đánh khăng (Đánh căng): Một trò chơi của trẻ nhỏ. Hai bên đứng đối diện nhau. Một người cầm hai đoạn tre, một ngắn một dài. Đào một hố nhỏ, dài dưới đất, đặt đoạn tre ngắn lên miệng hố, lấy thanh tre dài hất đoạn tre ngắn lên cao đánh thật mạnh văng ra xa. Nếu người đứng đối diện bắt được thanh tre, người đó sẽ được vào chơi thay. Ngày 10 tháng10 năm 2010. MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN Đánh quay (Chơi vụ): Trò chơi của trẻ nhỏ. Đồ chơi là con quay bằng gỗ hay sừng hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con quay của ai quay lâu nhất, người đó được. Có thể dùng một con quay khác bổ vào con quay đang quay mà nó vẫn quay thì người chủ của con quay đó Các bài đồng dao vui Dành cho trẻ thơ Dưa chuột cậu ruột dưa gang . Sáo đen là em gà cồ Dưa gang họ hàng dưa hấu Gà cồ là cô sáo sậu Dưa hấu là cậu bí ngô . Sáo sậu là cậu chim ri Bí ngô là cô đậu nành . Chim ri là dì tu hú Đậu nành là anh dưa chuột . Tu hú là cậu sáo đen ! Đố vui Cầu mưa Bà Ba đi chợ đàng trong . Lậy Trời mưa xuống ! . GV:Bùi Thị Oanh Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn******** Bồi dưỡng thường xuyên Mua một cây mía vừa cong , vừa dài . Lấy nước tôi uống . Bà Ba đi chợ đàng ngoài . Lấy ruộng tôi cày . Mua một cây mía vừa dài , vừa cong . Lấy đầy bát cơm . Chợ trong cây mía hai đồng Lấy rơm tôi thổi . Chợ ngoài hai đồng cây mía Hỏi rằng bà Ba mua mía Hết bao nhiêu tiền ? !!! Con cóc Con cóc ! nó ngồi trong góc . Bống bống ! bang bang ! . Nó đưa cái lưng ra ngoài , Mày ăn cơm vàng , cơm bạc nhà ta Ấy là con cóc ! Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người ! Con cóc ! nó ngồi nó khóc . Đang đêm đốt đèn đi đâu đấy ? Nó đưa cái lưng ra ngoài , Đốt đèn đi đãi đậu đen đây ! . Ấy là cóc con ! Thằng Bờm Dung dăng, dung dẻ Thằng Bờm có cái quạt mo . Dung giăng dung giẻ Phú Ông xin đổi ba bò , chín trâu . Dắt trẻ đi chơi Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu ! Đến cửa nhà trời Phú Ông xin đổi một xâu cá mè . Lạy cậu, lạy mợ . Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè ! Cho cháu về quê Phú Ông xin đổi một bè gỗ lim . Cho dê đi học Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim ! Cho cóc ở nhà Phú Ông xin đổi con chim đồi mồi . Cho gà giữ lấy Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi ! Nhà tôi nấu chè. Phú Ông xin đổi nắm xôi Xì xà, xì xụp . Bờm cười !hi hi hi !!! Tập tầm vông. Tập tầm vông , tay không tay có ? Tập tầm vó , tay có tay không ? Tay nào không ? tay nào có ? GV:Bùi Thị Oanh Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn******** Bồi dưỡng thường xuyên Tay nào có ? tay nào không ? Thằng Bờm có cái quạt mo . Phú Ông xin đổi ba bò , chín trâu . Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu ! Phú Ông xin đổi một xâu cá mè . Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè ! Phú Ông xin đổi một bè gỗ lim . Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim ! Phú Ông xin đổi con chim đồi mồi . Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi ! Phú Ông xin đổi nắm xôi Bờm cười !hi hi hi !!! Ngày 15/10/2010 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC VÀ SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ. Qua 2 năm ứng dụng CNTT vào dạy học và soạn giáo án điện tử tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: 1. Xây dựng kế hoạch dạy học và soạn giáo án điện tử Không phải bài học nào, kiến thức nào cũng dạy và soạn GAĐT. Chính vì vậy cần phải xây dựng kế hoạch lựa chọn bài trong chương, ở từng khối lớp theo tích hợp dọc và tích hợp ngang kiến thức môn học để có ý tưởng và định hướng cho dạy và soạn GAĐT. Ví dụ:+ Lớp 3: Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, diện tích hình chữ nhật, điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng… Khi dạy TNXH tôi chọn mảng kiến thức chủ đề phần Tự nhiên, các dữ liệu có trong đồ dùng có thể lấy làm minh họa cho nhiều giáo án điện tử. Nhóm đồ dùng đó tôi sử dụng vào nhiều bài dạy. Cụ thể : GV:Bùi Thị Oanh Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn******** Bồi dưỡng thường xuyên Lớp 3: TNXH bài: Thực vật, Thân cây, Lá cây, Hoa, Động vật, Tôm, Cá, Chim, Thú. Ngoài ra, còn có thể lấy dữ liệu để xây dựng giáo án điện tử cho các môn học khác : 2. Khai thác Internet để tìm kiếm các thông tin, hình ảnh, phim tư liệu để lựa chọn tư liệu làm đồ dùng dạy học và giáo án điện tử. Để xây dựng được giáo án điện tử có nội dung phong phú, hình ảnh đẹp sống động tôi đã không bỏ qua một thư viện khổng lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại đó là “ Mạng Internet”. Như vậy một vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giáo viên trong việc UD CNTT vào soạn giáo án điện tử là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet. VD 2: Khi soạn giáo án điện tử môn TNXH lớp 3 bài Côn trùng: Nhờ khai thác mạng Internet mà tôi có thể cung cấp cho học sinh được hình ảnh rất nhiều loại côn trùng với hình ảnh sống động màu sắc đẹp và đặc biệt hơn cả chúng tôi còn có thể sử dụng các đoạn phim hoặc video clip về ích lợi của côn trùng cũng như tác hại của chúng. Bên cạnh đó các nguồn thông tin tìm kiếm được rất phong phú nên tôi đã ứng dụng được các chức năng lưu trữ để hệ thống các tư liệu tìm được theo từng dạng nhất định như văn bản, hình ảnh, phim … tập hợp và chia mảng kiến thức tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử. 3. Sử dụng các phần mềm phục vụ soạn giáo án điện tử. Trong quá trình xử lí dữ liệu để tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu và mục tiêu cần có một số phần mềm hỗ trợ. Chẳng hạn như: * Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn để làm bài giảng điện tử. Powerpoit có thể sử dụng được các tư liệu GV:Bùi Thị Oanh Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn******** Bồi dưỡng thường xuyên ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và các mẫu giao diện đẹp. * Phần mềm Violet: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet. Ngày25/10 /2010 TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC VÀ SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ: 4.1 Nghiên cứu kĩ nội dung mục tiêu kiến thức của bài giảng và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh để xây dựng ý tưởng thiết kế giáo án phù hợp. - Trước hết tôi phải nghiên cứu kĩ nội dung bài, xác định nội dung kiến thức cho học sinh. Từ những yêu cầu kiến thức như vậy, tôi xây dựng các hoạt động cụ thể trong tiết dạy. Để giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm trong từng hoạt động, tôi tìm những hình ảnh minh hoạ cho những kiến thức đó 4.2 Thu thập các tài liệu: + Lấy tư liệu từ Internet. + Lấy tư liệu từ SGK, tranh ảnh và tài liệu tham khảo . 4.3 Thực hiện thao tác kĩ thuật để ứng dụng CNTT vào soạn giáo án điện tử: GV:Bùi Thị Oanh Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn******** Bồi dưỡng thường xuyên Bước 1: Chọn hình thức cho slide mà mình định sử dụng. Bước 2: Tạo tiêu đề cho slide (Đó là những thông tin cần thiết của đồ dùng hay giáo án điện tử (tên môn, bài dạy …) Bước 3: Tạo các slide. Đầu tiên tạo bản text trước, hình ảnh hay hiệu ứng âm thanh sẽ tạo sau. Bước 4: Thêm hình ảnh chèn vào những nội dung cần thiết, không quá lạm dụng hình ảnh vào các slide bởi nó có thể tạo nên hiệu ứng ngược . Bước 5: Thêm âm thanh: Chỉ tạo hiệu ứng âm thanh khi thực sự cần thiết. Hiệu ứng âm thanh chỉ là công cụ giúp chúng ta làm rõ thông tin chứ không thay chúng ta thể hiện thông tin. Bước 6: Sử dụng font chữ và khuôn slide một cách đồng nhất trong giáo án điện tử. Nghĩa là không nên để font chữ VnTime cho trang đầu mà trang sau lại là Time NewRoman. Cần phải chú ý đến khoảng cách ngồi của học sinh với màn chiếu để chọn cỡ chữ sử dụng cho phù hợp, cỡ chữ sử dụng thường là 28. Về màu chữ, cần có kết hợp màu sắc giữa màu phông nền và màu chữ. Khi cần nhấn mạnh hoặc chốt kiến thức,tôi tạo hiệu ứng chữ đổi màu, nhấp nháy. Sau đó tạo nền slide trình diễn, cần phải kết hợp giữa màu nền và nội dung. Bước 7: Chạy “thô” giáo án để kiểm tra lại lần cuối bài soạn giáo án điện tử trước khi thực hiện. Hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, font chữ có đạt được hiệu quả cao nhất không? nội dung bài dạy, đồ dùng cần sử dụng cung cấp kiến thức cho học sinh và thời gian cho từng hoạt động của bài dạy đã phù hợp chưa ? 5. Chuẩn bị tốt các phương tiện hỗ trợ đưa đồ dùng điện tử và giáo án điện tử vào giảng dạy: GV:Bùi Thị Oanh Trường tiểu học Hồ Chơn Nhơn******** Bồi dưỡng thường xuyên Các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu . rất cần thiết phục vụ cho dạy GAĐT. Trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống như: tranh vẽ, bản đồ, mô hình . đến hiện đại như : cassette, ti vi, đầu video Hơn nữa, nếu các GAĐT được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho bài dạy. Song khác với các phần mềm giáo dục khác, GAĐT không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là giáo viên, không phải là học sinh). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy – trò, chứ không phải giao tiếp máy – người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyền tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Như vậy trong quá trình dạy học việc thực hiện bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học lí thuyết là một điều mà các giáo viên mong muốn nghĩ đến. ************************** Ngày30 tháng10 năm 2010. Từ nhiêù nghĩa * Khái niệm từ đa nghĩa: Một từ có thể biểu thị nhiều ý nghĩa và những ý nghĩa này thưòng có quan hệ chặt chẽ với nhau. - Các nghĩa khác nhau trong từ nhiều nghĩa quan hệ chặt chẽ với nhau làm thành một hệ thống ngữ ngiã. Đây là một cơ sở khá quan trọng để phân biết từ đồng âm và từ đa nghĩa ( Mặc dù sự phân biệt này khi nào cũng rạch ròi ) - Giữa các nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa có một sự thống nhất nào đó, dựa vào một nét nghĩa chung trong cấu trúc biểu niệm của GV:Bùi Thị Oanh . người đó sẽ được vào chơi thay. Ngày 10 tháng10 năm 2010. MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN Đánh quay (Chơi vụ): Trò chơi của trẻ nhỏ. Đồ chơi là con quay bằng. ú tìm, cá sấu lên bờ .) Đánh chuyền (Đánh đũa): Trò chơi của con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà).

Ngày đăng: 29/09/2013, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan