1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tuyển tập các đề thi

7 421 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

M«n: Ng÷ V¨n Các dạng : Đề văn tự luận Như chúng ta biết phần tự luận trong một bài kiểm tra chiếm tỷ lệ điểm rất cao (từ 5 đến 8 điểm /10). Phần này nhằm kiểm tra những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn mà phần trắc nghiệm khó thực hiện được. Đó là năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học; là kỹ năng viết, diễn đạt và huy động kiến thức ; là kỹ năng tóm tắt văn bản . Để kiểm tra được toàn diện hơn kiến thức và kỹ năng trên, đề văn trong phần tự luận thường có hai, ba câu với số điểm khác nhau. Sau đây xin giới thiệu với các em một số dạng cụ thể. Dạng 1 : Yêu cầu HS tóm tắt một văn bản đã học nào đó, ví dụ : Hãy tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân (hoặc Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long). Dạng 2 : Nêu hệ thống nhân vật, đề tài, chủ đề của một tác phẩm nào đó. Chẳng hạn: Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai? Hoặc: tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê viết về vấn đề gì ? Chủ đề của tác phẩm này là gì ? Dạng 3 : Thuyết minh về một tác phẩm, tác giả, một thể loại văn học. Chẳng hạn: Hãy giới thiệu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du; hoặc hãy giới thiệu đặc điểm của thể thơ lục bát . Dạng 4 : Viết một văn bản hành chính công vụ đã học. Chẳng hạn: Hãy viết một văn bản tường trình (hoặc Thông báo, Đơn từ, Lời chúc mừng, Điện chia buồn, Biên bản, Kiến nghị .) về một vấn đề nào đó. Dạng 5 : Yêu cầu chép chính xác một đoạn thơ của một tác phẩm đã học. Chẳng hạn: Chép đúng khổ mở đầu và khổ kết thúc bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Dạng 6 : Đảo lộn các sự việc của một tác phẩm nào đó và yêu cầu sắp xếp lại một số sự việc cho đúng thứ tự của văn bản. Chẳng hạn hãy sắp xếp các sự việc sau đây cho đúng trình tự cốt truyện tác phẩm Người con gái Nam Xương. Dạng 7 : Thống kê tên các tác phẩm viết về cùng một đề tài hoặc cùng một giai đoạn, một bộ phận văn học nào đó đã học. Ví dụ: Hãy kể tên các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình THCS. Hoặc hãy kể tên một số bài thơ Đường và một số bài thơ viết theo thể đường luật đã học. Bảy dạng nói trên thường có số điểm không cao (chiếm từ 1 điểm đến 3 điểm, tùy vào số lượng câu trong từng bài kiểm tra). Ngoài bảy dạng nêu trên, các dạng đề sau đây thường có số điểm cao và khó hơn đối với học sinh khi viết bài. Dạng 8 : Phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học. Chẳng hạn: Phân tích đoạn thơ sau đây: (trích một đoạn thơ từ 4 đến 8 câu thơ); hoặc phân tích vẻ đẹp của bài thơ sau đây (nêu tên bài thơ hoặc cho văn bản bài thơ kèm theo). Dạng 9 : Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật, một tác phẩm văn học. Chẳng hạn: Cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy; Phát biểu những suy nghĩ của mình về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân . Dạng 10 : Phân tích một vấn đề (nội dung hoặc nghệ thuật) đặt ra trong tác phẩm văn học. Chẳng hạn: Phân tích vẻ đẹp của tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. Hoặc Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du qua một số đoạn trích Truyện Kiều đã học. Dạng 11 : Phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học. Chẳng hạn: Phân tích nhân vật Chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố (hoặc cụ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng của Ô Hen-ri) Dạng 12 : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống. Chẳng hạn: Hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về câu tục ngữ : “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”; hoặc bình luận câu nói của M Gorki: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương” Dạng 13 : Nghị luận về một vấn đề có thật trong cuộc sống. Ví dụ: Về một thói hư tật xấu mà em thấy cần phê phán; hoặc Những suy nghĩ sau khi đi thăm một bà mẹ Việt Nam anh hùng có 9 người con liệt sĩ. Dạng 14 : Kể về một câu chuyện có thật hoặc tưởng tượng, sáng tạo. Ví dụ: Một lần mắc lỗi, hoặc Về một giấc mơ đẹp. Dạng 15 : Suy nghĩ về ý nghĩa của một câu chuyện nào đó. Ví dụ: Câu chuyện sau gợi cho em những suy nghĩ gì ? Hoa hồng tặng mẹ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá hoa hồng đến 2 đô la. Anh mỉm cười và nói với nó : - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt những nhánh hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch ba trăm ki lô mét về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa Đề 1 A. trắc nghiệm: Cho đoạn văn: “ Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy Lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho Lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à ? Mặt Lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu Lão ngẹo về một bên và cái miệng móm mém của Lão khóc như con nít. Lão hu hu khóc.” 1- Đoạn văn trên nói về nội dung gì ? A. Lão Hạc sang báo cho ông giáo biết việc bán chó. *B. Tâm trạng đau khổ, rằn vặt của Lão Hạc khi bán chó. 2 - đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? A. Trong lòng mẹ. B. Tôi đi học. *C. Lão Hạc. 3 - Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào ? A. Miêu tả. B. Thuyết minh. C. Tự sự. *D. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. 4 - Có mấy từ láy tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên ? *A. Một từ láy tượng thanh. *B. Ba từ láy tượng hình. *C. Bốn từ láy tượng hình, tượng thanh. B. tự luận: Tóm tắt văn bản Lão Hạc bằng một đoạn văn ( Khoảng 10 câu ). ---------------------------------------------------------------------- A. trắc nghiệm: ( 4 Điểm ) chọn đúng mỗi phần 1 điểm. 1 - B 2 - C 3 - D 4 - A và B B. tự luận: ( 6 Điểm ) Tóm tắt văn bản đầy đủ các sự việc sau: + Lão Hạc vợ mất, có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó. + Con trai Lão bỏ đi làm phu đồn điền, Lão chỉ còn con chó. + Muốn giữ lại mảnh vườn cho con, Lão phải bán cậu Vàng. Sau khi bán Lão có tâm trạng đau khổ, buồn bã. + Lão gửi tiền làm ma nhờ Ông Giáo trông hộ. + Cuộc sống sau khi bán chó gặp nhiều khó khăn. + Lão xin Binh Tư ít bả chó khiến Ông Giáo ngạc nhiên, hiểu lầm. + Lão chết bất ngờ đau đớn mọi người không ai hiểu chỉ có Binh Tư và Ông Giáo hiểu. Đề 1 : Câu1.Em hãy viết một bài văn nghị luận về khổ thơ đầu của văn bản " KHi con tu hú" của Tố Hữu(6 điểm) Câu2 Lượt lời là gì? cho ví dụ (1 điểm) Câu 3 Hãy liệt kê các kiểu câu đã dược học ở kì hai nêu định nghĩa,đặc điểm và ví dụ về nó( từng loại câu một) (2điểm ) Câu 4 Chép thuộc lòng bài Nhớ Rừng của Thế Lữ (1 điểm) Đề 2 I Trắc nghiệm Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi (1->6) "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ." (Sách ngữ văn tập 2 NXBGD 2004 tr.16) 1. Đoạn thơ trên trích từ VB [đi đường-nhớ rừng-khi con tu hú-quê hương] 2. Tác giả VB [Thế Lữ-Vũ Đình Liên-Tố Hữu-Tế Hanh] 3. VB có chứa đoạn trích trên viết theo thể thơ [song thất lục bát-lục bát-tứ tuyệt-tám chữ] 4. Dòng nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung đoạn trích trên *A Cảnh dân chài bơi thuyền đánh cá B Cảnh dân chài đón thuyền cá trở về C Nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của tác giả D Miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến 5. Những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ có tác dụng A Diễn tả thật ấn tượng, khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi B Làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một cảnh đẹp hùng tráng C Gợi ra một vẻ đẹp bay bỗng, mang ý nghĩa lớn lao *D Cả A B C đúng 6. Nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ trên là A Giọng thơ khi thì u uất, khi thì say sưa *B Có những SS đẹp, bay bổng, lãng mạn C Kết cấu đầu cuói tương ứng D Vừa có màu sắc cổ điển, vừa mang tinh thần thời đại 7. Trong các câu sau, câu nào là câu phủ định miêu tả *A Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! B Không, chúng con không đói nữa đâu C Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc D Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt 8. Việc sắp xếp các từ ngữ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào trong câu ''Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, cái nhà, lối sống'' (Phạm Văn Đồng) có tác dụng [tạo tính nhạc cho câu-Nhấn mạnh đề tài của câu nói-nối kết câu-bộc lộ cảm xúc] 9. VB nào trích từ tập thơ Nhật kí trong tù của Bác [khi con tu hú, ngắm trăng-tức cảnh Pác Pó, đi đường- ngắm trăng, đi đường-tức cảnh Pác Pó, ngắm trăng] 10. Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ với mục đích gì? A Khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược B Khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ C Công bố thắng lợi vẻ vang D Cả A, B đúng 11. Qua VB Đi bộ ngao du, em hiểu gì về con người và tư tưởng tình cảm nhà văn Ru-xô A Ru-xô là một con người sống giản dị B Ru-xô rất quý trọng tự do C Ru-xô mến yêu thiên nhiên *D Cả A, B, C đúng 12. Xác định hành động nói của câu: ''Ăn mãi hết thì lấy gì mà lo liệu ?'' (Nam Cao) [hỏi-nhận định-đề nghị-kể] II Tự luận 1. Chép nguyên văn 6 câu thơ đầu trong bài thơ khi con tu hú (Tố Hữu) “Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.” 2. Dựa vào VB Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Đề 3 Câu 1:Qua bài thơ Ngắm trăng ,em thấy được đức tính gì quí báu ở Bác? Câu 2:Tinh thần và khí phách dân tộc đã được thể hiện như thế nào ở văn bản Nước Đại Việt ta? Câu 3:Hành động nói là gì? Kể tên các kiểu hành động nói thường gặp. Câu 4:Xác định các câu sau thuộc kiểu câu gì? a/Cựa gà trống không thể đâm thủng giáp giặc. b/Cháu có nhớ mẹ cháu ko? c/Mẹ tôi vừa mới đi chợ về. d/Chao ôi! Bông hoa này đẹp quá! Câu 5: Làm văn Có người nói:"Hịch tướng sĩ vừa là tình yêu quê hương,đất nước vừa là tình yêu đối với tướng sĩ cũa Trần Quốc Tuấn". Qua văn bản Hịch tướng sĩ,hãy chứng minh lời nhận xét trên. Đề 4 Câu 1: Qua văn bản "Thuế máu", em hãy nêu sự thay đổi của các quan cai trị thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước và sau khi chiến tranh đã xảy ra. Sự thay đổi này nói lên điều gì? Câu 2: Nêu các cách thực hiện hành động nói? Đặt câu thực hiện hành đồng nói cầu khiến theo cách gián tiếp? Câu 3: Emerson nói:"Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học" Em có ý kiến gì về câu nói trên? Đề 5 1, Cho đoạn thơ sau: ”Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Nhưng người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? ” Xác định câu nghi vấn, đặc điểm nào cho em biết? Chức năng của câu Nghi vấn? 2, Viết 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu giới thiệu về văn bản “Thuế máu” 3, Cho đoạn thơ sau: ”Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước biển, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.” ( Trích Quê Hương, Tế Hanh) Hãy làm sáng tỏ tình yêu quê hương của tác giả qua đoạn trích trên. Đề 6 câu 1:(8 điểm) Quan niệm nhân văn của O.Hen-ry về 1 kiệt tác nghệ thuật qua hình ảnh " chiếc lá cuối cùng". Câu 2:( 12 điểm) Phân tích hình ảnh con thuyền đánh cá của làng chài quê hương qua tình yêu và nõi nhớ của nhà thơ Tế Hanh. Đề 7 Câu 1( 3 điểm ) Hãy tìm mối liên hệ giữa các từ non, nc, suối, núi và sơn hà trog bài thơ " Pác Bó hùng vĩ " của Bác Hồ : "Non xa xa , nước xa xa Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lê-nin kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà " Câu 2 ( 5 điểm ) Trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ có đoạn : Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? ************************************************ . Để chiếm lấy riêng phần bí mật ? a) Nếu thay từ " chết " bằng từ " tắt " trong câu thơ : " Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt " thì câu thơ sẽ thay đổi như thế nào ? Có nên thay đổi như vậy không ? Vì sao ? b) Tìm những câu nghi vấn có trong đoạn thơ. Những câu nghi vấn đó có tác dụng gì ? Câu 3 ( 12 điểm) Cảm nhân của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua 2 bài thơ "Ngắm trăng" và " Đi đường " trích trong tập thơ Nhật kí trong tù . ( Đề thi chọn HSG Văn TX. Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa , năm học 2008 - 2009. Thời gian : 150 ph ) Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Đề 1: “Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời do đó hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội và những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm hứng. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn người viết cẩm phải có những tư tưởng, quan niệm và phải có năng khiếu nghệ thuật đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo”.Bình luận ý kiến trên. Đề 2: Vai trò của nhà văn đối với cuộc sống văn học Đề 3: Văn học là một môn nghệ thuật Đề 4: Văn học là nghệ thuật của ngôn từ Đề 5: Chức năng của văn học. Đề 6: Bình luận câu nói của Hồ Chí Minh : “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Đề 7: Lê Quý Đôn cho rằng “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” còn Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh : “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Từ ý kiến trên, hãy nêu vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ. Đề 8: Bạn hiểu biết như thế nào về nội dung khái niệm tính nhân dân trong văn học? Liên hệ thực tế văn học. Đề 9: Hình tượng người lính trong văn thơ Việt Nam. Đề 10: "Không có hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học nghệ thuật trong việc hình thành những tình cảm lành mạnh, ảnh hưởng sâu sắc đến nếp sống và nếp nghĩ của con người" (Trích nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI) Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Nêu dẫn chứng minh hoạ . trong tù . ( Đề thi chọn HSG Văn TX. Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa , năm học 2008 - 2009. Thời gian : 150 ph ) Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Đề 1: “Nhà văn. kiến trên. Đề 2: Vai trò của nhà văn đối với cuộc sống văn học Đề 3: Văn học là một môn nghệ thuật Đề 4: Văn học là nghệ thuật của ngôn từ Đề 5: Chức

Ngày đăng: 19/09/2013, 20:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w