de khao sat chat luong dau nam

14 626 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
de khao sat chat luong dau nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM – MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7 – NĂM HỌC 2009 - 2010 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề) Câu 1 Tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu cảm của nó trong việc làm nên cái hay của đoạn thơ sau: … “ Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng…” ( Trích Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ - Ngữ văn 6 – Tập 2) Câu 2 : Phân tích cấu tạo ngữ pháp của mỗi câu sau và cho biết nó thuộc kiểu câu gì? a) Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. b) Ký ức tuổi thơ tôi là những cánh diều. Câu 3: Em hãy miêu tả cảnh thiên nhiên vào một đêm trăng đẹp. ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM – MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7 – NĂM HỌC 2009 - 2010 Tất cả các câu chiết đến 0,25 điểm Câu 1 * Biện pháp tu từ so sánh: + Anh đội viên mơ màng - Như nằm trong giấc mộng + Bóng Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng * Giá trị biểu cảm: + Niềm xúc động trào dâng ngỡ ngàng của anh đội viên khi được chứng kiến tình yêu thương của Bác đối với chiến sỹ. Anh như lạc vào cõi mộng với cảm xúc bồi hồi khó tả. + Tình yêu thương của Bác có sức mạnh tinh thần to lớn , sức mạnh tỏa sáng, lung linh kỳ diệu, sưởi ấm lòng chiến sỹ hơn bất cứ ngọn lửa nào. Nêu đúng BPTT: 1 điểm, phân tích đúng: 1 điểm. Câu 2 : Mỗi câu phân tích đúng: 0,5 điểm, xác định kiểu câu đúng: 0,5 điểm a) Chẳng bao lâu, tôi // đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. TN CN VN ( Câu TTĐ không có từ là ) b) Ký ức tuổi thơ tôi là những cánh diều. CN VN ( Câu TTĐ có từ là ) Câu 3: * Kiểu bài: văn tả cảnh Đối tượng miêu tả: cảnh thiên nhiên vào một đêm trăng đẹp * Bố cục: 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu được cảnh cần tả. - Thân bài: Làm nổi bật được vẻ đẹp lãng mạn, mát mẻ, tươi sáng, dịu dàng của đêm trăng: Các hình ảnh không gian, bầu trời, làn gió, vầng trăng, ánh trăng, sắc màu, vạn vật trong đêm trăng…( học sinh có thể tả theo cảm nhận riêng của mình) - Kết bài: Cảm xúc, ấn tượng của học sinh trước vẻ đẹp của cảnh vật. * Diễn đạt rõ ràng, viết văn mạch lạc, có cảm xúc, sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, có dùng các biện pháp tu từ . * Cho điểm: - Đạt các yêu cầu trên cho 6 điểm. - Viết đủ ý, nhưng còn khô khan, rất ít lỗi diễn đạt, cho 3 điểm. - Các điểm khác, tùy vào thực tế bài làm của học sinh. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM – MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 – NĂM HỌC 2009 - 2010 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề) Câu 1 Tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu cảm của nó trong việc làm nên cái hay của đoạn văn sau: … “ Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu…” ( Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới - Ngữ văn 6 – Tập 2) Câu 2 : Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về hình ảnh nhân vật quan phụ mẫu đi hộ đê trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn. Câu 3: Lớp em tổ chức bàn luận về câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Em hãy viết bài văn ngắn trình bày ý kiến của mình. ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM – MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 – NĂM HỌC 2009 - 2010 Tất cả các câu chiết đến 0,25 điểm Câu 1 * Biện pháp tu từ nhân hóa: Tre xung phong, giữ …, hy sinh để bảo vệ con người, anh hùng… Điệp ngữ: Tre: 5 lần; giữ: 4 lần; anh hùng: 2 lần. Liệt kê: Các phẩm chất và hành động của cây tre. * Giá trị biểu cảm: + Giúp người đọc cảm nhận sâu sắc các phẩm chất dẹp đẽ của cây tre Việt Nam, sự gắn bó tha thiết của cây tre trong cuộc sống lao động, chiến đấu của người Việt. Tre cũng là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất cao quý của con người, dân tộc Việt Nam. + Tạo âm điệu hào hùng , tính nhạc cho đoạn văn, gây ấn tượng mạnh cho người đọc; cảm xúc say mê, tự hào của tác giả. Nêu đúng BPTT: 1,5 điểm ( không nêu từ ngữ cho 1 điểm), phân tích đúng: 1,5 điểm. Câu 2 : * Kiểu bài: văn biểu cảm Đối tượng biểu cảm: nhân vật văn học. * Bố cục: Văn bản ngắn, có 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ấn tượng về nhân vật. - Thân bài: - Ý 1; Nêu sơ lược tình cảnh bi thảm của dân phu. Ý 2: - Nêu trách nhiệm đáng phải có của quan phụ mẫu là đốc thúc dân phu hộ đê, nhưng hắn ta lại ngồi trong đình uy nghi, chễm chện, kẻ hầu, người hạ, đồ dùng sang quý, thức ăn cao sang… Hưởng lạc, bỏ bê nhiệm vụ, vô trách nhiệm. - Điềm nhiên đánh bài, mặc kệ dân phu, dọa dẫm đổ tội cho người khác khi đê vỡ, sung sướng khi ù to… vô nhân đạo đến mức bất lương. Hắn là hiện thân cho sự tàn bạo của bọn quan lại phong kiến, biểu hiện bản chất thối nát của xã hội cũ. - Kết bài: Cảm xúc, thái độ của học sinh đối với nhân vật. * Diễn đạt rõ ràng, viết văn mạch lạc, có cảm xúc, sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, có dùng các biện pháp tu từ . * Cho điểm: - Đạt các yêu cầu trên cho 3 điểm. - Viết đủ ý, nhưng còn khô khan, rất ít lỗi diễn đạt, cho 1,5 điểm. - Sa vào thuật chuyện cho 1 điểm. - Các điểm khác, tùy vào thực tế bài làm của học sinh. Câu 3: * Kiểu bài: nghị luận giải thích - Đối tượng giải thích: câu tục ngữ. * Bố cục: văn bản ngắn, có 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu được câu tục ngữ. - Thân bài: + Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng: tác động của hoàn cảnh sống đối với nhân cách con người. + Câu tục ngữ vừa có mặt đúng, vừa chưa đúng: Sống trong môi trường tốt, con người sẽ tốt và ngược lại. + Câu tục ngữ có khía cạnh chưa đúng vì nó dã tuyệt đối hóa sự tác động của hoàn cảnh, vì con người có thể vượt lên hoàn cảnh, do sự nỗ lực của bản thân… + Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta, có ý nghĩa quý báu, giúp con người có ý thức rèn luyện… - Kết bài: Nêu bài học tu dưỡng của bản thân học sinh . * Diễn đạt rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, viết văn mạch lạc, biết lập luận, không phạm lỗi chính tả. * Cho điểm: - Đạt các yêu cầu trên cho 4 điểm. - Viết đủ ý, nhưng còn khô khan, rất ít lỗi diễn đạt, cho 2 điểm. - Các điểm khác, tùy vào thực tế bài làm của học sinh. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM – MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9 – NĂM HỌC 2009 - 2010 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề) Câu 1 a, Tìm biện pháp tu từ có trong mỗi câu sau: - Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! ( Trích Lượm - Tố Hữu - Ngữ văn 6 – Tập 2) - Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. ( Ca dao ) b, Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ em đã xác định trong câu ca dao trên. Câu 2 : Phân tích cấu tạo ngữ pháp và chỉ ra mục đích nói của câu sau và cho biết nó thuộc kiểu câu gì? ( cả về cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói) - U cứ ăn đi, u cứ ăn hết bát khoai ấy đi! Câu 3: Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao có một cuộc đời bất hạnh nhưng lại ngời lên vẻ đẹp tâm hồn. Bằng sự hiểu biết của mình về truyện ngắn này, em hãy chứng minh nhận xét trên. ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM – MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9 – NĂM HỌC 2009 – 2010 Tất cả các câu chiết đến 0,25 điểm Câu 1 * Biện pháp tu từ: - Nói giảm, nói tránh: Thôi rồi ( Chết ) - Nói quá, so sánh: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày * Giá trị biểu cảm: + Giúp người đọc cảm nhận sâu sắc nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt lúa. + Thể hiện sự thấu hiểu, chia sẻ trước nỗi vất vả, khó nhọc đó, đồng thời nhắn nhủ mỗi người phải biết trân trọng sản phẩm nông nghiệp và người nông dân. Nêu đúng BPTT: 1 điểm ( không nêu từ ngữ cho 0,5 điểm), phân tích đúng: 1 điểm. Câu 2 : a) U // cứ ăn đi, u // cứ ăn hết bát khoai ấy đi! CN VN CN VN ( Câu ghép ) b, Mục đích nói: Nài nỉ, van xin. ( Câu cầu khiến ) Xác định đúng thành phần câu và mục đích nói cho 1 điểm; đúng kiểu câu cho 1 điểm. Câu 3 * Kiểu bài: văn nghị luận chứng minh Đối tượng nghị luận: nhân vật văn học. * Bố cục: Văn bản có 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ấn tượng về nhân vật, dẫn vấn đề. - Thân bài: - Ý 1: Chứng minh tình cảnh bi thảm của lão Hạc ( 1,5 điểm) + Nghèo khổ… + Cô đơn trong tuổi già  Đau khổ cả về vật chất lẫn tinh thần, rất đáng thương. Ý 2: Chứng minh vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ( 4 điểm) - Vẻ đẹp của tình thương con tha thiết: Đau khổ dằn vặt cảm thấy mình có lỗi với con, không làm tròn trách nhiệm làm cha…; Thương nhớ con qua việc dồn tình yêu thương con Vàng, trăn trở khi phải bán nó, đau đớn vật vã sau khi bán nó; để lại tất cả tài sản cho con; chết để hy sinh trọn vẹn cho con… thể hiện tình cảm phụ tử thiêng liêng, cảm động. - Vẻ đẹp của lòng tự trọng: không phiền đến bất cứ ai, kể cả vợ con, không phiền đến ông giáo, láng giềng, để lại tiền ma chay; khi không còn đường sống thì chọn cái chết để bảo toàn nhân phẩm…  Hình ảnh lão Hạc điển hình cho số phận đau khổ và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trong xã hội cũ. Ý 3: Thái độ nhân đạo của tác giả ( 0,5 điểm ) - Kết bài: Cảm xúc, thái độ của học sinh đối với nhân vật. * Diễn đạt rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, viết văn mạch lạc, biết lập luận, có cảm xúc , không phạm lỗi chính tả. * Cho điểm: - Đạt các yêu cầu trên cho 6 điểm. - Viết đủ ý, nhưng còn khô khan, rất ít lỗi diễn đạt, cho 3 điểm. - Sa vào thuật chuyện cho 1- 2 điểm. - Các điểm khác, tùy vào thực tế bài làm của học sinh. [...]... Tiếng Việt lớp 5 ) Câu 2, Viết chính tả đoạn văn sau: Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he…( Tiếng Việt lớp 5) Phần 2, Tự luận - Câu 1, Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và tìm từ thay thế cho đúng - Mẹ em cho bà nội hai . người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu…” ( Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới - Ngữ văn 6 – Tập 2) Câu 2 : Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình. cảm: + Giúp người đọc cảm nhận sâu sắc các phẩm chất dẹp đẽ của cây tre Việt Nam, sự gắn bó tha thiết của cây tre trong cuộc sống lao động, chiến đấu của

Ngày đăng: 19/09/2013, 03:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...