§5 + 6. KHAI BÁO BIẾN PHÉP TỐN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Hiểu được các khai báo biến. - Biết được khái niệm: phép tốn, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ. - Hiểu lệnh gán. - Biết được một số hàm thơng dụng trong Pascal 2. Về kỹ năng: - Khai báo biến đúng, nhận biết khai báo sai. - Viết được lệnh gán - Viết được các biểu thức số học và logic với các phép tốn thơng dụng 3. Về thái độ: - Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều quy định nghiêm ngặt trong lập trình. - Tạo sự ham muốn giải các bài tập lập trình, trước mắt thấy được lợi ích của lập trình, phục vụ tính tốn va giải được một số bài tốn. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo. Máy tính ( nếu có). Học sinh: Cấu trúc chương trình. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2) Kiểm tra bài cũ ( 7 ‘) Câu hỏi : Cấu trúc chung của một chương trình Pascal? Nêu cấu trúc của các phần khai báo: Tên chương trình,hằng, thư viện? Cho vd? 3) Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Khai báo biến là chương trình báo cho máy biết phải dùng những biến nào trong chương trình. HS: Lắng ghe và ghi chép - Ví dụ 1: Để giải phương trình bặc nhất ax+b=0 ta cần khai báo như sau: Var a, b, x: Real - Ví dụ 2: Để tính chu vi và diện tích của tam giác cần khai báo các biến sau: Var a, b, c, p, s, cv: Real; Trong đó: a, b, c: Dùng để lưu độ dài của 3 cạnh tam giác; P: là nữa chu vi; CV, S: là chu vi và diện tích tam giác. GV: Khi khai báo biến cần chú ý những điểm gì? HS: Suy ghĩ trả lời câu hỏi GV: Phân tích câu trả lời của học sinh I) Khai báo biến - Trong NLT Pascal biến đơn được khai báo như sau. Var <danh sách biến>: <kiểu dữ liệu>; Trong đó: - Var: Là từ khố dùng để khai báo biến - Danh sách biến: Tên các biến cách nhau bởi dấu phẩy. - Kiểu dữ liệu: Là một kiểu dữ liệu nào đó của ngơn ngữ Pascal. - Sau var là có thể khai báo nhiều danh sách biến có những kiểu dữ liệu khác nhau. - Cần đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý nghĩa của nó. - Khơng nên đặt tên q ngắn hay q dài, rễ dẫn đến mắc lỗi hay hiểu nhầm. - Khai báo biến cần quan tâm chú ý đến phạm vi giá trị của nó. GV: Trong khi viết chương trình ta thường phải thực hiện tính tốn, thực hiện các so sánh II) PHÉP TỐN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN 1. Phép Tốn để đưa ra quyết định xem làm việc gì? Trong khi viết chương trình có giống với ngôn ngữ tự nhiên không? . GV: Toán học có những phép toán nào? HS: Đưa ra một số phép toán thường dùng trong toán học. GV: Chúng có được sử dụng trong ngôn ngữ lập trình không? - Chỉ có một số phép toán dùng được, một số phép toán phải xây dựng từ các phép toán khác. - Ví dụ phép luỹ thừa không phải ngôn ngữ nào cũng viết được. - Mỗi ngôn ngữ khác nhau lại có cách kí hiệu phép toán khác nhau. GV: Trong toán học, biểu thức là gì? HS: Đưa ra khái niệm GV: Đưa ra khái niệm của biểu thức lập trình. GV: Cách viết các biểu thức này trong lập trình có giống với cách viết trong toán học hay không? HS: Đưa ra ý kiến của mình GV: Phân tích ý kiến của học sinh. GV: Đưa ra cách viết biểu thức và thứ tự thực hiện phép toán trong lập trình. GV: Cách viết biểu thức phụ thuộc vào từng ngôn ngữ lập trình. - Đưa ra một số biểu thức toán học và yêu cầu các em viết chúng trong ngôn ngữ lập trình Pascal. - Gọi một vài học sinh lên bảng làm bài. GV: Muốn tính X 2 ta làm thế nào? HS: Có thể đưa ra là: x*x GV: Như vậy muốn tính x , Sinx, cosx, ta làm như thế nào? HS: Chưa biết cách tính. GV: Để tính giá trị đó được đơn giản, người ta xây dựng sẵn một bộ chương trình trong thư viện chương trình giúp người lập trình tính toán nhanh các giá trị thông dụng. GV: Với các hàm chuẩn cần quan tâm đến giá trị của đối số và kiểu của giá trị trả về. Ví dụ: Sinx thì đo bằng độ hay radian? GV: Trong lập trình thường ta phải so sánh hai giá trị nào đó trước khi thực hiện lệnh nào đó. Biểu thức quan hệ còn được coi là biểu thức so sánh 2 giá trị cho kết quả là True hoặc False. Ví dụ: 3>5 cho kết quả False * NLT Pascal sử dụng một số phép toán sau: - Với số nguyên: +, - , *, Div, Mod - Với số thực: +, - , *, / - Các phép toán quan hệ: <, <=, >, >=, <> cho kết quả là một giá trị Logic (true hoặc false). - Các phép toán logic: NOT, OR, AND thường dùng để kết hợp nhiều biểu thức quan hệ với nhau. 2. Biểu thức số học * Là một dãy các phép toán +, - , *, /, div và mod từ các hằng, biến kiểu số và các hàm. - Dùng cặp dấu () để quy định trình tự tính toán. * Thứ tự thực hiện các phép toán: - Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. - Nhân chia trước, cộng trừ sau - Giá trị của biểu thức có kiểu là kiểu của biến hoặc hằng có miền giá trị lớn nhất trong biểu thức. 3. Hàm số học chuẩn - Các ngôn ngữ lập trình thường cung cấp sẵn một số hàm số học để tính một số giá trị thông dụng. - Cách viết: Tên_hàm (đối số) - Kết quả của hàm phụ thuộc vào kiểu của đối số. - Đối số của hàm là một hay nhiều biểu thức số học đặt trong dấu ngoặc () sau tên hàm. - Bản thân hàm cũng có thể coi là biểu thức số học và có thể tham gia vào biểu thức như một toán hạng bất kỳ. * Bảng một số hàm chuẩn: Học sinh xem SGK 4. Biểu thức quan hệ * Có dạng như sau: <Biểu thức 1> <phép toán quan hệ> <Biểu thức 2> - Trong đó: Biểu thức 1 và biểu thức 2 phải cùng kiểu. - Kết quả của biểu thức quan hệ là True hoặc False. - Ví dụ: a>b hoặc 2*c<3*a 5. Biểu thức Logic - Biểu thức Logic đơn giản nhất là hằng hoặc biến Logic. - Ví dụ: a, b, c là 3 cạnh của tam giác nếu thoã mãn điều kiện: (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b) 6. Câu lệnh gán - Lệnh gán là cấu trúc cơ bản nhất của mọi ngôn ngữ lập trình, thường dùng để gán giá trị cho biến. - Cấu trúc: Tên biến:=biểu thức; - Trong đó biểu thức phải phù hợp với tên biến, GV: Muốn so sánh nhiều giá trị cùng một lúc thì làm thế nào? HS: đưa ra ý kiến của mình (dùng biểu thức quan hệ and, or .) - Đưa ra ví dụ cách viết đúng trong NLT Pascal. - Mỗi NLT có cách viết lệnh gán khác nhau. GV: Cần chú ý đến điều gì khi viết lệnh gán? HS: Đưa ra ý kiến. GV: phân tích câu trả lời của học sinh sau đó tổng hợp lại: Cần chú ý đến kiểu của biến và kiểu của biểu thức. GV: Minh hoạ một vài lệnh gán bằng một ví dụ trực quan trên bảng hoặc trên màn hình. nghĩa là kiểu của tên biến phải cùng với kiểu của biểu thức hoặc phải bao hàm kiểu của biểu thức. - Hoạt động của lệnh gán: Tính giá trị của biểu thức sau đó ghi giá trị đó vào tên biến. X1:=(- b + sqrt(delta))/(2*a); X2:=(- b - sqrt(delta))/(2*a); 4) CỦNG CỐ : Các kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, lôgic. Cách khai báo biến 5) BÀI TẬP VỀ NHÀ: - Làm bài tập 1,2,3,4,5 sgk trang 35 - Xem trước bài: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: . . . .