1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

trang phuc

16 2.6K 41
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC NHÓM 1 TÊN ĐỀ TÀI: TRANG PHỤC ĐẾN TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Ăn mặc” luôn là nhu cầu cần thiết không thể thiếu trong đời sống mỗi con người. Con người luôn cần đến thức ăn để tồn tại và duy trì sự sống, cần đến mặc để che thân, giữ ấm và bảo vệ cơ thể. Ngày xưa người ta quan niệm “ăn chắc mặc bền”, “ăn no mặc ấm”, ngày nay thì “ăn ngon mặc đẹp”, “ăn sung mặc sướng”. “Mặc” không chỉ giữ vai trò đơn thuần là che thân và bảo vệ cơ thể mà giờ đây nó còn vươn lên thành thời trang thể hiện cái đẹp, nét văn hóa và thể hiện phong cách của người mặc. Ngày nay trang phục cũng trở nên phong phú, đa dạng. Con người quan niệm về trang phục “thoáng” hơn trước sự đi lên của xã hội. Không còn nữa những chiếc áo bà ba, áo tứ thân, quần lĩnh, áo the, guốc mộc, ngày nay nét đẹp trong văn hóa ăn mặc đã bị mai một bởi sự phá cách, cách tân thành những mốt trang phục mang hơi thở hiện đại. Nhìn dáng vẻ bề ngoài của con người thông qua trang phục, diện mạo người ta có thể phần nào đoán biết được tính cách, sở thích cũng như công việc của bạn. Mỗi công việc mỗi đối tượng cũng mang những đặc điểm riêng về trang phục. Về trang phục của học sinh, rất nhiều trường quy định học sinh phải mặc đồng phục khi đến trường . Với sinh viên – đối tượng không bị bó buộc bởi những quy định gắt gao của trường về trang phục nhưng vẫn phải tham gia học tập sinh hoạt và những hoạt động trường nên sinh viên phải thể hiện sự đứng đắn và văn hóa trong cách ăn mặc. 1 Nhưng dường như hiện nay rất nhiều mốt trang phục cùng “quan niệm hiện đại” đã “du nhập” vào môi trường giảng đường. Trang phục của sinh viên là những bộ quần áo thể hiện sự năng động, sáng tạo, trẻ trung. Đối với sinh viên sư phạm thì hai từ “sư phạm” luôn khiến người ta liên tưởng đến những nét văn hóa thể hiện sự đứng đắn, trang trọng. Đây là môi trường rèn luyện tu dưỡng nên những nhà giáo - những người sẽ trực tiếp giảng dạy tri thức và hình thành nhân cách cho những thế hệ trẻ tương lai. Đặc biệt với sinh viên Khoa GD Tiểu học sẽ trở thành những nhà giáo luôn là hình mẫu, là tấm gương để học sinh học tập và noi theo. Khi đến trường không thể tùy tiện mặc thế nào cũng được mà phải đảm bảo những quy tắc nhất định: Thứ hai và các ngày thi nữ sinh mặc áo dài, nam sinh mặc quần tối màu, áo trắng thắt cavat. Thứ bảy mặc áo đoàn, còn các ngày khác mặc áo quần tự do nhưng phải đứng đắn, lịch sự. Là những sinh viên khoa GDTH chúng tôi rất muốn góp một phần công sức nhỏ bé trong việc giữ gìn, phát triển nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của trường, của khoa để mỗi chúng ta là sinh viên sư phạm khi ra trường có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức đứng trên bục giảng truyền đạt tri thức, văn hóa cho học sinh của mình. Vì những lí do trên chúng tôi xin chọn và nghiên cứu đề tài: “Trang phục đến trường của sinh viên Khoa giáo dục tiểu học”. 2.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1.Mục đích - Tìm hiểu về trang phục của sinh viên Khoa GDTH. - Góp thêm tiếng nói của nhóm thực hiện đề tài về trang phục của sinh viên nói chung và của sinh viên Khoa GDTH nói riêng. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát thực trạng. - Đánh giá khách quan về trang phục đến trường của sinh viên Khoa GDTH. - Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp. 2 3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Trang phục là một vấn đề luôn được sự quan tâm của rất nhiều người. Ngay từ khi xuất hiện con người đã có nhu cầu về ăn mặc và ngày càng nhìn nhận mặc như một nét văn hóa thể hiện vẻ đẹp tinh tế của con người. Cái mặc theo đó mà phát triển cũng thu hút theo nó sự quan tâm nghiên cứu của nhiều người dưới nhiều góc độ, trong đó nhiều hơn cả vẫn là trang phục của giới trẻ. Trong giới học đường trang phục của sinh viên phong phú đa dạng được đề cập đến ở nhiều phương diện. Báo Sinh viên thường có trang riêng về trang những thiết kế trang phục mới cho sinh viên. Những bộ trang phục đó thường là những bộ trẻ trung, năng động nhưng đó là những trang phục đi chơi hay hội tiệc chứ ít đề cập đến trang phục đến trường của sinh viên. Khoa Giáo dục Tiểu học có truyền thống về nề nếp kỉ luật tốt, các bạn sinh viên trong khoa luôn chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về trang phục của trường, khoa nói chung và của lớp (đồng phục lớp) nói riêng. Tuy nhiên vẫn tồn tại những trường hợp vi phạm, sinh viên đến trường ăn mặc không đúng quy cách. Những trường hợp vi phạm thường là áo không cổ, không mặc áo dài hay áo đoàn theo đúng quy định, phổ biến nhất vẫn là sinh viên đi dép lê đến trường. Đây là vấn đề còn tồn đọng và cần xem xét để thấy nguyên nhân và tâm tư của sinh viên về các quy định về trang phục phải chấp hành khi đến trường. Nghiên cứu về trang phục thì có nhiều nhưng nghiên cứu về trang phục đến trường của sinh viên đặc biệt là sinh viên khoa GDTH thì vẫn còn là vấn đề mới cần quan tâm nghiên cứu để giữ vững và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của trường, của khoa. Đó cũng là điểm mới trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi 4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 4.1.Đối tượng - Trang phục của sinh viên Khoa GDTH Trường ĐHSP Huế. 4.2 Phạm vi - Trang phục đến lớp. - Trang phục khi tham gia các hoạt động. - Trang phục về trường tiểu học. 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Quan sát, chụp ảnh, phỏng vấn. 5.2 Nhận xét, đánh giá. 6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung của đề tài được cấu trúc thành ba chương. Chương 1. Trang phục đối với đời sống con người Chương 2. Trang phục đến trường của sinh viên Khoa GDTH Chương 3. Thực trạng trang phục đến trường của sinh viên Khoa GDTH 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1.TRANG PHỤC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI 1.1 Quan niệm về trang phục Quan niệm về trang phục ở từng thời điểm, thời đại khác nhau cũng rất khác nhau. Quan niệm về trang phục thời trước chỉ là mảnh vải che thân, giữ ấm, bảo vệ cơ thể. Khi trình độ văn hóa của con người nâng cao họ cũng chú ý hơn về vấn đề trang phục. Trang phục chưa đẹp, chưa tinh tế thì cũng phải kín đáo thành áo, thành váy, thành quần chứ không chỉ là mảnh vải quấn quanh người nữa. Nhưng ngày nay, trang phục còn là phương tiện thể hiện cái đẹp, cái văn hóa và cá tính của con người. Trang phục trong mảng thời trang chiếm vị trí rất quan trọng, rất nhiều nhà thiết kế, nhà tạo mẫu khẳng định thương hiệu thời trang của mình nhưng để có được chỗ đứng trong ngành thời trang thực sự không phải là điều dễ dàng. Công việc này đòi hỏi tính thẩm mĩ và óc sáng tạo rất cao. Đặc biệt là phải nắm được thị hiếu của công chúng và xu hướng thời trang. Quan niệm về trang phục hiện nay cũng “thoáng” hơn trước sự đi lên của xã hội. 1.2 Vai trò, ý nghĩa của trang phục đối với con người 1.2.1 Vai trò Vai trò của trang phục đối với cuộc sống. “Quần áo vừa che đậy vừa bóc trần con người” Miguel decer vantes ysaa vedra (1547 – 1616) Áo quần có một vai trò như một lời hứa, một sự đảm bảo về những gì có thể chờ đợi ở người mặc nó.Quần áo, dày dép, mũ nón, túi xách được gọi chung là trang phục, nó được khoác lên người để bảo vệ cơ thể tạo nên sư lịch sự, tế nhị cho con người. Ngoài ra trang phục còn có vai trò quan trọng trong cuộc sống, sinh hoạt, làm việc, học tập của con người: + Trang phục có chức năng giới thiệu về bản thân con người giúp họ bộc lộ bản thân (nghề nghiệp, tính cách) + Chức năng điều tiết : tạo sự hài hòa trong một tập thể. 5 + Chức năng thông tin : tiết lộ về bản thân người mặc muốn bộc lộ gì? Nghĩ gì về sự thu hút của bản thân? -> hé lộ nguồn gốc, thẩm mĩ, thói quen, tâms trạng, thu nhập, tầng lớp… Trang phục có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, đặc biệt là đối với sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói chung. Đặc trưng trong trang phục sinh viên là năng động, trẻ trung và luôn có xu hướng chạy theo mốt của thời trang. Song cần phải mặc đúng nơi,đúng chỗ, tráng làm mất tính văn hóa trong môi trường sư phạm. Đặc biệt là đối với sinh viên Tiểu học- là người giáo viên tiểu học trong tương lai, thầy cô sẽ là thần tượng, hình mẫu của học sinh, thầy cô làm gì học sinh sẽ làm theo. Chính vì vậy trang phục của chúng ta cũng phải đúng mực điều này có vai trò vô cùng quan trọng. 1.2.2 Ý nghĩa. Ý nghĩa của trang phục: Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của con người. Với tính chất thực dụng trang phục là một sản phẩm, dưới góc độ thẩm mĩ nó là một tác phẩm. Trang phục có ý nghĩa rất to lớn và quan trọng trong đời sống của con người. Trước hết thời trang cho ta biết giai đoạn lịch sử và thời kỳ phát triển của xã hội loài người. Trang phục người Việt còn được lưu ý dưới góc độ sử liệu. Một cái nhìn thoáng nhanh qua quần áo cũng có thể giúp ta khám phá được cái mà các nhà sử học gọi là niên đại tương đối. Với những sử liệu này chúng ta có thể ghi nhận được nhiều dấu ấn của các thời đại lịch sử. Dưới góc độ tin học trang phục chỉ định sự khác biệt giữa các dân tộc anh em trên đất nước ta, phân biệt một số mặt: nghề nghiệp, giới tính, thị hiếu thẩm mĩ… của từng vùng. Ngày xưa trang phục còn thể hiện tinh thần của người việt đấu tranh chống đồng hóa của người phương Bắc. Trang phục cũng là một hiện tượng văn hóa vật chất, một nhu cầu vật chất đồng thời cũng là một hiện tượng văn hóa. Ngày nay trang phục không chỉ có ý nghĩa là che chở, bảo vệ cơ thể mà nó thể hiện cho cái đẹp và thẩm mĩ của con người. Thời trang cũng chính là bộ mặt của xã hội. 6 Trang phục phù hợp với thời đại làm chúng ta đẹp hơn, tự tin và cảm thấy mình tươi trẻ hơn. Không những thế trang phục còn giúp chúng ta khẳng định bản thân mình. Nhìn vào trang phục mà bạn đang mặc người khác có thể suy đoán phần nào tính cách hay lối sống của bạn. Trang phục cũng phần nào cũng nói lên được tâm trạng của con người. Thời trang có ảnh hưởng trực tiếp đến rất nhiều sản phẩm, bởi thời trang là tiền phong cho một xu hướng mới. Thời trang ảnh hưởng đến phong cách sống, lối suy nghĩ của một số người nhất là đối với thế hệ trẻ, đa số thanh niên đều chịu sự chi phối của thời trang, khẳng định mình thông qua trang phục. Vì những ý nghĩa quan trọng của trang phục nói trên. Chúng ta phải biết lựa chọn cho mình một phong cách với những bộ trang phục phù hợp với hoàn cảnh riêng của cá nhân và từng hoàn cảnh cụ thể. Thời trang luôn hướng chúng ta tới cái đẹp, tìm tòi, khám phá và không ngừng tìm ra xu hướng thời trang mới. Thời trang nói chung và trang phục nói riêng luôn có tác dụng thúc đẩy trí tưởng tượng và sáng tạo của con người. 7 CHƯƠNG 2: TRANG PHỤC ĐẾN TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN KHOA GDTH 2.1.Xu thế trang phục hiện nay. Ngày xưa những trang phục truyền thống là áo yếm, áo bà ba, quần lĩnh, áo the, guốc mộc, nón quai thao- đó là những bộ trang phục kín đáo thể hiện vẻ đẹp của người xưa. Màu của áo quần thường là những màu như: nâu, đen, chàm . gam màu tối phù hợp với cuộc sống lao động của nhà nông. Đơn sơ, giản dị đẹp như tâm hồn người việt cổ. Trang phục tiếp tục phát triển hài hòa với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên miền nhiệt đới, khỏe khoắn với bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm liên miên. Trang phục cũng đổi thay theo những thăng trầm của lịch sử và sự phát triển đi lên của xã hội. Những trang phục truyền thống dần được thay thế hay nói đúng hơn là được sáng tạo, phá cách thành những trang phục gọn gàng. Ngày nay chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, cũng vì thế những nhu cầu về vật chất cũng đòi hỏi được đáp ứng ở những nhu cầu cao hơn. Đặc biệt nhu cầu về trang phục, quần áo đòi hỏi phải đẹp, đúng mốt, hiện đại. Rất nhiều xu hướng mới về trang phục ra đời và không chỉ đơn thuần là đẹp mà còn là cá tính, mới mẻ không giống ai. Bảy sắc cầu vồng: màu sắc lòe loẹt, nhiều khi trở thành diêm dúa. “Con nhà nghèo”: te tua, chắp vá, thiếu vải Hip hop: quần tụt rộng, áo dây dợ, ba lô to bè, mũ lưỡi trai đội ngược Con nhà giàu: mũ rộng vành, áo sát nách, váy ngắn, bốt cao. Nhiều chiếc áo trong suốt “áo em trắng quá nhìn xuyên qua” Và còn rất nhiều những xu hướng thời trang độc đáo khác… 2.2.Ảnh hưởng của xu hướng thời trang hiện nay đến trang phục của sinh viên Trang phục, quần áo hiện nay không phải là vấn đề khó khăn, trang phục rất đa dạng, phong phú nhiều thể loại. Sinh viên hiện nay cũng chịu ảnh hưởng không ít của những xu hướng thời trang hiện đại.nhiều sinh viên ăn mặc theo cá tính, sở thích của riêng mình. Nhiều bộ trang phục rất mốt đã du nhập mạnh mẽ vào môi trường giảng đường. Mỗi ngày đến trường là một bộ quần áo khác nhau. Nhưng nét 8 đẹp trong trang phục truyền thống của sinh viên là những tà áo dài vẫn theo nữ sinh viên tới giảng đường, nhất là với sinh viên sư phạm. Áo dài ở thời đại mới đã được cách tân thành những chiếc áo dài hiện đại có nhiều loại vải và cũng có nhũng cách điệu rất tinh tế. Một điểm mới nữa là dù không có đồng phục trường nhưng mỗi lớp có đồng phục riêng của lớp mình. 2.3.Đặc điểm trang phục của sinh viên Khoa GDTH Sinh viên khoa GDTH có nhũng nét riêng về trang phục. Sinh viên “tiểu học” rất năng động, nhí nhảnh với những bộ trang phục giản dị dễ thương, màu sắc tươi sáng. Nhưng vẫn tuân thủ những quy định chung của trường, của khoa về trang phục khi đến trường, đến lớp. 2.3.1 Đặc điểm trang phục của sinh viên khoa GDTH khi đến trường Khi bước chân vào cổng trường đại học - trở thành một sinh viên, điều đó đồng nghĩa với việc bạn được “giải thoát” khỏi những bộ quần áo đồng phục của học sinh phổ thông thùng thình, đơn điệu chỉ hai màu đen và trắng. Những bộ đồng phục mà bạn lại phải mặc chúng cả tuần, những bộ cánh mới phải nằm xếp xó để chờ dịp chủ nhân đi chơi hay đi picnic mới được trưng diện. Nhưng nhiều sinh viên lại mặc những bộ trang phục không đứng đắn khi đến trường vì vậy để giữ gìn nét văn hóa trong giảng đường đạị học hầu hết các trường vẫn có quy định về trang phục của sinh viên khi đến trường. Hầu như, các trường Đại học, Cao đẳng Đoàn trường đều không đưa ra quy định đồng phục đối với tất cả các sinh viên. Trang phục phụ thuộc vào đặc thù của nghành học, các ngành: Báo chí, Công nghệ thông tin, du lịch… hay các ngành ở ĐH Bách khoa, ĐH Duy Tân, Đh Ngoại ngữ… thường chuộng trang phục cá tính, năng động và trẻ trung. Riêng đối với trường ĐH Sư phạm, sinh viên phải thực hiện đồng phục vào các ngày thứ 2 hàng tuần, nam sinh mặc áo sơ mi- quần vải thắt cavat; còn nữ sinh mặc áo dài truyền thống. Riêng trường Đại học sư phạm Huế vào các ngày thi nữ sinh phải mặc áo dài. Ngày thứ 7 mặc đòng phục áo đoàn. Quy định như vậy đôi khi khiến sinh viên cảm thấy bị gò bó nhưng nhìn 9 một cách khách quan quy định đó đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong môi trường sư phạm nó tạo nên hình ảnh đẹp vừa truyền thống vừa không kém phần thanh lịch. Nội quy có phần khắt khe nhưng cũng vì vậy mà hình ảnh sinh viên trở nên rất “quy phạm”, chỉnh chu như những nhà giáo tương lai. Bên cạnh việc thực hiện đồng phục theo quy định thì sinh viên được phép ăn mặc tự do vào các ngày còn lại trong tuần. Mỗi bạn chọn một “ gu thời trang” phù hợp với lứa tuổi, sở thích. Các lớp còn có đồng phục và quy định ngày mặc đồng phục riêng của lớp. Với xu thế thời trang của giới trẻ ngày nay, cùng với các thế hệ sinh viên 9x dần dần thay thế thế hệ “đàn anh đàn chị”, nên “gu ăn mặc” của sinh viên cũng khác đi rất nhiều. Các bạn năm nhất, năm hai ( Đa số thuộc thế hệ 9x) thì có phong cách ăn mặc khác hơn. Đặc biệt hiện nay quần jean được giới trẻ rất chuộng, đang dần dần thay thế quần vải, theo thống kê tại các trường Đại học, cao đẳng có khoảng 85% đến 90% sinh viên thường mặc quần jean đến trường. Theo các bạn mặc quần jean trông hợp thời trang, năng động ,cá tính hơn những quần vải bình thường. Chúng dễ dàng kết hợp với nhiều kiểu áo khác nhau như: áo sơ mi, áo thun, áo kiểu các loại… Ngoài ra, để tạo phong cách cá tính, năng động, các bạn sinh viên thường “ diện” kết hợp nhiều áo quần khác nhau như: áo ghilê; áo khoác kiểu cách… hợp với mình, hoặc kèm theo một đôi mắt kiếng vừa “ hot” lại “ra dáng tri thức” Cùng với những bộ aó quần trên là những đôi dép với đầy đủ phong cách khác nhau. Chúng từ những đôi dép lê, dép có quai hậu, giầy cao gót, giầy bít đến những đôi giày thể thao, bốt…mỗi kiểu tạo cho mỗi người những vẻ đẹp, phong cách riêng. Người Việt chúng ta lâu nay vẫn luôn coi trọng văn hoá truyền thống, và hơn ai hết sinh viên chúng ta cũng cần hiểu rằng thời trang học đường không chỉ theo xu hướng- trào lưu và hợp “mốt” mà bên cạnh đó nó còn là văn hoá. Văn hoá ăn mặc của sinh viên là một phần quan trọng góp phần tạo nên văn hoá sư phạm trên giảng đường đại học. Sinh viên không chỉ tạo nên hình ảnh trẻ trung, hoạt bát của con người hiên đại mà cần tránh những lối ăn mặc lố lăng, phản cảm. 10 [...]... của trang phục Một trang phục đẹp sẽ thu hút được sự chú ý của người xem Đối với một nghệ sĩ trên sân khấu trang phục góp phần rất quan trọng tạo nên sự thành công của buổi diễn Trang phục phải phù hợp với người mặc, với nội dung diễn và phù hợp với những hoạt động khi diễn Nhiều “thí sinh” khi tham gia văn nghệ thường chuẩn bị cho mình những bộ trang phục độc đáo, thể hiện nội dung bài hát như trang. .. đại, mỗi thế hệ, mỗi giai cấp, tầng lớp đều có những nét đặc trưng riêng về trang phục Trang phục luôn sánh bước và mang hơi thở cuộc sống Cũng chính vì thế văn hóa ăn mặc là đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người Trang phục không chỉ tôn lên vẻ đẹp cơ thể con người, bảo vệ, che giấu khuyết 15 điểm của cơ thể mà trang phục còn phản ánh tính cách, phẩm chất, gu thẩm mĩ, sự sáng tạo của... tuyên truyền các vấn đề xã hội do sinh viên tự biên, tự diễn thì trang phục thường do các 11 thành viên của lớp tự thiết kế Đặc biệt những chương trình thời trang với những chủ đề như: bảo vệ môi trường, chào xuân… những chất liệu tự kiếm, những vật liệu bỏ đi như: lon bia, vỏ chai, giấy, áo mưa, quân bài… cũng có thể trở thành những bộ trang phục độc đáo lại thân thiện với môi trường nhưng các nhà thiết... toàn” cũng như “tuổi thọ” của các bộ trang phục đó Khi tham gia những hoạt động tình nguyện trang phục thường là những chiếc áo xanh đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ mái, vui Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa khác như: Hội trại 26/03, sịnh hoạt các câu lạc bộ, mục đích của hoạt động này là tạo sự thỏa vẻ do đó không đòi hỏi sinh viên phải mang trang phục bắt buộc như: quần tây... phục bắt buộc như: quần tây áo sơ mi (nam), áo dài (nữ), áo đoàn sinh viên có thể tự chọn trang phục cho riêng mình Quần jeans, áo bun là trang phục được nhiều bạn sinh viên chọn lựa Một số lớp có đồng phục thì họ sẽ có cơ hội để thể hiện tinh thần đoàn kết của tập thể mình Tuy nhiên trong bất cứ hoạt động nào trang phục cũng thể hiện tác phong, văn hóa của sinh viên Văn hóa của sinh viên là một phần... với thực tiễn chứ không chỉ là những kiến thức lí thuyết suông trên lớp học Khoa GDTH là một trong những khoa rất chú trọng về trang phục của sinh viên Đặc biệt là được các giảng viên, cán bộ trong khoa quan tâm về vấn đề trang phục Việc chấp hành những quy định của khoa về trang phục còn mang tính hình thức đối phó, đặc biệt là sinh viên năm một và năm hai Vì thế khi ở giảng đường đại 12 học, do có... nhẹ nhàng, nữ tính hay nhí nhảnh năng động Trong nhiều cuộc thi diễn văn nghệ, trang phục thường được huy động bởi các thành viên của lớp hay có thể mượn, thuê bên ngoài Trong những hội thi cấp khoa, cấp trường để có thành tích cao ngoài sự chuẩn bị chu đáo về tiết mục còn đòi hỏi lớp đó phải có sụ đầu tư về trang phục Trang phục càng phù hợp bắt mắt thì khả năng đạt kết quả càng cao Những hội thi... những nét đực trưng về trang phục của sinh viên sư phạm nói chung và của sinh viên khoa GDTH nói riêng Bên cạnh đó, đề tài cũng giúp chúng tôi- những người thực hiện đề tài và cũng là những sinh viên của khoa GDTH nhìn nhận đúng đắn về nét đẹp trong văn hóa ăn mặc của sinh viên sư phạm và qua đó điều trang phục đến trường của bản thân Trên cơ sở điều tra, khảo sát, quan sát trang phục đến trường của... khoa, cán bộ đoàn, cán bộ lớp nên ăn mặc nghiêm túc hơn khi về trường tiểu học Thoát khỏi sự “giám sát” của cán bộ khoa, Đoàn và cán sự lớp, sinh viên ít quan tâm đến trang phục của mình- một nhà giáo tương lai.Vai trò và ý nghĩa của trang phục đối với một nhà giáo khi đứng trước học sinh chưa được ý thức đầy đủ Họ suy nghĩ đơn giản “Mình là sinh viên chứ chưa phải là giáo viên, với lại mặc gì mình... làm mất vẻ mỹ quan của trường học Đối với sinh viên khi về trường tiểu học để kiến tập, thực tập thì trang phục của sinh viên nam thường là sơ mi, thắt cavat quần tối màu, còn nữ thường mặc áo dài rất “ra dáng” cô giáo Đánh giá chung của nhóm nghiên cứu: Mặc dù không có những quy định, những chuẩn mực về trang phục của sinh viên khi về trường tiểu học Và để tạo được hình ảnh một nhà giáo tương lai trong . riêng về trang những thiết kế trang phục mới cho sinh viên. Những bộ trang phục đó thường là những bộ trẻ trung, năng động nhưng đó là những trang phục. 4.1.Đối tượng - Trang phục của sinh viên Khoa GDTH Trường ĐHSP Huế. 4.2 Phạm vi - Trang phục đến lớp. - Trang phục khi tham gia các hoạt động. - Trang phục

Ngày đăng: 27/09/2013, 09:10

Xem thêm: trang phuc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w