Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp của Tổng thống Mỹ đưa ra khái niệm cạnhtranh đối với một quốc gia như sau: “Cạnh tranh đối với một quốc gia thể hiện trình độ sản xuất hàng hóa dịch vụ đáp
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng vàchưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
i
Trang 2MỤC LỤC
ii
Trang 3chuẩn hoá quốc tế)
NTD Người tiêu dùng
R&D Research and Development
SWOT Strengths Weaknesses Opportunities Threats (Điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức)UNDP Liên hợp quốc
UBND Uỷ ban nhân dân
WTO World Trade Organization (Tổ Chức Thương Mại Thế Giới)
iii
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh 20Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ bia-rượu-nước giải khát Hà Nội (HABECO-ID) giai đoạn 2013-2015 39
iv
Trang 5Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2013-2015 40
Bảng 2.3: Dự báo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2016 đến 2018 41
Bảng 2.4: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015 42
Bảng 2.5: Dự báo tỷ lệ lạm phát Việt Nam từ năm 2016 đến 2018 42
Bảng 2.6.: Khả năng thanh toán của công ty 2013-2015 47
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty 48
Bảng 2.8: Năng lực tài chính của các công ty năm 2015 48
Bảng 2.9 : Cơ cấu lao động của Công ty năm 2015 50
Bảng 2.10 : Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của các công ty năm 2015 51
Bảng 2.11: Giá sản phẩm bia của các công ty 55
Bảng 2.12: Ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh 56
Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M Porter……….26
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của công ty……….54
v
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế Việcchọn một hướng đi đúng đắn là điều kiện quyết định thắng lợi sự nghiệp côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Trong những năm qua nước ta đã chủ động thamgia hội nhập vào các tổ chức quốc tế như: ASEAN, APEC, WTO,… đây là điềukiện thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hội nhập và phát triển Tuynhiên bên trong đó cũng chứa những nguy cơ tiềm ẩn chính là sự cạnh tranh giữacác doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn, không chỉ dừng lại cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Vìvậy các doanh nghiệp trong nước cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnhtranh, tìm cho mình năng lực cốt lõi, phát huy các lợi thế cạnh tranh của mình, phải
có sự đổi mới đặc biệt là tư duy hoạt động Có như vậy mới đủ sức đương đầu vớinhững khó khăn trong quá trình hoạt động trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu nhưhiện nay
Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là hết sứccần thiết, đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự phân tích chính xác, chủ động, sắc bén khiđưa ra giải pháp hợp lí và kịp thời nhằm đứng vững, thành công và khẳng định vị trítrong khu vực và thế giới Các doanh nghiệp cần phải vượt qua những thách thức,
áp lực hiện tại, có tầm nhìn chiến lược, những chiến lược kinh doanh dài hạn và cónhững bước đi cụ thể vững chắc để tạo dựng uy tín, thương hiệu của mình nhằmcạnh tranh thắng lợi trên thị trường
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế chiếnlược xuyên Thái Bình Dương sẽ tạo cho ngành đồ uống có cồn ở Việt Nam cónhiều cơ hội, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng cạnh tranhngày càng gay gắt, sản phẩm bia rượu nước giải khát từ các doanh nghiệp nướcngoài có cơ hội gia nhập cao Hơn nữa tâm lý ưa thích sử dụng sản phẩm ngoại củamột số bộ phận người tiêu dùng Việt Nam sẽ làm giảm thị phần của các doanhnghiệp thuần nội địa
Trang 7Công ty HABECO-ID là một doanh nghiệp thương mại hoạt động tronglĩnh vực sản xuất và kinh doanh rượu,bia, nước giải khát…luôn nằm trong top đầucác sản phẩm bán chạy nhất trên thị trường Qua nghiên cứu lý thuyết về năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp, và việc nghiên cứu thực tế tại công ty HABECO-ID(kết quả điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn nhân viên và một số cán bộ quản lý củacông ty), có thể thấy Công ty chưa phát huy được năng lực cạnh tranh của mìnhnhư: năng lực về tài chính, năng lực về quản trị, năng lực về marketing… gây ranhững tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh cũng như vị thế chiến lược của
doanh nghiệp Do đó đề tài “Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ bia-rượu-nước giải khát Hà Nội (HABECO-ID) trên địa bàn Hà Nội” là có ý nghĩa thực tiễn, cấp thiết.
2 Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty HABECO-ID
- Trên cơ sở phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ đó đánh giá thực trạngnăng lực cạnh tranh của công ty HABECO-ID
- Đưa ra các kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của công ty HABECO-ID
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp chung
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: thống kê, mô tả, so sánh,tổng hợp, phân tích Về thu thập thông tin, đề tài chủ yếu sử dụng các thông tin thứcấp như các báo cáo tài chính của công ty, các báo cáo phân tích thị trường củacông ty, các báo cáo khác của công ty, … Các thông tin được tập hợp từ các nguồn
kể trên sẽ được phân tích, chọn lọc các thông tin quan trọng, xử lý theo nguyên tắcphân tích thống kê Kết luận được đưa ra dựa trên các phân tích, đánh giá đúng đắncác dữ liệu thu được
Trang 89 người; bên cạnh đó còn điều tra thêm 02 chuyên gia về lĩnh vực quản trị kinhdoanh Tổng số lượng mẫu 11 phiếu.
Bảng câu hỏi được thiết kế theo 3 bước:
Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để tạonên bảng câu hỏi ban đầu
Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướngdẫn và một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu
Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và gửi đi khảo sát
Số liệu thu thập được được xử lý bằng phần mềm Excel
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các yếu tố cấu thành và các yếu tố ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cũng như các yếu tố ảnh hưởng đếnnăng lực cạnh tranh
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về không gian: nghiên cứu hoạt động kinh doanh của công ty HABECO-IDtrên địa bàn Hà Nội
Trang 9- Về thời gian: đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của công tyHABECO-ID trong 3 năm 2014 – 2015, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh của công ty trong thời gian 3 năm tới từ 2016-2018.
5 Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục
sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt và các phần chính:
Mở đầu
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpChương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Đầu tư pháttriển Công nghệ Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (HABECO-ID)
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần Đầu tư phát triển Công nghệ Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (HABECO-ID)
6 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Năng lực cạnh tranh chính là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trênthương trường Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ởnăng lực cạnh tranh để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình sảnxuất kinh doanh của mình Cạnh tranh được nghiên cứu từ rất lâu, số lượng côngtrình nghiên cứu, số tác giả nghiên cứuvề năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp là rất lớn Dưới đây là tổng hợp một vài nghiên cứu củacác tác giả có liên quan đến đề tài năng lực cạnh tranh và vấn đề nâng cao năng lựccạnh tranh trong các doanh nghiệp
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xe chuyên dùngphục vụ vệ sinh môi trường của công ty TNHH ô tô chuyên dùng Hiệp Hoà” của LêThị Tú (2015) của Trường Đại học Thương mại, Luận văn đã hệ thống hóa nhữngvấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởngđến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Công ty
Trang 10TNHH ô tô chuyên dùng Hiệp Hóa nói riêng Luận văn đã phân tích, đánh giá nănglực cạnh tranh của Công ty, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh của Công ty trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chăm ga gối đệmcủa công ty cổ phần may Sông Hồng” của Đỗ Thị Lan Anh (2015), Trường Đại họcThương mại Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm chăn gagối đệm của Công ty cổ phần may Sông Hồng so với các đối thủ cạnh tranh nhưCông ty cổ phần DaDa, Hoàng Anh, Everon Từ đó rút ra những kết luận về thựctrạng năng lực cạnh tranh sản phẩm chăn ga gối trên thị trường hiện nay Nhữngthành công và hạn chế, những vấn đề chưa làm được trong việc nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty, qua đó đề xuất ra các giải pháp để khắc phục, nâng cao nănglực cạnh tranh của các tiêu chí còn yếu
Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranhsản phẩm xi măng của công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả” của Nguyễn Minh Tú(2013), Trường Đại học Mỏ-Địa Chất, luận văn đã nêu lên các vấn đề về cạnh tranh
và năng lực cạnh tranh sản phẩm, khái quát hóa tình hình cạnh tranh và các yếu tốảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm xi măng Việt Nam Tác giả đã tậptrung nghiên cứu phân tích thực trạng cạnh tranh của sản phẩm xi măng ở công ty
cổ phần xi măng Cẩm Phả, đưa ra các vấn đề thực tế về áp lực cạnh tranh mà sảnphẩm xi măng của Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả cần phải đương đầu và vượtqua trong điều kiện mới gia nhập thị trường xi măng Trên cơ sở đó tác giả đề xuấtmột số nhóm giải pháp mang tính khả thi góp phần nâng cao năng lực cạnh tranhcủa sản phẩm xi măng Cẩm Phả nhằm mục đích củng cố vị thế, mở rộng thị trườngtại thị trường nội địa và từng bước hướng vào thị trường xuất khẩu
Luận án tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Vũ Hùng Phương (2008), Đại họcKinh tế Quốc dân, đề tài nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnhtranh của ngành giấy Việt Nam Căn cứ vào cơ sở lý luận, phân tích thực trạng nănglực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
Trang 11tìm ra những hạn chế về năng lực cạnh tranh và nguyên nhân hạn chế để đề xuất,xây dựng một hệ thống các biện pháp có tính đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận để làm rõ hơnbản chất, nội dung và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Trình bày cơ sở lý thuyết, phương pháp luậnđánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy về mặt định lượng và định tính Tácgiả đã đi sâu phân tích đặc điểm của ngành giấy Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởngđến năng lực cạnh tranh và những mặt còn hạn chế của ngành giấy Việt Nam, từ đótìm ra điểm mạnh và điểm yếu để có định hướng đề xuất các giải pháp và kiến nghịphù hợp với tình hình thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH MTVThương Mại Dầu Khí Đồng Tháp” của tác giả Lê Thanh Mân (2011), Đại học Kinh
tế Quốc Dân, đề tài nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHHMTV Thương Mại Dầu Khí Đồng Tháp từ đó đề xuất một số giải pháp nâng caonăng lực cạnh cho đơn vị Tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận về cạnh tranh
và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, cụ thể vấn đề
về năng lực cạnh tranh kinh doanh xăng dầu Tác giả nhận diện các yếu tố bên trong
và bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh dịch vụ xăng dầu Các tiêu thức đánhgiá năng lực cạnh tranh xăng dầu, đồng thời phân tích điểm mạnh và những hạn chếcủa dịch vụ xăng dầu Petimex so với tiềm lực một số đối thủ cạnh tranh trong cùngmột thị trường Về thực trạng năng lực cạnh tranh kinh doanh dịch vụ xăng dầu củaCông ty Petrolimex, tác giả tập trung phân tích đánh giá mức độ tác động các yếu tốthuộc môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh dịch vụ xăng dầu nhưthị trường, luật pháp chính sách Nhà nước, các cam kết song phương và đa phươngcủa Việt Nam liên quan đến kinh doanh xăng dầu Các yếu tố bên trong tác độngđến năng lực đến năng lực cạnh tranh dịch vụ xăng dầu như chất lượng nguồn nhânlực, cơ sở vật chất, hệ thống phân phối, tác giả tìm ra nguyên nhân, xác định điểmmạnh và điểm yếu của mỗi yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh dịch vụ, từ đó
Trang 12tác giả đề xuất những giải pháp phù hợp cho từng yếu tố Trên cơ sở phân tích thựctrạng, tác giả đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ xăng dầu thông qua các tiêu thứcthị phần, chất lượng, giá cả, tốc độ cung ứng so với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnhvực, đồng thời đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với cơ quan quản lý Trung ương
và UBND Thành phố Đồng Tháp
Luận văn “Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ viễn thông di động tại công tyVinaphone” của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2013), Đại học Kinh tế quốcdân Luận văn tập trung phân tích sức cạnh tranh của Vinaphone trong việc cungcấp dịch vụ viễn thông di động và đưa ra những giải pháp nâng cao sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp Tác giả đi sâu phân tích năng lực cạnh tranh của từng doanhnghiệp viễn thông, xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của các doanh nghiệp vàđưa ra vị thế cạnh tranh của Vinaphone so với các đối thủ cạnh tranh Luận văn đã
đề xuất một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ viễn thông di động củacông ty Vinaphone sau khi đã nghiên cứu xem xét các đối thủ cạnh tranh và nhậnđịnh xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ viễn thông di động tại Việt Namnhư: xây dựng các kênh thu thập thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnhhiệu quả các chính sách về giá cước, Tác giả đã hệ thống khái quát năng lực cạnhtranh và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, doanhnghiệp viễn thông nói riêng Trên cơ sở lý luận đó phân tích đánh giá và so sánhnăng lực cạnh tranh của VNPT với các doanh nghiệp viễn thông trong nước Phântích những cơ hội và thách thức của VNPT khi gia nhập WTO của ngành viễnthông Vận dụng kinh nghiệm phát triển viễn thông của tập đoàn bưu chính viễnthông thế giới Luận văn đã đề xuất những giải pháp để phát huy tiềm lực vốn cócủa VNPT và đề xuất một số nhóm giải pháp: nhóm giải pháp vĩ mô, nhóm giảipháp vi mô (giá dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông và đadạng hóa dịch vụ giá trị gia tăng, chính sách chăm sóc khách hàng, xúc tiến kinhdoanh và chính sách kinh doanh, trình độ và chất lượng nguồn nhân lực), nhóm giảipháp tài chính (thành lập ban tài chính, vấn đề vốn, cổ phần hóa các công ty con)
Trang 13CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ đã được sử dụng từ khá lâu song trong nhữngnăm gần đây được nhắc đến nhiều hơn, nhất là ở Việt Nam Bởi trong nền kinh tế
mở hiện nay, khi xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phổ biến thì cạnh tranh
là phương thức để đứng vững và phát triển của doanh nghiệp
Theo diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của OECD: “Cạnh tranh làkhả năng các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng tạo ra việc làm và thu nhậpcao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” Định nghĩa trên đã cố gắng kết hợp cảhoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và quốc gia
Ủy ban Cạnh tranh Công nghiệp của Tổng thống Mỹ đưa ra khái niệm cạnhtranh đối với một quốc gia như sau: “Cạnh tranh đối với một quốc gia thể hiện trình
độ sản xuất hàng hóa dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồngthời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó trong nhữngđiều kiện thị trường tự do và công bằng xã hội” Trong định nghĩa này người ta đề caovai trò của các điều kiện cạnh tranh là “tự do và công bằng xã hội”
Như vậy, xét trên góc độ vĩ mô các khái niệm về cạnh tranh đều chothấy mục tiêu chung của hoạt động cạnh tranh là thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trườngtrong nước và quốc tế, tạo việc làm và thu nhập cao cho nền kinh tế
Các nhà kinh tế của trường phái tư sản cổ điển quan niệm: “Cạnhtranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng Quá trình này tạo ra cho mỗithành viên thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thànhviên một phần xứng đáng so với khả năng của mình” (Thorne, 2002) Theo quanniệm này cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh về giá, vì thế lý thuyết giá cả gắn chặtvới lý thuyết cạnh tranh
Khi nghiên cứu về cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Mác cũng đã đưa rakhái niệm về cạnh tranh: “Cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt
Trang 14giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất vàtiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch” Như vậy cạnh tranh là hoạt độngcủa các doanh nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa với mục đích ganh đua, giànhgiật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuậncao.
Kế thừa những tính hợp lý và khoa học của các quan niệm về cạnh tranh trướcđây, luận văn cho rằng để đưa ra một khái niệm đầy đủ cần chỉ ra được chủ thể cạnhtranh, tính chất, phương thức và mục đích của quá trình cạnh tranh Theo đó chúng
ta có thể quan niệm “cạnh tranh là một quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế(quốc gia, ngành hay doanh nghiệp) ganh đua với nhau để chiếm lĩnh thị trường,giành lấy khách hàng cùng các điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhấtnhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận”
Như vậy về bản chất, cạnh tranh là mối quan hệ giữa người với ngườitrong việc giải quyết lợi ích kinh tế Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ở mụcđích lợi nhuận và chi phối thị trường Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đứckinh doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ vớinhững người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vàtrong mối quan hệ với người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh khác
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường, nó chịunhiều chi phối của quan hệ sản xuất giữ vị trí thống trị trong xã hội, nó có quan hệhữu cơ với các quy luật kinh tế khác như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ,quy luật cung cầu…, đây là một đặc trưng gắn với bản chất của cạnh tranh Quy luậtcạnh tranh chỉ ra cách thức làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó nólàm giảm giá cả thị trường, nó tạo ra sức ép làm gia tăng hiệu quả sử dụng các yếu
tố sản xuất, nó chỉ ra ai là người sản xuất kinh doanh thành công nhất
1.1.2 Năng lực cạnh tranh và các cấp độ năng lực cạnh tranh
1.1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh đã và đang là chủ đề được bàn luận nhiều ở cả các nướcphát triển và đang phát triển vì tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền
Trang 15kinh tế trong một thế giới ngày càng mở cửa và hội nhập Mặc dù các nhà kinh tếthống nhất với nhau về tầm quan trọng, nhưng lại có những nhận thức khác nhau vềkhái niệm năng lực cạnh tranh.
Theo Từ điển tiếng việt: Năng lực là khả năng tiềm ẩn của bản thân chủ thể,
nó chỉ bộc lộ sức mạnh, tác dụng khi mà nó được khai thác và sử dụng năng lực đó.Vậy theo cách hiểu của khái niệm năng lực và cạnh tranh thì năng lực cạnhtranh có thể được hiểu như sau: Năng lực cạnh tranh của một chủ thể chính là khảnăng phát huy sức mạnh, những khả năng tiềm ẩn của bản thân chủ thể đó, chứkhông phải của một chủ thế khác Và năng lực này chỉ có thể bộc lộ ra ngoài khi nóđược khai thác và sử dụng
Tuy nhiên do yếu tố khả năng tiềm ẩn, sức mạnh của chủ thể có thể thay đổitrong từng thời kỳ từng môi trường nên năng lực cạnh tranh trong từng thời kỳ,trong các môi trường khác nhau cũng sẽ có những khác nhau, nó tùy thuộc vàonhững lợi thế mà nó có được so với bên ngoài
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ năng lực cạnh tranh và các cấp độ
áp dụng cũng rất khác nhau Tuy nhiên cho đến nay năng lực cạnh tranh nói chungđược định nghĩa trên ba cấp độ khác nhau: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lựccạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ
Xét trên phạm vi một quốc gia, và trong lĩnh vực kinh tế: năng lực cạnh tranhcủa quốc gia chính là phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, vớinhiều sản phẩm và dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Xét trên phạm vi sản phẩm thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là lợithế của sản phẩm đó đạt được so với sản phẩm khác, có thể là giá cả, chất lượngmẫu mã, hay tính năng
1.1.2.2 Các cấp độ năng lực cạnh tranh
- Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trườngkinh tế chung, đảm bảo phân bố hiệu quả các nguồn lực, đạt và duy trì mức tăngtrưởng cao, bền vững Môi trường cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối
Trang 16với việc thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh và cácdoanh nghiệp theo các tín hiệu thị trường được thông tin đầy đủ Ngược lại, sựdịch chuyển cơ cấu ngành theo hướng ngày càng có hiệu quả hơn, tốc độ tăngtrưởng, sự phồn thịnh kinh tế lại phụ thuộc vào sự phát triển năng động của doanhnghiệp.
- Năng lực cạnh tranh ngành
Như đã định nghĩa trong phần phân loại cạnh tranh, cạnh tranh giữa cácngành là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khácnhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hìnhthành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa thành giá trị sản xuất.Năng lực cạnh tranh của ngành phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố:
+ Nhóm yếu tố do ngành tự quyết định bao gồm chiến lược phát triển ngành,sản phẩm chế tạo, lựa chọn công nghệ, đào tạo cán bộ, đầu tư nghiên cứu côngnghệ và phát triển sản phẩm, chi phí sản xuất và quan hệ với bạn hàng
+ Nhóm các yếu tố do Chính phủ quyết định, tạo ra môi trường kinh doanhbao gồm: thuế, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, chi ngân sách cho hoạt độngR&D, hệ thống luật pháp điều chỉnh quan hệ giữa các bên tham gia thị trường + Nhóm các yếu tố mà Chính phủ và ngành chỉ quyết định được một phầnnhư: nguyên liệu đầu vào sản xuất, nhu cầu khách hàng, môi trường thương mạiquốc tế
+ Nhóm các yếu tố hoàn toàn không thể quyết định được như: môi trường tựnhiên, quy luật kinh tế
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn có một vị trí vững chắc và thị trường ngày càngđược mở rộng thì cần có một tiềm lực đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thịtrường Đó chính là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Do vậy, năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp là tổng hợp năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần củachủ thể trong sản xuất kinh doanh hàng hoá, là trình độ sản xuất ra sản phẩm đápứng được yêu cầu của thị trường Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu
Trang 17là năng lực tồn tại và phát triển mà không cần sự hỗ trợ của Nhà nước Bên cạnh
đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực cung cấp sản phẩm củachính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau với chi phí biến đổi trung bìnhthấp hơn giá của nó trên thị trường, thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp
so với đối thủ trong việc sản xuất và cung ứng, vừa tối đa hoá lợi ích của mìnhvừa thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng cho thấy năng lực cạnh tranh đượcnâng cao
Do vậy, nói một cách cụ thể hơn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làkhả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năngsuất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thunhập cao và phát triển bền vững
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, người ta dựa vào nhiềutiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân,phương pháp quản lý, bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội,tài sản của doanh nghiệp nhất là tài sản vô hình, tỷ lệ công nhân lành nghề, tỷ lệđội ngũ quản lý giỏi, nghiên cứu và sáng tạo Những yếu tố đó tạo cho doanhnghiệp có lợi thế cạnh tranh, tức là tạo cho doanh nghiệp có khả năng triển khaicác hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị cho kháchhàng dựa trên sự khác biệt hoá trong các yếu tố của chất lượng hoặc chi phí thấp,hoặc cả hai
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ
Khi nói tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khôngthể không bàn tới năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệpsản xuất cung cấp Vì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thì một trong nhữngyếu tố quan trọng là các hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp phải có nănglực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ thể hiện năng lực củasản phẩm, dịch vụ đó thay thế một sản phẩm, dịch vụ khác đồng nhất hoặc khácbiệt, có thể do đặc tính, chất lượng hoặc giá cả sản phẩm, dịch vụ Năng lực cạnhtranh của sản phẩm, dịch vụ là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cạnh
Trang 18tranh của doanh nghiệp Như vậy, người ta thường phân biệt năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ Nhưng nếu trêncùng một thị trường, có thể nói, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ vànăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai khai niệm rất gần với nhau.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ chính là năng lực nắm giữ vànâng cao thị phần của loại sản phẩm, dịch vụ do chủ thể sản xuất và cung ứng nào
đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các chủ thể sản xuất,cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường và thời gian nhấtđịnh
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ có thể hiểu là sự vượt trội so vớicác sản phẩm, dịch vụ cùng loại trên thị trường về chất lượng và giá cả với điềukiện các sản phẩm, dịch vụ tham gia cạnh tranh đều đáp ứng được các yêu cầukhách hàng, mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả làm cho sảnphẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao hơn
Khi đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ người ta thường sử dụngcác chỉ tiêu chính như: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần Các chỉ tiêu này
là biểu hiện bên ngoài của năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ cho thấy kếtquả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của sản phẩm, dịch vụ Khi đem
so sánh với đối thủ, chúng thể hiện một cách trực giác sức mạnh tổng thể và vị thếhiện tại của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường
1.2 Xây dựng mô hình đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh
Mô hình đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh giúp nhận diện những đốithủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu nhược điểm đặc biệt của họ Mô hình này là
sự mở rộng của mô hình đánh giá các yếu tố bên ngoài, vì nó bao gồm cả các yếu tốbên ngoài lẫn các yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định đến sự thành côngcủa doanh nghiệp Ngoài ra, trong mô hình đánh giá cạnh tranh, các đối thủ cạnhtranh cũng sẽ được xem xét và tính tổng số điểm quan trọng Tổng số điểm đượcđánh giá của các công ty cạnh tranh được so sánh với công ty đang nghiên cứu.Việc so sánh cung cấp cho ta nhiều thông tin chiến lược quan trọng Mô hình đánh
Trang 19giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh được phát triển theo 5 bước.
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường là khoảng từ 10đến 20 yếu tố)
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan
trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố Cần lưu ý, tầm quan trọng được ấnđịnh cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành côngcủa các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh Như thế, đối với các doanh nghiệptrong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giốngnhau
Bảng 1.1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty A với đối thủ
cạnh tranh 1,2
Các yếu tố
đánh giá
Mức độquan trọng
Công ty A Đối thủ 1 Đối thủ 2Phân
loại
Điểmquantrọng
Phânloại
Điểmquantrọng
Phânloại
Điểmquantrọng
khoảng điểm rộng hơn) Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏnhất khi phân loại bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 3 và điểm mạnhlớn nhất khi phân loại bằng 4 Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnhtranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh
Trang 20Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của
yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng
Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong mô hình
bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp.Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào môhình đánh giá năng lực cạnh tranh là 4 thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranhtuyệt đối cao Nếu từ 2,50 trở lên thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đốitrên mức trung bình Ngược lại, tổng số điểm trong mô hình nhỏ hơn 2,50 thì nănglực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình
1.3 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1 Năng lực về tài chính
Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trước hết phải có đủ năng lực về tàichính Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của doanh nghiệptrong cạnh tranh Trong đó vốn là một trong những điều kiện cần để doanh nghiệpduy trì và mở rộng hoạt động của mình Do vậy khả năng huy động vốn và sử dụngvốn hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lên
- Qui mô vốn: Là vốn chủ sở hữu của công ty Qui mô vốn càng lớn thì khảnăng mở rộng quy mô, phát triển sản phẩm càng thuận lợi, thu hút thêm khách hàng
và mở rộng thị phần
- Khả năng tiếp cận nguồn vốn: Là khả năng dễ dàng tăng qui mô vốn khicần thông qua các hoạt động như, phát hành thêm cổ phiếu
1.3.2 Năng lực quản lý và điều hành
Đây là tiêu chí đánh giá trình độ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp trong tổ chứcsản xuất của doanh nghiệp Tiêu chí về năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệpđược xác định bởi hiệu quả và hiệu lực của các chiến lược, chính sách kinh doanh
cụ thể sau: các chính sách phân phối và tiêu thụ sản phẩm, các chính sáchMarketing (các chính sách xúc tiến và khuếch trương thương mại ), chính sách đàotạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách đầu tư Tăng cường năng lực quản lý
Trang 21và điều hành doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa doanh nghiệpgiành thắng lợi trên thương trường trước các áp lực cạnh tranh gay gắt của cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước Điều này thể hiện ở việc ban hành các công cụquản lý, các chế độ chính sách, các chiến lược kinh doanh và phối hợp mọi nguồnlực doanh nghiệp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
1.3.3 Tiềm lực vô hình (giá trị phi vật chất của doanh nghiệp)
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt, mà yếu tố quantrọng nhất là chỗ đứng vững của doanh nghiệp trong lòng khách hàng Do vậy, uytín đóng vai trò quyết định tới sự thành bại trong cuộc chiến để khẳng định sự tồntại và sức mạnh của doanh nghiệp Đây là tiêu chí để đánh giá trị vô hình mà doanhnghiệp đạt được thể hiện ở uy tín doanh nghiệp trên thương trường, qua sức mạnh
về thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu mà doanh nghiệp hiện đang cung cấptrên thị trường trong nước và quốc tế Tiềm lực vô hình được đánh giá thông quahiệu quả tác động của doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp cungcấp đến thái độ và hành vi của các khách hàng, các đối tác của doanh nghiệp trongnước và quốc tế Mức độ nhận biết được tiềm lực này thông qua mức độ nhậnbiết/hiểu rõ/quen thuộc về sản phẩm, những đặc điểm hình ảnh cụ thể, những yếu tốcân nhắc khi mua sắm và sở thích, mức độ thỏa mãn và giới thiệu với người khác
1.3.4 Trình độ trang thiết bị và công nghệ
Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đếnnăng lực cạnh tranh của DN Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sảnxuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nângcao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của DN Côngnghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của DN, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tựđộng hóa của DN, tất cả các hoạt động nhằm biến đổi đầu vào thành hàng hóa vàdịch vụ
Công nghệ sản xuất: Hàm lượng công nghệ trong một sản phẩm cũng là mộttrong những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm Dây chuyềncông nghệ phục vụ sản xuất hiện đại sẽ có năng suất cao, giảm được chi phí nhân
Trang 22công, chi phí do hao hụt nguyên vật liệu từ đó giảm giá thành sản phẩm nâng caonăng lực cạnh Nếu dây chuyền công nghệ cũ, hiệu quả sản xuất sẽ thấp, tỷ lệ sảnphẩm sai hỏng không đảm bảo chất lượng cao, lượng công nhân lớn sẽ tăng giáthành sản phẩm làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
1.3.5 Năng lực Marketing
Hệ thống bán hàng và các hoạt động Marketing đưa sản phẩm đến với kháchhàng, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Sức mạnh cạnh tranh được tạo rabởi hoạt động marketing và bán hàng hết sức to lớn Chất lượng phục vụ kháchhàng góp phần không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Nó xâydựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong lòng khách hàng, giữ khách hàngtrung thành với sản phẩm của doanh nghiệp Để đánh giá năng lực Marketing củadoanh nghiệp cần phải đánh giá được hệ thống phân phối của các doanh nghiệp, cácchính sách về giá, chiết khấu, hoa hồng, các chính sách chăm sóc khách hàng Đặcbiệt là các hoạt động quảng bá tuyên truyền sản phẩm dịch vụ cũng như hình ảnhcủa doanh nghiệp
1.3.6 Về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
Việc xem xét, phân tích sự phù hợp của mô hình tổ chức và bộ máy quản lýmột cách thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được các bất cập đang tácđộng bất lợi đến hoạt động sản xuất chung của một doanh nghiệp đồng thời đưa racác quyết định về điều chỉnh, hoàn thiện mô hình tổ chức hợp lý sẽ giúp cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp được trôi chảy và hiệu quả
Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanhnghiệp Trình độ, chất lượng của đội ngũ lao động ảnh hưởng đến chất lượng củasản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp Con người phải có trình độ,cùng với lòng hăng say làm việc thì mới tiếp cận, vận hành được những máy mócthiết bị công nghệ cao Đó là cơ sở để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanhnghiệp Tiêu chí về trình độ của người lao động: tiêu chí này được đánh giá thôngqua sự phát triển trình độ của người lao động và năng suất lao động
Trang 231.3.7 Năng lực đầu tư nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ứngdụng những công nghệ mới kịp thời, để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường như:phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm,cải tiến quy trình sản xuất để giảm chi phí… Hoạt động này có sự khác nhau giữacác doanh nghiệp, giữa các ngành đồng thời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:đặc trưng của sản phẩm, nguồn nhân lực, nguồn vốn, sự trợ giúp của Chính phủ…Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phát triển sản phẩm mới rất quan tâm đếnhoạt động R&D, họ còn hợp tác với các cơ quan nghiên cứu như các trường đại học
để đưa các công trình nghiên cứu mới vào sản xuất
1.3.8 Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, muốn hoạt động, phát triển bền vữngcần phải hợp tác với đối tác, khách hàng Sự hợp tác càng bền vững, đa dạng, đặcbiệt càng có năng lực hợp tác với các đơn vị có uy tín, có vị thế trên thị trường thì vịthế của mình cũng ngày càng được nâng cao hơn
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tế bào kinh tế - xã hội và chịu sự tác động của hàng loạtcác yếu tố của môi trường hoạt động Doanh nghiệp cần thấy rõ được sự ảnh hưởngcủa các yếu tố này để có biện pháp nhằm phát huy điểm mạnh và giảm thiểu nhữngtiêu cực nhằm tạo dựng năng lực cạnh tranh cảu mình ngày càng cao hơn Có thểchia thành 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là:
1.4.1 Các yếu tố bên ngoài
1.4.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm các nhóm yếu tố kinh tế, chính trị - pháp luật, vănhóa – xã hội, kỹ thuật – công nghệ và tự nhiên Môi trường thường xuyên biếnđộng, mang tới cho doanh nghiệp cả những cơ hội và thách thức Các nhóm yếu tốkhác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhóm lực lượng kinh tế: Có rất nhiều các yếu tố của môi trường vĩ mônhưng có thể nói các yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các
Trang 24doanh nghiệp như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, lạm phát, chính sách tiền tệ
và tỉ giá hối đoái… Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo ranhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,ngược lại, khi nền kinh tế sa sút sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làmtăng cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và giữa các ngành,thông thường sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong ngành
Nhóm lực lượng chính trị - pháp luật: Các yếu tố như thể chế chính trị, sự
ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệuban đầu giúp các nhà quản trị nhận diện đâu là cơ hội, đâu là nguy cơ của doanhnghiệp để đề ra các quyết định đầu tư, có chiến lược sản xuất kinh doanh trên cáckhu vực thị trường Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lànhmạnh hay không phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố pháp luật và quản lí nhà nước vềkinh tế Việc ban hành hệ thống pháp luật có chất lượng sẽ đảm bảo môi trườngkinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải kinhdoanh chân chính và có trách nhiệm.Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không hoànthiện cũng sẽ gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nhóm lực lượng văn hóa – xã hội: Sự tác động của các yếu tố văn hóa xãhội thường có tính dài hạn và khó nhận biết hơn các nhóm yếu tố khác Như vậy,những hiểu biết về văn hóa – xã hội là cơ sở để các nhà quản trị định hướng trongquá trình quản trị chiến lược cạnh tranh
Nhóm lực lượng kỹ thuật – công nghệ: Sự ra đời của công nghệ mới tạođiều kiện thuận lợi cho những đối thủ mới gia nhập, tăng cường ưu thế cạnh tranhcho các sản phẩm thay thế và lằm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiệnhữu trong ngành Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗithời, vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại và tạo ra áp lực đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh Bên cạnhnhững thách thức này thì những cơ hội cho các doanh nghiệp có thể là: công nghệmới làm công suất lao động tăng, rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm chi phí
Trang 25 Điều kiện tự nhiên: Những tác động của thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đếncác quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp Chính phủ các nước ngày càngquan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng và sử dụng lãng phínguồn tài nguyên thiên nhiên Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng và đặc biệtquan tâm đến các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên Do đó đòi hỏi các nhà quản trịphải có biện pháp phù hợp, tận dụng kịp thời lợi thế của các yếu tố tự nhiên, vàtránh những thiệt hại của các yếu tố này gây ra, để tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn cácđối thủ trong ngành.
1.4.1.2 Các yếu tố môi trường ngành
M Porter đã đưa ra mô hình 5 tác lực như sau:
Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter
(Nguồn: Michael E.Porter (2009) [4])
• Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Cạnh tranh giữa các DN trong một ngành sản xuất thường bao gồm các nộidung chủ yếu như: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cơ cấu của ngành và hàngrào lối ra
- Cơ cấu cạnh tranh của ngành dựa vào số liệu và khả năng phân phối sảnphẩm của DN trong ngành sản xuất tập trung Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngànhsản xuất phân tán tới ngành sản xuất tập trung Thông thường ngành riêng lẻ baogồm một số các DN vừa và nhỏ, không có một DN nào trong số đó có vị trí thống
Trang 26trị ngành Trong khi đó một ngành tập trung có sự chi phối bởi một số ít các DN lớnthậm chí chỉ một DN duy nhất gọi là độc quyền Bản chất và mức độ cạnh tranh đốivới các ngành tập trung rất khó phân tích và dự đoán.
- Tình trạng cầu của một ngành là một yếu tố quyết định về tính mãnh liệttrong cạnh tranh nội bộ ngành Thông thường, cầu tăng tạo cho DN một cơ hội lớn
để mở rộng hoạt động Ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để các DNgiữ được phần thị trường đã chiếm lĩnh Đe dọa mất thị trường là điều khó tránhkhỏi đối với các DN không có khả năng cạnh tranh
- Hàng rào lối ra là mối đe dọa cạnh tranh nghiêm trọng khi cầu của cạnh tranhgiảm mạnh Hàng rào lối ra là kinh tế, là chiến lược và là quan hệ tình cảm giữ DNtrụ lại Nếu hàng rào lối ra cao, các DN có thể bị khóa chặt trong một ngành sảnxuất không ưa thích Hàng rào này có thể do các yếu tố về chi phí quyết định
• Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các DN hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng mộtngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gianhập ngành Đây là đe dọa cho các DN hiện tại và mức độ cạnh tranh sẽ trở nênkhốc liệt hơn Do đó, các DN hiện tại trong cùng ngành sẽ tạo ra hàng rào cản trở sựgia nhập, thường thì nó bao gồm:
- Những ưu thế tuyệt đối về chi phí: về công nghệ, nguồn nguyên vật liệu,nguồn nhân lực…
- Khác biệt hóa sản phẩm
- Sử dụng ưu thế về quy mô nhằm giảm chi phí đơn vị sản phẩm
- Duy trì, củng cố các kênh phân phối
Trang 27Người mua được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc DN giảmgiá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn Ngược lại, khi người muayếu sẽ mang đến cho DN cơ hộ để tăng giá bán nhằm kiếm được lợi nhuận nhiềuhơn Khách hàng ở đây có thể hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, là nhà phân phốihoặc nhà mua công nghiệp.
Người mua có thể gây áp lực bằng cách liên kết với nhau mua một khối lượnglớn để có được giá cả hợp lý Trong trường hợp có nhiều nhà cung ứng họ có quyềnlựa chọn nhà cung ứng nào tốt hơn, do vậy các nhà cung ứng phải cạnh tranh vớinhau
• Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của ngườitiêu dùng Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế sản phẩm bị thay thế ở cácđặc trưng riêng biệt Ngày nay, sản phẩm của các DN cạnh tranh với nhau thôngqua việc sáng tạo ra các giá trị mới, giá trị tăng thêm, giá trị cảm nhận hơn là giá trịhữu dụng vốn có của nó và người mua, khách hàng cũng bỏ tiền ra để mua nhữnggiá trị đó
1.4.2 Các yếu tố bên trong
1.4.2.1 Chiến lược kinh doanh
Chiến lược là định hướng và phạm vi của doanh nghiệp về dài hạn nhằm giànhlợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trongmôi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của cácbên liên quan Chiến lược sẽ định hướng cho việc hoạch định các mục tiêu, chínhsách nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.4.2.2 Nguồn nhân lực
Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định trong doanhnghiệp bởi tất cả các nguồn lực còn lại (nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, thươnghiệu, bí quyết…) chỉ là vô tri Chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hóa, dịch
vụ và kiểm soát được quá trình sản xuất Nếu khai thác đúng cách, nguồn nhân lực
sẽ đóng góp, tạo ra những thành tựu cho doanh nghiệp
Trang 281.4.2.3 Năng lực R&D và marketing
Đây là hai năng lực quan trọng để tạo nên năng lực cạnh tranh sản phẩm cũngnhư năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bộ phận marketing có vai trò nghiêncứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu tiềm ẩn, chưa được thỏa mãn; phân tíchcác yếu tố tác động chính từ môi trường; dự báo mức tiêu thụ… Bộ phận R&D cónhiệm vụ thiết kế sản phẩm, biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế Bộ phận R&D và
bộ phận marketing phải liên hệ mật thiết với nhau, hoạt động hiệu quả sẽ đảm bảođược sự thành công của doanh nghiệp
1.4.2.4 Khoa học kỹ thuật và quản lí hiện đại
Để có lợi nhuận cao đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung các nguồn lực để tăngnăng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ.Muốn vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến công cụ lao động, hợp líhóa sản xuất, nhanh chóng ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật và quản lí hiệnđại vào quá trình sản xuất kinh doanh
1.4.2.5 Thông tin
Thông tin là một công cụ cạnh tranh lợi hại của doanh nghiệp Thông tin về thịtrường, về tâm lí thị hiếu khách hàng, về giá cả, về đối thủ cạnh tranh… có ý nghĩaquyết định khi đề ra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Năm bắt nhanhchóng, đầy đủ, chính xác và sử dụng thông tin hiệu quả giúp doanh nghiệp hạn chếcác rủi ro trong kinh doanh, đồng thời có thể tìm ra, phát huy lợi thế so sánh củadoanh nghiệp
1.5 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
1.5.1 Giá cả sản phẩm
Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán haydoanh nghiệp bán dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổihàng hoá đó trên thị trường Giá cả của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các yếu tố kiểm soát được: Chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng, chiphí lưu động và chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng
Trang 29- Các yếu tố không kiểm soát được: Quan hệ cung cầu cường độ cạnh tranhtrên thị trường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước.
Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách địnhgiá bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, một doanh nghiệp có thể có cácchính sách định giá sau:
- Chính sách định giá thấp.
Đây là cách định giá bán thấp hơn mức giá thị trường Chính sách định giáthấp có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau, tuỳ theo tình hình sản xuất và thịtrường và đựơc chia ra các cách khác nhau
+ Định giá thấp hơn so với thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm, doanhnghiệp chấp nhận mức lãi thấp Nó được ứng dụng trong trường hợp sản phẩm mớithâm nhập thị trường, cần bán hàng nhanh với khối lượng lớn, hoặc dùng giá đểcạnh tranh với các đối thủ
+ Định giá bán thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm:Doanh nghiệp bị lỗ Cách này đựơc áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời
kỳ khai trương hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn ( tương tự bán phá giá)
+ Sản phẩm thuộc loại cao cấp, hoặc sản phẩm có chất lượng đặc biệt tốt phùhợp với người tiêu dùng thuộc tầng lớp thượng lưu
+ Sản phẩm thuộc loại không khuyến khích người tiêu dùng mua, áp dụng giábán cao để thúc đẩy họ tìm sản phẩm thay thế
- Chính sách ổn định giá bán
Trang 30Tức là giữ nguyên giá bán theo thời kỳ và địa điểm Chính sách này giúpdoanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường.
- Chính sách định giá theo giá thị trường
Đây là cách định giá phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay tức là giá bánsản phẩm xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó Ở đây do không sử dụngyếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng nên để tiêu thụ được sản phẩm,doanh nghiệp tăng cường công tác tiếp thị thực hiện nghiêm ngặt các biện phápgiảm chi phí sản xuất kinh doanh
- Chính sách giá phân biệt
Với cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp định ra nhiều mức giá khácnhau dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau:
+ Phân biệt theo lượng mua: Mua khối lượng nhiều hoặc giảm giá hoặc hưởngchiết khấu
+ Phân biệt theo chất lượng: Các loại chất lượng (1,2,3) có mức giá khác nhauphục vụ cho các nhóm đối tượng khác nhau
+ Phân biệt theo phương thức thanh toán: Thanh toán ngay hay trả chậm,thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản
+ Phân biệt theo thời gian: Tại các thời điểm khác nhau, giá cả khác nhau
- Chính sách bán phá giá
Định mức giá bán thấp hơn hẳn giá thị trường và thấp hơn cả giá thành sảnxuất Mục tiêu của bán phá giá là tối thiểu hoá rủi ro hay thua lỗ hoặc để tiêu diệtđối thủ cạnh tranh Muốn đạt đựơc mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềmlực về tài chính, về khoa học công nghệ sản phẩm đã có uy tín trên thị trường Bánphá giá chỉ nên áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọng quá nhiều, bị cạnh tranh gay gắt,lạc hậu không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm mang tính thời vụ, dễ hưhỏng, càng để lâu càng lỗ lớn
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội mức sống của ngườidân không ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất
Trang 31của doanh nghiệp nữa nhưng nếu doanh nghiệp biết kết hợp công cụ giá với cáccông cụ khác thì kết quả thu được sẽ rất to lớn.
1.5.2 Năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm
Cạnh tranh sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm thểhiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp với côngdụng của sản phẩm
Ngày nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quantrọng của các doanh nghiệp trên thị trường Chất lượng sản phẩm càng cao tức làmức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khảnăng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp Trong điều kiện hiện nay, mứcsống của người dân ngày càng đựơc nâng cao, tức là nhu cầu có khả năng thanhtoán của người tiêu dùng tăng lên thì sự cạnh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xuhướng vị trí cho sự cạnh tranh bằng chất lượng
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiệnnhất định về kinh tế kỹ thuật Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiềumặt khác nhau tính cơ lý hoá đúng như các chỉ tiêu quy định, hình dáng màu sắchấp dẫn Với mỗi loại sản phẩm khác nhau, tuy nhiên vấn đề đặt ra là doanh nghiệpphải luôn luôn giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Đó là điềukiện không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn giành được thắng lợi trong cạnh tranh,nói một cách khác chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp.Khi chất lượng không còn được đảm bảo, không thoả mãn nhu cầu khách hàng thìngay lập tức khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp
Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việctăng khả năng cạnh tranh thể hiện trên các góc độ:
- Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng tăng được khốilượng hàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó tăng doanhthu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra
- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh
Trang 321.5.3 Năng lực cạnh tranh về phân phối sản phẩm, dịch vụ
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt chưa
đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổ chứcmạng lưới bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuấtđến người tiêu dùng sản phẩm ấy Thông thường kênh tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp được chia thành 4 loại sau:
A: Kênh trực tiếp ngắn, từ doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêudùng (NTD)
B: Kênh trực tiếp dài (từ DN tới người bán lẻ, sau đó đến tay NTD)
C: Kênh gián tiếp ngắn (từ DN tới các đại lý, tiếp đó phân tới các người bán lẻ
và sau cùng đến tay NTD)
Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng doanh nghiệp có thể tiến hànhmột loạt các hoạt động hỗ trợ như: tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, tổ chức hộinghị khách hàng, tham gia các tổ chức liên kết kinh tế
Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậmchí quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác độngđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:
- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâm củakhách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp
- Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường (thương hiệu, chữtín của doanh nghiệp)
- Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủthể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả
1.5.4 Năng lực cạnh tranh về dịch vụ bán hàng và sau bán hàng
Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không dừng lại sau lúc bán hàng thu tiềncủa khách hàng mà để nâng cao uy tín và trách nhiệm đến cùng đối với người tiêudùng về sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải làm tốt các dịch vụsau bán hàng
Nội dung của hoạt động dịch vụ sau bán hàng:
Trang 33- Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền cho khách hoặc đổi lại hàng nếunhư sản phẩm không theo đúng yêu cầu ban đầu của khách hàng
- Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định
Qua các dịch vụ sau bán hàng, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được sản phẩm của mình
có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không
1.5.5 Cạnh tranh về sự đa dạng của sản phẩm
Một sản phẩm dù tốt đến đâu cũng không thể đáp ứng được tốt nhất tất cả cácnhu cầu, mong muốn của các khách hàng Vì vậy, doanh nghiệp phải sản xuất nhiềuchủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất từng nhu cầu nhỏ nhất của khách hàng,nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ
Thực tế cho thấy rằng, bất cứ doanh nghiệp nào dù chỉ tập trung sản xuất kinhdoanh ở một lĩnh vực thì cũng luôn có rất nhiều chủng loại và mẫu mã sản phẩm đểkhách hàng lựa chọn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều kiểu khách hàng
Trang 34CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ BIA-RƯỢU- NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO-ID) TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ bia-rượu-nước giải khát Hà Nội (HABECO-ID)
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Bia rượu nước giải khát Hà Nộihiện nay là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp quản lý Địa điểmcủa Công ty tại 70A - Hoàng Hoa Thám - quận Ba Đình - thành phố Hà Nội
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Bia rượu nước giải khát Hà Nộikhởi công xây dựng năm 1889 và chính thức đi vào hoạt động tháng 4 năm 1890.Tên gọi của Công ty lúc đó là Công ty Bia Đông Dương, do một chủ tư bản ngườiPháp lên là Homel bỏ vốn ra đầu tư xây dựng Do vốn đầu tư hạn chế nên công suất
và sản lượng nhỏ, từ 300 - 600 nghìn lít/ năm Toàn bộ máy móc thiết bị của công
ty được mang từ Pháp sang Hầu hết các nguyên vật liệu được nhập từ Pháp, ngoạitrừ than là được khai thác tại thị trường nội địa Tổng số lao động công ty lúc đó là
70 - 150 người, trong đó phần lớn là lao động thủ công Việt Nam, còn lao động kỹthuật và lao động quản lý là người Pháp
Trong thời điểm này, công ty sản xuất 2 loại sản phẩm là bia hơi và bia chai.Bia sản xuất ra chủ yếu phục vụ quân đội viễn chinh Pháp, lính đánh thuê và một số
ít các nhà tư sản Việt Nam
Năm 1954, thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, toàn bộ máy móc, thiết bị củacông ty bị đem về Pháp Ngày 15/8/1957 Chính phủ ra quyết định khôi phục lạicông ty với sự giúp đỡ của các chuyên gia Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức.Ngày 15/8/1958 sản phẩm bia chai mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời Công ty đượcmang tên là Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Bia rượu nước giải khát
Hà Nội Từ đây hoạt động của Công ty được chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ trước đổimới và thời kỳ sau đổi mới
Trang 35Tháng 6 năm 1989 công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Bia rượunước giải khát Hà Nội được giao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, thực hiệnhạch toán độc lập.Với môi trường kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt bởi nhiều doanhnghiệp sản xuất bia, nước giải khát ra đời công ty chọn con đường đổi mới côngnghệ từng phần
Nhờ có sự đầu tư đúng hướng nên Công ty đã phát triển về mọi mặt Chấtlượng sản phẩm không ngừng tăng lên, sản phẩm Công ty sản xuất ra không đủ báncho khách hàng, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng tăng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Bia rượu nước giải khát Hà Nội
là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và phương thức quản
lý theo kiểu trực tuyến đứng đầu là Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị, Bankiểm soát, Ban giám đốc Cơ cấu tổ chức của HABECO-ID được chuyên môn hoácao, các phòng ban của công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sựquản lý của các giám đốc, ban kiểm soát Do việc thực hiện các công việc của tổchức được chia tách bạch ra do đó cấp lãnh đạo sẽ có thể nhận xét một cách chínhxác về khả năng làm việc của từng bộ phận, đồng thời công ty sẽ phát huy đầy đủhơn những ưu thế của các bộ phận
Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban, đơn vị bộ phận nhưsau:
- Ban giám đốc gồm một tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty Các phó tổng giám đốc có nhiệm vụ thammưu cho tổng giám đốc về các lĩnh vực mình phụ trách, chỉ đạo các hoạt độngchung của doanh nghiệp khi được uỷ quyền và lãnh đạo các bộ phận do mình phụtrách
- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác tổ chức hành chính như tổchức lao động, đào tạo và tuyển dụng lao động
Trang 36Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty HABECO-ID
(Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính Công ty HABECO-ID)
* Cơ cấu tổ chức sản xuất.
Trang 37Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Biarượu nước giải khát Hà Nội được tổ chức theo kiểu: Công ty - Phân xưởng - Tổ sảnxuất - Nơi làm việc.
Các bộ phận sản xuất được tổ chức theo hình thức công nghệ Loại hình sản xuất của Công ty là loại hình sản xuất khối lượng lớn, phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp dây chuyền liên tục từ khi nấu cho đến khi thu được bia thành phẩm.
- Phân xưởng chế biến: Có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu, thực hiện qui trìnhcông nghệ sản xuất thành bia Phân xưởng chế biến gồm tác tổ:
+ Tổ nấu: thực hiện nhiệm vụ giai đoạn nấu
+ Tổ men: làm nhiệm vụ ủ men, hạ nhiệt độ, lên men sơ bộ
+ Tổ lọc: có nhiệm vụ lọc bia bán thành phẩm, tách men
+ Tổ chiết bia hơi
+ Tổ chiết bia lon
+ Các tổ phụ trợ: Tổ lạnh, tổ lò hơi
- Phân xưởng cơ - điện động lực: có nhiệm vụ lắp mới, thay thế thiết bị máymóc của dây chuyền công nghệ sản xuất bia Chế tạo mới phụ tùng thiết bị như cácthùng bia, chai thay thế, các van đường ống, sửa chữa máy
- Phân xưởng thành phẩm: có nhiệm vụ chiết sản phẩm, dán nhãn, đóng góiđạt tiêu chuẩn, chất lượng quy định với số lượng và tiến độ giao hàng theo kế hoạchtổng công ty giao
Nhìn chung cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tương đối gọn nhẹ vàphù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường Cơ cấu tổ chứcgồm nhiều phòng ban thực hiện tương đối đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của mộtdoanh nghiệp nhưng vẫn còn thiếu các bộ phận chuyên môn cần thiết Chẳng hạntrong cơ cấu tổ chức thiếu phòng Marketing, nhiệm vụ marketing do phòng kếhoạch tổng hợp phụ trách, chưa được quan tâm đúng mức nên việc nghiên cứu thịtrường còn nhiều hạn chế Do đó ảnh hưởng tới việc đầu tư, sử dụng vốn
2.2 Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Trang 38Sau nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần đầu tư pháttriển công nghệ bia-rượu-nước giải khát Hà Nội (HABECO-ID) hiện nay đã đạtđược nhiều thành tựu quan trọng
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của Công ty (HABECO-ID) giai đoạn 2013-2015
n vị
2 013
2 014
2 015
2.684
3.167
3.903
483
18,0%
736
23,2%
2 Nộp ngân
sách
Tỷđồng
287
315
382
28
9,8%
67
21,3%
7,6
4 Lao động Ng
ười
2.982
3.645
4.118
663
22,2%
473
13,0%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – tổng hợp Công ty HABECO-ID)
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy doanh thu của Công ty tăng qua các năm, cụ thểtrong năm 2014 doanh thu tăng trên 18% so với năm 2013, và trong năm 2015 mứctăng trưởng tốt hơn so với 2 năm trước đạt được trên 23% Thu nhập bình quân đầungười toàn bộ công nhân viên lao động của Công ty vì vậy cũng tăng theo, nếu nhưvới năm 2014 thu nhập bình quân đầu người là 7,6 triệu đồng/tháng thì qua năm
2015 là 7,9 triệu đồng/tháng tăng gần 4%
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ bia-rượu-nước giải khát Hà Nội (HABECO-ID)
2.3.1 Tình hình kinh tế
Trang 39Nền kinh tế nước ta trước đây do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh nên kémphát triển, đồng thời do kéo dài cơ chế quản lí bao cấp nên nền kinh tế nước ta bị tụthậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trong giai đoạn hiện nay, với những quan điểm và chính sách đổi mới vềkinh tế xã hội do đại hội Đảng lần VI của Đảng đề ra được cụ thể hoá và phát triểntrong quá trình thực hiện Đặc biệt là những giải pháp tích cực từ cuối năm 1988 đãđưa tới những thành tựu bước đầu quan trọng Hình thành nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thịtrường có sự quản lí của nhà nước, giảm tốc độ lạm phát, đáp ứng tốt nhu cầu lươngthực, đồ uống và tiêu dùng, tăng nhanh xuất khẩu và có bước phát triển về kinh tếđối ngoại Nền kinh tế ổn định và phát triển không ngừng theo đánh giá bước đầunền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu đáng kể
Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia, có quan hệbuôn bán với trên 100 nước Các công ty của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đãđầu tư trực tiếp vào nước ta Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế giành cho ta việntrợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển
Ngành công nghiệp sản xuất bia rượu nước giải khát là một ngành kinh tếhoạt động trong hệ thống kinh tế của đất nước Do đó các nhân tố kinh tế như: tốc
độ tăng trưởng kinh tế GNP, GDP, tỉ lệ lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của công ty
Năm 2013 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 13 năm qua,
tính từ năm 2000 Nhưng nếu nhìn riêng từng quý trong năm 2013 thì thấy thấy quýsau tăng trưởng hơn quý trước Điều này cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu chuyểnbiến, cộng thêm sự tác động của điều hành chính sách kinh tế vĩ mô Tỷ lệ tăngtrưởng kinh tế các năm 2013 đến 2015 lần lượt là: 5,03%; 5,1%, 5,4%
Trang 40Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2013-2015
và chưa vững chắc Theo đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 được dự đoán
có nhiều khả năng sẽ hồi phục nhưng sẽ thiếu bền vững nếu những tồn tại mang tính
cơ cấu của nền kinh tế chưa được giải quyết, như yếu kém về cơ sở hạ tầng, chấtlượng nguồn nhân lực thấp, ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, bất cập tồntại trong hệ thống luật pháp, chính sách… Năm 2015 cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơlạm phát cao do tác động trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinhdoanh năm 2014
Bảng 2.3: Dự báo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2016 đến
2.3.2 Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát tăng cao sẽ làm thay đổi sức mua của khách hàng, khi họ phải bỏnhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa Lạm phát làm cho nền kinh tế đivào khủng hoảng và khó khăn hơn Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu